Ai cũng có thể tham thiền.

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
nitodium
Bài viết: 289
Ngày: 28/01/11 20:24
Giới tính: Nam
Đến từ: TP HCM

Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi nitodium »

Trước nhất phải biết ngồi thiền chẳng phải tham thiền, tham thiền chẳng cần ngồi. Nhiều người lầm tưởng ngồi thiền tức tham thiền, kỳ thật chẳng phải; bất cứ lúc nào cũng phải tham: Đi đứng nằm ngồi, đang làm công việc tay chân, sử dụng bộ não, đang ăn cơm, đi cầu, ngủ mê cũng phải tham. Chư Tổ ở Ấn Độ trên hình ảnh có đủ thứ cách ngồi, không nhất định phải ngồi Kiết già.

* Nhưng phải tham như thế nào? Chữ THAM là nghi, nghi tức không hiểu. Một việc gì đã thấu hiểu rồi thì hết nghi; tâm suy nghĩ giải thích câu thoại đầu cho ra một câu đáp án ấy là hồ nghi, chẳng phải chánh nghi. Chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, không cho tâm đi tìm hiểu, không cho tâm đi giải thích đáp án. Chánh nghi mới là tham thiền, hồ nghi chẳng phải tham thiền.

* Tham Thiền rất chú trọng đến nghi, chỉ cần có nghi tình, ngoài ra không cần biết đến tất cả. Các pháp tu khác hay trừ vọng tưởng hoặc buông bỏ vọng tưởng, tham Tổ Sư Thiền không cho trừ vọng tưởng, không được đè nén vọng tưởng, không được buông bỏ vọng tưởng, vọng tưởng nỗi lên bao nhiêu cũng mặc kệ, không biết tới. Vậy thì phải làm sao? Chỉ cần đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình thì chính nghi tình đó là cây chổi automatic để quét sạch tất cả, có vọng tưởng cũng quét, không có vọng tưởng cũng quét, khỏi cần tác ý.


...

* Người thường cho rằng tham thiền phải thượng căn thượng trí mới có thể tham được, sự thật từ lịch đại Tổ Sư cho đến đời Mãn Thanh, đã có bảy ngàn Tổ, vị Tổ nào cũng nói “Ai cũng có thể tham được”, bất cứ già trẻ, nam nữ, thông minh, dốt nát, khờ ngốc v.v... Trong Truyền Đăng Lục, nhiều người khờ ngốc vẫn được kiến tánh, thì tại sao mọi người cứ cho tham thiền là khó? Tại không chịu thực hành, không có tham thiền mà chỉ nghe những người ham tạo tội địa ngục, chẳng biết Tổ Sư Thiền là gì, cứ lấy ý mình đoán, hễ thấy người ta ngồi thiền tưởng là tham thiền, nói là dễ tẩu hỏa nhập ma, ấy là sai lầm.

Những người không biết về thiền mà phê bình thiền, tạo tội địa ngục rất nặng. Theo ngài Lai Quả Thiền sư trong Ngữ Lục của ngài nói: “Nếu phỉ báng thiền mà tự chướng ngại không dám tham thiền, phải đoạ địa ngục Vô-gián (Địa ngục A-tỳ) một đại kiếp; hễ phỉ báng thiền làm chướng ngại người khác không dám tham thiền thì phải đoạ địa ngục Vô gián bốn đại kiếp, chứ chẳng phải nói chơi vậy”. Nhiều người không biết, lấy ý mình nói đại thật đáng thương xót.

* Tại sao chỉ chướng ngại mình chứ chẳng phải chướng ngại người khác mà phải đoạ địa ngục một đại kiếp? Theo Lai Quả Thiền sư nói, tất cả Phật quá khứ, Phật vị lai đều do tham thiền mà thành Phật; hễ một người kiến tánh thành Phật sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Nay do mình phỉ báng thiền, chẳng được thành Phật, khiến vô lượng vô biên chúng sanh không được giải thoát, ấy là lỗi tại mình, nên có tội nặng như thế. Cho nên, phỉ báng thiền tạo tội rất nặng; theo tội thế gian chỉ một đền một, ví như đã cắt cổ một trăm con gà, ăn thịt một trăm con gà ấy, bất quá làm con gà một trăm đời để người khác cắt cổ, ăn thịt rồi là hết. Còn phỉ báng Phật pháp thì tội gấp muôn triệu ngàn lần, trong địa ngục A Tỳ hết đại kiếp này đến đại kiếp khác, thậm chí thế giới này hoại rồi phải dời đến thế giới khác để chịu tội. Thế nên, hễ mình không biết thì chớ nên phỉ báng, nói là có hại.


....


trong quyển Lá Thư Thiền của ngài có đoạn chỉ trích những người trưởng lão lúc đương thời chưa kiến tánh dạy người tu mặc chiếu; Lá Thư Thiền là những thư từ dạy tham Thiền của ngài gửi các vị quan chức, Thừa tướng đương thời. Trong thư ngài nêu ra thiền mặc chiếu chẳng phải Tổ Sư Thiền, Ghì trích những người tu theo thiền mặc chiếu rằng “Bọn họ chẳng phải con người, vì làm cho người khác tưởng lầm, không thể tu theo chánh pháp, trở ngại cho sự kiến tánh của người khác”.




* LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHỞI LÊN NGHI TÌNH?

Phải nhìn vào câu thoại đầu. Ngài Hư Vân nói “Thoại đầu là cây gậy”, như người đi đường nhờ cây gậy để đi, tham thiền nhờ câu thoại đầu làm cây gậy để đi.

Tham thoại đầu cũng gọi là khán thoại đầu, thoại đầu thì rất nhiều, muôn muôn ngàn ngàn, ở đây chỉ đề ra năm câu thoại đầu, mỗi người tự chọn một câu khó hiểu nhất, cảm thấy không hiểu nỗi thì câu đó thích hợp cho mình tham. Năm câu thoại đầu gồm:

1/ Khi chưa có trời đất ta là cái gì?

2/ Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bản lai của ta như thế nào ?

3/ Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?

4/ Vạn pháp qui một, một qui chỗ nào?

5/ Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu?



Năm câu thoại đầu chỉ được chọn một câu khó hiểu nhất, tham đến kiến tánh thành Phật mới thôi, không cho lựa hai câu, cũng khôrg được đổi qua đổi lại, phải ôm chặt lấy một câu thoại đầu tham đến cùng. Hỏi thầm trong bụng “Khi chưa có trái đất ta là cái gì?” Có hỏi thì có đáp, không hiểu thì đáp không ra, thắc mắc không hiểu tức đã phát khởi nghi tình, hỏi lần thứ nhất, đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ hai, vẫn đáp không ra, hỏi tiếp lần thứ ba ... cứ hỏi tiếp hoài, ngày đêm chẳng ngừng, gọi là miên mật. Tham thiền cần có sự miên mật, miên là kéo dài, mật là không có kẽ hở, liên tiếp không có kẽ hở, không cho gián đoạn, miên mật mãi mới thành khối.

* Tham thiền chú trọng đến cái không hiểu, việc thế gian muốn hiểu thì khó, không hiểu thì dễ, nên bà già 80 - 90 tuổi vẫn tham được; trẻ con 3 – 4 tuổi cũng tham được, chỉ cần một cái không hiểu là được.


]Trích: Duy Lực Ngữ Lục


Nam Mô A Di Đà Phật
Tritam
Bài viết: 75
Ngày: 02/12/11 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Huế

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tritam »

Thật sự có Hành giả nào thấy rõ được điều tui xin trích dẫn ở đây chăng?
chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, không cho tâm đi tìm hiểu, không cho tâm đi giải thích đáp án.
Nếu có cho tui xin hỏi một điều : Phải chăng đó là vô niệm ?
Mà nếu vậy làm sao để tham thiền mọi nơi mọi lúc được, nếu hành giả không an tọa một nơi Cũng chỉ vì tâm viên ý mã mà :x
Trong pháp môn thiền Chỉ quán đả tọa, hành giả chỉ ngồi thôi, ngồi như Phật ấy để cho Phật tự tâm hiển lộ, tui đọc sách nên biết vậy điều ấy có phải là Tham Thiền ?


hochoi
Bài viết: 102
Ngày: 24/04/10 01:50
Giới tính: Nam

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi hochoi »

Tham thiền thì mình ko dám bàn tới. Nhưng chữ vô niệm theo mình hiểu và có thể lấy chân thành, vô ngại làm chỉ nam. Như Lục Tổ ngày xưa: Khi hỏi về pp của Bắc Tông Thần Tú. Nghe người đại tử nói xong, ngài nói pháp môn của Thần Tú thật là bất khả tư nghi, là pháp môn thượng thừa, nhưng lại "Nếu nói có pháp dạy người ấy là dối ngươi, ta chỉ tuỳ theo căn cơ để mở trói, giả danh tam muội" Giới - Bình Đẳng, Định - Không Loạn, Huệ - Không Si. Nói như thế nghĩa là ngài chẳng đang khởi niệm ? Tất nhiên, theo thói thường là khởi niệm rồi, nhưng niệm của ngài theo nghĩa chân thành theo cái lẽ chân thật của nó, cũng vô tình cũng là 1 kiếm bén để khai thị người đại tử "gián điệp" từ Bắc phương vậy, ngoài ra không ý gì khác làm tổn hại hay nắm giữ, nên niệm như không niệm. Ý niệm đó qua rồi thì như nước chảy mây trôi, nước có vẻ đẹp của nước, mây có vẻ đẹp của mình, nhưng tất cả ko còn đọng lại nên chẳng có cơ sở để gây tranh cải tiếp tục. Vậy là cái nghĩa "Vô Niệm". Do vô niệm vô tranh này mà người học chỉ lo học, người dạy chỉ lo dạy, chứ chẳng có đấu tranh, Đạo tự được lợi từ đó. Cùng từ đó lời dạy của ngài Duy Lực là chẳng dư thừa, chẳng những tham thiền, mà lạy Phật, đi chùa ... cũng chẳng có chỗ trái nhau, chỉ còn lại lời thành thật theo căn cơ mà biết chậm mau ngay đương lúc. Nếu ai cũng tự xét sự chân thành của mình thì pháp nào chẳng học được, pháp nào chẳng về đến nơi. Ngăn cái điều ác làm các điều lành 1 đứa trẻ 3 tuôi cũng biết, cũng làm được, nhưng ông già 80 tuổi chưa chắc làm xong, tham thiền có ngoài lẽ ấy. Một người đi nhanh chưa chắc gì tới, người đi chậm chưa chắc gì đến sau, chỉ ở chỗ thường chống trái nhau do "sự chẳng biết" gây trễ ngại các pháp thì từ đào thải nhau, dẫn nhau sai lối vậy. Điều đó mới là đáng buồn..


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Tritam"]Thật sự có Hành giả nào thấy rõ được điều tui xin trích dẫn ở đây chăng?
chánh nghi là chỉ cho tâm nghi, không cho tâm đi tìm hiểu, không cho tâm đi giải thích đáp án.
Nếu có cho tui xin hỏi một điều : Phải chăng đó là vô niệm ?
Tuy đó chưa phải là tràng thái vô niệm hoàn toàn, nhưng lâu ngày sẽ đưa đến vô niệm. Bởi mới đầu thực hành thì làm sao vô niệm được. Chẳng qua là nhiều niệm giảm bớt thành ít niệm, từ ít niệm giảm dần chỉ còn một niệm (nhất tâm), rồi dứt luôn cả một niệm nhất tâm ấy, mới đến vô niệm, rồi ngay vô niệm cũng dứt luôn thì mới hoàn toàn Kiến Tánh Thành Phật.

Mà nếu vậy làm sao để tham thiền mọi nơi mọi lúc được, nếu hành giả không an tọa một nơi Cũng chỉ vì tâm viên ý mã mà :x
Bởi thế muốn tu giải thoát cần có:

1. Minh Sư
2. Phương pháp thực hành
3. Nơi chốn
4. Ăn mặt

Nếu có đủ 4 điều kiện rồi thì dù tại gia hay xuất gia tham thiền đều tinh tiến nhanh chống. Nếu không dù xuất gia hay tại gia đều không được tinh tiến cho mấy, tuy vậy không đủ điều kiện mà tu thì cũng đở hơn không. Đó là kinh nghiệm của tôi.

Tham thiền mọi lúc mọi nơi được nhưng gián đoạn, vì ban đầu không quen, còn tâm viên ý mã thì đã quá quen thuộc từ vô thủy.

Xong, nếu bền chí lâu ngày dầy tháng công phu dần dần sẽ quen, tâm viên ý mã dần dần sẽ trở thành lạ. Nếu thế thì công phu đã đắc lực, cứ thế mà tiến lên nữa cho đến ngày liễu ngộ tự tâm.

Tại gia phải đi làm cho nên dùng đầu óc để làm việc, cho nên cũng khó cho việc tham thiền. Như tôi là giáo viên dạy Trung Học, nên phải dùng đầu óc nhiều để giảng bài và sử lý các việc liên quan học sinh. Chỉ khi nào ngồi rãnh như ăn trưa, tối về nhà mới có chút thời gian tham thiền.

Trong pháp môn thiền Chỉ quán đả tọa, hành giả chỉ ngồi thôi, ngồi như Phật ấy để cho Phật tự tâm hiển lộ, tui đọc sách nên biết vậy điều ấy có phải là Tham Thiền ?
Tùy theo loại thiền. Pháp môn có đốn tiệm khác nhau.

Trong bốn cách thiền: Đi, Đứng, Nằm, Ngồi

Ngồi là cách tốt nhứt trong bốn cách cho người mới tập tham thiền.

Xong cũng nên tập trong lúc đi đứng và nằm để có thể thêm công phu và đồng thời cũng không để tâm chấp ngồi, chấp trước là trái với thiền.

Thời xưa đức Thích Ca cũng đâu phải ngồi hoài! Ngài cũng đi, đứng, nằm mỗi mỗi đều thiền cả. Các thiền theo Nikaya cũng có đi Kinh Hành, chứ đâu phải ngồi không.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tritam
Bài viết: 75
Ngày: 02/12/11 20:36
Giới tính: Nam
Đến từ: Huế

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tritam »

tangbong !
Cảm ơn Đh Thánh_tri :x cho dù lời được phát ra đôi khi vẫn dư thừa (cũng chỉ vì ta xa ta).


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Ngồi đau mông thì đi, đi mỏi chân thì đứng, đứng tê chân thì ngồi, khuya ngồi đau mông thì nằm. Đó chỉ là những động tác để điều thân, và trong lúc điều thân cũng không quên điều tâm ý!

Như vậy gọi là thiền trong bốn oai nghi!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

battinh đã viết:Ngồi đau mông thì đi, đi mỏi chân thì đứng, đứng tê chân thì ngồi, khuya ngồi đau mông thì nằm. Đó chỉ là những động tác để điều thân, và trong lúc điều thân cũng không quên điều tâm ý!

Như vậy gọi là thiền trong bốn oai nghi!
DH Batinh: Điều tâm ý như thế nào?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BATKHONG1985 đã viết:
battinh đã viết:Ngồi đau mông thì đi, đi mỏi chân thì đứng, đứng tê chân thì ngồi, khuya ngồi đau mông thì nằm. Đó chỉ là những động tác để điều thân, và trong lúc điều thân cũng không quên điều tâm ý!

Như vậy gọi là thiền trong bốn oai nghi!
DH Batinh: Điều tâm ý như thế nào?
Chánh niệm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

battinh đã viết: Chánh niệm.
Lấy gì làm Chánh?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BATKHONG1985 đã viết: Lấy gì làm Chánh?
Tâm. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

battinh đã viết:
BATKHONG1985 đã viết: Lấy gì làm Chánh?
Tâm. tangbong
tangbong

Cái gì là Tà?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ai cũng có thể tham thiền.

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BATKHONG1985 đã viết: Cái gì là Tà?
Tâm tangbong

:-P <=== Tà!?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách