ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

TRÍCH TIẾP

Chúng ta tụng Bát-nhã hằng đêm để nhắc tới nhắc lui, nhớ mình đang đi con đường đó, chớ không phải tụng cho Phật nghe. Bây giờ tôi thấy nhiều vị tụng kinh cho hay, cho Phật nghe. Thật ra tụng kinh là lặp đi lặp lại lời Phật dạy cho thâm nhập vào tâm, nhớ điều mình nguyện làm, đang hướng đến. Đó là chỗ rất quan trọng, rất thiết yếu. Chúng ta phải thâm nhập được lý kinh thì việc tụng kinh mới có giá trị.

Kinh Bát-nhã bên chữ Hán có sáu trăm quyển. Lúc trước tôi ngồi đọc sáu trăm quyển đó, mới thấy Bát-nhã Tâm Kinh cô đọng lại toàn bộ sáu trăm quyển kinh Bát-nhã. Cho nên chữ Tâm Kinh có thể dịch là kinh tim. Bởi vì trong sáu trăm quyển Bát-nhã, bài kinh này rút hết trọng tâm, cô đọng lại toàn bộ ý chánh của kinh. Con người mình tim nằm giữa cung cấp máu khắp châu thân. Chữ tâm là tim, một bộ phận quan trọng bậc nhất trong cơ thể con người. Nếu nói tâm kinh là kinh ruột thì không diễn đạt được hết tầm vóc trọng yếu của nó. Vì ruột đâu có cung cấp máu lên xuống khắp châu thân như tim. Cho nên chữ tâm dịch là tim, quả tim của sáu trăm quyển Bát-nhã.

Ngày 21 tháng 7 nhuần, mùa an cư năm 1968, buổi khuya tôi ngồi thiền sáng được lý sắc không bất nhị, sắc không không hai, sắc tức thị không không tức thị sắc. Sáng được lý này tôi vui gần ba ngày. Sau đó tôi đọc Tạng kinh, nhất là những bài kinh về thiền thấy hiểu không khó như ngày xưa nữa. Tôi nghĩ mình có duyên với thiền, ngang đây dạy tu thiền được, nên mở cửa thất thành lập Tu viện Chân Không dạy Tăng Ni tu thiền. Nhưng đến bây giờ tôi mới thấy được tướng không này. Từ ngày đó đến giờ xa bao nhiêu?

Nói thế để quí vị thấy tu thiền mà không đạt được lý Bát-nhã thì không thấu đáo. Vì sao? Ngày xưa tôi thường nhắc câu Thiền sư Huyền Giác hay nói: Chứng thực tướng vô nhân pháp, sát-na diệt khước A-tì nghiệp. Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh, tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp. Nghĩa là người nào chứng được thực tướng rồi thì không còn nhân, pháp. Người đó chỉ trong chớp mắt diệt hết tội dưới địa ngục A-tì. Nếu tôi nói dối chúng sanh xin chịu tội bị cắt lưỡi dưới địa ngục trải vô số kiếp. Câu này làm tôi hơi rùng mình. Tại sao Thiền sư dám khẳng định và dám chịu tội tới như vậy? Bây giờ tôi mới thấy rõ. Thực tướng là không còn ngã, không còn có cái ta, bấy giờ nhận cái thể không là mình, thể không thì còn tướng gì? Cho nên không có mình, không có người. Không có mình, không có người thì cái gì dẫn xuống địa ngục. Nếu còn thấy mình mới bị nghiệp dẫn, mình không có thì còn gì mà dẫn? Cho nên chỉ trong chớp mắt qua khỏi địa ngục A-tì. Đó là một lẽ thật.

Chúng ta thấy con đường này rất kỳ đặc, đi sâu vô lý Bát-nhã mới nhận ra điều đó.


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

ĐƯỜNG SINH TỬ - ĐƯỜNG BẤT SINH TỬ

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

Hình ảnh


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]17 khách