TRUNG QUÁN LUẬN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TRUNG QUÁN LUẬN

Bản Trung Quán Luận này dựa vào bản dịch của Hòa Thượng Thích Duy Lực, có tham khảo thêm bản dịch Trung Quán Luận của đạo hữu Chân Hiền Tâm. Hai bản này bổ túc cho nhau rất tốt. Tôi đã sử dụng cả hai bản, đúc kết lại và chọn lựa lấy những phần diễn tả ý tưởng của Bồ Tát Long Thọ rõ nhất, dễ hiểu nhất để đưa vào bài viết này. Hy vọng Quí đạo hữu đọc giả hiểu được tư tưởng của Bồ Tát Long Thọ :Xem mọi sự, mọi vật ở đời này đúng với thực tánh của nó. Tuy gọi có mà là giả có, tuy gọi không mà thực chẳng không. Từ đó mà có thế tiến vào tư tưởng uyên áo của Tánh Không, của Chân Như, Phật Tánh, và tiến sâu hơn nữa vào biển học Phật pháp mênh mông. Ngỏ hầu có thể tìm ra con đường giải thoát cho chính mình và cho chúng sinh.
Nếu có chỗ nào không phù hợp với tư tưởng Phật pháp vì sự diễn tả ngu muội của con, Con xin sám hối trước chư Phật, Bồ Tát, và kính xin các bậc Cao Minh, sáng suốt chỉ bảo con chân thành cảm ơn.
Công đức biên tập luận này, nếu có, con xin hồi hướng cho pháp giới chúng sinh, nguyện cho chúng sinh đều được sinh về Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà.
Kinh bái chư Thiện Tri Thức.

Phẩm thứ nhất
Phá nhân duyên


KỆ
Các pháp chẳng tự sanh
Cũng chẳng từ tha sanh
Chẳng cộng, chẳng vô nhân
(vô nhân là không có nguyên nhân)
Cho nên biết vô sanh

GIẢI
Các pháp do nhân duyên sanh nên chẳng có tự tánh, hay chẳng thật có
Nếu nói do một cái khác sinh ra, thì xét bản chất của cái kia, nó cũng do duyên sanh, nên cũng không có tự tánh, vì vậy nó không thể sanh ra cái này được.

Vì cái này chẳng có, cái kia cũng chẳng có nên không thể cộng được
Nhưng vì do duyên sanh nên không thể nói nó vô nhân (không có nguyên nhân)

Vì thế các pháp vốn vô sanh. (không được sanh ra)

Phẩm thứ hai
Phá khứ lai

KỆ

Đã đi không có đi
Chưa đi không có đi
Lìa đã đi, chưa đi
Đang đi cũng không đi.

GIẢI

Giả sử có một người đi từ A đến B
Khi người ấy đến B tức là đã đi, thì lúc đó người đó không đi
Khi người ấy còn ở A, tức là chưa đi, thì người ấy cũng không đi
Khi đang di chuyển từ A tới B, tức là đang đi, thì ứng với mỗi thời điểm người đó có một vị trí khác nhau, người ở sau ở một vị trí khác, trong một thời điểm khác so với người ở trước, do đó người ở sau không phải người ở trước. Hay nói cách khác “ đang đi cũng chẳng đi “.

Phẩm thứ ba
Phá lục tình

KỆ

Nhãn,nhĩ và tỷ, thiệt
Cùng thân, ý lục tình (thức)
Nhãn, nhĩ…lục tình này
Theo sắc thanh...sáu trần.

Sáu căn tiếp xúc với sáu trần sinh ra sáu thức.
Bài kệ sau chỉ xét một căn mắt đại diện, để chỉ ra rằng lục căn, lục trần, lục thức này không thực có.

KỆ

Kiến chẳng thể có kiến
Phi kiến cũng chẳng kiến
Nếu đã phá sở kiến
Tức phá luôn năng kiến

Lìa kiến, chẳng lìa kiến
Năng kiến chẳng thể được
Vì không có năng kiến
Đâu có kiến để kiến.

Khi thấy sáng, sáng chẳng phải cái thấy. Khi thấy tối, tối chẳng phải cái thấy. Khi thấy thông, thông chẳng phải cái thấy. Khi thấy bít, bít chẳng phải cái thấy. Vậy cái thấy chẳng theo trần cảnh sanh diệt.

Kiến kiến chi thời
Kiến phi thị kiến

Ngay khi thấy cái thấy
Thì nó chẳng còn là cái thấy nữa.
( vì nó đã trở thành cái bị thấy )

Kiến do ly kiến
Kiến bất năng cập

Thấy được cái thấy phải lìa cái thấy
Cái thấy không thể tự thấy

Từ một tinh minh, phân làm sáu hòa hợp, trong đó có cái thấy. Do đó cái thấy cũng chưa phải là chơn. Năng kiến đã là vọng thì sở kiến cũng là vọng. Vậy thì đâu còn người thấy và vật bị thấy nữa. Cả hai cũng là vọng khởi mà thôi. Các căn khác cũng như vậy.

Vì “kiến bất năng cập”, cái thấy không thể tự thấy nên ta không thể dùng kiến, văn, giác, tri để tìm cầu Như Lai.

(trang 3)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN (tiếp theo)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thứ tư
Phá ngũ ấm


Lìa nhân có sắc
Sắc ấy không nhân
Không nhân mà có pháp
Là việc không đúng

Lìa sắc có nhân
Là nhân không quả
Nói nhân không quả
Không có việc này

Nếu đã có sắc
ắt không dùng nhân
Không nhân mà có sắc
Là việc không đúng

Sắc tướng là một pháp, vậy pháp đó phải do nhân duyên mà thành.
Nay chúng ta thấy có sắc, mà chẳng thể tìm ra nhân, vậy thì việc đó không đúng. Do vậy sắc cũng không có.

Nói về nhân duyên thì sắc vốn không có nhân nên cũng không có thật
Nói theo Thiền tông thì sắc do tâm khởi, mà tâm vốn không nên sắc cũng không.

Nếu sắc vốn không thì bốn ấm: thụ, tưởng, hành, thức cũng không.

Phẩm thứ năm
Phá lục Đại


Lục Đại gồm Đất , nước, gió , lửa , thức đại và không đại.
Nay riêng phá Hỏa Đại. các đại kia cũng vậy

Lúc tướng lửa chưa có
Thì chẳng có pháp “ Lửa”
Nếu lửa có trước tướng
Thì lửa vốn vô tướng

Nếu hình tướng chẳng có
Thì không có tướng riêng
Nếu không có tướng riêng
Thì pháp không có tướng

Cho nên biết pháp “lửa”
Chẳng có cũng chẳng không
Không tướng, không tướng riêng
Năm thứ kia cũng thế.

Phẩm thứ sáu
Phá nhiễm và người nhiễm


KỆ 1
Nếu lìa pháp nhiễm (thí dụ rượu)
Trước tự có người nhiễm (người say)
Thì người bị nhiễm này
Phải sinh ra pháp nhiễm.

KỆ 2
Nếu không có pháp nhiễm (rượu)
Làm sao có người nhiễm ( ng say)
Có nhiễm hoặc không nhiễm
Người nhiễm cũng như vậy.

Nếu không có rượu mà lại có người say, thì người này phải có sẵn rượu trong cơ thể, như vậy mới sanh ra rượu được. Mà chuyện này thì không thể có.
Nếu không có rượu thì làm sao có người say được.
Vì vậy có nhiễm hay chẳng nhiễm đều không thực.
Người nhiễm cũng như vậy.

Trong hai trường hợp trên:
Trường hợp 1 : Chỉ có người nhiễm (ng say) không thể có
Trường hợp 2 : Chỉ có pháp nhiễm (rượu) mà không có người nhiễm thì cũng như không có pháp nhiễm.
Trường hợp 3 : Có cả hai người nhiễm và pháp nhiễm.thì ta phải xem người nhiễm và pháp nhiễm là một hay là khác.
- Nếu là một thì rơi vào 2 trường hợp trên, việc nhiễm không xẩy ra
- Nếu là khác thì không thể hợp được, Không hợp được thì viêc nhiễm không xảy ra.

Nói cách khác: người và rượu là hai pháp khác nhau. Nếu tách ra chúng vẫn có thể tồn tại mà không cần đến nhau. Nếu gượng ép kết hợp chúng lại, chúng cũng sẽ tự tách ra.
Vậy tại sao ta cố gượng kết hợp chúng lại để tạo ra bao nghiệp chướng?

(trang 4)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN (tt)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thứ bảy
Phá tam tướng

Phàm các pháp hữu vi đều phải trải qua ba giai đoạn: sanh, trụ, diệt.
Nay xét tướng sanh

KỆ
Nếu sanh là hữu vi
Thì phải có ba tướng
Nếu sanh là vô vi
Đâu có tướng hữu vi

Kệ trên để xác định rằng pháp sanh là pháp hữu vi vì có tướng sanh (pháp vô vi là vô sanh). Vì vậy pháp sanh phải có đủ ba tướng : sanh, trụ, diệt.

KỆ
Tam tướng nếu hợp lìa
Chẳng thể có sở tướng
Tại sao ở một chỗ
Đồng thời có tam tướng.

Sanh, trụ, diệt là ba tướng thuộc pháp hữu vi. Nếu hợp thì ba pháp trái nhau chẳng thể cùng ở một lúc. Nếu lìa thì chẳng có tướng riêng. Tức chẳng riêng có tướng sanh, tướng trụ, tướng diệt.


Phẩm thứ tám
Phá “pháp làm” và “người làm”


KỆ
Nếu “người làm” có
Không tạo ra “nghiệp làm”
(vì người tác và pháp tác riêng biệt)
Nếu “người làm” không
Không tạo ra nghiệp

Nếu nghiệp do vô tác
( vô tác là không ai làm, tức là do “pháp tác” làm)
Nghiệp chẳng có người làm
Nếu người tác chẳng làm
Người tác chẳng có nghiệp

Nếu nói có kẻ tác
Và cũng có nghiệp tác
Kẻ tác và nghiệp tác
Đều rơi vào vô nhân

Nếu rơi vào vô nhân
Thì không nhân, không quả
Không “pháp làm”, “người làm”
“pháp làm” thành vô dụng.

Chẳng có “các pháp tác”
(gồm: người làm, làm và nghiệp làm)
Thì chẳng có tội, phước.
Nếu tội phước đã không
Thì quả báo cũng không

Chẳng tội báo, phước báo
Thì Niết Bàn cũng không
Những việc có thể làm
Đều không, chẳng có quả.

Nếu “làm” và “người làm” là hai pháp khác nhau thì không quan hệ với nhau.
Nếu quan hệ với nhau thì là pháp duyên khởi. Nếu là pháp duyên khởi thì không có tự tánh. Nếu không có tự tánh thì không có người tạo nghiệp.


Phẩm thứ chín
Phá bản trụ ( Bản ngã)


Các căn nhãn, nhĩ, tỷ…
Các pháp khổ, pháp vui…
Thực ai có việc này
Gọi là pháp bản trụ .

Nếu chẳng có bản trụ
Ai có nhãn, nhĩ, tỷ…
Do đó nên được biết
Trước đã có bản trụ.

Kệ Phá

Nếu lìa nhãn,nhĩ, tỷ…
Và pháp khổ, pháp vui
Bản trụ đã có trước
Thì làm sao chứng tỏ

Nếu lìa nhãn, nhĩ, tỷ…
Mà có pháp bản trụ
Thì phải lìa bản trụ
Mà có nhãn, nhĩ, tỷ…

Do pháp biết có người
Do người biết có pháp
Lìa pháp đâu có người
Lìa người đâu có pháp.

Tất cả nhãn, nhĩ, tỷ…
Thực chẳng có bản trụ
Nhãn, nhĩ, tỷ…các căn
Tùy theo tướng phân biệt

Nhãn,nhĩ…chẳng bản trụ
Sau này cũng chẳng có
Vì tam thế chẳng có
Chẳng hữu, vô phân biệt.

Nhãn, nhĩ, tỷ… thuộc về thân. Các pháp khổ, pháp vui…thuộc về tâm. Hai thứ thân và tâm tạo ra bản ngã. Nếu bản ngã có thật thì lìa thân và tâm phải có pháp bản ngã. Mà thân và tâm là các pháp hữu vi, duyên khởi, không thực có trong ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) do đó bản ngã cũng chẳng có.

(trang 7)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN (TT)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thứ mười một
Phá bản tế

Đức Đại Thánh (Phật) dạy rằng
Bổn tế bất khả đắc
Sanh, tử chẳng bắt đầu
Cũng không có cuối cùng

Nếu không có thỉ, chung
ở giữa làm sao có?
Thế nên cái ở giữa
Và trước, sau đều không.

Nếu sanh và lão tử là hai pháp độc lập thì sanh mà chẳng có già chết và chẳng có già chết cũng có sanh.

Giả sử sanh có trước
Sau mới có già chết
Không già chết có sanh
Sanh không có già chết.

Vì các pháp độc lập nên đã sanh thì tự nhiên sanh hoài, không có già chết

Nếu già chết có trước
Rồi sau mới có sanh
Ấy tức là vô nhân
Không sanh có già chết.

Nếu già chết có trước sanh thì không hợp lẽ nhân quả. (vô nhân)
Tâm kinh nói « Vô lão tử, diệc vô lão tử tận » Không có lão tử, cũng không có cái hết lão tử.

Phẩm thứ mười hai
Phá khổ

Tự tác với tha tác
Cộng tác, vô nhân tác
Thuyết những khổ như thế
Đều chẳng thể thành khổ
Trước có chẳng thành khổ
Trước không chẳng thành khổ
Định có đã chẳng thành
Định vô cũng chẳng thành
Cho nên biết các pháp
Thực tế chẳng có khổ.

Tự mình tạo khổ, hay người khác tạo khổ, cùng nhau tạo khổ hay không người tạo khổ, đều chẳng thể thành khổ. Vì sao ?
Vì nếu khổ có trước thì không ai làm cũng khổ, chuyện vô lý.
Nếu khổ trước đây không có thì sau cũng chẳng có.
Nếu khổ nhất định có thì ai cũng phải khổ, dù không có tác nhân, vô lý.
Nếu khổ nhất định không có thì không ai chịu khổ.
Như vậy tất cả đều chẳng thể có khổ.

Phẩm thứ mười ba
Phá « Hành »

Nếu pháp chơn thì không biến đổi, mà hành là pháp biến đổi nên chẳng phải pháp chơn. Hình tướng của pháp bị biến đổi nên gọi là bị cướp đoạt, vì không còn là của nó.

Như kinh Phật đã nói
Pháp tướng bị cướp đoạt
Đều là pháp hư vọng
Pháp hành bị cướp đoạt
Nên gọi là hư vọng

Cướp đoạt, pháp hư dối
Cướp đoạt được cái gì ?
Phật thuyết những việc này
Muốn hiển bày nghĩa không.

« Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã ». Phật đã dậy các pháp đều biến đổi, đều vô thường, không hằng hữu. vì vậy các pháp đều vô ngã, không có thật.

Các pháp biến đổi khác
Nên đều không có tánh
Tánh không, pháp cũng không
Vì thế đều không tánh
(vì thế các pháp đều không tự tánh)

Đại Thánh thuyết pháp không
Vì lìa các kiến chấp
Nếu lại thấy có « không »
Phật chẳng thể giáo hóa.

Phật thuyết các pháp đều đổi khác nên chẳng có tự tánh. Vì chẳng có tự tánh thì chẳng có thật nên nói các pháp đều không. Phật thuyết « pháp không » để phá kiến chấp, phá phiền não. « Không » là công cụ để phá chấp, nếu chấp vào « không » thì Phật cũng không thể cứu.

(trang 9)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thứ mười bốn
Phá Hợp

« Kiến » « sở kiến » « kẻ kiến »
Ba thứ này khác chỗ
Ba pháp khác như thế
Chẳng khi nào hợp được

Khác biệt nên có hợp
Ba thứ « kiến » chẳng khác
Vì tướng khác chẳng thành
Ba « kiến » làm sao hợp ?

Pháp đồng chẳng tự hợp
Pháp khác cũng chẳng hợp
« Kẻ hợp » với « lúc hợp »
« Pháp hợp » đều chẳng có.

« kiến » là mắt, « sở kiến » là cảnh , « kẻ kiến » là tâm ba thứ này ở nơi khác nhau, chẳng thể hợp.
Tâm, cảnh, căn là ba thứ khác nhau, chẳng thể hợp.
Còn nói ba thứ này là một, chẳng khác nhau thì pháp « hợp » không thành, vì một làm sao mà hợp.


Phẩm thư mười lăm
Phá Hữu, Vô

Nếu Hữu chẳng thể thành
Thì Vô làm sao thành ?
Vì đã có « pháp Hữu ».
Hữu hoại gọi là Vô.

Nếu người thấy Hữu, Vô
Thấy tự tánh, tha tánh.
Như thế chẳng thể thấy
Phật pháp chân thật nghĩa.

Định Hữu là chấp Thường
Định Vô là chấp Đoạn
Cho nên người có trí
Chẳng nên chấp Hữu, Vô

Nếu pháp là thực "hữu", thực hữu thì chẳng thể hoại diệt mà thành vô. Nếu thực "vô", thực vô thì chẳng thể sanh "hữu". Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều là pháp sanh diệt. Sanh diệt thì chẳng thuộc về hữu vô. Nếu chẳng sanh diệt là pháp vô vi, lại chẳng dính líu đến sự hữu vô. Cho nên chấp hữu, chấp vô đều chẳng phải nghĩa chân thật của Phật pháp vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN (tiếp theo)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:Phẩm thứ năm
Phá lục Đại


Lục Đại gồm Đất , nước, gió , lửa , thức đại và không đại.
Nay riêng phá Hỏa Đại. các đại kia cũng vậy

Lúc tướng lửa chưa có
Thì chẳng có pháp “ Lửa”
Nếu lửa có trước tướng
Thì lửa vốn vô tướng
Trời đẩt! Bản chính Bồ tát Long Thọ "phá tướng hư không" thành mới làm cái khúc này :
Tướng không khi chưa có
Ắt không pháp hư không
Nếu trước có hư không
Thì hư không không tướng


Nếu bác "có gan" đổi thì đổi thế nào chứ đổi vậy, con kiện bác đó.

Ta gọi hư không vì tướng của nó là không. Vì tướng của hư không là không, nên mới nói "Tướng không khi chưa có, ắt không pháp hư không". Nghĩa là khi sắc chưa hoại, không có chổ không, thì không thể có hư không.
Từ chỗ đó ngài mới luận tiếp : Vì không là tướng của hư không, nên nếu trước có hư không, thì hư không phải không có tướng. Nói trước có hư không, là ý cho hư không là pháp có tự tánh, có thể xuất hiện một mình mà không nhờ vào duyên (là sắc) mới hiển.
Nếu thay lửa vô thì làm sao mà nói, "nếu trước có lửa, thì lửa không tướng" được. Nếu lửa không tướng thì sao biết đó là lửa. Thôi bác ơi! cái Trung luận này, coi vậy chứ không đơn giản. Nói thì ít nhưng hiển phần duyên khởi rất thâm sâu. Bác coi chừng, đừng đổi chữ như thế. Nguy hiểm lắm.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN (tiếp theo)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chanhientam đã viết:
binh đã viết:Phẩm thứ năm
Phá lục Đại


Lục Đại gồm Đất , nước, gió , lửa , thức đại và không đại.
Nay riêng phá Hỏa Đại. các đại kia cũng vậy

Lúc tướng lửa chưa có
Thì chẳng có pháp “ Lửa”
Nếu lửa có trước tướng
Thì lửa vốn vô tướng
Trời đẩt! Bản chính Bồ tát Long Thọ "phá tướng hư không" thành mới làm cái khúc này :
Tướng không khi chưa có
Ắt không pháp hư không
Nếu trước có hư không
Thì hư không không tướng


Nếu bác "có gan" đổi thì đổi thế nào chứ đổi vậy, con kiện bác đó.

Ta gọi hư không vì tướng của nó là không. Vì tướng của hư không là không, nên mới nói "Tướng không khi chưa có, ắt không pháp hư không". Nghĩa là khi sắc chưa hoại, không có chổ không, thì không thể có hư không.
Từ chỗ đó ngài mới luận tiếp : Vì không là tướng của hư không, nên nếu trước có hư không, thì hư không phải không có tướng. Nói trước có hư không, là ý cho hư không là pháp có tự tánh, có thể xuất hiện một mình mà không nhờ vào duyên (là sắc) mới hiển.
Nếu thay lửa vô thì làm sao mà nói, "nếu trước có lửa, thì lửa không tướng" được. Nếu lửa không tướng thì sao biết đó là lửa. Thôi bác ơi! cái Trung luận này, coi vậy chứ không đơn giản. Nói thì ít nhưng hiển phần duyên khởi rất thâm sâu. Bác coi chừng, đừng đổi chữ như thế. Nguy hiểm lắm.
Khen cho cô Tâm có con mắt tinh đời.

Dùng phản biện để chứng minh "hư không" là không thì khó hiểu.
Bồ Tát Long Thọ nói là các Đại kia cũng chứng minh như vậy, thì hiển nhiên là thay cái "Đại hư không" đó bằng "Hỏa Đại" cũng được, mà dễ hiểu hơn.
Thí dụ: thay "hư không" bằng Địa Đại thì bốn câu đó sẽ như vầy:

Nếu tướng "đất" chưa có
thì chẳng có pháp "đất"
Nếu "đất" có trước tướng
thì "đất" vốn vô tướng

Như vậy dễ hiểu là:

Nếu đất chưa có hình tướng như bây giờ
thì không có pháp "đất"
Còn nếu có đất trước khi có hình tướng
Thì đất đó phải vô tướng.

Hiểu nghĩa, chẳng chấp vào từ ngữ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

nếu hiểu nghĩa bác đã không làm như vậy. Chữ không mà ngài Long họ nói đó là chỉ cho tướng của hư không. Đang dùng cái tướng đó mà luận để cho thấy hư không là pháp duyên khởi. tướng lửa có hình tướng rõ ràng là lửa sao nói không. Pháp nào có duyên của pháp đó, Thôi cứ y như Tổ nói đi. Chưa đủ trình độ để có thể thay chữ mà còn nguyên ý nghĩa của nó.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chanhientam đã viết:nếu hiểu nghĩa bác đã không làm như vậy. Chữ không mà ngài Long Thọ nói đó là chỉ cho tướng của hư không. Đang dùng cái tướng đó mà luận để cho thấy hư không là pháp duyên khởi. tướng lửa có hình tướng rõ ràng là lửa sao nói không. Pháp nào có duyên của pháp đó, Thôi cứ y như Tổ nói đi. Chưa đủ trình độ để có thể thay chữ mà còn nguyên ý nghĩa của nó.
Đồng ý cho cô sửa lại. Cô có thể dùng quyền Adm để sửa.
Nhưng tôi thấy 6 đại đó tuơng đuơng nhau, nếu hư không là pháp duyên khởi thì lửa cũng là pháp duyên khởi (giữa tâm và pháp).
Nếu dùng để chứng minh hư không là không thì cũng dùng để chứng minh lửa là không. Đồng một công dụng.Trong phần này cũng chỉ có mục đích đó thôi.
Hơn nữa Tổ đã nói "Những đại kia cũng vậy" thì đã rõ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Phần đó chưa nói gì đến cái không của 6 đại. Chỉ mới nêu cái tướng mà mắt mình đang thấy để luận chỗ duyên khởi mà thôi. Từ chổ duyên khởi đó mới hiển cho thấy tánh của Pháp là không. cái "Không" sau không lìa "không" trước, nhưng không phải là "không" trước. Tánh không lìa tướng mà tánh không phải là tướng. Bởi một thứ không thuộc năng sở. Một thứ là đối tượng của cái thấy hay cái biết.

Luận hư không để thấy tánh hư không là không, chỉ là pháp duyên khởi với sắc. Rồi kết luận các đại còn lại cũng như vậy. Cũng vậy là cũng không tánh như hư không. Không phải là y luôn cả cách lý luận. Bác cẩn thận chỗ này.

Giống như nói : Anh A nói "Nếu anh chịu khó học thì cũng đậu như tôi". Giống là giống ở cái chịu khó học. Còn học thế nào là tùy mỗi người. Đâu phải cũng học y như nhau.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thư mười lăm
Phá Hữu, Vô


Nếu Hữu chẳng thể thành
Thì Vô làm sao thành ?
Vì đã có « pháp Hữu ».
Hữu hoại gọi là Vô.

Nếu người thấy Hữu, Vô
Thấy tự tánh, tha tánh.
Như thế chẳng thể thấy
Phật pháp chân thật nghĩa.

Định Hữu là chấp Thường
Định Vô là chấp Đoạn
Cho nên người có trí
Chẳng nên chấp Hữu, Vô

Nếu pháp là thực "hữu", thực hữu thì chẳng thể hoại diệt mà thành vô. Nếu thực "vô", thực vô thì chẳng thể sanh "hữu". Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều là pháp sanh diệt. Sanh diệt thì chẳng thuộc về hữu vô. Nếu chẳng sanh diệt là pháp vô vi, lại chẳng dính líu đến sự hữu vô. Cho nên chấp hữu, chấp vô đều chẳng phải nghĩa chân thật của Phật pháp vậy.


Phẩm thứ mười sáu
Quán trói, mở

Chư hành có vãng lai
“ Thường” chẳng có vãng lai
“ Vô Thường” chẳng vãng lai
Chúng sanh cũng như thế.

Nếu chúng sanh vãng lai
Trong các ấm, giới, nhập
Năm thứ tìm đều không
Vậy ai có qua lại?

Các Hành luôn biến đổi. Nếu Hành là “Thường” thì chẳng có biến đổi. Không biến đổi thì chẳng có vãng lai. Nếu “Hành” là “Vô thường” thì hành chẳng có thật do đó cũng chẳng có kẻ vãng lai. Chúng sanh cũng như thế.
Nếu chúng sanh vãng lai, tức trôi lăn trong ngũ ấm, 18 giới, lục nhập. Nhưng xét lại ngũ ấm vốn không (Tâm kinh Bát Nhã) thì ai trôi lăn?

Nếu từ thân đến thân
Vãng lai tức vô thân
Nếu mà chẳng có thân
Thì chẳng có vãng lai

Từ thân hài nhi đến thân tiểu đồng, cho đến thân thanh niên, thân lão niên, đều cùng một thân. Từ một thân đến một thân, tức là kẻ vãng lai vô thân (từ nhỏ tới già chỉ có một thân thì không có thân khác vãng lai).
Nếu trước đã có thân thì chẳng có vãng lai từ thân đến thân.
Nếu trước chẳng có thân, làm sao có sanh tử vãng lai?

Nếu thân là trói buộc
Có thân, không trói buộc
Không thân, không trói buộc
Sao nói có trói buộc?

Nếu thân ngũ ấm gọi là trói buộc, thì có hai trường hợp:
Thân này là có, thường có thì không sinh tử, sao gọi là trói buộc.Lại nữa nếu thân là thường trói buộc thì không có giải thoát, trái với thực tế.
Thân này là không, thì trói buộc cái gì?
Vì vậy chẳng có chuyện trói buộc.

Buộc ấy không có mở
Không buộc cũng không mở
Khi buộc lại có mở
Buộc mở ắt một lúc.

Nếu buộc là thường thì chẳng thể mở. Còn nếu không buộc thì cũng không mở. Nếu buộc và mở đều là thường thì không thể được. Vì nếu cả hai đều thường thì ắt phải xảy ra cùng lúc.

Nếu chẳng thọ chư pháp
Ta sẽ đạt Niết – Bàn
Nếu người nói như vậy
Lại lệ thuộc bởi thọ

Người nào nói “Nếu chẳng thọ chư pháp” là đã chấp nơi thọ và chẳng thọ. Còn chấp là còn thọ. Còn thọ là còn bị trói buộc. Chấp có thì bị có trói buộc, chấp không thì bị không trói buộc, chấp sanh tử thì bị sanh tử trói buộc, chấp Niết – Bàn thì bị Niết – Bàn trói buộc. Vì sao? Vì cái chấp đó là giới hạn trói buộc mình.

Chư pháp là pháp sanh diệt, Ai nghĩ rằng “Nếu chẳng thọ sanh tử thì sẽ đạt Niết Bàn” là người đó chấp sanh tử và Niết Bàn, do đó còn bị trói buộc. Cho nên trước hết cần trừ chấp. Hết chấp thì dù đang ở trong sanh tử vãn là giải thoát. Kinh Duy Ma Cật nói “ Bồ tát trừ chấp chẳng trừ sự” là vậy.

Chẳng lìa nơi sanh tử
Mà riêng có Niết – Bàn
Thực tướng nghĩa như vậy
Làm sao có phân biệt.

Lục Tổ nói “Niệm trước mê là chúng sanh. Niệm sau giác là Phật”. Mê thì thấy có tướng sai biệt, giác thì biết một thể không hai. Ngay thế gian mà không trụ trước pháp thế gian, chính là Niết Bàn. Không phải có một Niết Bàn nào ngoài sanh tử để trú ẩn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:Phẩm thư mười lăm
Phá Hữu, Vô


Nếu Hữu chẳng thể thành
Thì Vô làm sao thành ?
Vì đã có « pháp Hữu ».
Hữu hoại gọi là Vô.
Nếu pháp là thực "hữu", thực hữu thì chẳng thể hoại diệt mà thành vô. Nếu thực "vô", thực vô thì chẳng thể sanh "hữu". Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều là pháp sanh diệt. Sanh diệt thì chẳng thuộc về hữu vô. Nếu chẳng sanh diệt là pháp vô vi, lại chẳng dính líu đến sự hữu vô. Cho nên chấp hữu, chấp vô đều chẳng phải nghĩa chân thật của Phật pháp vậy.
hai câu đầu bàn vậy là hay, nhưng giá mấy câu in đậm đó mà nói như vầy thì nghĩa mới hiển được : Trên thực tế, mình vẫn thấy có hữu có vô thì biết cái hữu vô đó không có thực thể. (bởi nếu có thực thể thì hoặc là chỉ có vô, hoặc là chỉ có hữu.). Nếu đã không thực thể mà chấp có hữu có vô thì ... (bởi một khi mình đã chấp tức mình đã cho nó có thực thể).
binh đã viết:Phẩm thứ mười sáu
Quán trói, mở

Chư hành có vãng lai
“ Thường” chẳng có vãng lai
“ Vô Thường” chẳng vãng lai
Chúng sanh cũng như thế.

Nếu chúng sanh vãng lai
Trong các ấm, giới, nhập
Năm thứ tìm đều không
Vậy ai có qua lại?

Các Hành luôn biến đổi. Nếu Hành là “Thường” thì chẳng có biến đổi. Không biến đổi thì chẳng có vãng lai. Nếu “Hành” là “Vô thường” thì hành chẳng có thật do đó cũng chẳng có kẻ vãng lai. Chúng sanh cũng như thế.
Nếu chúng sanh vãng lai, tức trôi lăn trong ngũ ấm, 18 giới, lục nhập. Nhưng xét lại ngũ ấm vốn không (Tâm kinh Bát Nhã) thì ai trôi lăn?.
Hiện tại chúng ta đang sống trong vô thường đây, nhưngrõ ràng vẫn có luân hồi, nghĩa là vẫn có kẻ vãng lai. Xin hỏi : Vì sao nói không có kẻ vãng lai? Xin bác trả lời cho.

Phần sau từ từ tính tiếp. thanh toán xong phần này đã.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách