Thiền Giáo Song Hành

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

(Tiếp theo)

Ngài Huệ Khả thưa Tổ Bồ Đề Đạt Ma:

- Tâm con bất an, xin thầy dạy con phương pháp an tâm.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhìn thẳng vào mặt Huệ Khả bảo:

- Đem tâm ra đây ta an cho.

Huệ Khả sửng sốt nhìn lại không thấy tâm, thưa:

- Còn tìm tâm không được.

Tổ Đạt Ma bảo:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Huệ Khả liền khế ngộ.

Huê Khả nói tâm bất an là cái vọng tâm xao xuyến rối bời mà lâu nay ai cũng chấp nó là tâm mình, nên thấy bất an. Và khi Sư Tổ bắt chúng ta nhìn thẳng mặt vọng tâm, thấy nó tự tan biến lặng lẽ, tức là biết nó hư vọng thì tâm an. Vậy chủ trương "biết vọng" có căn cứ rõ ràng không phải là ức thuyết.

Một hôm ngài Huệ Khả bỗng nhiên đại ngộ, bạch với Tổ Đạt Ma rằng:

- Nay con các duyên đều bặt.

Tổ Đạt Ma bảo:

- Coi chừng lạc vào không.

Huệ Khả thưa:

- Con thường biết rõ ràng, nói không thể đến.

Tổ Đạt Ma nói:

- Đây là chỗ truyền của chư Phật, chớ nên hồ nghi.

Vậy, vọng tưởng lặng thì cái liễu liễu thường tri hiện tiền, đó là chỗ cứu cánh viên mãn, gọi là như như.

Tu "tri vọng" cho chúng ta kinh nghiệm là nhìn mình càng kỹ thì thấy lỗi mình càng nhiều. Tôi thí dụ, có một đài cổ Phật, mà tượng cổ Phật bị quỉ khiêng quăng mất, còn cái đài trống nên ngày nào quỉ nó cũng nhảy lên múa hát. Bấy giờ có người phát tâm sùng bái, liền thỉnh tượng cổ Phật an vị trên đài. Vừa để tượng lên là quỉ nó đem quăng xuống, thành thử an vị không được. Họ mới cầu thầy tu tới trị dùm con quỉ. Thầy tu Tịnh Độ viết sáu chữ: "Nam Mô A Di Đà Phật" dán lên cái đài, quỉ nó hơi sợ, thầy dán xong thầy đi, quỉ giật tượng cổ Phật xuống, leo lên đài nhảy múa nữa. Thầy tu Mật Tông đến dán câu chú: "Án ma ni bát di hồng", nó cũng sợ nhưng khi thầy đi vắng, nó cũng giật tượng xuống trồi đầu lên nhảy múa. Thiền sư tới dán câu: "Niệm Phật là ai?" dán rồi lại lơ lơ là là, nó cũng giật tượng cổ Phật xuống leo lên nhảy múa nữa. Một Thiền sư khác tới, vị này không viết không dán, mà ngồi đó, đứa nào trồi đầu lên, ông chỉ vào mặt nó nói: "Mày là quỉ". Nó sợ thụt đầu lặng mất. Lúc đầu nó có sợ, nhưng khi nào ông ngó lơ nó lại trồi đầu lên nhảy múa. Nên ông phải ngồi đó canh chừng hoài. Vậy trong các sư trị quỉ, vị nào công hiệu hơn? Vị nào cũng công hiệu nhưng phải có mặt thường trực, nếu không có mặt thường trực thì hết công hiệu.

Tu thiền thoại đầu cũng phải chăm chăm không lơi lỏng mới có công hiệu. Tu Tịnh Độ niệm Phật cũng phải chuyên chú không quên mới có công hiệu. Tu Mật Tông trí chú miên mật, không gián đoạn mới có công hiệu. Còn thiền "tri vọng" luôn luôn tỉnh phải giác mới có công hiệu. Vậy, pháp môn nào cũng không dễ. Các pháp tu có đề mục xem chừng như dễ tu, thiền thoại đầu có câu thoại đầu để khán. Tịnh Độ có câu "Nam Mô A Di Đà Phật" để nhớ, Mật Tông có câu chú để trì. Nhờ nương vào các phương tiện mà quên nghĩ nhớ đến những việc khác, vọng tưởng không khởi. Còn tu "tri vọng" dùng trí nhìn thẳng, không có phương tiện để nương, mới tu xem chừng khó, những tật xấu, những tưởng bậy muôn đời, muôn kiếp cứ trổi dậy, thấy rõ ràng thì ra mình xấu xa, tu dở quá. Nói khó, nói dễ là do nhận định thiển cận, thật sự thì pháp này cũng như pháp kia, khán thoại đầu, niệm Phật, trì chú, nhờ bám sát phương tiện để dừng vọng tưởng, nên chuyên lơi lỏng thì vọng tưởng khởi. Nhưng nếu tu không chuyên, lơ lỏng thì vọng tưởng cũng trồi lên thành dở. Tri vọng thì dùng trí nhìn thẳng, mọi vọng niệm tốt xấu trồi lên, ngay đó thấy tường tận. Đó là chỗ ách yếu, thiền sinh tu phải biết rõ. Tuy nhiên, đối với người sơ cơ, tu nương theo phương tiện thì dễ thực hành hơn là "tri vọng", vì dùng trí nhìn thẳng nên đòi hỏi người sống mạnh về trí. Biết vọng tưởng, vọng tưởng lặng thì nó tự chơn.

Xét về phương tiện, pháp môn niệm Phật được giải thích "Đạp gai lấy gai mà lể", khán thoại đầu thì nói "Dùng độc để trị độc". Vì đúng tinh thần của đạo Phật, tu đến chỗ rốt ráo là vô niệm, còn niệm là còn sanh tử, dù là niệm ác hay niệm thiện. Lục Tổ khai thị Huệ Minh, nói: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?" Nghĩ thiện, nghĩ ác đều là niệm, mà còn niệm thì không phải là bản lai diện mục, còn niệm còn bịnh. Vì vậy, niệm Phật hay trì chú được xem như dùng gai để lể gai, dùng cây gai niệm Phật để lể những cây gai vọng tưởng điên đảo khác. Các cây gai vọng tưởng được lể hết rồi thì cây gai niệm Phật cũng bỏ luôn. Nếu những cây gai lọan tưởng được lể hết, mà cây gai niệm Phật còn giữ lại cũng còn bịnh. Cho nên dùng phương tiện tu phải biết tường tận. Do đó, trong nhà thiền nói xốn mắt bị bụi dơ bám thành bịnh, mà mạt vàng tuy quí rơi vào cũng bịnh, con mắt trong suốt không dính một vật gì mới lành mạnh. Pháp môn niệm Phật, phải niệm đến chỗ vô niệm, tức là câu A Di Đà Phật cuối cùng cũng buông luôn, tâm nhất như mới là chỗ cứu cánh. Tu thoại đầu được coi là "dùng độc trị độc". Tại sao gọi là độc? Vì khán thoại đầu là đề khởi nghi một vấn đề không trả lời được. Mà nghi là một trong sáu món căn bản của phiền não, dùng phiền não để tu là dùng độc chứ gì? Khi nghi một vấn đề gì mạnh thì quên hết những việc khác. Các Tổ kinh nghiệm dùng nghi để lấn áp, đối trị loạn tưởng. Nên các ngài mới đưa ra câu nghi vấn "Niệm Phật là ai?" hay "Trước khi cha mẹ chưa sanh ta là cái gì?" hoặc "Tất cả trở về một, một trở về chỗ nào?" Bất cứ câu nào miễn nghi vấn mạnh thì nó lấn áp hết mọi loạn tưởng khác, lần lần nó kết thành khối, khối nghi vỡ, loạn tưởng hết thì ngộ đạo. Đó là dùng nghi để trừ vô số độc vọng tưởng. Nếu nghi tình chưa vỡ, thì cứ ở trong trạng thái nghi, mà còn nghi thì không làm gì được. Như vậy, để thấy rõ mỗi pháp tu có công hiệu riêng của nó. Tu thoại đầu, niệm Phật hay trì chú nặng về tín (tin). Còn tu tri vọng thì nặng về trí, dùng trí thấy rõ không lầm, nên hằng tỉnh giác từng phút giây. Nếu quên thì tình sống dậy, tình sống dậy thì trí mờ đi. Cho nên tu muốn tiến phải khéo tỉnh giác luôn luôn, thiếu tỉnh giác thì tu không tiến được.

Tu "tri vọng", với người sơ cơ khó tin mình hết vọng tưởng, chỉ có những người đã nhận ra ông chủ mới tin mình có thể hết vọng tưởng, vọng tưởng hết thì tâm chơn hiện, không nghi ngờ. Còn người chưa nhận ra "ông chủ", khi vọng tưởng lặng rồi phải biết thêm rằng vọng tưởng lặng tức tâm thể như như. Nhiều người tu chú tâm vào một chỗ để cho yên, có khi kẹt vào cái yếu đó gọi là si định (định không sáng). Vậy nên vọng tưởng lặng phải tạm biết đó là tâm thể như như, để không mắc kẹt trong si định. Cái lặng lẽ là tâm thể như như hiện tiền, nó liễu liễu thường tri thì không bị kẹt ở trong vô ký.

Tu "tri vọng" vấp một lỗi nữa là lo kềm tâm cho vọng tưởng lặng, thở không sâu nên lói ngực bèn cho là đau tim. Giai đoạn đầu tu hơi thở rất là quan trọng, phải thở sâu tới bụng dưới, chú ý hơi thở, thở nhẹ, đều, dần dần vọng tưởng dấy, biết là vọng tưởng không theo. Tu như vậy không sai, không bịnh.

Tu biết vọng nếu cảm thấy buồn hoặc đau đầu, có thể khởi quán, quán có hai cách:

- Quán Không: Là quán tất cả pháp duyên sanh huyễn, thân duyên sanh như huyễn, cảnh duyên sanh như huyễn không thật. Quán xét rõ ràng tường tận, quán mãi như vậy, đó là pháp "đoạt cảnh bất đoạn nhơn" của ngài Lâm Tế.

- Dùng quán tu chỉ: Quán tất cả pháp như huyễn không thật, nên không để tâm nghĩ tưởng. Niệm vừa khởi liền quán tất cả pháp như huyễn thì vọng niệm tự lặng, nếu vọng niệm khởi nữa cũng quán như vậy, thì tâm được an định. Chẳng những quán lúc ngồi thiền, mà đi đứng làm việc cũng quán như thế. Đó là trước quán, sau chỉ, như kinh Viên Giác dạy tu chỉ quán phép, chỉ trước, quán sau, nhẹ, vui, ít buồn. Nhìn thẳng vọng niệm hoài thì buồn nên tùy sự tu tiến mà ứng dụng. Đó là điều thiết yếu của đường lối tu tại tu viện Chơn Không. Người sở dĩ không hết vọng tưởng là vì công phu chưa viên mãn. Như thế mà tu tập nhất định vọng tưởng lần lần thưa, vọng tưởng thưa rồi sẽ hết, không nghi ngờ.

- Phù...! Xong rồi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tangbong

- Đông Tây còn phân biệt, chứ bờ nào cũng là bờ thật ở dưới chân của mình. Bờ Tây nhìn sang bờ Đông, một bước nhảy vào "thật địa". :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh Tri đã viết
Dù tịnh độ có tin "Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ" hoặc "Tâm tịnh thì cõi Phật Tịnh" thì cũng chỉ là tin 2/8 mà thôi. Còn Tin có Phật A Di Đà thật, có cõi Cực Lạc thật là 8/10.

Bởi nếu tin Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ 10/10 thì không cần phải cầu sanh đông tây như Lục Tổ Huệ Năng dạy. Chỉ cần gắng châm lo đạo nghiệp để Minh Tâm Kiến Tánh, thì Phật Di Đà Tự Tánh hiện, Tịnh Độ Tâm hiện.


Đạo hữu Thánh Tri vẫn còn thấy có cõi Cực Lạc ngoài tâm, ở cách đây 10 vạn ức Phật độ. Như vậy vẫn còn thấy có pháp ngoài tâm.
Không biết rằng "nhất thiết duy tâm tạo". Cõi Ta Bà này hay cõi Cực Lạc cũng là do "Tự tâm hiện".

Sao không tin "Tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh độ" 100%, và tin có cõi Cực Lạc thật của Phật Di Đà 100% ?

Theo phương pháp tu "Quán Âm" : vừa niệm Phật vừa lắng nghe. Có tổ bảo "Lắng tai nghe tiếng niệm Phật từ miệng mình ra, lọt qua tai, trở vào tâm. Sáu chữ danh hiệu cứ trở đi trở lại như vậy, như một sâu chuỗi, quét sạch vọng niệm trong tâm", rồi sẽ đến lúc "hôt nhiên khai ngộ". Cho nên có nhiều người niệm Phật mà ngộ thiền.
Có một giai thoại như vầy:
Một vị thiền sư hỏi một người niệm Phật :
- đạo hữu, nay bao nhiêu tuổi ?
người niệm Phật trả lời
- Bằng tuổi Phật A Di Đà.
Thiền sư lấy làm lạ, hỏi tiếp :
- Phật Di Đà bao nhiêu tuổi ?
- Bằng tuổi tôi.
Thiền sư thôi không hỏi nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

binh đã viết:
Đạo hữu Thánh Tri vẫn còn thấy có cõi Cực Lạc ngoài tâm, ở cách đây 10 vạn ức Phật độ. Như vậy vẫn còn thấy có pháp ngoài tâm.
Không biết rằng "nhất thiết duy tâm tạo". Cõi Ta Bà này hay cõi Cực Lạc cũng là do "Tự tâm hiện".

Sao không tin "Tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh độ" 100%, và tin có cõi Cực Lạc thật của Phật Di Đà 100% ?

Theo phương pháp tu "Quán Âm" : vừa niệm Phật vừa lắng nghe. Có tổ bảo "Lắng tai nghe tiếng niệm Phật từ miệng mình ra, lọt qua tai, trở vào tâm. Sáu chữ danh hiệu cứ trở đi trở lại như vậy, như một sâu chuỗi, quét sạch vọng niệm trong tâm", rồi sẽ đến lúc "hôt nhiên khai ngộ". Cho nên có nhiều người niệm Phật mà ngộ thiền.
Có một giai thoại như vầy:
Một vị thiền sư hỏi một người niệm Phật :
- đạo hữu, nay bao nhiêu tuổi ?
người niệm Phật trả lời
- Bằng tuổi Phật A Di Đà.
Thiền sư lấy làm lạ, hỏi tiếp :
- Phật Di Đà bao nhiêu tuổi ?
- Bằng tuổi tôi.
Thiền sư thôi không hỏi nữa.
tangbong tangbong tangbong


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh_Tri đã viết:
Dĩ nhiên rốt ráo và mục tiêu thì tất cả pháp môn vẫn chung đồng, đó là giác ngộ giải thoát.

Xong, hiện tại mỗi pháp môn có tôn chỉ riêng, cho nên chúng ta phải chọn một môn thâm nhập, chứ không thể tu cả hai pháp môn được.

Hiện tại ta chỉ có thể chọn một trong hai đường, vãng sanh Cực Lạc cách đây mười muôn ức cõi Phật về phương Tây, hay Minh Tâm Kiến Tánh cũng tức là Duy Tâm Tịnh Độ, Tự Tánh Di Đà.

Nếu theo Tịnh Độ, vãng sanh Cực Lạc cách đây mười muôn ức cõi Phật về phương Tây thì phải tin 100% vào cõi đó rằng cõi đó có thật, rồi mới phát nguyện sanh về cõi ấy.

Nếu theo Thiền Tông, vãng sanh Cực Lạc nghĩa là Minh Tâm Kiến Tánh hay đến cho được Bờ Bên Kia Bát Nhã Cứu Cánh (Bát Nhã Ba La Mật Đa). Tức là Bản Tánh Tự Tâm Thanh Tịnh là Cực Lạc. Rồi quyết chí tham thiền để được Minh Tâm Kiến Tánh, vãng sanh về được với Cực Lạc Tự Tâm Bổn Tánh. Chứ không có sanh đi đâu khác. Hơn nữa, Thiền Tông là phá chấp, tôn chỉ là "Vô Sở Trụ". Mình còn trụ vào cõi nào, hình tướng nào v.v... đều không được. Kinh Kim Cang đã nói rõ điểm nầy. Cho nên bảo người hiện đang tu Thiền chưa Kiến Tánh mà tin có cõi Cực Lạc như cõi Ta Bà thì nghĩa là bảo họ chấp dính vào đó. Mà chấp dính tức là sai tôn chỉ Thiền Tông. Tôn chỉ thiền tông là "Gặp phật giết phật, gặp ma giết ma", quét sạch mọi vọng tưởng tình chấp. Cõi Cực Lạc có thật hay không cũng quét sạch. Phật A Di Đà có thật hay không cũng quét sạch. Có Không đều quét, phải trái đều trừ, đông tây đều dứt, nói chúng tất cả đối đãi đều quét sạch.

Tôi cũng Tin vào cõi Cực Lạc có thật, có Phật A Di Đà thật như Phật Thích Ca trong lịch sử loài người của chúng ta.

Xong, nếu nhìn xa thì cõi Cực Lạc đó cũng là tạm hoá hiện như trái đất nầy mà thôi, cũng không phải thật vĩnh viễn.

Tuy tạm thời chúng sanh tới đó tu tiếp thì tốt, xong rốt ráo cũng là phương tiện hoá hiện để giáo hoá thôi.

Còn Thiền Tông thì "Chỉ thẳng tâm người, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật". Không đi đâu xa, bởi Tự Tánh thì cùng khắp không gian thời gian, một khi Minh Tâm Kiến Tánh rồi thì nơi nơi đều là Tịnh Độ. Thẳng một đường là đến vô sanh. Không cần phải sang Đông sang Tây.

Dĩ nhiên chúng sanh muốn sang Đông sang Tây gì cũng được. Đó là tuỳ duyên, tuỳ họ chọn con đường mà họ đi. Miễn sau họ đến được bờ giác ngộ giải thoát là được.

Nếu nói tin Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ thì cũng chỉ là nghe nói rồi Tin và hiểu mình phải thật chứng tới cảnh giới đó. Xong mục đích duy nhứt hiện tại của người tu Tịnh Độ là vãng sanh Cực Lạc mười muôn ức cõi Phật về phương Tây trong đời nầy. Việc tu hành đến Minh Tâm Kiến Tánh hay đạt Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ là sau hãy tính.

Như vậy thì không phải thật sự Tin Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ.

Bởi tin Tự Tâm Bản Tánh thì phải quyết chí để trở về cho được với Tự Tâm Bản Tánh ấy một cách trực thẳng mà không cần phải đi quanh co nơi khác. Bởi Tự Tâm Bản Tánh thì cùng khắp không gian thời gian. Ta Bà cũng trong Tự Tánh ấy, Cực Lạc cũng không ngoài Tự Tánh ấy. Giống như một bọt nước bên Tây và một bọt nước bên Đông của Biển Thái Bình Dương vậy. Cũng là từ trong biển Thái Bình Dương thôi. Nếu ngộ ra biển thái bình dương (Tự Tánh) thì tất cả bọt biển trong thái bình dương dù đông dù tây đều thông suốt rõ biết. Không cần đi đâu mà đã ở tất cả rồi!

Rốt ráo "Tất cả do tâm tạo". Ta Bà hay Cực Lạc hay bất kỳ thế giới nào cũng là do Tâm Tạo. Cũng như một biển Thái Bình Dương mà có nhiều bọt biển khắp nơi vậy.

Đã do Tâm Tạo thì sao chẳng trực thẳng nhập vào bản Tánh của Tâm. Mà lại đi theo Tâm Ta Bà, Tâm Cực Lạc, Đông Tây qua lại quanh co. Sao chẳng trực nhập thẳng vào biển Thái Bình Dương, mà còn cầu ở Bọt Biển bên Đông, Bên Tây của Thái Bình Dương làm gì?

Phải quét sạch bọt biển Đông, bọt biển Tây cho nổ ra thì trở về với Bản Tánh, Biển Thái Bình Dương.

Đã tin Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ, đã tin Biển Thái Bình Dương Bao La Rộng Lớn, sao không quét sạch bọt biển để thể nhập vào Biển Thái Bình Dương? Mà phải chờ sang bọt biển Tây rồi mới quét sạch bọt biển đó, rồi mới thể nhập vào Biển Thái Bình Dương?


Dĩ nhiên không thành vấn đến nếu chọn chờ sang bọt biển Tây rồi mới quét sạch bọn biển đó mà về với Tự Tánh Biển Thái Bình Dương. Tuỳ người chọn thôi.
Kính đạo hữu Thánh Tri,

Alpha hiểu những gì đạo hữu viết, tuy nhiên cho phép alpha hỏi lại hiền hữu:

- Hiền hữu thử đọc lại Kinh Niệm Phật Ba la mật và Kinh Lăng Nghiêm đoạn Đại Thế Chí Niệm Phật Viên thông xem: có phải đó toàn là lý thiền hay không?
- Người ta bà giả sử đã Minh Tâm Kiến Tánh, có thể sánh ngang hàng với hàng đại Bồ Tát ở Tịnh Thổ và chư Phật hay không?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="binh"]Đạo hữu Thánh Tri vẫn còn thấy có cõi Cực Lạc ngoài tâm, ở cách đây 10 vạn ức Phật độ. Như vậy vẫn còn thấy có pháp ngoài tâm.
Không biết rằng "nhất thiết duy tâm tạo". Cõi Ta Bà này hay cõi Cực Lạc cũng là do "Tự tâm hiện".
Trích lại phần tôi nói ở trên:

Rốt ráo "Tất cả do tâm tạo". Ta Bà hay Cực Lạc hay bất kỳ thế giới nào cũng là do Tâm Tạo. Cũng như một biển Thái Bình Dương mà có nhiều bọt biển khắp nơi vậy.

Đã do Tâm Tạo thì sao chẳng trực thẳng nhập vào bản Tánh của Tâm. Mà lại đi theo Tâm Ta Bà, Tâm Cực Lạc, Đông Tây qua lại quanh co. Sao chẳng trực nhập thẳng vào biển Thái Bình Dương, mà còn cầu ở Bọt Biển bên Đông, Bên Tây của Thái Bình Dương làm gì?

Phải quét sạch bọt biển Đông, bọt biển Tây cho nổ ra thì trở về với Bản Tánh, Biển Thái Bình Dương.

Đã tin Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ, đã tin Biển Thái Bình Dương Bao La Rộng Lớn, sao không quét sạch bọt biển để thể nhập vào Biển Thái Bình Dương? Mà phải chờ sang bọt biển Tây rồi mới quét sạch bọt biển đó, rồi mới thể nhập vào Biển Thái Bình Dương?


Sao không tin "Tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh độ" 100%, và tin có cõi Cực Lạc thật của Phật Di Đà 100% ?
Bởi tin Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ là 100% thì còn tịnh độ nào khác để tin?

Bởi tin bọt là biển nước, thì còn bọt nào để tin? Có bọt nào nỏi trên biển cũng là hoá hiện giả tạm. Sao không Tinh Bản Thể tự Tâm hay Biển Nước Bao La, mà lại tin vào những hòn bọt sớm hiện tối tàn, rồi cho đó là thật có? Nếu thật có sao lại sớm nở tối tàn?

Tôi nói đây là nhìn từ khía cạnh Thiền Tông mà nói.

Còn người tu Tịnh Độ phải nhìn từ khía cạnh Tịnh Độ mà tu, dĩ nhiên là theo đúng tôn chỉ Tín, Nguyện, Hạnh. Nếu đã chọn Tịnh Độ tu rồi thì thôi, cứ thế mà tu, không cần phải phân trần gì khác, cũng không sợ lợi nói trái ngược.

Tham Thiền cũng thế, đã chọn thiền thì theo tôn chỉ thiền "vô sở trụ". Có Phật hay không cũng quét sạch, có thế giới Ta Bà hay cực lạc cũng quét luôn.

Ở đây tôi giải thích theo con mắt Thiền, giúp cho người tham Thiền sanh tín tâm, tin nơi Tự Tâm Bổn Tánh của mình. Vì tôn chỉ thiền khác Tịnh Độ, nên lời nói phải trái với Tịnh Độ. Bởi một môn thì từ "Hữu Môn" mà vào. Còn một môn thì từ "Vô Môn" mà vào. Tất phải đối lập. Chứ chẳng phải tôi nói gì Tịnh Độ cả.

Còn mọi người từ con mắt Tịnh Độ, khía cạnh Tịnh Độ mà nhìn nên thấy lời tôi đối lập. Đó là lẽ đương nhiên.

Xong, muốn học cái gì mới lạ, chúng ta cần gát qua những gì mình đã học, và học lại từ đầu, thì mới mong hiểu những bài học mới.

Bình đã đầy thì không thể chế/rót thêm nước!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thánh_Tri đã viết:
="binh"]Đạo hữu Thánh Tri vẫn còn thấy có cõi Cực Lạc ngoài tâm, ở cách đây 10 vạn ức Phật độ. Như vậy vẫn còn thấy có pháp ngoài tâm.
Không biết rằng "nhất thiết duy tâm tạo". Cõi Ta Bà này hay cõi Cực Lạc cũng là do "Tự tâm hiện".
Trích lại phần tôi nói ở trên:

Rốt ráo "Tất cả do tâm tạo". Ta Bà hay Cực Lạc hay bất kỳ thế giới nào cũng là do Tâm Tạo. Cũng như một biển Thái Bình Dương mà có nhiều bọt biển khắp nơi vậy.

Đã do Tâm Tạo thì sao chẳng trực thẳng nhập vào bản Tánh của Tâm. Mà lại đi theo Tâm Ta Bà, Tâm Cực Lạc, Đông Tây qua lại quanh co. Sao chẳng trực nhập thẳng vào biển Thái Bình Dương, mà còn cầu ở Bọt Biển bên Đông, Bên Tây của Thái Bình Dương làm gì?

Phải quét sạch bọt biển Đông, bọt biển Tây cho nổ ra thì trở về với Bản Tánh, Biển Thái Bình Dương.

Đã tin Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ, đã tin Biển Thái Bình Dương Bao La Rộng Lớn, sao không quét sạch bọt biển để thể nhập vào Biển Thái Bình Dương? Mà phải chờ sang bọt biển Tây rồi mới quét sạch bọt biển đó, rồi mới thể nhập vào Biển Thái Bình Dương?


Sao không tin "Tự tánh Di Đà, duy tâm tịnh độ" 100%, và tin có cõi Cực Lạc thật của Phật Di Đà 100% ?
Bởi tin Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ là 100% thì còn tịnh độ nào khác để tin?

Bởi tin bọt là biển nước, thì còn bọt nào để tin? Có bọt nào nỏi trên biển cũng là hoá hiện giả tạm. Sao không Tinh Bản Thể tự Tâm hay Biển Nước Bao La, mà lại tin vào những hòn bọt sớm hiện tối tàn, rồi cho đó là thật có? Nếu thật có sao lại sớm nở tối tàn?

Tôi nói đây là nhìn từ khía cạnh Thiền Tông mà nói.

Còn người tu Tịnh Độ phải nhìn từ khía cạnh Tịnh Độ mà tu, dĩ nhiên là theo đúng tôn chỉ Tín, Nguyện, Hạnh. Nếu đã chọn Tịnh Độ tu rồi thì thôi, cứ thế mà tu, không cần phải phân trần gì khác, cũng không sợ lợi nói trái ngược.

Tham Thiền cũng thế, đã chọn thiền thì theo tôn chỉ thiền "vô sở trụ". Có Phật hay không cũng quét sạch, có thế giới Ta Bà hay cực lạc cũng quét luôn.

Ở đây tôi giải thích theo con mắt Thiền, giúp cho người tham Thiền sanh tín tâm, tin nơi Tự Tâm Bổn Tánh của mình. Vì tôn chỉ thiền khác Tịnh Độ, nên lời nói phải trái với Tịnh Độ. Bởi một môn thì từ "Hữu Môn" mà vào. Còn một môn thì từ "Vô Môn" mà vào. Tất phải đối lập. Chứ chẳng phải tôi nói gì Tịnh Độ cả.

Còn mọi người từ con mắt Tịnh Độ, khía cạnh Tịnh Độ mà nhìn nên thấy lời tôi đối lập. Đó là lẽ đương nhiên.

Xong, muốn học cái gì mới lạ, chúng ta cần gát qua những gì mình đã học, và học lại từ đầu, thì mới mong hiểu những bài học mới.

Bình đã đầy thì không thể chế/rót thêm nước!
Thiện chí, lành thay, hay lắm Bác Thánh Trí này giỏi thiệt. tangbong

Người chẳng chấp bờ nầy, bờ nọ,
Cả hai bờ chẳng chấp có, không.
Thoát-ly phiền-não, hết trói buộc,
Như-Lai gọi là Bà-la-môn.
(Kệ số 385.)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="alphatran"]
- Hiền hữu thử đọc lại Kinh Niệm Phật Ba la mật và Kinh Lăng Nghiêm đoạn Đại Thế Chí Niệm Phật Viên thông xem: có phải đó toàn là lý thiền hay không?
Tất cả Kinh Phật đều dạy Thiền, đâu riêng gì những Kinh ở trên?

Bởi Thiền là Huyết Mạch, là Tinh Tuý, là Cốt Tuỷ của Phật Pháp. Không có Thiền, Phật Pháp không còn là Phật Pháp nữa. Do vậy Kinh Pháp Hoa nói, chư Phật thị hiện ra nơi đời cũng chỉ vì một Đại Sự Nhân Duyên đó là "Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật nơi Chúng Sanh". Tức nghĩa là mục đích duy nhứt mà chư Phật thị hiện ra đời chỉ là vì muốn cho chúng sanh thấy được Tánh Phật nơi mình, tức là Minh Tâm Kiến Tánh. Ngoài việc đó ra, không việc gì khác! Dù có lập bao phương tiện, bao pháp môn cũng là từ từ hướng dẫn Tam Thừa lên "Nhứt Thừa".
- Người ta bà giả sử đã Minh Tâm Kiến Tánh, có thể sánh ngang hàng với hàng đại Bồ Tát ở Tịnh Thổ và chư Phật hay không?
Tuỳ ở cấp độ nào, vãng sanh còn phải ở trong hoa sen bao nhiêu đại kiếp, đâu phải thành Bồ Tát liền được.

Thiền thì không có so sánh gì cả. Quét sạch mọi tâm phân biệt so sánh. Chư Đại Bồ Tát cũng đã sạch tâm phân biệt so sánh lâu rồi, các ngài đâu có khởi tâm phân biệt so sánh rằng tôi ở cõi Cực Lạc tốt hơn những người ở cõi khác? hay Bồ Tát ở cõi Khác? Do vậy Bồ Tát không có so sánh, so sánh là phàm phu chúng ta.

Điều nầy các Kinh Duy Ma Cật, Kinh Pháp Hoa,cũng nói rất rõ. Như Phẩm 24 của Pháp Hoa, Diệu Âm Bồ Tát từ cõi Phật khác đến Ta Bà, trước khi đến đức Phật bên cõi ngài có dặng, ông sang Ta Bà đừng khởi tâm chê bai các vị Đệ Tử của Phật Thích Ca.

Trích Kinh Pháp Hoa Phẩm Diệu Âm 24:
Khi đó, đức Tịnh-Hoa Tú-Vương-Trí Phật bảo ngài Diệu-Âm Bồ-Tát: "Ông chớ có khinh nước Ta-bà sanh lòng tưởng là hạ liệt. Thiện-nam-tử! Cõi Ta-bà kia cao thấp không bằng, các núi đất đá đầy dẫy sự dơ xấu, thân Phật kém nhỏ, các chúng Bồ-Tát thân hình cũng nhỏ, mà thân của ông cao lớn đến bốn muôn hai nghìn do-tuần, thân của ta sáu trăm tám muôn do-tuần. Thân của ông tốt đẹp thứ nhất trăm nghìn muôn phước sáng rỡ đẹp lạ, cho nên ông qua chớ khinh nước kia hoặc ở nơi Phật, Bồ-Tát cùng cõi nước mà sanh lòng tưởng cho là hạ liệt".


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh_Tri đã viết:
Tất cả Kinh Phật đều dạy Thiền, đâu riêng gì những Kinh ở trên?
Này hiền hữu,

Nếu như hiền hữu đã công nhận các kinh Niệm Phật Ba la mật, Lăng Nghiêm phần Đại Thế Chí Niệm Phật viên thông đều nói lý thiền thì sao người theo Tịnh Độ lại không tin được cái lý "Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ" hoặc "Tâm tịnh thì cõi Phật Tịnh" 10/10?

Với kinh Niệm Phật Ba la mật người theo Tịnh độ có thể không tin Đức Phật A Di Đà và Tịnh Thổ là có thật 10/10 sao?

Bởi thế, người theo Tịnh độ đều có thể tin cả hai 10/10.

Alpha hiểu cái lý ưng vô sở trụ của thiền, nhưng đó là trong lúc thiền định, chứ không phải trong tất cả hoạt động đời sống hằng ngày của hành giả tu thiền. Hành giả tu thiền có thể phát nguyện vãng sanh Tịnh Thổ nhưng lúc thiền định thì tâm không dính mắt hay trụ vào đâu.

Còn câu hỏi thứ hai thì, minh tâm kiến tánh có nhiều cấp độ khác nhau, chứ không phải minh tâm kiến tánh là có thể sánh ngang hàng với chư Phật hay chư Bồ tát.

Nếu như lời alpha còn chưa rõ, hiền hữu có thể tìm hiểu về các bậc tiền bối Thiền Tịnh song tu hoặc muốn nhanh thì đọc Tịnh Độ hoặc vấn luận: http://www.tinhdo.net/sachdao/167-tinhdohoacvan.html


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh Tri đã viết
Bởi tin Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ là 100% thì còn tịnh độ nào khác để tin?
Nói câu này rơi vào nhị nguyên.
Chẳng biết rằng Cõi Cực Lạc tức là Duy tâm Tịnh độ.
Phật Di Đà tức là tự tánh Di Đà của chính ta.
Nếu không đức Phật đã không nói "Toàn vọng tức chơn".

Song ai có nhơn duyên nấy. Ai thích hợp pháp môn nào thì theo pháp môn đó, như vậy thuận tiện hơn.
Nếu đ/h đắc đạo, nhớ trở lại độ mọi người ở đây (Tìm mọi người để độ) nhé.
Chúc đ/h sớm như nguyện. tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"alphatran"]
Nếu như hiền hữu đã công nhận các kinh Niệm Phật Ba la mật, Lăng Nghiêm phần Đại Thế Chí Niệm Phật viên thông đều nói lý thiền thì sao người theo Tịnh Độ lại không tin được cái lý "Tự Tánh Di Đà Duy Tâm Tịnh Độ" hoặc "Tâm tịnh thì cõi Phật Tịnh" 10/10?
Bởi vì người Tịnh Độ chấp thật có cõi Cực Lạc, có Phật A Di Đà. Mà Cực Lạc và Phật A Di Đà đều là hoá hiện nếu có thật giống trái đất nầy. Bởi những gì có tướng đều phải theo quy luật Thành Trụ Hoại Không, Sanh Trụ Dị Diệt, Sanh Lão Bệnh Tử.

Phật A Di Đà là Tự Tánh Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ. Không có sanh diệt. Nói vậy mới thông. Chứ còn nếu chấp Phật A Di Đà là có tướng như Phật Thích Ca của lịch sử thì làm sao gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang được! Kinh Kim Cang nói: "Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng."

Lại nữa, Cực Lạc chính là Tâm Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên cùng khắp mười phương nên mới gọi là Cực Lạc. Nói vậy mới thông, vì Tự Tánh là tuyệt đối nên không có những tướng đối đãi của tương đối. Do không có tương đối nên mới Cực Lạc. Còn có tương đối thì là sầu khổ phiền não sao gọi là Cực Lạc được?

Cho dù có thế giới hoá hiện Cực Lạc giống như cõi Ta Bà nầy thì cũng phải theo quy luật Thành Trụ Hoại Không, Sanh Trụ Dị Diệt, Sanh Lão Bệnh Tử mà thôi, dù cho là có sống bao nhiêu vạn kiếp.

Duyên sanh thì thành hình. Duyên diệt thì về không. Đã là duyên sanh tâm tạo thì làm sao mà thật được?

Như cõi Ta Bà cũng là do Duyên Sanh và Tâm Tạo, nên nó có chỉ là giả tạm có. Mai nầy rồi cũng hoại diệt, chứ đâu phải thật có mãi mãi.

Mỗi người đọc Kinh có cái hiểu thấy sai biệt bởi pháp môn họ tu hành.

Cùng là một Kinh, mà người nầy thấy hiểu thế nầy, người kia thấy hiểu thế kia. Như đối với người tu Tịnh Độ, Lăng Nghiêm Kinh Đại Thế Chí Viên Thông là Tịnh Độ, nhưng đối với người tu Thiền, bài Kinh văn đó cũng là Thiền. Cho đến Kinh A Di Đà, thì người tu Thiền cũng thấy lời dạy trong ấy là Thiền. Cho nên mới nói: "Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ".

Còn nói về Tin. Người Tịnh Độ có tin "Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ" cũng chỉ là nghe nói hợp lý rồi tin đó thôi, nhưng còn tin mơ hồ, bởi còn tin vào cho cõi Cực Lạc là hình dạng đẹp lạ nầy, là có thật. Cũng giống như người sống ở quả đất nầy đều chấp cho trái đất nầy có thật, cây cói cảnh đẹp sấu trái đất nầy có thật, và họ chấp thật thân hình nầy là có thật của họ. Xong tất cả mà họ thấy đều vô thường, khổ, vô ngã mà họ không hay biết. Chẳng phải của họ, là họ, là tự ngã của họ.

Các pháp đều vô thường, khổ, vô ngã thì lấy cái gì mà cho rằng đây là mình, của mình và tự ngã của mình? huống gì là có thật ư? Chẳng qua chỉ là duyên sinh nên tạm có đó mà thôi, khi duyên diệt mới hay nó không thật. Kỳ thật nếu nhìn bằng mắt Đại Thừa thì ngay khi có đã là không rồi, đâu cần chờ hoại diệt mới không.

Với kinh Niệm Phật Ba la mật người theo Tịnh độ có thể không tin Đức Phật A Di Đà và Tịnh Thổ là có thật 10/10 sao?

Bởi thế, người theo Tịnh độ đều có thể tin cả hai 10/10.
Bản Thể Tuyệt Đối thì không có các tướng đối đại như Đẹp Sấu.

Nếu đã tin vào Bản Thể Tuyệt Đối thì tại sao còn lại Tin Tương Đối?

Khi còn mê thì dĩ nhiên là thấy các pháp đều Tương Đối bởi Tâm mình chưa sáng tỏ còn ở trong vòng tương đối.

Một khi Minh Tâm Kiến Tánh rồi, trở về Bản Thể Tuyệt Đối thì nhìn các pháp một bề thanh tịnh, không có các tướng Đối Đãi nữa. Mới hay các tướng đối đãi là hư vọng.

Mới hay mình đã từng Tin cái hư vọng và cái chân thật.

Nếu Tin cái Chân Thật 100% thì làm gì còn cái hư vọng để tin?

Giống như đã Tin vàng là vàng, thì làm gì phân biệt các thứ đây là dây chuyền vàng, đây là nhẫn vàng, đây là lắc vàng?

Alpha hiểu cái lý ưng vô sở trụ của thiền, nhưng đó là trong lúc thiền định, chứ không phải trong tất cả hoạt động đời sống hằng ngày của hành giả tu thiền. Hành giả tu thiền có thể phát nguyện vãng sanh Tịnh Thổ nhưng lúc thiền định thì tâm không dính mắt hay trụ vào đâu.
Nói cho đúng thì nếu là người tham thiền 24/24 thì mọi hoạt động hằng ngày của họ đều là thiền. Bởi không có gián đoạn. Nếu thiền vài tiếng trong ngày thì đó gọi là gián đoạn. Hiện tại tôi cũng tham thiền bị gián đoạn do vì hoàn cảnh bắt buộc.

Trong lúc tham thiền, và giả vụ cho rằng 2/4/24 đều tham. Thì tất cả thời đều quét sạch mọi tình chấp. Cực Lạc Ta Bà đều quét, Di Đà Thích Ca đều quét.
Còn câu hỏi thứ hai thì, minh tâm kiến tánh có nhiều cấp độ khác nhau, chứ không phải minh tâm kiến tánh là có thể sánh ngang hàng với chư Phật hay chư Bồ tát.
Ấy thế mà Tổ Bá Trượng còn cho rằng các cấp bậc phẩm vị là quanh co.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính hiền hữu Thánh_Tri,

Có lẽ alpha không nên bàn tiếp nữa, ông như một mủi tên đã rời khỏi cung, cứ lao theo quán tính mà chẳng thể dừng.

Chúc an lạc!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách