Phương pháp tu Thiền

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phương pháp tu Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Muôn tu tập thiền thì phải đến thiền viện có các vị tăng ni tu hành nhiều năm mới có thể dạy cho mình. Không nên đọc vài cuốn sách rồi tự tu. Bởi đôi khi đọc hiểu theo cái mình hiểu, nhưng cái mình hiểu chưa hẳng là đúng với cái người viết hay người dạy. Có thể mình hiểu lầm ý họ.

Cho nên phải mặt đối mặt mà hỏi đáp học tập.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Phương pháp tu Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào bạn ChuyenPhuong
Tôi là thành viên mới tham gia vào diễn đàn, tỗi cũng đang tập ngồi thiền, và cũng như bác battinh chỉ mà sao tâm tôi vẫn lao sao, không ngồi được lâu? xin ngài chỉ rõ chô tôi được không ạ?
NAM MÔ HOAN HỈ BỒ TÁT MA HA TÁT
Theo ND thì bạn lên để ý vào hơi thở nơi đầu mũi ra vào, tranh thủ chiệt để khi nào có thể(khi nghỉ trưa, khi xem tivi, khi đi đường,...) trước khi đi ngủ lên ngồi thiền ngồi tư thế dễ ngồi nhất không nhất thiết phải kiết già. Khi nào thấy mỏi thì nghỉ, khi lằm ngủ cũng để ý vào hơi thở nơi đầu mũi ra vào đến khi nào ngủ thì ngủ luôn.
Chúc bạn tịnh được tâm.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp tu Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

THIỀN ĐỐI TRỊ:

Hơn nữa, người mới tập tu thiền trước phải điều hòa hơi thở, hơi thở là mạch sống thiết yếu nhất của con người. Điều hòa được hơi thở là bước thành công đầu của sức khỏe và an tâm. Thân khỏe mạnh tâm an ổn, hành giả mới nỗ lực tiến thẳng vào pháp môn thâm diệu được.

Pháp sổ tức là tên pháp đầu của "Lục diệu pháp môn". Trong sáu pháp môn nhiệm mầu này, đầu tiên là Sổ tức (đếm hơi thở), kế Tùy tức (theo hơi thở), Chỉ (dừng lại một chỗ), Quán (quán sát), Hoàn (xem xét trở lại), Tịnh (lóng lặng trong sạch). Hành giả ứng dụng pháp thiền "đếm hơi thở" phải tu từ thô đến tế, đầy đủ sáu pháp mới được viên mãn. Sáu pháp này có công hiệu dừng lặng mọi vọng tưởng một cách thần diệu, nên gọi là Lục Diệu Pháp Môn...

THIỀN TUYỆT ĐỐI

Pháp Thiền này do Phật Thích Ca ở trong hội Linh Sơn đưa cành hoa lên, Tổ Ca Diếp cười chúm chím rồi được truyền tâm ấn. Truyền thừa mãi đến vị Tổ thứ hai mươi tám là Bồ Đề Đạt Ma, Ngài sang Trung Quốc truyền cho Tổ Huệ Khả, lan dần sang Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản và tiếp tục đến hiện nay. Đến Trung Quốc, Tổ Đạt Ma dõng dạc tuyên bố pháp này là: "Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhơn tâm, kiến tánh thành Phật" (Truyền ngoài giáo lý, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật.) Qua câu tuyên bố của Ngài, chúng ta thấy rõ tánh cách tuyệt đối của nó.

Thiền này tạm nói có hai lối tu: hoặc từ KHÔNG vào CÓ, hoặc từ CÓ ra KHÔNG. Từ Không vào Có là, trước biết rõ tất cả pháp giả dối không thật, sau nhận ra chân tâm chân thật là thực thể tuyệt đối bất sanh bất diệt, hằng sống với nó là đạt đạo. Từ Có ra Không là, trước nhận ra ông chủ chân tâm, sau nhìn ra các pháp đều hư giả tạm bợ, thường sống với ông chủ của mình là thấy tánh thành Phật.
===============
Trong lục diệu pháp môn, HT giảng thật là hợp lý Phân tách các loại thiền.

===============
Riêng tôi vẩn còn thắc mắc, các lời tham khảo của bác ThánhTri nói về Thiền Giáo Môn khác, Tổ sư Thiền cũng khác. Điều này tôi thấy chưa hợp lý. Trước khi tôi muốn mổ sẽ vấn đề này. Nhờ các bạn phân tách trước về 6 danh từ Thiền trong 3 phạm trù:

I. Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền là gì, tại sao?

II. Thiền Đối Trị và Thiền Tuyệt Đối là gì, tại sao?

III. Thiền giáo môn và Tổ Sư Thiền (Của ThánhTri) là gì, tại sao?


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phương pháp tu Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thien Nhan đã viết:
I. Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền là gì, tại sao?

II. Thiền Đối Trị và Thiền Tuyệt Đối là gì, tại sao?

III. Thiền giáo môn và Tổ Sư Thiền (Của ThánhTri) là gì, tại sao?
1. Tổ Sư Thiền = Thiền Tuyệt Đối. Dùng danh từ khác mà cũng nói về một thứ thiền thôi. Nhưng không cần phải đổi tên chi, gọi là Thiền Tông hay Tông Môn là được rồi.

2. Phật Pháp có 84 ngàn pháp môn để đối trị 84,000 phiền não củâ chúng sanh, mỗi mỗi pháp môn đều là để đối trị bệnh củâ chúng sanh. Cho nên tất cả pháp môn đều có thể gọi là "Đối trị". Thí dụ như con người chấp ngã, thì dạy vô ngã để phá ngã chấp. Đó gọi là Đối Trị. Xong, khi đã phá ngã chấp rồi, nhưng không chịu buông cái pháp mà phá ngã chấp đó, thì gọi là chấp pháp (Đây là các vị Thanh Văn Duyên Giác). Thế thì bây giờ cần phải tiếp tục phá pháp chấp nữa (Đây là các vị Bồ Tát).

3. Tuy nói chung là các pháp môn đều là đối trị bệnh chúng sanh. Xong, các thiền giáo môn thì mới đích thực là như vậy hơn so với Tổ Sư Thiền. Bởi Tổ Sư Thiền thì không cần đối trị, chỉ cần tâm không, quét sạch mọi vọng niệm.

Thí dụ như con người chấp ngã thì giáo môn thiền đối trị dạy quán thân bất tịnh vô thường khổ để phá ngã chấp, thì thay vì vậy, Tổ Sư Thiền dạy quét sạch cả Ngã và Vô Ngã. Nếu tâm đã không thì còn ngã hay còn vô ngã chăng? Thế thì cần gì phải dùng pháp đối trị lẫn nhau?

Thay gì dùng vọng tưởng thiện để đè vọng tưởng ác thì ta không vọng tưởng nữa, tức là không vọng tưởng thiện mà cũng không vọng tưởng ác, thế thì đâu cần dùng vọng tưởng thiện để đè vọng tưởng ác chi nữa!

Cho nên Tổ khi xưa nói:

"Phật thuyết tất cả pháp
Vì độ tất cả tâm
Nếu không tất cả tâm
Đâu cần tất cả pháp"


Chúc an vui


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
vienngo02
Bài viết: 131
Ngày: 03/04/11 21:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: kiếp trước

Re: Phương pháp tu Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi vienngo02 »

truyenphuong đã viết:Tôi là thành viên mới tham gia vào diễn đàn, tỗi cũng đang tập ngồi thiền, và cũng như bác battinh chỉ mà sao tâm tôi vẫn lao sao, không ngồi được lâu?


Mời bạn xem đoạn video trên để hiểu hơn về phương pháp tọa thiền .

Nếu bạn ở tp HCM thì có thể tìm đến thiền viện Tuệ Quang - Q.9 để trực tiếp học hỏi thì tốt hơn , ngoài ra bạn có thể tìm hiểu qua trang : http://www.thuongchieu.net hoặc trang : http://www.cattrang.org .

Con đường còn dài phía trước nhưng cũng hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp , chúc đ/h thường tinh tấn , thường an lạc !


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Phương pháp tu Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Con kính chào bác Thánh_Tri!
Rất mong được bác chỉ bảo thêm cho con!
2. Phật Pháp có 84 ngàn pháp môn để đối trị 84,000 phiền não củâ chúng sanh, mỗi mỗi pháp môn đều là để đối trị bệnh củâ chúng sanh. Cho nên tất cả pháp môn đều có thể gọi là "Đối trị". Thí dụ như con người chấp ngã, thì dạy vô ngã để phá ngã chấp. Đó gọi là Đối Trị. Xong, khi đã phá ngã chấp rồi, nhưng không chịu buông cái pháp mà phá ngã chấp đó, thì gọi là chấp pháp (Đây là các vị Thanh Văn Duyên Giác). Thế thì bây giờ cần phải tiếp tục phá pháp chấp nữa (Đây là các vị Bồ Tát).
Vô Ngã Và Vô Pháp
Vô Ngã Chưa Vô Pháp
Vô Ngã Còn Chấp Pháp
Người Suy Nghĩ Như Thế
Còn Chấp Pháp Nặng Lề!

Tổ khi xưa nói:
"Phật thuyết tất cả pháp
Vì độ tất cả tâm
Nếu không tất cả tâm
Đâu cần tất cả pháp"
Hãy thật khéo tác ý từ lời tổ nói! Đừng tin tưởng vào vọng tưởng chưa thực sự có trí giác ở chúng ta!
Pháp sinh để Phá Chấp
Nay đã vô ngã rồi ( vô ngã của các bậc giác ngộ,chỉ có chúng ta hiểu sai vào mà chấp thôi!)
Pháp đâu còn chỗ chấp
Nếu còn chỗ chấp Pháp
Tất Ngã Chấp tồn tại
Sao gọi là Vô Ngã!
Nều đã còn Ngã Chấp
Khổ đau vẫn còn đó!
Đâu thể là giải thoát
PHẬT đã nói Vô Ngã
Chúng sinh còn lầm mê
Không thể hiểu Vô Ngã
Sinh ra nhiều kiểu chấp
Vô Pháp tức ra đời
Phá Chấp cho kẻ mê
Thánh Giác đâu Vô Minh
Sao lại còn chỗ Chấp!

Ta Kiến Không Diệt Trừ
Ắt Khổ Báo Theo Sau
Thí dụ như con người chấp ngã thì giáo môn thiền đối trị dạy quán thân bất tịnh vô thường khổ để phá ngã chấp, thì thay vì vậy, Tổ Sư Thiền dạy quét sạch cả Ngã và Vô Ngã. Nếu tâm đã không thì còn ngã hay còn vô ngã chăng? Thế thì cần gì phải dùng pháp đối trị lẫn nhau?

Thay gì dùng vọng tưởng thiện để đè vọng tưởng ác thì ta không vọng tưởng nữa, tức là không vọng tưởng thiện mà cũng không vọng tưởng ác, thế thì đâu cần dùng vọng tưởng thiện để đè vọng tưởng ác chi nữa!
Chỗ này chúng ta thường dùng vọng tưởng suy tư, và thường kiến giải như trên! Nhưng thực sự chúng ta không biết được chân thực của nó như thế nào, vì nó đi quá sâu vào tâm chứng thực sự rồi! nên hãy rất cẩn thận khi tác ý và suy tư về nó!
Thực ra Không cần đến tu tới có thể giải thoát đã đặt được không vọng tưởng thiện ác !
Chỉ cần có công phu và sức định sâu vào tầng Thức uẩn, yên lắng được thức uẩn và vượt quả được thức uẩn! Dừng lại đây luân hồi vẫn còn nguyên!
Cho con xin phép hỏi ở đâu đã ai hết vọng tưởng chưa??? Nếu có người nào hết rồi cho mọi người biết nhé! Bác Thánh_Tri đã không còn niệm thiện hay ác chưa vây?
Nếu ai chưa hết thì làm sao! Chưa hết thì hãy ráng dùng tâm cao thượng! Những ước nguyện cao thượng, hãy dùng tâm từ bi cao thượng ( Nó chưa thật là mình có từ bi thì hãy xin Phật gia hộ cho con khởi được tâm đại từ, đại bi lớn dần và mãi mãi đồng tâm chư Phật! những Pháp nguyện của ta là tâm gì, tu không có nguyện lực liệu có ai tu được và có kết quả đây bác Thánh_Tri?
Còn những ai căn cơ cao như bác Thánh_Tri thì cứ việc thử không thèm thiện ác! Thì Bác Thánh_Tri phải có được cái dụng của Thánh nhân! Bác Thánh_Tri nghĩ cái dụng của Thánh nhân là như thế nào? Rất mong bác hoan hỷ chỉ bào thêm cho mọi người! tangbong

Thân Ái Kính Chào
Sửa lần cuối bởi VoMinhDaCheMo vào ngày 10/07/12 05:41 với 2 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Phương pháp tu Thiền

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Câu 1: Trong khi ngồi thiền tụi con dụng tâm thế nào?
- Dạ, ngồi thiền khi nào có vọng tưởng con liền biết có vọng, khi nào bị hôn trầm con ráng chấn chỉnh.

- Tại sao khi có vọng tưởng con buông, không theo nó?

- Dạ, vọng tưởng là cái không thật, do tưởng mà ra.

- Đó là đề tài Thầy sẽ nói chuyện bữa nay.

Nói đến ngồi thiền, ai cũng thắc mắc ngồi làm gì mà im lìm như vậy? trong khi ngồi sẽ làm gì ở nội tâm? Đây, Thầy nói rõ ràng cho tất cả nghe để biết cách dụng công. Lâu nay mình buông thả sáu căn: mắt, tai... chạy theo sáu trần: sắc, thanh... Bởi vì lo chạy ra, nên cái gì ở bên ngoài thì biết, còn bản thân mình lại không biết. Trái lại, người tu đạo, quay ngược trở vào để tìm biết mình.

Hiện tại khoa học tìm kiếm những thứ bên ngoài, bay lên các ngôi sao ở tít mù để biết trên đó có gì... Nhưng đặt câu hỏi lại: “mình là gì”, không ai trả lời được. Như vậy, chỉ biết bên ngoài không biết mình. Ngược lại đạo Phật chủ yếu là biết mình. Muốn biết mình phải quay lại. Thầy thường ví dụ như cây đèn pha, sáng ở phía trước thì bản thân mình không sáng, nếu rọi ngược lại tức không sáng phía trước.

Ngồi thiền là một phương tiện để thu nhiếp sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý soi lại bên trong. Tuy nói rằng bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi đều tu được, nhưng khi đi đứng ít nhiều cũng phóng ra theo chỗ thấy nghe, còn khi ngồi thiền thân yên định, không bị thấy nghe chi phối, dùng hết tâm lực phản quan lại. Muốn phản quan, ban đầu tạm dùng hơi thở, hít vô thở ra rõ biết, đó là một phương tiện bắt mình xoay trở lại, lâu lâu thấy niệm khởi liền buông. Như vậy là mình soi lại nội tâm, không phóng ra ngoài.

Khi mình phản quan lại, thấy có hai vấn đề then chốt:

Vấn đề thứ nhất, khi soi lại mình sẽ thấy rằng mạng sống nương nơi hơi thở, thở ra không hít vào là chết, mà hơi thở là vô thường, không bền chắc nên sự sống của mình cũng rất mong manh. Thân này do đất, nước, gió, lửa hợp thành. Gió là cái thường trực giữ cho mạng sống còn, nếu thở ra không hít vào thì tắt thở chết. Như vậy mạng sống thật là ngắn ngủi, như sợi chỉ mành.

Vấn đề thứ hai, mình nghĩ điều lành hoặc điều dữ đều là tâm mình. Khi nghĩ điều lành cho đó là tâm mình, vậy khi nghĩ điều dữ là tâm ai? Nghĩ lành dữ, tốt xấu, phải quấy... trăm thứ, chẳng lẽ trăm thứ nghĩ đều là tâm mình? Lâu nay cứ chấp chặt cái suy nghĩ là mình, nhưng bây giờ mới thấy cái suy nghĩ thật là tạp nhạp. Lấy cái tạp nhạp làm mình, chịu không? Lại nữa cả trăm thứ tạp nhạp dấy lên, vừa nhìn lại liền mất, như bóng hiện ra, phản quan soi xét lại không có gì thật. Nó không thật mà lâu nay mình chấp là tâm mình, rồi hơn thua phải quấy, cống cao ngã mạn, đó là gốc phiền não.

II. Như vậy, một là chấp thân, giờ soi lại thấy thân tạm bợ thoạt còn thoạt mất; hai là chấp tâm, phản quan liền thấy tâm niệm chợt có chợt không. Cả hai đều không thật, thân không thật, tâm không thật. Vậy có gì thật không? Đó là một vấn đề rất to lớn mà thế nhân ít ai nghĩ đến.

Con người cứ bám vào thân này cho là thật nên tìm mọi thứ thỏa mãn cái thân này. Hoặc có người khá hơn, bám vào tâm, rồi cái gì mình nghĩ cũng cho là chân lý, ai nghĩ khác cho là sai. Đó là những điều cố chấp gây đau khổ cho nhau mãi mãi. Hai chấp này đều vô lý, thân tâm là giả mà mình lại cố chấp.

Thí dụ như ra chợ người ta bán một rổ rau ngon, mình lại mua. Người ta nói ba ngàn, mình trả giá hai ngàn, họ chưa chịu bán, có ai lại mua ba ngàn, giận không? tại sao giận? Vì nghĩ rau ngon mình mua về ăn bổ dưỡng mà người đó giật cái ngon của mình. Chấp thân này thật nên thấy món ăn bổ dưỡng cũng thật, rồi giận hờn nhau. Đó là chấp về thân.

Nay nói chấp về tâm, chúng ta nghĩ chuyện gì đều cho là phải, ai nghĩ khác đi gọi là sai, nhưng người nghĩ khác kia cũng lại cho họ là đúng, hai cái đúng đối chọi nhau. Vậy nên ở gia đình sanh cãi lộn, ra ngoài xã hội thì tranh hơn tranh thua, vì ai cũng đúng hết. Bây giờ biết cái suy nghĩ là vọng tưởng không thật, không thật nói đúng sai làm gì!

Nên Thầy thấm nhất câu trong kinh Phật dạy: Người biết tôn trọng chân lý khi nghĩ điều gì chỉ tuyên bố rằng “đây là suy nghĩ của tôi”, đừng nói “suy nghĩ của tôi là đúng”.

Nếu nói tôi nghĩ đúng là không biết tôn trọng chân lý. Ở thế gian này, nếu ai cũng quan niệm: “đây là cái nghĩ của tôi, người khác có cái nghĩ của họ”, thì không có gì để đấu tranh. Trái lại nếu mình nói “suy nghĩ của tôi là đúng”, người kia cũng nói “suy nghĩ của tôi là đúng”, hai cái đúng sẽ chọi nhau.

Như vậy, tôn trọng chân lý là khi mình nghĩ, biết đó là cái nghĩ của mình, người khác nghĩ đó là cái nghĩ của họ, chớ không nói ai đúng ai sai. Thông thường ai cũng cho mình là đúng, không ai chịu mình sai. Có khi nào cãi lộn nói “tôi sai tôi cãi với chị” đâu! Hai cái đúng đụng nhau rồi cãi lộn. Vậy mới thấy, do chấp thân, chấp tâm mà thế gian đau khổ. Nếu người ta biết rõ thân này là duyên hợp hư dối, tâm là những niệm giả dối không thật, rõ hai cái đó nên không cố chấp, thì còn khổ đau không?

- Dạ, không còn khổ.

Hiểu vậy tức là mình tự giác ngộ. Lâu nay chỉ chạy ra ngoài, biết ở ngoài không biết ở trong, tưởng thân thật, tâm thật, si mê giành giật, hơn thua, chống đối. Biết phản quan, thấy thân tâm không thật là điều chủ yếu của người tu thiền. Thức tỉnh mới rõ thân tâm mình. Nhưng thấy rõ như vậy chưa phải là cứu kính, còn phải biết chinh phục nữa. Bởi vì tâm niệm tuy không thật nhưng là chủ tạo nghiệp, thân mình làm lành làm dữ cũng do ý nghĩ mà ra, miệng nói lành nói dữ cũng do ý nghĩ mà ra. Ý nghĩ tuy không hình tướng mà lại chỉ huy cả thân và miệng, tạo nghiệp lành dữ, làm nhân dẫn đi sanh tử triền miên.

Bây giờ muốn dứt sanh tử luân hồi phải làm sao? Không chạy theo nó, phải cho nó lặng đi, nên vừa dấy niệm liền buông, đến chừng không còn một niệm nào thì tự tại thảnh thơi. Khi không còn niệm thì thấy trời mây, cây cối, nghe mọi âm thanh, ngửi tất cả mùi hương, nếm tất cả vị mà không có niệm hơn thua, ngon dở, tốt xấu... Đó là lúc mình an ổn, hết tạo nghiệp, đến khi nhắm mắt được tự do, tự tại.

Trọng tâm tu chỉ đơn giản như vậy. Khi ngồi thiền vọng tưởng tốt hay xấu đều buông bỏ. Vì khởi niệm tốt, làm việc lành, được sanh cõi lành, nhưng cũng còn sanh; khởi tâm xấu, làm việc dữ, sanh vào cõi khổ cũng là sanh. Hai niệm này dừng thì cái chân thật hiện tiền, đó mới là cái bất sanh bất diệt, giải thoát sanh tử. Đây là chủ yếu của việc ngồi thiền.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách