Thiền Giáo Song Hành

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • THIỀN GIÁO SONG HÀNH
    (Sách: Tự Gia Bảo, Thiền Thất Chơn Không, Montréal, Canada, trang 243 - 247)


Buổi nói chuyện hôm nay, tôi không nói cái phát minh mới, chỉ trình bày đường lối chủ trương của Tu Viện để các thiền sinh nắm vững mà tu học cho đúng, không còn nghi ngờ, và nếu có trình bày cho người học hiểu thì trình bày được chính xác và rõ ràng.

Muốn rõ đường tu hành của Tu viện Chơn Không, trước hết phải nhìn lui về lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Phật giáo Trung hoa từ đời Tấn tới đời Đường chia ra mười tôn phái. Về sau, từ đời Nguyên, đời Minh, đời Thanh còn lại có bốn tông là: Thiền, Giáo, Tịnh và Mật.

Giáo trùm cả Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Tam luận Tông, Pháp Tướng Tông... Nói chung, các tông có chủ trương học kinh, học luật, học luận đều thuộc về Giáo. Còn Thiền tông, Tịnh Độ tông, Mật tông hoằng hóa, nhưng có hai tông nổi bậc là Giáo và Thiền. Giáo chỉ cho những vị tu sĩ chuyên học và trì tụng kinh điển, chùa nào học và trì tụng kinh điển thì được coi như tu theo Giáo. Còn Thiền thời bấy giờ là nhắm thẳng Thiền thoại đầu, do chư Tổ dòng Lâm Tế từ đời Tống xiển dương. Hai bên Thiền và Giáo có chủ trương khác nhau nên công kích lẫn nhau. Thiền thì công kích Giáo là kiến giải suông, chỉ học hiểu mà không thực hành. Giáo thì công kích Thiền là thiền ngu dốt, không thông giáo lý, vì Thiền chuyên tu thoại đầu chủ trương độn công phu. Nghĩa là thiền sinh chỉ tin vào vị thầy hướng dẫn, vị hướng dẫn cho một câu thoại đầu, thiền sinh phải dồn hết tâm lực khán câu thoại đầu đó cho tới ngày ngộ, chứ không học kinh điển, ngoại trừ những buổi khai thị của vị thầy đó thì có tham học. Do đó, hai tông có cớ để công kích nhau. Còn Tịnh Độ Tông và Mật Tông thì có chủ trương đường lối riêng, nên ở đây không bàn tới.

Xét ra, Thiền và Giáo bên nào cũng có cái ưu, nhưng cũng không tránh khỏi cái khuyết. Giáo, ưu ở học kinh điển, nhưng khuyết ở chỗ học hiểu mà không hành, chỉ đem kinh điển ra giảng nói, tụng đọc thôi. Kinh luật Phật dạy để cho người thực hành, chớ không phải dạy để giảng thuyết suông hay tụng đọc mà không thấy chân lý. Thiền khán thoại đầu, được cái ưu là dồn hết tâm lực trong câu thoại đầu, không bị chi phối bởi những kiến giải. Nhưng vì không có học kinh điển, nên chỉ tu đến khi nào ngộ thì lúc đó đành chịu độn công phu! Thiền được coi là một tông phái không trọng giáo. Bởi vì không trọng giáo nên lâm vào cái lỗi lớn là tu mà không thông giáo lý Phật, và sau lại vấp thêm cái lỗi thứ hai nữa là vì không trọng giáo chỉ chuyên khán thoại đầu để chờ ngộ đạo. Song mỗi pháp hội năm bảy trăm thiền sinh, mà người ngộ đạo chỉ có một hai thôi, những người không ngộ đạo thì sao? Đó chính là cái nhân làm cho Thiền thoại đầu biến các chùa Thiền tông thành Tịnh Độ sau này. Tại sao vậy? Vì khi khán thoại đầu mà không ngộ thì tốt hơn là trở lại niệm Phật, vì niệm Phật nhẹ nhàng ít nhọc hơn khán thoại đầu (ví dụ khán câu "Niệm Phật là ai?", thiền sinh dồn hết tâm lực vào câu hỏi mà không trả lời được, để chờ ngộ...). Người khán thoại đầu chỉ tin vào lời của vị thầy chỉ dạy, hướng theo đó mà tu cho tới khi ngộ đạo, chứ không trông cậy vào kinh Phật. Về sau, có nhiều người cho rằng tin Phật, nhứt là Phật A Di Đà, trong 48 lời nguyện có lời nguyện là "Ai niệm danh hiệu ngài, sẽ được ngài đón về Cực Lạc".. Tin và tu như vậy dễ hơn. Do đó, người tu Thiền dần dần chuyển sang Tịnh Độ. Chính ở Việt Nam, các chùa Thiền tông sau này biến thành chùa Tịnh Độ cũng vì lý do đó, không phải ai khán thoại đầu cũng đều ngộ, nếu không ngộ thì cả đời tu không sáng sủa. Hai tông Thiền, Tịnh đều có cái ưu và cái khuyết. Tịnh Độ ưu là tin vào đức Phật A Di Đà, khuyết là cõi Cực Lạc thì quá xa. Còn Thiền thoại đầu khuyết là không tin Phật, chỉ tin vào vị thiền sư hướng dẫn, ưu là ngộ ngay nơi chính mình. Đó là ưu khuyết của hai tông Thiền, Tịnh. Về sau Tịnh Độ có phần hưng thịnh, vì thiền thoại đầu thiền sinh tu lâu ngày thấy nhọc nhằn mà không ngộ đạo, lần lần chuyển sang Tịnh Độ niệm Phật nhẹ nhàng dễ hơn. Đó là lý do mà người sau phải suy nghĩ.

Giáo thì nặng về kinh, chỉ học, trì tụng, thuyết giảng suông mà không ứng dụng tu hành. Thiền thì chỉ khán thoại đầu mà không chịu học kinh, vì học kinh điển sợ trở thành kiến giải. Cả hai đều có tính cách thái quá, cho nên Tu viện Chơn Không chủ trương Thiền Giáo song hành. Về Giáo, thiền sinh phải học kinh, luận sử. Về Thiền thì phải thực nghiệm tu tập. Các thiền sư nói Giáo là lời Phật nói hay là miệng của chư Phật không hai. Vì tâm và miệng của Phật không hai nên Thiền và Giáo không hai. Vì vậy Tu viện Chơn Không chúng tôi chủ trương Thiền Giáo song hành. Từ lâu, tôi thường nói với tất cả thiền sinh rằng: Đối với Tam Bảo, tôi có niềm tin rất sâu, cho nên lúc nào cũng cố gắng làm cho ngọn đèn Phật pháp sáng tỏ, không muốn nó bị lu mờ. Nếu chúng ta chuyên tu thiền thoại đầu thì quên học kinh luận, mà quên học kinh luận thì vô tình phế Pháp bảo. Mười người tu thoại đầu, chắc gì mười người ngộ, hay năm người ngộ, hay một người ngộ thôi? Nếu không ngộ thì ngọn đèn Phật pháp dần đàn tắt mất, đó là điều mà tu sĩ chúng ta phải thận trọng.

Ở Việt Nam, trong thời chúng tôi tu học thì Phật giáo chia tổng quát là ba nhóm (chia thành nhóm chứ không chia thành phái). Nhóm thứ nhất lấy kinh điển Phật làm nghề sanh nhai, đi tụng tán để có tiền sinh sống, được gọi là thầy cúng, thầy đám. Nhóm này cũng khá đông. Nhóm thứ hai là những người tốt, nhưng vì ít học ham tu nên nặng về tín ngưỡng, tu một cách mù quáng, tu mà không hiểu giáo lý, cho nên chỉ biết cúng rằm, cúng vía, tụng kinh tính bộ, lạy tam thiên Phật, lạy Pháp Hoa từng chữ. Tu nhiều là cúng nhiều, lạy nhiều, tụng nhiều. Đó là chủ trương của nhóm thứ hai, gồm có một số chùa ở thôn quê, và ở thành thị cũng có. Nhóm thứ ba là những người học có bằng cấp, hiểu giáo lý Phật như triết học. Đó là trường hợp của chúng tôi học ở Phật Học Viện, học rất nhiều môn, học có chương trình, có thi cử đàng hoàng! Bởi lo thi cử nên ai nấy cắm đầu học, học để thi lấy bằng. Rốt cuộc trong khi học giáo lý của Phật, cũng không có thì giờ để tu. Việc tu thì gượng gạo, một ngày 24 giờ chỉ để một hai thời công phu cho qua ngày thôi, chứ không có sự chuyên tu. Đến khi mãn khó học, ra trường phải đi giảng dạy, mà giảng dạy thì phải tổ chức. Vừa lo giảng dạy, vừa lo tổ chức cho giáo hội nên cũng không có thời giờ tu. Vậy nhóm thứ ba này được ưu điểm là có học nhưng lại thiếu tu.

Hồi Phật Học Nam Việt cất chùa Xá Lợi, có xin Sư cụ Pháp chủ Khánh Anh hai câu đối để ghi trong giảng đường. Sư cụ cho hai câu "Học mà không tu là đãy sách, tu mà không học là tu mù". Hai câu đối đó đến nay vãn còn ghi ở giảng đường chùa Xá Lợi. Sư cụ nhắm hai nhóm người: Nhóm nặng tín ngưỡng ham tu mà không học, lấy cúng tụng lễ lạy làm trên, tu một cách mù quáng, và nhóm nữa là ở Phật học lo viện, học cốt ghi nhớ cho nhiều để ra giảng dạy, lo làm việc không tu được gì hết, giống như cái đãy đựng sách. Đó là tệ trạng Phật giáo Việt Nam lúc bấy giờ, chính tôi là người trong cuộc. Suy nghiệm thấy cái lỗi thiếu sót của mình, nên tôi nhập thất chuyên tu và chủ trương lập tu viện. Tôi lập tu viện mà không cất chùa, vì sợ cất chùa, Phật tử tưởng như các chùa khác sẽ mới đi cúng tụng. Và cũng để tránh hai cái lỗi: Học trở thành cái đãy sách, tu mà không biết Phật Tổ dạy cái gì cứ tu mù. Nên tôi dung hội cả học lẫn tu để hướng dẫn cho thiền sinh trong tu viện. Vì học mà biết ứng dụng sở học để tu thì không phải là cái đãy đựng sách, vì tu mà có học hiểu thông suốt giáo lý nên không phải là tu mù. Như vậy chủ trương mà Tu viện Chơn Không đang thực hiện là "Thiền Giáo song hành".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thiền Giáo xong hành chỉ là phương tiện cho người thời nay căn tánh chậm chạp chẳng tin tự tâm mà diều dắt họ lần lần.

Mong là họ có thể tiến thêm một bước nữa, sau khi hiểu rồi thì buông xuống mọi sách vở tri giải, chỉ chuyên và thuần nhất tham thiền mà thôi.

Nếu không thì lọt đường tri giải, rốt cuộc lãng phi công trình.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Dù tu bất cứ pháp môn nào cần nhớ kỹ hai chữ '' CHUYÊN NHẤT''


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Dạ thưa Thầy Thánh_Tri, thời bây giờ làm sao có được cái trí tuệ sắc bén như hồi xưa để mà tham thiền chờ "ngộ". Thiền sư Thanh Từ thấy được chỗ đó, nên mới lập ra một phương pháp như trên để thiền sinh theo đó mà tu hành. Những lời dạy của các thầy tức là Giáo, bắt buộc phải học cho kỹ để mà thực hành đúng (dụng công tham thiền). Vậy ra thì trong Giáo có Thiền, trong Thiền có Giáo.

kinhle tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

- Muốn học Thiền đại thừa: phải xem kinh Thủ Lăng Nghiêm và kinh Kim Cang.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thì thời nay hiếm người có căn cơ lanh lợi như thời xưa. Tôi cũng chẳng phải là căn cơ lanh lợi.

Nhưng chỉ bài tỏ lời nhắt nhở mong muốn mọi người tham thiền thời nay, sau khi học hiểu rồi thì buông xuống, chỉ chuyên tham thiền thôi. Bởi giáo, lời dạy trong kinh sách là chỉ chúng ta, khuyên chúng ta phải thực hành.

Nếu miệt mài trong kinh sách thì hoá ra chỉ là pháp sư giảng kinh thuyết pháp trong giáo môn thôi, chứ đâu phải là người tham thiền. Biết chừng nào mới Minh Tâm Kiến Tánh?

Hoá ra mới đầu tham thiền, rốt cuộc lại rơi vào cơ cảnh khác, lạc mất mục tiêu, đường hướng ban đầu.

Nếu là tu Như Lai Thiền thì dĩ nhiên phải học kinh lời dạy Phật mới biết mà tham thiền.

Nếu là tu Tổ Sư Thiền thì bất đắc dĩ mới cần Kinh Giáo để thuyết phục mà sanh tín tâm nơi Tự tâm mình, mới chịu tham thiền trở về Chân Tánh. Nếu có Tín Tâm và biết cách tham thiền rồi thì chỉ cần miên mật dụng công thôi. Không cần phải học thêm cái gì nữa, vạn pháp đều không, vạn pháp đều buông, vạn pháp đều quét sạch, đập ngay mối đầu niệm của Mạt Na Thức, phá vỡ thành trì đen tối vô minh, mặt trời chân tánh tự sáng tỏ rạng ngời.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tham thiền là Hành thiền. Nhưng phương pháp, phương tiện??? Lấy gì kiểm chứng. Mình đang tham thiền?

Tổ Sư Thiền cũng là sanh khởi từ Thiền giáo môn (Thiền nguyên thủy)...Có phương pháp, có phương tiện. Ví dụ: Tham thoại đầu, Công án... Và cũng kim luôn cả tham thiền nhập định.

Thiền Như Lai cũng là Thiền chỉ quán, thiền minh sát...Thì cũng là Hành thiền

Như vậy cả ba thiền điều có hành thiền thì có khác điều gì? - Điều cùng một mục đích "Cầu giải thoát".

Do vậy, tôi thì hơi năng động và thực tế theo (khoa học) hơn. Làm cái gì mà có thể thì làm, nếu không có thể thì không làm.

Trắc nghiệm lại bản thân tôi thì.

1. Quan niệm thứ nhứt, biết đời là vô thường, khổ, vô ngã. Thì tu sao cho mình an lạc, mọi người xung quanh được an lạc. (Không gây ra nhơn quả ác. Tu ngũ giới. Trong PHPT gọi là Nhơn thừa Phật giáo.)

2. Quan niệm thứ hai, Cũng như quan niệm đầu. Và nhờ tham khảo nhiều kinh điển.v.v. Có thể mở mang trí tuệ. Biết giữ thêm Lục hòa, Tứ nhiếp Pháp, tu thập thiện. Trong PHPT gọi là Thiên thừa Phật giáo).


3. Quan niệm thứ ba, đã hưởng thọ trì Chánh Pháp kinh điển rồi, Hành giả sẽ không bỏ cuộc. Nhân đấy thực hành Tứ Diệu Đế...Trong PHPT gọi là Thanh Văn Thừa Phật Giáo.

4. Quan niệm thứ tư, đả biết mình có thể tự lái con thuyền Bát-nhã theo ý muốn gọi...Hành Lục độ Ba la Mật...Trong PHPT gọi là Bồ Tát Thừa. Và tới mục tiêu cứu cánh là Phật thừa thì tới đây còn bàn nữa? - Vậy mà vẩn có người bàn tới đủ thứ, thật là lạ?

Do vậy, con đường mình đi tới đâu thì tự mình biết. Và xin nhắc lại, Hành giả đang ở con đường nào! Thì cũng tiến đến sự giác ngộ . Chớ không phải chia thừa ra là để chia cao thấp...Giống như ở trường học phổ thông thì rất sai lầm. Và dể sanh ra kiến thủ. viewtopic.php?f=39&t=8600#p63766

Mà hãy nhìn lại hay quán lại thân tâm xem. Nếu lở sai lầm thì có khác nào ăn bánh vẽ, uổn hết một kiếp làm người.

Vậy muốn biết mình có ăn bánh vẽ hay không, thì phải làm sao?

Tôi rất mong các bạn quán sát lại trong 4 con đường đã nói như ở trên, Hàng giả đả có hàng trì hay đang hành trì chưa rốt ráo...Nếu chưa có thể thực hành được một trong bốn con đường này thì chúng ta chỉ nói suông hay chỉ bằng lý thuyết mà thôi!

Những Hành giả chuyên về tham thiền tức là chuyên tu sao cho "đốn ngộ" liền thì cần phải quán kỷ hơn những hành giả tu "tiệm ngộ". Xem ở tiêu đề này cũng tương tự. viewtopic.php?f=39&t=8600#p63766


Chúc các bạn thân tâm an lạc, vui vẽ tham gia diễn đàn tiếp tục.

tn, kính


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

BK chỉ thấy có hai loại căn cơ: loại thật vì sanh tử mà tu, loại thì còn tham sanh tử.

Thật vì sanh tử mà tu, mà cầu học: một kiếp không kiến Tánh thì hai kiếp, hai kiếp mà chưa thì ba kiếp, ba kiếp mà chưa thì bốn kiếp.... kiến trì như thế chắc chắn Kiến Tánh.

Tu tập nhuần nhuyễn, chín muồi thì đốn ngộ.

Chư Tổ cũng trãi qua nhiều kiếp tu hành, chớ không phải chỉ có một kiếp này mà đốn ngộ.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Chơn Không Diệu Hữu

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Cảm ơn bài của Đ/h BatKhong1985.

Nhân xin hỏi thêm:

Trong Bát Nhã Tâm Kinh do HT. Thích Thanh Từ, có giảng về Ba thời kỳ Phật Giáo.

Sơ kỳ Phật Giáo, nói về các Kinh tạng Nguyên thủy.v.v...

Trung kỳ Phật Giáo, nói về hệ Bát Nhã....

Hậu Kỳ Phật Giáo, Chỉ còn thuần có 1 pháp là "Chơn Không Diệu Hữu".


Quí vị nào giúp mình chia sẽ cùng các thành viên.

Tại sao! Trong PHPT. Dạy về Ngũ thừa Phật Giáo.

Qua thế hệ sau này, HT, lại dạy về 3 thời kỳ Phật Giáo.

Và "Chơn Không Diệu Hữu" là gì?


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Theo cá nhân tôi.
''Chân không diệu hữu'' đây là hai tính từ gộp chung lại với nhau.
Chân không: thuộc về Lý tánh
Diệu hữu: thuộc về Sự tướng.
- Khi trở về thể tánh thanh tịnh chân như tuyệt đối (chân không) lìa tất cả vọng tưởng, vọng niệm, phiền não tham, sân, si thì lúc đó Diệu hữu (có sự vi diệu) xuất hiện. Trong Tịnh Độ gọi là '' Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ '', trong Thiền gọi là '' Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh''.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Tại sao! Trong PHPT. Dạy về Ngũ thừa Phật Giáo.

Qua thế hệ sau này, HT, lại dạy về 3 thời kỳ Phật Giáo.

Và "Chơn Không Diệu Hữu" là gì?
+Ngũ thừa là nói về căn tánh sai biệt của hành giả: Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát Thừa.

+3 thời kỳ Phật Giáo mà HT Thanh Từ đề cập là nói về: ba giai đoạn pháp hội khi Thế Tôn tại thế giảng pháp:

Giai đoạn đầu: giảng giáo lý căn bản nhất để chấm dứt cái khổ luân hồi: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên,....nhằm trừ ngã Chấp.

Giai đoạn giữa: Hệ Bát Nhã nói về Tánh Không nhằm trừ pháp chấp, sự trụ đắc giải thoát, tiến vào Vô Sở Đắc.

Giai Đoạn cuối: Nhập Tánh Vô Sanh vận dụng đạo màu tu tậpTrang nghiêm Đức Tướng, Tánh Tướng Bất Nhị,Tâm Tánh Nhất Như Bất Động mà Chiếu Rọi Khắp mười phương Phật Độ, tức Cảnh Giới Tột Bậc (không tất cả cảnh giới). Nói gọn là Chơn Không Diệu Hữu.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tinhnghia đã viết: - Khi trở về thể tánh thanh tịnh chân như tuyệt đối (chân không) lìa tất cả vọng tưởng, vọng niệm, phiền não tham, sân, si thì lúc đó Diệu hữu (có sự vi diệu) xuất hiện. Trong Tịnh Độ gọi là '' Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ '', trong Thiền gọi là '' Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh''.
Cả hai câu: "Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ" và "Tâm Tịnh Thì Cõi Phật Tịnh" đều là thuộc bên Thiền. Hai câu đều đồng nghĩa.

Người bên Tịnh Độ thì Tin có cõi Phật A Di Đà thật cách đây mười muôn ức cõi Phật, có Phật hiệu là A Di Đà. Chứ không phải tin Di Đà là Tự Tánh, Tịnh Độ là Tâm Thanh Tịnh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách