Trang 3 trên 8

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 28/12/07 15:03
gửi bởi Chanhientam
Giản trạch dịch ra là phân biệt (nghĩa là cái gì cũng muốn rạch ròi, minh bạch, phân chia v.v... chỉ cho cái đầu nhị nguyên của mình). Chư vị thiện tri thức dịch thế nào, nghĩa cũng chỉ như vậy thôi. Đạo "tột" không khó. Chỉ hiềm phân biệt. Đại khái là "Chỗ đó" "đơn giản". Chỉ do "tâm phân biệt, tính toán v.v..." này mà thành ... "khó".
Cho vô ngoặc kép hết, để các bác thông cảm : Ngôn từ chỉ có thể diễn giải như thế. kinhle

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 30/12/07 04:14
gửi bởi Khách
Con người ai cũng đều có sự phân biệt vừa bằng thức vừa bằng trí. Người nào cho rằng mình phân biệt bằng thức mà kô có trí chắc người này bị tâm thần nặng.

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 30/12/07 18:40
gửi bởi binh
Trong Tín Tâm Minh của Tam Tổ có nói “ Chí đạo không khó, chỉ hiềm chọn lựa, chớ nên yêu ghét rõ ràng minh bạch”. Nói Chí đạo không khó là không khó đốI vớI ngườI có tâm bình đẳng, không phân nhân ngã. Nếu có chọn lựa thì có yêu ghét rồI, có yêu mớI chọn. mà có yêu ghét là vì có phân biệt mà phân biệt tức là minh bạch.
Từ minh bạch, thấy có đồng dị, hơn kém, cao thấp khác nhau nên sinh tâm yêu ghét, từ yêu ghét mà có chọn lựa, có chọn lựa nên sanh tâm tiếc giữ vì vậy không bình đẳng. Triệu Châu nói “ Lão tăng không ở trong minh bạch, các ngườI có tiếc giữ hay không?” hiển nhiên là trúng lý

(Trích từ tắc 2 Bích Nham Lục)
Chí đạo nghĩa là đến chỗ cùng cực của đạo

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 01/03/08 00:04
gửi bởi thichnhuantruong
Cái biết của bộ óc là tướng bệnh, cái biết của Phật tánh là tướng mạnh; khi nào tướng bệnh còn thì tướng mạnh hiện ra không được. Tại sao? Vì tướng bệnh là xanh vàng ốm yếu, tướng mạnh là hồng hào. Khi đang xanh vàng ốm yếu, làm sao hồng hào hiện ra được? Phải hết tướng bệnh thì tướng mạnh hiện lên. Cho nên, Phật tánh khỏi cần tìm, vì tìm là chướng ngại, chỉ cần giữ nghi tình lâu ngày được bùng vỡ thì Phật tánh hiện, gọi là kiến tánh thành Phật.[

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 27/03/08 20:29
gửi bởi nhampl
rốt ráo lìa thấy nghe hay biêt + thấy nghe hay biêt tất cả là...............................

{{{{{{{{{{ công án của PL đưa ra !}}}}}}}

KHÔNG ĐƯỢC NÓI RA À NGHE

NÓI RA LÀ MÂT !

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 27/03/08 21:01
gửi bởi Chanhientam
nhampl đã viết:rốt ráo lìa thấy nghe hay biêt + thấy nghe hay biêt tất cả là...............................
{{{{{{{{{{ công án của PL đưa ra !}}}}}}} KHÔNG ĐƯỢC NÓI RA À NGHE
NÓI RA LÀ MÂT !
Hi hi ... còn đây là công án của Ht :
Nếu nói ra mất, vậy nhờ cái gì mà nói được?
Nếu nín mà "không mất", sao người câm vẫn u mê?

Ngài Huyền Giác dạy "Nói nín động tịnh thể an nhiên" (không biết có nhớ lộn không nữa. nếu có sai xin sửa dùm). Không sống được với THỂ AN NHIÊN, thì nói cũng trật mà nín cũng trật. Sống được với nó thì nói nín đều là diệu dụng.

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 27/03/08 23:25
gửi bởi nhampl
Nói cũng như nín,nín cũng như nói . nó là thế nào ?


nín mà không như nói thì đông cây đá
nói mà không như nín là: trong một bài hát của tr.c.s nếu pL nhớ không lầm là làm chiếc bóng đi gieo lời dối gian ! KÍNH

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 28/03/08 01:27
gửi bởi Chanhientam
:razz:

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 02/04/08 20:37
gửi bởi thichnhuantruong
nhampl đã viết:Nói cũng như nín,nín cũng như nói . nó là thế nào ?


nín mà không như nói thì đông cây đá
nói mà không như nín là: trong một bài hát của tr.c.s nếu pL nhớ không lầm là làm chiếc bóng đi gieo lời dối gian ! KÍNH
cái này nhampl chưa hiểu ý của chanhhientam rồi !
[-( [-( chỉ được phần nào thôi !
Hi hi ... còn đây là công án của Ht :
Nếu nói ra mất, vậy nhờ cái gì mà nói được?
Nếu nín mà "không mất", sao người câm vẫn u mê?
câu này chắc là chanhhientam tự đặt !
nên hõi chanhhientam thì hay hơn .
ngài ĐỨC SƠN đang cầm gậy đi tới đó chanhientam ạ !

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 03/04/08 02:14
gửi bởi Chanhientam
Cái đó không phải là tự Ht dựng ra, mà chỉ là do câu phát biểu của Phúc Lâm mới có câu nói đó. Khởi là do duyên, thì hết duyên liền không. Bởi sắc tức là không, không tức là sắc. Thành Đức Sơn có tới thì mặc Đức Sơn. Chẳng ai làm gì được ai!

Với Ht, câu trả lời của Phúc Lâm là hay.

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 03/04/08 03:37
gửi bởi nhampl
Sao Ht biết người câm nín mà không mất ? vẫn u mê thì là không có sao nói là không mất được !hết duyên mới không thì chưa thể nhập thai biết xuất thai biết !KÍNH

Re: Kiến tánh....

Đã gửi: 04/04/08 16:05
gửi bởi Chanhientam
nhampl đã viết:Sao Ht biết người câm nín mà không mất ? vẫn u mê thì là không có sao nói là không mất được !hết duyên mới không thì chưa thể nhập thai biết xuất thai biết !KÍNH
Không thấy có, không có nghĩa là đã mất. Như mặt trăng bị mây che khuất, không thấy có, nhưng không có nghĩa là đã mất. Vì hỏi thành đây trả lời như thế. Nhưng câu HT đặt ra, chủ ý không để vặn nhau trên ngôn từ. HT chỉ muốn nói "Dựa vào hiện tượng để biện về thể tánh thì dễ bị thiên hạ hỏi ngược". Người nào có thể ngay cái chỗ PL và Ht đối đáp đó, mà nhận được cửa bất nhị như baby từng nhận, thì không có gì bằng. Thôi chỗ này cho qua, không nhắc lại nữa. Thừa! OK?

"Hết duyên mới không" là nói cho chư vị học Tam thừa nghe. Nhất thừa thì không nói như thế. Nên phải tiếp liền một câu sau "Sắc tức là không, không tức là sắc".
Hai câu như thế, vì sao lại chỉ thấy câu trước mà không thấy câu sau? Nhưng nói chung, hỏi được một câu như thế không phải là hạng tầm thường. =D>

Ngay sắc là không, ngay không là sắc. Tức không đợi duyên phải tan mới thành không. Ngay khi duyên hội đó đã là không. Nhưng vậy cũng mới chỉ mới có vế đầu. Nghe ngài Hiền Thủ, Tổ thứ ba tông Hoa Nghiêm đối đáp nè :

Hỏi : Duyên khởi của Nhất thừa và của Tam thừa có gì sai khác?
Đáp : Duyên khởi của Tam thừa thì duyên tụ liền có, duyên tán liền không. Duyên khởi của Nhất thừa thì duyên tụ chẳng có, duyên tán chẳng không.

Giờ chắc OK cả hai tay và hai chân rồi! kinhle