TRUNG QUÁN LUẬN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thứ hai mươi mốt
Quán Thành,Hoại

Pháp nếu lìa nơi thành
Làm sao mà có hoại
Pháp nếu lìa nơi hoại
Thì làm sao có thành
Thành, hoại cùng một thời
Làm sao có thành, hoại?

Nghĩa thành, hoại cũng như nghĩa sinh, tử. Nếu sanh, tử là hai pháp riêng biệt thì không sanh cũng có tử, và nếu sanh rồi thì không có chết. Chuyện vô lý. Vì vậy sanh, tử là hai pháp duyên khởi, nương nhau mà thành lập, do đó cúng không có tự tánh, không có thật.

Phẩm thứ hai mươi hai
Quán Như Lai


Chẳng ấm, chẳng lìa ấm
Thử, bỉ đều không tướng
Như Lai chẳng có ấm
Nơi nào có Như Lai ?

Ấm hợp có Như Lai
Thì chẳng có tự tánh
Nếu chẳng có tự tánh
Do đâu lập sự có.

Nếu chẳng có tự tánh
Tại sao có tha tánh
Lìa tự tánh, tha tánh
Gọi gì là Như Lai?

Người tà kiên thâm sâu
Thì nói chẳng Như Lai
Tướng Như Lai tịch diệt
Sao phân biệt hữu, vô.

Như Lai là Bổn lai vô thỉ, vô sanh. Vô sanh thì chẳng thể sanh Hữu, cũng chẳng thể sanh Vô. Nên có Như Lai hay không có Như Lai đều sai. Chẳng thể kiến lập nghĩa Như Lai.

Phẩm thứ hai mươi ba
Quán điên đảo


Từ tưởng nhớ, phân biệt
Sanh khởi tham, sân, si
Tịnh, bất tịnh điên đảo
Đều từ các duyên sinh.

Nếu nhân tịnh, bất tịnh
Điên đảo sanh tam độc
Tam độc tức vô tánh
Nên phiền não chẳng thật.

Chẳng do nơi tướng tịnh
Thì chẳng có bất tịnh
Do tịnh có bất tịnh
Cho nên chẳng bất tịnh

Chẳng do nơi bất tịnh
Thì cũng chẳng có tịnh
Do bất tịnh có tịnh
Cho nên chẳng có tịnh.

Từ sự tưởng nhớ và phân biệt các sự, các vật , các việc, các nơi chốn và so sánh chúng với nhau, người ta nói cái này tịnh, cái kia bất tịnh v v…
Nếu không có tưởng nhớ, phân biệt, so sánh chúng thì không có tịnh và bất tịnh. Vậy tịnh và bất tịnh là do duyên sanh, đã do nhân duyên sanh thì không có tự tánh, không có thật.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TRUNG QUÁN LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Phẩm thứ hai mươi bốn
Quán Tứ Đế

Nếu khổ, tập…chẳng không
Thì chẳng có sanh diệt
Như thế thì chẳng có
Pháp của tứ thánh đế

Nếu “khổ” có định tánh
Sao lại từ “tâp” sanh
“Khổ” nếu có định tánh
Thì chẳng thể có diệt

“Khổ” nếu có định tánh
Thì chẳng có tu “đạo”
Nếu “đạo” tu tập được
Thì chẳng có định tánh.

Nếu các đế: “Khổ”, “Tập”,”Diệt”, “Đạo” là thường hằng thì Khổ chẳng thể diệt, Tập chẳng thể sanh Khổ. Nếu Khổ là thường thì chẳng thể tu để diệt khổ. Nếu đạo tu tập được thì đạo cũng chẳng có tự tánh, chẳng có thật

Phẩm thứ hai mươi lăm
Quán Niết- Bàn


Nếu các pháp chẳng sanh (thường hằng)
Thì bất sanh, bất diệt
Nếu Niết Bàn là có
Niết Bàn thuộc hữu vi
Hữu còn chẳng Niết Bàn
Huống chi là Vô ư.

Nếu các pháp thường hằng thì bất sanh, bất diệt. Chẳng cần Niết Bàn. Nhưng các pháp đều do duyên khởi nên không tự tánh. Do đó các pháp cứu cánh đều không. Trong cứu cánh không, tự tánh bất khả đắc. Vậy Niết Bàn bất khả đắc.

Phẩm thứ hai mươi sáu
Quán Thập nhị nhân duyên

Chúng sinh vô minh che
Mới khởi ra tâm “hành”
( hành gồm ba thời)
Vì từ “Hành” duyên khởi (ra thức)
Theo “hành” vào lục đạo
Do nhân duyên chư hành
“Thức” thọ thân lục đạo
Vì có chấp lấy thức
Tăng trưởng nơi “danh, sắc”
Vì “danh sắc” tăng trưởng
Do đó sanh “lục nhập”
…………………….

Phàm phu vô trí nên bị “vô minh” che khuất, từ đó mới khởi tâm “hành”, từ hành mà thành “thức”, để rồi có sanh tử. Người trí chẳng bị vô minh che lấp nên không khởi tâm “Hành”. Do thấy biết như thực nên “vô minh” diệt. Vô minh diệt nên hành cũng diệt. Nhân diệt nên quả cũng diệt , cứ thế cho đến sanh, tử, ưu bi, khổ não đều diệt. Nếu pháp có thể diệt thì chẳng phải là có thật. Chính vì vậy mà từ vô minh….. cho đến sanh tử cũng đều không thật có.

Phẩm thứ hai mươi bảy
Quán tà kiến


Như trong đời quá khứ
Hữu ngã, Vô ngã, kiến
Hoặc cộng, hoặc bất cộng
Việc ấy đều chẳng phải

Trong đời quá khứ, nếu ta là “hữu ngã” thì ta còn đang ở thời quá khứ. Trong đời quá khứ , nếu ta là “vô ngã” thì ta bây giờ cũng chẳng có. Nếu cộng thì Hữu chẳng thể hợp với Vô. Nếu chẳng cộng thì giống như trên đã nói.

Ngã nơi đời vị lai
Hoặc tác, hoặc bất tác
Người có kiến như thế
Đều đồng thời quá khứ

Nơi đời vị lai cũng thế, Hữu ngã mà tác hay vô ngã mà tác, thì cũng lý luận như đời quá khứ.

Nếu trời tức là người
Thì đọa vào bên thường
Nếu trời khác với người
Thì chẳng có tương tục
Nếu nửa trời, nửa người
Thì đọa nơi nhị biên.

Nếu từ người mà trở thành trời thì không qua kiếp sau, tức là chấp thường còn. Nếu người khác với trời thì là hai người khác nhau, không có tương tục.
Nếu vừa là người, vừa là trời thì không được, vì cùng lúc có mặt hai nơi.

Nếu pháp là có “lai”
Và nhất định có “khứ”
Thì sanh, tử “hữu thỉ”
Thực chẳng có việc này.

Nếu pháp có đến, đi thì việc sanh tử cũng có đến, đi và như vậy tức có lúc bắt đầu. Thực ra chẳng phải vậy, vì sanh tử vô thỉ. (không có lúc bắt đầu)

Nếu thế gian hữu biên
Làm sao có hậu thế?
Nếu thế gian vô biên
Làm sao có hậu thế?

Thế gian do các pháp hợp thành, do đó không thể nói nó vô biên
Nhưng không thể biết số lượng của các pháp nên không thể nói thế gian hữu biên. Nếu không có thế gian thì làm sao có hậu thế ?

Thế gian do tâm khởi, nên không thể nói nó vô biên
Nhưng lại không thể biết được ngằn mé, nên không thể nói nó hữu biên

Ngũ ấm thường tương tục
Cũng như tim ngọn đèn
Do đó nên thế gian
Chẳng “hữu biên”, “vô biên”.

Thế gian có tồn tại hay không là do ngũ ấm. Nếu ngũ ấm tương tục, biến đổi thì thế gian thường còn. Nếu ngũ ấm gián đoạn thì thế gian cũng chẳng còn nữa.

Vì nhất thiết pháp không
Những kiến chấp thế gian
Ở nơi nào, lúc nào ?
Ai khởi những kiến chấp ?

Vì hết thảy pháp đều không nên những kiến chấp về thế gian xảy ra ở nơi nào ? (vì chẳng có nơi) và lúc nào ? (vì chẳng có thời gian) và ai khởi ra kiến chấp ? (nếu không có thế gian thì người làm sao có ?)

Đức Phật, Đại Thánh chủ
Thương xót , thuyết pháp này
Đoạn tất cả kiến chấp
Nay tôi đảnh lễ Phật.

Trung Quán luận lập ra để phá kiến chấp nhị biên (có- không , Thị - phi , đúng – sai, sáng – tối, v v….) Nếu nhị biên đã phá thì đâu có chỗ trung mà quán. Do đó nếu đã không chấp nhị biên thì cũng chẳng chấp Trung Quán.

Kính bút.
Nếu có điều gì diễn giải sơ sót, không hợp ý Phật, ý tổ. Con xin thành tâm sám hối. Kinh mong được các bậc cao minh chỉ dạy. Con chân thành cảm ơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách