ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

ChiLan đã viết:
Chanhientam đã viết:Những lời nói đó không sai, nhưng cũng phải cẩn thận ngay cho chính mình. Bởi con mắt thịt của mình cũng chỉ có thể nhìn được những thứ trước mắt, chưa thấy được các sự sau lưng. Cái trí của mình nhiều khi chỉ hiểu được những cái nhỏ nhặt, chưa thấu được những thứ vi diệu ... Phật pháp thì như biển cả ...
Phật Pháp mà như chiếc bè, thì em còn dám bước xuống, Chứ Phật Pháp mà như biển cả thì thôi, em đứng trên bờ. Em không biết lội. ./..,.,

:) "Phật pháp như biển cả" ... theo tôi, là câu nói mà đạo hữu CHT nói trong cái duyên là bài viết của Zelda. Còn với Chilan, có lẽ CHT sẽ nói "Phật pháp như chiếc bè" chứ không nói như biển cả.

Phật pháp cũng là một pháp ở thế gian, nên nó cũng bị chi phối bởi thực lý Duyên khởi. Duyên khởi, thì tùy duyên mà có pháp. Chilan không phải là Zelda nên pháp cho Chilan đâu thể giống như Zelda. :)

Nhưng phải công nhận một điều : Độ rày phong cách và cách dụng pháp của đạo hữu Chilan trí tuệ vượt bực, không như khi mới vào. Chúc mừng ...


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Nhờ Bà chị CHT chịu làm bao cát cho Chilan tập boxing ấy mà! :))


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

MỘt bé trai đi học hè . Học hết hè mà cũng không hiểu bài thầy A giảng . Dù rằng cả lớp hiểu thầy A
Rồi đến khi bé tựu trường . Bé gặp thầy B giảng và hiểu hết những gì thầy giảng . Dù rằng chẳng ai hiểu thầy B .

Vậy có phải Thầy A và Thầy B dạy 2 bài giảng khác nhau hay kô ?


Cũng vậy Đức Phật giảng một bài học . Với cách giảng A về bài giảng đó thì anh A hiều . Nhưng anh B lại chẳng hiểu gì ráo về bài học . NHưng với cách giảng B về bài giảng đó thì anh B lại hiểu , và anh A lại chẳng hiều gì về bài học đó .

Vậy ở đây cách giảng thay đổi hay là bài học thay đổi ?


Chân lý là thường hằng , được Đức Phật khéo thuyết lại với nhiều "cách giảng" khác nhau . Nhưng không phải rằng Đức Phật giảng nhiều chân lý khác nhau .

Các pháp là Vô Thường, chúng sinh trong vòng sải tay này là vô thường .
Vậy không có nghĩa là ở một chổ khác Đức Phật lại nói "có một cái thường trong 5 uẫn hoặc ngoài 5 uẫn này" .

Chúng ta nên lưu ý tránh lẫn lộn giữ bài học và cách giảng . Để tránh rơi vào trường hợp phỉ báng Đức Phật và rơi vào bẩy của Balamon giáo .

Thân


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
naicon
Bài viết: 60
Ngày: 02/10/07 21:29

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi naicon »

zelda đã viết:MỘt bé trai đi học hè . Học hết hè mà cũng không hiểu bài thầy A giảng . Dù rằng cả lớp hiểu thầy A
Rồi đến khi bé tựu trường . Bé gặp thầy B giảng và hiểu hết những gì thầy giảng . Dù rằng chẳng ai hiểu thầy B .
Vậy có phải Thầy A và Thầy B dạy 2 bài giảng khác nhau hay không ?
Cũng vậy Đức Phật giảng một bài học . Với cách giảng A về bài giảng đó thì anh A hiều . Nhưng anh B lại chẳng hiểu gì ráo về bài học . NHưng với cách giảng B về bài giảng đó thì anh B lại hiểu , và anh A lại chẳng hiều gì về bài học đó .
Vậy ở đây cách giảng thay đổi hay là bài học thay đổi ?
Chân lý là thường hằng , được Đức Phật khéo thuyết lại với nhiều "cách giảng" khác nhau . Nhưng không phải rằng Đức Phật giảng nhiều chân lý khác nhau .
Các pháp là Vô Thường, chúng sinh trong vòng sải tay này là vô thường .
Vậy không có nghĩa là ở một chổ khác Đức Phật lại nói "có một cái thường trong 5 uẫn hoặc ngoài 5 uẫn này" .
Chúng ta nên lưu ý tránh lẫn lộn giữ bài học và cách giảng . Để tránh rơi vào trường hợp phỉ báng Đức Phật và rơi vào bẩy của Balamon giáo .
Thân
. Trích dẫn lại : "Chân lý thì thường hằng, được đức Phật khéo thuyết lại với nhiều cách giảng khác nhau, không phải đức Phật giảng nhiều chân lý khácv nhau" : Ok không có gì ... bất như ý. :">

. Trích dẫn : "Các pháp là Vô Thường, chúng sinh trong vòng sải tay này là vô thường . Vậy không có nghĩa là ở một chổ khác Đức Phật lại nói "có một cái thường trong 5 uẫn hoặc ngoài 5 uẫn này"" : Cũng Ok luôn, không có gì ... bất như ý. Vì biết rằng, "Với cách giảng A về bài giảng đó thì anh A hiều . Nhưng anh B lại chẳng hiểu gì ráo về bài học . NHưng với cách giảng B về bài giảng đó thì anh B lại hiểu , và anh A lại chẳng hiều gì về bài học đó." (trích dẫn lại) :)


ChiLan
Bài viết: 140
Ngày: 18/09/08 07:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: AmPhu

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi ChiLan »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Nhờ Bà chị CHT chịu làm bao cát cho Chilan tập boxing ấy mà! :))
Đánh vô bao cát, vẫn khỏe hơn đấm vô hư khồng ! Hè hè ai tức biết liền ??? :D :D :D


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

ChiLan đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Nhờ Bà chị CHT chịu làm bao cát cho Chilan tập boxing ấy mà! :))
Đánh vô bao cát, vẫn khỏe hơn đấm vô hư khồng ! Hè hè ai tức biết liền ??? :D :D :D
Ủa bao cát chẳng phải hư không sao?


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:
ChiLan đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Nhờ Bà chị CHT chịu làm bao cát cho Chilan tập boxing ấy mà! :))
Đánh vô bao cát, vẫn khỏe hơn đấm vô hư khồng ! Hè hè ai tức biết liền ??? :D :D :D
Ủa bao cát chẳng phải hư không sao?
:)) không dụng được mahabatnha, khó mà thấy được điều đó nghe!


zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

naicon đã viết: . Trích dẫn lại : "Chân lý thì thường hằng, được đức Phật khéo thuyết lại với nhiều cách giảng khác nhau, không phải đức Phật giảng nhiều chân lý khácv nhau" : Ok không có gì ... bất như ý. :">

. Trích dẫn : "Các pháp là Vô Thường, chúng sinh trong vòng sải tay này là vô thường . Vậy không có nghĩa là ở một chổ khác Đức Phật lại nói "có một cái thường trong 5 uẫn hoặc ngoài 5 uẫn này"" : Cũng Ok luôn, không có gì ... bất như ý. Vì biết rằng, "Với cách giảng A về bài giảng đó thì anh A hiều . Nhưng anh B lại chẳng hiểu gì ráo về bài học . NHưng với cách giảng B về bài giảng đó thì anh B lại hiểu , và anh A lại chẳng hiều gì về bài học đó." (trích dẫn lại) :)
Khi học sinh A và học sinh B đã hiểu bài thì "Cách giảng A và B" hoàn toàn dễ hiểu và 2 cách giảng này đều chỉ về "Chân Lý" . Vậy sẽ không có chuyện khi A và B đã hiểu bài lại quay sang cải nhau . Nếu có cải nhau thì chắc chắn có 1 người không hiểu bài và lại cần một cách giảng C .
*Bậc thượng căn nghe dù bất kì cách giảng nào đều hiểu ra chân lý . Cách giảng chỉ dành cho những bậc hạ căn sau này , thời mà Đức Phật phải chế định thêm giới luật để truyền bá .
Như Đại Đức Ca Diêp thì 1 tuần là chứng quả Alahan như Đức Phật , Đại Đức Xá Lợi Phất ..v.v.. Về sau những bậc thượng căn càng hiếm nên Đức Phật phải sử dụng nhiều phương tiện khác nhau .

Thân !


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

trích tiếp từ nguyên bản TIẾN THẲNG VÀO THIỀN TÔNG của Hòa Thượng Trúc Lâm:

Kế đến thức đại. Chúng ta có sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, mỗi căn đều có thức phân biệt. Thức trùm hết cả người nên gọi là thức đại. Cuối cùng là kiến đại, đại này nghe hơi lạ, tôi sẽ nói sau. Bây giờ quí vị nhìn lại không đại trong con người chúng ta với hư không trống rỗng bên ngoài, là một hay khác? - Không hai. Giả sử thân này rã ra, cái không trong người chúng ta sẽ nhập với hư không. Không không có hai, không có ranh giới. Ở trong người mình, cái không ít nhưng thân này rã ra, nó hoà nhập với hư không bên ngoài, chớ không riêng khác. Hư không thì không hai. Chúng ta có sẵn cái không ấy ở trong con người mình.

Kiểm lại đất, nước, gió, lửa, bốn thứ đó là vô tri. Đến cái không là vô tri hay hữu tri? - Cũng vô tri. Như vậy phần vô tri của thân là tứ đại và không đại. Thức đại thì hữu tri, vì thức là tâm thức phân biệt nên hữu tri. Thức phân biệt là thức sanh diệt. Đến kiến đại, nói đủ là kiến văn giác tri tức thấy, nghe, cảm xúc và biết. Cái đó hằng hữu, không tướng mạo, không sanh diệt mà thường biết. Như lỗ tai hay nghe, cái hay đó có tướng mạo gì không? Con mắt hay thấy có tướng mạo gì không? Như vậy cái nghe, cái thấy v.v… không có tướng mạo, thường hằng hữu, nó thuộc phần kiến đại. Nhưng thấy mà khởi niệm phân biệt là qua thức rồi.

Chúng ta có hai phần:

1. Thân và tâm sanh diệt. Thân sanh diệt là thân tứ đại. Tâm thức sanh diệt bám theo tứ đại phân biệt hơn thua, phải quấy, thương ghét v.v… gọi là thức. Nó đi theo con đường của tứ đại, duyên hợp sanh diệt. Nếu chúng ta cho thân tứ đại là thật thì cũng cho thức phân biệt là thật. Cho thức là tâm mình, tứ đại là thân mình. Khi tứ đại này mất nhất định sẽ bám vào tứ đại khác, do tâm thức mang nghiệp lành dữ. Như vậy tâm thức mang nghiệp lành dữ để đi tới thân tứ đại khác, tốt xấu tùy theo nghiệp lành hay dữ. Đó là chúng ta đi trong con đường sanh tử không có ngày dừng.

2. Thân và tâm không sanh diệt. Không đại là cái bất sanh bất diệt, dùng kiến đại để hoà nhập với không đại. Kiến đại hằng hữu không sanh, không diệt mà thường giác, thường tri. Lấy cái thường giác, thường tri, không sanh, không diệt đó làm tâm mình, nhà Phật gọi là Chân tâm hay Phật tánh. Tâm bất sanh bất diệt là Tánh giác. Lấy tướng không vô tri không sanh không diệt làm thân. Thân và tâm không sanh không diệt hòa nhập nhau, gọi là nhập Pháp thân. Pháp thân bao lớn? Trùm khắp hết. Đây là vấn đề rất quan trọng.

Như vậy nơi chúng ta có đủ hai phần: Phần tướng sanh diệt là tứ đại, tâm sanh diệt là thức đại. Sống với tướng và tâm sanh diệt thì đi một chùm trong luân hồi. Phần tướng không sanh diệt là không đại, đi chung với tâm bất sanh bất diệt là kiến đại. Sống với tướng và tâm bất sanh bất diệt thì đi theo đường giải thoát. Cho nên giải thoát và trầm luân nơi chúng ta có đủ hết.

Người tu chọn đường nào? Chọn đường trầm luân hay giải thoát? Chúng tôi bắt quí vị ngồi thiền để làm gì? Để dẹp tâm sanh diệt. Nó lặng hết mới sống với tâm vô sanh được. Sống với tâm vô sanh mới hòa nhập với thân hư không vô sanh. Nếu chúng ta cứ buồn thương, giận ghét thì sống với thức sanh diệt, hòa nhập với tứ đại sanh diệt, do đó đi mãi trong luân hồi sanh tử. Đó là chỗ thấy điên khùng của tôi.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đoạn này hay lắm, bác Phước Tường ơi
Lâu lâu xem qua nhằm đoạn này hay quá.
Bác công đức vô lượng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tuy nhiên Kiến đại và hư không cũng chưa phải.

Đức Phật bảo " Hư không sinh ra trong tâm ông , như một gợn mây trên bầu trời "
Còn " kiến " cũng chỉ là dụng của tâm thôi, chưa phải.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

binh đã viết:Đoạn này hay lắm, bác Phước Tường ơi
Lâu lâu xem qua nhằm đoạn này hay quá.
Bác công đức vô lượng.


Tuy nhiên Kiến đại và hư không cũng chưa phải.
Đức Phật bảo " Hư không sinh ra trong tâm ông , như một gợn mây trên bầu trời "
Còn " kiến " cũng chỉ là dụng của tâm thôi, chưa phải.

Trên công đức vô lượng (là xem nhằm nên hay quá)
Dưới thì chưa phải.(đính chính lại)
Vậy cái gì mới phải ?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.48 khách