Người tu Thiền cần nên đọc kinh Trì Chú Thủ Lăng Nghiêm

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

NguyenKhoa85
Bài viết: 108
Ngày: 15/11/11 09:03
Giới tính: Nam

Người tu Thiền cần nên đọc kinh Trì Chú Thủ Lăng Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi NguyenKhoa85 »

tangbong Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tangbong

Thời Đức Phật còn tại thế,câu chuyện về Ngài A Nan sau khi thoát được tà chú mê hoặc,Ngài A Nan cầu xin Phật dạy phép tu hành để thành đạo Bồ Đề.Đức Phật vì thương xót tất cả chúng sanh nên thuyết ra Kinh THỦ - LĂNG - NGHIÊM và trong đó có thần chú LĂNG - NGHIÊM để tất cả chúng sanh đời sau tu THIỀN phải niệm Chú mà thành đạo Bồ Đề.

Chính vì điều đó cho tất cả những ai tu THIỀN ĐỊNH cần nên quan tâm và suy xét những điều Phật dạy, Pháp môn Thiền Định mà xa rời đọc kinh niệm chú mà muốn đắc được Đạo Quả, minh tâm kiến tánh,Đức Phật dạy bảo rằng : " Điều đó không thể được"

Ngoài việc tu pháp môn Thiền Định,các ĐH cũng cần nên nhớ, tu Thiền thường gặp 50 loại ấm ma,khiến cho người tu dễ bị điên cuồng tán loạn,dễ bị ma nhập.Do đó người tu Thiền trước hết phải "Minh Tâm Kiến Tánh" kế đó mới tu tập từng thứ bực theo lời Phật dạy thì sẽ đến quả Đại - Niết - Bàn của Phật ( Song không phải là thành Phật ngay trong đời này).


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Người tu Thiền cần nên đọc kinh Trì Chú Thủ Lăng Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Ông hiểu sai rồi!

1. Tổ Sư Thiền khác với Giáo môn Thiền. Kinh Lăng Nghiêm là dạy theo giáo môn nên có thứ lớp cấp bậc địa vị, như Samatha, Tam-ma-bát-đề, và Thiền-na, cũng như 57 địa vị. Tổ Sư Thiền không như thế, chỉ cần tham thoại đầu đến minh tâm kiến tánh một lèo, không cần qua nhiều giai đoạn. Nếu Minh Tâm Kiến Tánh thì sở ngộ vượt hàng Thập Địa trong giáo môn. Trừ có cái là thần thông diệu dụng phải từ từ mới bằng được.

2. Tổ Sư Thiền không cần niệm chú. Chỉ gắng tham thoại đầu mà thôi. Bởi tham thiền là quét sạch mọi vọng niệm. Còn vọng niệm thì đâu phải tham thiền. Hễ một ngày còn vọng niệm, thì ngày đó chưa được Minh Tâm Kiến Tánh.

Chú trong Kinh điển nói về Thiền tức là ám chỉ cho Tâm Chú. Tức là Trí Tuệ tìm tàng trong mỗi con người, tức ám chỉ Tự Tánh.

3. Ngũ Ấm Ma là ám chỉ cho Ngũ Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hoành hành. Và thường nhắt nhở người tu thiền giáo môn hơn là Tổ Sư Thiền. Do vậy tôi tham thiền bấy lâu chẳng thấy con ma nào, ngoài tâm vọng động, ngũ uẩn ma của tôi.

Do vậy mà nói: "Gặp ma giết ma, gặp phật giết phật". Bởi ma phật đều là tâm biến hiện, giống như nghĩ về trái xoài thì hình bóng trái xoài còn lưu lại nó hiện ra. Chứ thật không có. Như nói cháy tranh, thì trí tưởng tưởng liền hiện hình bóng cháy tranh mình đã từng ăn từng thấy trong quá khứ hiện ra, rồi nghĩ về nó thì cái miệng mình chảy bọt.

Chứ không phải con ma tưởng tưởng hình người bay bay như linh hồn rồi nhập người nầy người kia. Hiểu sai lầm quá!

4. Người đã Minh Tâm Kiến Tánh tức là người đã phá được Ngũ Uẩn, tức ngã chấp và pháp chấp che mờ từ vô thủy, nay chân tánh hiển bài vì ngũ uẩn đã bị tan vỡ. Thế thì đã Minh Tâm Kiến Tánh thì còn con ma ngũ âm nào nữa mà lo!

Hiện tại đang Tham Thiền tức là hiện tại đang phá lũ ma Ngũ Uẩn che mờ tâm tính mình. Thật là một công hai chuyện, một đá hai chim.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
NguyenKhoa85
Bài viết: 108
Ngày: 15/11/11 09:03
Giới tính: Nam

Re: Người tu Thiền cần nên đọc kinh Trì Chú Thủ Lăng Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi NguyenKhoa85 »

[Tổ Sư Thiền không cần niệm chú. Chỉ gắng tham thoại đầu mà thôi. Bởi tham thiền là quét sạch mọi vọng niệm. Còn vọng niệm thì đâu phải tham thiền. Hễ một ngày còn vọng niệm, thì ngày đó chưa được Minh Tâm Kiến Tánh.
/quote] Làm sao T_T có thể biết là các vị tổ sư Thiền không Niệm Chú, vậy những gì Đức Phật dạy
Hàng hữu học các ông chưa hết luân hồi, phát lòng chí thành tu chứng quả A-La-Hán, nếu không trì chú này,khi ngồi đạo tràng mà khiến tâm rời xa được các ma sự thì KHÔNG THÊ ĐƯỢC
------> đều là hư dối hết hay sao?

Thưở Đức Phật còn tại thế,lúc Thiền Định dưới cội Bồ Đề trong 49 ngày để thành Chánh Đằng Chánh Giác,nếu không trì Chú Lăng - Nghiệm này làm sao thắng nổi ma quân.Hết thảy mười phương chư Phât tụng chú này mà thành đạo Vô - Thượng- Giác.Chư tổ sư Thiền không trì chú mà đốn ngộ minh tâm kiến tánh,chứng quả vậy còn hay hơn cả Chư Phật? nói vậy không khác nào phỉ báng sao T_T

ĐH T_T nói rất đúng và cho thấy được sở học tri kiến của ĐH rất rộng vậy ĐH đã " minh tâm" chưa? Ngày xưa thị giả của Đức Phật là A Nan là bậc " minh tâm " luôn nhớ không xót những gì Phật dạy nhưng đến khi nhập Phật nhập Niết Bàn thì Ngài A Nan cũng chưa chứng đắc được đạo quả của mình.Những điều đó cho thấy được pháp môn tu Thiền thật dễ dàng gì.

Đối với tất cả chúng sanh thời mật pháp bây giờ, căn tánh ngày một thấp kém hơn,can cường, học được một chút cho thế là đủ là hiểu nhiều,phá chấp phân biệt khi thường cao thấp,làm sao có thể tự quét sạch mọi vọng niệm, lúc Thiền thì tâm như vắng lặng nhưng khi động một chút là dạy khởi còn nhiều hơn.Pháp môn Thiền Định thâm cao vi tế thật khó mà thật không dễ cho những ai muốn thoát ly trong một đời không kheo còn luẩn quẩn trầm luân.

Bản thân N_K không phải chê bai soi mói và bè phái khinh miệt pháp môn Thiền Định,những ai đang tu Thiền bản thân N_K vô cùng tán thán nữa kìa,họ là những hạn người căn cơ cao và co duyên với pháp môn Thiền, nếu họ dung hòa được cả 3 yếu tố Thiền - Tịnh - Mật thì thật không thể nghĩ bàn,đời này họ là Thầy Tổ,Đời sau Đắc Quả Vị Phật.Thật đáng để cung kính đảnh lễ nào dám khinh chê phỉ báng.Người tu Thiền ngoài tham thiền cần có đọc Kinh trì chú đó là một sự kết hợp trợ duyên bổ sung cho nhau,tuy là 3 nhưng thật thể chỉ là một,thi có sao lại phân biệt pháp môn Thiền - Tịnh - Mật.

Kính thưa ĐH T_T bản thân N_K rất thích cách nói chuyện rất thẳng nhưng rất đúng của ĐH,và N_K ngu muội sở học kém cỏi không dám tranh luận hơn thua,chỉ biết nói những suy nghĩ và thắc mắc của mình.Nếu những lời nói có hàm hồ thì mong T_T xem qua mà hoan hỷ cho N_K,cũng mong sự hiểu biết của ĐH T_T và các ĐH khác ỡ diễn đàn mà giúp cho người đọc,người nghe để hiểu được thế nào cho đúng và đi theo đúng với chánh pháp tangbong Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tangbong


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Người tu Thiền cần nên đọc kinh Trì Chú Thủ Lăng Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chân Ngôn là cảnh giới Phật các Bồ Tát Bậc Đẳng Giác còn không biết cùng tận.

Kiến Tánh trong Tổ Sư Thiền rồi vẫn còn phải Tu chứ chưa phải là Thành Phật Chánh Đẳng Giác.

Nếu Kiến Tánh Thành Phật như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì lẽ ra Ngài Sơ Tổ Ca Diếp là Phật rồi nhưng mà không phải như vậy.

Trong hội Đại Bảo Tích Đức Phật vì muốn phá tâm kiêu mạn của các vị tỳ kheo mới tu mà Đức Phật chia nữa tòa cho Ngài Ca Diếp mà Ngài Ca Diếp không dám ngồi.

Ngài Ca Diếp nói là Trí Tuệ Công Đức của Phật thì Ngài chưa có được.

Đức Phật khen Ngài Ca Diếp là nói đúng.

Lý và Sự thì Ngộ Lý rồi Mới Chứng Sự.

Đức Phật trong Kinh Kim Luân Vương Phật Đảnh Đà La Ni thị hiện tướng Kim Luân Vương Phật Đảnh thì các vị Bồ Tát Bậc Đẳng Giác còn chẳng thể biết được ngằn mé của tướng Kim Luân Vương Phật Đảnh.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn nói có khi Đức Phật luận về Thế Đế cùng Bồ Tát Di Lặc mà các vị A La Hán không hiểu được.

Đây dùng thí dụ như nói sáng như mặt trời thì nghe còn có thể hiểu nhưng nếu nói có ngôi sao sirius sáng gấp 100 000 lần mặt trời thì chỉ có thể là hiểu theo danh từ chứ chẳng thể là thật biết là như thế nào.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Người tu Thiền cần nên đọc kinh Trì Chú Thủ Lăng Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

NguyenKhoa85 đã viết: /quote] Làm sao T_T có thể biết là các vị tổ sư Thiền không Niệm Chú, vậy những gì Đức Phật dạy
Hàng hữu học các ông chưa hết luân hồi, phát lòng chí thành tu chứng quả A-La-Hán, nếu không trì chú này,khi ngồi đạo tràng mà khiến tâm rời xa được các ma sự thì KHÔNG THÊ ĐƯỢC
------> đều là hư dối hết hay sao?
Phật không dối, nhưng người đọc kinh hiểu sai lầm.

1. Từ đâu Kinh Lăng Nghiêm đến cuối kinh lăng nghiêm, ý chính của Phật muốn nói là Thiền, đừng chạy theo trần cảnh mà luân hồi đánh mất chân tâm, phải xoay vào tự tánh để minh tâm, rõ được mặt thật của chính mình, thoát được luân hồi sanh tử. Kinh gọi là "Bối trần hiệp giác" (xoay lưng với trần cảnh mà hiệp với tánh giác nơi mình).

2. Toàn Kinh Lăng Nghiêm chia làm 3 phần chính: Kiến Đạo, Tu Đạo và Chứng Đạo. Phần kèm theo chú Lăng Nghiêm và nhắc nhở 50 ấm ma chỉ là phụ mà thôi.

3. Bởi xưa, thời Phật tại thế ngoại đạo có rất nhiều thần chú, nên Phật mượn danh từ "Chú" để ví dụ cho Tâm/Trí. Nên biết rằng Phật giáo có nhiều danh từ mượn từ các tôn giáo bên Ấn Độ thời bấy giờ, như Bà La Môn giáo, Ấn Độ Giáo, nhưng có ý nghĩa khác xo với các tôn giáo khác.

4. Các ma sự là do tự tâm vọng động biến hiện ra. Niệm Phật/Niệm Chú thì ma sự không khởi được, nhưng phải nhứt tâm. Bởi do chỉ còn một tâm niệm phật niệm chú thì tâm không khởi phân biệt, nên tất cả những ấm ma không thể tổn hại được.

5. Bát Nhã Tâm Kinh có ghi: "Cố tri bát nhã ba la mật đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ chân thật bất hư".

Tâm Kinh trên, so sánh "Trí Tuệ Bát Nhã" giống như là một "Thần Chú Lớn", giống như là "Chú Sáng Lớn", giống như là "Chú Vô Thượng", và cuối cùng là "Chú không gì hơn", có thể trừ mọi khổ đau không hư dối.

Bởi thời Phật, ai cũng chấp vào "Chú", tôn sùng chú, quy kính thần chú. Nên Phật mượn danh từ "Chú" để ví dụ so sánh với Trí Tuệ Bát Nhã mà mọi người cần quay về tôn kính tôn sùng tu tập.

Tâm Kinh dạy Quán Chiếu Bát Nhã rồi mới thật chứng Thật Tướng Bát Nhã. Đi con đường Đại Thừa phải dụng công tu tập Quán Chiếu Bát Nhã, bởi Quán Chiếu Bát Nhã giúp hành giả siêu việt vọng tâm tư lượng.

Bồ Tát trên con đường giác ngộ giải thoát là do nhờ tu Quán Chiếu Bát Nhã, thấy được ngũ uẩn là không, nên vượt qua mọi khổ đau ách nạn do ngũ ấm ma gây ra!

Tham Thiền chính là Quán Chiếu Bát Nhã, quét sạch mọi tình chấp vọng niệm, do vậy mới bớt khổ đau, bởi tâm lăng xăng hư vọng bị quét sạch đi. Lâu ngày tự tánh tự hiện bài sáng soi khi ngũ uẩn đã bị phá trừ bởi trí tuệ chiếu soi từ tự tánh.

Do vậy một chữ "Vô" của Tâm Kinh và chữ "Vô" của ngài Triệu Châu giúp hành giả quét sạch mọi vọng niệm tình chấp, nên tự tánh hiển bài, hai Thật Tướng Bát Nhã hiển lộ. Từ đó thân tâm thanh tịnh, ngày đêm đều sáng suốt không mê, nên tự tại giải thoát.

6. Chú tức là Tâm. Tâm tức là chú. Ai ai cũng đầy đủ tâm nầy, chú nầy mà không hay biết. Do chú tức là Tâm nên gọi là Tổng Trì Đà La Ni. Bởi Tâm cùng khắp mười phương, là tất cả nên ví Tâm như Chú vì tâm Tổng nhiếp tất cả, trùm khắp tất cả.

Do chú là tổng trì.
Do tâm là cùng khắp.

Cho nên chú tâm chẳng hai. Người trì chú Tâm Miệng Thân đều nhiếp trọn hiệp nhứt (nhất tâm = Tam Mật Tương Ưng) thì mới mong trở về được chân tâm tự tánh bất nhị sẵn có.

Nếu tâm, miệng, thân phân ra thành ba thì đó gọi là loạn tâm.

Do loạn tâm mà vọng tưởng sanh tâm muốn trì chú vì ham thích thần thông, tức là bị ngũ ấm ma kéo đi. Làm sao chân tính hiển bài?

Do Chú là Tâm, Tâm là Chú mà nói rằng "Chư Phật từ chú nầy sinh ra". Kinh Kim Cang Bát Nhã cũng nói "Kinh Bát Nhã nầy sinh ra chư Phật".

Bởi Phật tức là người giác ngộ. Nếu theo Kinh Bát Nhã, theo Kinh Lăng Nghiêm tu Quán Chiếu Bát Nhã, Phản Văn Tự Tính thì trở thành người giác ngộ. Tức là một vị Phật được sinh ra.

Dùng tâm vọng động niệm phật, niệm chú để cầu khẩn vang xin cái gì đó như có thần thông, như hết bệnh sống lâu giàu sang v.v... thì là không trúng con đường tu hành.

Phật vì chúng sanh giác ngộ tự tâm mà thị hiện nơi đời, khai thị ngộ nhập tri kiến phật nơi chúng sanh. Chúng sanh không chịu nghe lời dạy tu hành để giác ngộ tự tâm, vọng cầu vang xin phật nầy nọ đều gì khác, Phật cũng không làm gì được!

Do vậy Kinh Lăng Nghiêm, ngài Anan tự trách mình "ỷ lại là em Phật, phật sẽ giúp cho giác ngộ giải thoát, nên khỏi cần tu". Đến khi bị nạn Ma Đằng Già, mới hay ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng, không ai giúp ai được.

Phật không thể tu thế mình. Mình phải tu mới giác ngộ giải thoát. Không thể ỷ lại cầu xin mà được!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Người tu Thiền cần nên đọc kinh Trì Chú Thủ Lăng Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"NguyenKhoa85"]
ĐH T_T nói rất đúng và cho thấy được sở học tri kiến của ĐH rất rộng vậy ĐH đã " minh tâm" chưa? Ngày xưa thị giả của Đức Phật là A Nan là bậc " minh tâm " luôn nhớ không xót những gì Phật dạy nhưng đến khi nhập Phật nhập Niết Bàn thì Ngài A Nan cũng chưa chứng đắc được đạo quả của mình.Những điều đó cho thấy được pháp môn tu Thiền thật dễ dàng gì.
Niệm Phật Nhất Tâm
Niệm Chú Tam Mật Tương Ưng

Cũng đâu phải dễ dàng gì!

Từ xưa đến nay người Niệm Phật Nhứt Tâm rất ít thấy, Tam Mật Tương Ưng lại càng hiếm nghe. Còn tham thiền kiến tánh thì tổ tổ truyền tâm, nghe rất nhiều. Thời cận đại có ngài Lai Quả, ngài Hư Vân, ngài Nguyệt Khê.

Xong, pháp môn thì không khó dễ, chỉ tại tâm, nghiệp thức con người còn nặng nhẹ mà thôi. Nếu nghiệp lực nhẹ, đạo lực mạnh thì nghe một lời là giác ngộ. Xong muốn đạc lực mạnh hơn nghiệp lực thì phải dụng công tu hành, lâu ngày dầy tháng mới được. Như tập láy xe đạp, người đã tập lâu rồi thì đạp xe đạp nhuần, leo lên là đạp được rồi. Người mới tập thì đâu thể leo lên là chạy đạp được liền.

Do tu cả đời chưa ngộ nhưng nỗ lực tu hành, nên lúc cuối cùng Tổ Anan hỏi Tổ Ca Diếp:

- Ngoài việc truyền y bát, đức Thích tôn còn truyền pháp gì riêng cho Ngài nữa không?

Tổ Ca-Diếp gọi to:
- A-Nan !

Ngài A-Nan: Dạ !

Tổ Ca Diếp dạy tiếp:
- Cây sào phướn trước cửa chùa ngã!

Ngài A-Nan lièn tỏ ngộ Thiền cơ, nên được tổ Ca-Diếp truyền y bát và ấn chứng cho làm vị tổ thứ hai.


Do vậy khó mà cũng không khó nếu bềnh tâm kiến chí tu hành.

Ông chưa tham thiền sao biết dễ khó mà so sánh phân biệt! Chỉ nghe nói khó, rồi cho là khó thì vọi vàng quá rồi!

Đối với tất cả chúng sanh thời mật pháp bây giờ, căn tánh ngày một thấp kém hơn,can cường, học được một chút cho thế là đủ là hiểu nhiều,phá chấp phân biệt khi thường cao thấp,làm sao có thể tự quét sạch mọi vọng niệm, lúc Thiền thì tâm như vắng lặng nhưng khi động một chút là dạy khởi còn nhiều hơn.Pháp môn Thiền Định thâm cao vi tế thật khó mà thật không dễ cho những ai muốn thoát ly trong một đời không kheo còn luẩn quẩn trầm luân.
Phật Thích Ca còn phải trải nhiều kiếp tu hành, ông sao vọi! Có muốn cũng không thể được. Phải từ từ tu hành mà thôi!

Xong, nói nhiều kiếp là ví dụ thôi, kỳ thật nhiều kiếp tức là nhiều tâm vọng niệm. Phải vượt rất nhiều tâm vọng niệm mới đến được Bờ Bên Kia, tức Kiến Tánh, tức thành Phật.

Xong so sánh thì tham thiền là nhanh chống thẳng tắc nhứt, không có quanh co.

Phật Pháp trọng Nhân Quả. Ông tu đời nầy tức là đi vài bước, đời sau chắc chắn sẽ gặp Phật Pháp, đặc biệt tham thiền thì đời sau sẽ tiếp tục tham thiền, bởi đã gieo trồng cái nhân sâu dầy. Đời sau lại tiếp tục đi vài bước. Cho đến khi giác ngộ giải thoát, minh tâm kiến tánh.

Gieo nhân vô lậu sẽ được quả vô lậu. Gieo nhân hữu lậu sẽ được quả hữu lậu.

Tham thiền tức là gieo nhân vô lậu. Làm sao mà nói rằng tham thiền đời sau trở thành thông minh trí tuệ rồi làm việc ác, để đời tối trôi dạt trằm luân được! Bởi các thứ thông minh trí tuệ thế gian, v.v... toàn là quả báo hữu lậu do từng gieo nhân hữu lậu mà ra. Làm sao gieo nhân vô lậu mà gặt quả hữu lậu được! Và ngược lại, gieo nhân hữu lậu làm sao gặt quả vô lậu được!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
truyenphuong
Bài viết: 23
Ngày: 26/05/12 03:26
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP HCM
Nghề nghiệp: tu tại gia

Re: Người tu Thiền cần nên đọc kinh Trì Chú Thủ Lăng Nghiêm

Bài viết chưa xem gửi bởi truyenphuong »

chào nk!
Cho phép mình mạo nguội ha! mình cũng chỉ người mới bắt đầu tìm hiểu về đạo phật thôi.
theo như mình biết thì cũng có nhiều người tu thiền và cũng đọc nhiều bài chú và nhiều bài kinh, có thể không phải kinh năng nghiêm mà họ vẫn có kết quả như thường ấy thôi. có người tụng kinh trì chú, có người ngồi thiền suy tư mà người ta ngộ được. Theo như nk nói thì chỉ có chú năng nghiêm ngồi thiển mấy có kết quả thì phật đặt ra 84 nghàn pháp môn làm gì. tùy căn cơ của chúng sinh mà, mình không bác bỏ chú năng nghiêm nhưng mình thấy không được hợp lý cho lắm.
có gì không phảo mog các ĐH chỉ giáo thêm, vì mình chưa được hiểu nhiều giáo lý trong nhà phật.
NAM MÔ HOAN HỶ BỒ TÁT MA HA TÁT!


Nghe lại điều mình thấy những ngày
Suy đi nghĩ lại kỹ càng hay
Chớ tìm chi thức trong cơn mộng
Có thể mới hay nhận được thầy
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.41 khách