Thiền Giáo Song Hành

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tham thiền thì chết sống với câu thoại đầu, lúc đó dồn hết tâm lực vào câu thoại đầu, không tỉnh không giác. Trong thời gian khối nghi chưa vỡ, thiền sinh ở trong trạng thái tối tăm, vì vậy khi ngộ thì mạnh lắm.
Đọc tới đây bạn có biết là Ngộ chưa hay còn vọng tưởng, cũng có rất nhiều người mới bắt đầu đọc sách thiền, truyện thiền rồi cứ nghĩ là mình "Đốn ngộ" rồi. Còn nặng hơn là bị tẩu hỏa nhập ma như trong phim truyện của Kim Dung. Lúc nhỏ tôi thường đọc sách "Batman" thì tưởng là Batman. Đọc Superman thi cũng tưởng mình là Superman. Là vậy.
Còn tu "tri vọng" do tỉnh giác từng phút từng giây, cho nên có tỉnh thêm chút nữa cũng thường, không thấy quan trọng. Song, giờ nào tu giờ đó tỉnh. Giả sử trong tu viện năm mười người tu, năm mười người đó tuy chưa triệt ngộ, nhưng có tỉnh giác thì tu hành tiến, do điều phục được phiền não, nên có đủ niềm tin và nương theo lời Phật Tổ vẫn có thể giảng dạy lại cho người sau cùng tu tập.

'''Đó là điểm đặc biệt.''' Nếu tham thoại đầu mà chưa ngộ, thì không dạy được, vì những thiền sinh lo tu quên cắt móng tay, râu tóc ra dài, tham thiền quên hết mọi việc, nên khi chưa ngộ thì không làm gì cả. Ở đây tu viện chủ trương phải thường xuyên tỉnh giác, tuy chưa chứng ngộ nhưng giác ngộ tới đâu thì chỉ dạy cho người sau tu tới đó, mà y theo lời Phật Tổ dạy chớ không phải dạy riêng theo ý mình.
Đoạn này HT. Thích Thanh Từ dạy giống hệt tư tưởng của Nam Tông, lấy Tỉnh giác, Chánh Niệm, Nhất tâm làm căn bản.
Vậy chủ trương của tu viện Chơn Không chẳng phải chỉ chuyên tu mà không có lợi tha. Còn người tham thoại đầu hoặc năm năm, mười năm, hai chục năm mới ngộ, đó là người có phước lớn. Còn nếu tu năm năm, mười năm, hai chục năm mà không ngộ, coi như cuộc đời chịu chết trong độn công phu. Vẫn biết rằng không ngộ thì thôi, nhưng chưa ngộ thì cả đời tu không làm được gì ích lợi cho đời. Hơn nữa, thời cuộc không cho phép người tu, ai đến học đạo cũng bảo: "Tham đi!!", mà cần phải lý giải, lý giải thì phải học đạo, vừa học vừa tu. Khán thoại đầu kẹt ở chỗ không học (ngoại trừ những người học rồi, chỉ chuyên tu thì được). Đó là sự khác biệt của đôi bên.
Tóm lại: HT giảng tham thoại đầu, là loại thiền tu đốn ngộ, tu trực chỉ tại tâm.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh Tri đã viết
Lại nữa, Cực Lạc chính là Tâm Tánh Thanh Tịnh Bản Nhiên cùng khắp mười phương nên mới gọi là Cực Lạc. Nói vậy mới thông, vì Tự Tánh là tuyệt đối nên không có những tướng đối đãi của tương đối. Do không có tương đối nên mới Cực Lạc. Còn có tương đối thì là sầu khổ phiền não sao gọi là Cực Lạc được?

Cho dù có thế giới hoá hiện Cực Lạc giống như cõi Ta Bà nầy thì cũng phải theo quy luật Thành Trụ Hoại Không, Sanh Trụ Dị Diệt, Sanh Lão Bệnh Tử mà thôi, dù cho là có sống bao nhiêu vạn kiếp.

Duyên sanh thì thành hình. Duyên diệt thì về không. Đã là duyên sanh tâm tạo thì làm sao mà thật được?
Nếu chấp cảnh là thật có thì không ra ngoài "thành, trụ, hoại, không"
Nếu biết nó là vọng, do tự tâm hiện thì ngoại cảnh tức chơn tâm. Cảnh đã là huyễn rồi thì không có chuyện "thành trụ hoại không nữa", không còn đối đãi tương đối nữa.
"Thành trụ hoại không" cũng là vọng, chỉ áp dụng trong cõi vọng mà thôi.
Nếu biết ngoại cảnh cũng do tự tâm hiện thì không còn trong ngoài, có không nữa, toàn vọng tức chơn,
Kinh Kim Cang nói "Thấy sắc không phải sắc tức thấy Như Lai".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết:Thánh Tri đã viết
Bởi tin Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ là 100% thì còn tịnh độ nào khác để tin?
Nói câu này rơi vào nhị nguyên.
Chẳng biết rằng Cõi Cực Lạc tức là Duy tâm Tịnh độ.
Phật Di Đà tức là tự tánh Di Đà của chính ta.
Nếu không đức Phật đã không nói "Toàn vọng tức chơn".

Song ai có nhơn duyên nấy. Ai thích hợp pháp môn nào thì theo pháp môn đó, như vậy thuận tiện hơn.
Nếu đ/h đắc đạo, nhớ trở lại độ mọi người ở đây (Tìm mọi người để độ) nhé.
Chúc đ/h sớm như nguyện. tangbong tangbong tangbong
Bác Binh đã tin rằng cõi Cực Lạc tức là Tâm Tịnh. Phật A Di Đà tức là Tự Tánh. Sao không trực thẳng Tự Tâm Bổn Tánh, mà còn tìm nơi nào khác?!

Bởi Cực Lạc là Tâm Tịnh thì còn tìm nơi nào khác.
Bởi Phật A Di Đà là Tự Tánh thì còn tìm nơi nào khác.

Phật và Tâm là bất nhị, là một thì Phật là Tâm, Tâm là Phật. Không có phật nào khác ngoài tâm, không có tâm nào khác ngoài Phật. Ngoài cái Tự Tâm Bản Tánh ra không có Phật nào khác thì tại sao còn khởi ra việc thấy hình ảnh phật nào khác? Phật tức là Tâm thì phải trở về trực nhận bản Tâm thì ngay đó là Phật. Chứ không phải hướng ngoại tìm cầu ông Phật nào khác. Bởi Phật chính là Tâm rồi thì không còn tìm Phật ngoài cái tâm đó được. Tại sao lìa tâm mà tìm Phật? Lìa Tâm tìm Phật thì không bao giờ tìm được Phật. Bởi Phật không gì xa lạ, chính là Chân Tâm Bản Tánh nơi mình. Mình đã là mình mà còn khởi vọng tìm mình ở nơi nào khác? Nếu không trực nhận mình đang hiện diện đây là mình chứ không ai khác, lại khởi tâm đi tìm mình ở nơi nào khác thì suốt đời vẫn không tìm được mình, bởi những cái gì khác đều giả chẳng phải mình.

Bởi Bọt Biển bên Đông và bên Tây đều là Nước, thì còn tìm nước ở nơi nào khác!

Đâu phải bọt biển Tây mới là nước, còn bọt biển Đông thì không phải! Bản Thể cùng khắp mười phương, ở nơi nào cũng tu trở về Tự Tánh được cả.

Chúng sanh mê muội, chẳng biết Tự Tánh mình chính là Phật, hướng ngoại tìm cầu, nên trôi mãi trong vòng sanh tử. Nếu tin được Tự Tánh mình là Phật, thì không nên tìm Phật nào khác ngoài Tự Tánh. Mà cần phải tham thiền để Minh Tâm Kiến Tánh. Bởi Tự Tánh là Phật.

Nếu không Minh Tâm Kiến Tánh, thì có làm bao nhiêu phước thiện, lễ bái cúng kiến tụng niệm lạy lục vang xin cầu khẩn cũng không thể thấy được Phật, không thể tìm được Phật. Bởi Phật là Tự Tánh, muốn tìm Phật thấy Phật phải Minh Tâm Kiến Tánh vậy.

Cho nên ai muốn dóc lòng thấy được Phật, tìm được Phật, thì phải một bề trực thẳng tự tâm bổn tánh, bởi tâm tánh ấy chính là Phật. Không Phật nào khác ngoài tâm tánh ấy.


Nếu đ/h đắc đạo, nhớ trở lại độ mọi người ở đây (Tìm mọi người để độ) nhé.
Chúc đ/h sớm như nguyện. tangbong tangbong tangbong
TT tuy tin mình tham thiền có thể Minh Tâm Kiến Tánh, nhưng đó không phải là việc dễ dàng hoặc một sớm một chiều là được, phải dầy công khổ luyện, miên mật dụng công, vả lại hoàn cảnh không cho phép nhiều thì giờ để tham thiền. Để trả nợ trần gian hết rồi tôi sẽ tính đến việc chuyên tâm tu đạo. Hiện tại tham thiền được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu thôi.

Nếu Bác Binh vãng sanh Cực Lạc cũng đừng quên độ tôi nhé!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"binh"]
Nếu chấp cảnh là thật có thì không ra ngoài "thành, trụ, hoại, không"
Nếu biết nó là vọng, do tự tâm hiện thì ngoại cảnh tức chơn tâm. Cảnh đã là huyễn rồi thì không có chuyện "thành trụ hoại không nữa", không còn đối đãi tương đối nữa.
"Thành trụ hoại không" cũng là vọng, chỉ áp dụng trong cõi vọng mà thôi.
Nếu biết ngoại cảnh cũng do tự tâm hiện thì không còn trong ngoài, có không nữa, toàn vọng tức chơn,
Kinh Kim Cang nói "Thấy sắc không phải sắc tức thấy Như Lai".
Thứ nhứt, nói "biết nó là vọng" thì cái biết đó là chơn hay vọng? Nếu là chơn thì phải tự mình Minh Tâm Kiến Tánh, còn nếu không cái biết hiện nay mình cho cảnh là vọng đó là cái biết của bộ não, chứ không phải của Tự Tánh Chơn Như.

Hiện tại mình chưa Minh Tâm Kiến Tánh thì tất nhiên chưa thể sống bằng Tánh Giác nên tất cả những gì mình hiểu biết đều là vọng bởi do Bộ Não Suy Lường Học Hỏi.

Thứ hai, nói "ngoại cảnh tức chơn tâm" thì cần gì phải sanh Tây Phương? Bởi ngoại cảnh của Đông Phương cũng tức là Chơn Tâm chứ đâu riêng gì Tây Phương.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thiền và Giáo.

Xin Trích một phần ở trong sách Thiếu Thất Lục Môn, do Tổ Đạt Ma và Đệ Tử ghi chép lại mà bác Binh đã từng đăng:
Hỏi : Tại sao không nên bái lạy Phật và Bồ-Tát ?
Đáp : Các loại thiên ma ba tuần , A Tu La cũng có thể dùng phép thần thông tạo ra tướng mạo Bồ-Tát, biến hóa đủ cách, mà toàn là ngoại đạo. , nào phải là Phật đâu.
Phật là tự tâm, chớ lầm bái lạy.


Phật là tiếng của nước Tây Thiên Trúc, Ở đây gọi là Giác Tánh.
Giác tức là linh giác : ứng đối với cơ duyên, tiếp xúc với sự vật. (ứng cơ tiếp vật). Ngẩng mày nheo mắt, cử động chân tay , đều là do tánh linh giác của chính mình.
Tánh tức là tâm,
Tâm tức là Pật,
Phật tức là đạo,
Đạo tức là thiền.
Chỉ một chữ Thiền, thánh phàm cùng không suy lường nổi.
Thấy thẳng tánh mình thì gọi là thiền.
Nếu chẳng thấy tánh mình, tức không phải thiền vậy.
Dầu giỏi nói được ngàn kinh muôn luận mà không thấy tánh vẫn là phàm phu , chẳng phải là pháp Phật.

Đạo lớn sâu kín, không thể nói cho hiểu.
Kinh điển dựa vào đâu mà nói tới ?
Chỉ cần thấy tánh thì dù không biết một chữ vẫn được đạo.
Thấy tánh tức là Phật.

Thánh thể xưa nay vốn thanh tịnh, chẳng có sạch, dơ.
Sở dĩ có lời nói là vì thánh nhân nương theo tâm mà khởi dụng.
Dụng chỉ là một danh từ trống không. Lời nói kia còn chưa đạt tới được thì mười hai bộ kinh bằng vào đâu mà đạt tới ?
Đạo tự nó viên thành, chẳng dùng tu chứng.
Đạo chẳng phải là thanh sắc, nên vi diệu khó thấy.

Cũng như người nào uống nước thì lạnh, nóng tự mình biết, không thể hướng về người khác mà nói ra.
Chỉ mình Như Lai là thông suốt, ngoài ra các bậc trời, người đều không hiểu thấu.
Trí óc của phàm phu với không tới , do đó mới chấp tướng , chẳng biết tâm mình xưa nay vốn không tịch.
Vọng chấp tướng cùng mọi pháp tức rơi vào ngoại đạo. Ví biết muôn pháp đều theo tâm mà sanh ắt không nên chấp như thế. Chấp tức chẳng biết.
Nếu thấy được bổn tánh thì mười hai bộ kinh hóa thành chữ nghĩa suông.
Ngàn kinh muôn luận cốt để mở sáng tâm .
Nếu thoắt nghe đã hợp nhau rồi thì “giáo” còn dùng làm gì ?

Nói cho cùng lý: giáo là lời nói, thực chẳng phải đạo. Đạo vốn không lời
Lời nói là vọng.

(trang 126)
Nếu thấy được tánh mình thì chẳng cần đọc kinh niệm Phật.
Học rộng biết nhiều nào có ích gì.

Vì lẽ để chuyển hôn mê cho thần thức nên mới có “giáo” . Giáo lập ra cốt để tiêu biểu cho tâm.
Nếu ý thức được tâm thì coi giáo làm gì.

Thánh nhân sống tự tại ngay giữa dòng sanh tử, ẩn hiên, vào ra không định trước, không nghiệp nào trói buộc được.
Thánh nhân phá tà ma. Tất cả chúng sanh chỉ cần thấy tánh thì mọi dư tập đều tiêu diệt tức thì, thần thức hết mờ. Chỉ cần tiếp nhận thẳng là lãnh hội ngay. Muốn thực lãnh hội được đạo , chỉ cần tại đây, như bây giờ, đừng chấp vào một pháp nào, cần dứt nghiệp dưỡng thần, thì dư nghiệp cũng hết theo, và tự nhiên trắng rõ, chẳng cần công phu gì.
Ngoại đạo không lãnh hội được ý Phật, dụng công nhiều quá, trái với tánh ý, suốt ngày lững đững niệm Phật chuyển kinh, làm cho thần tánh mê mờ, chẳng khỏi luân hồi.
Phật là người an nhàn.

Ích gì bôn ba khắp nơi cầu danh cầu lợi, sau này dùng làm gì chứ ? Chỉ những người không thấy tánh mới khư khư lo tụng kinh niệm Phật, tinh tiến học hoài, đêm ngày hành đạo, ngồi mãi chẳng nằm, học rộng nghe nhiều, lấy đó làm pháp Phật . Đó toàn là hạng người chê Phật, chê pháp.
Phật trước, Phật sau chỉ nói thấy tánh.
Muôn vật đều vô thường.
Nếu không thấy tánh, lại nói càn rằng “Ta được quả chánh đẳng chánh giác” ấy là kẻ đại tội.
Trong hàng mười đệ tử lớn của Phật, ngài A Nan là đệ nhất đa văn, ở với Phật mà không thông hiểu gì hết, chỉ cốt học nhiều
Hạng Thanh Văn, Duyên Giác cùng với ngoại đạo cũng không hiểu Phật, chỉ chấp vào mấy từng tu chứng, đọa vao nhân quả, chịu báo chúng sinh , không tỏ sanh tử, đi ngược ý Phật, đó là chê bai Phật, tội không gì hơn.
Kinh nói “ Người xiển đề không phát sanh tín tâm, tội không gì hơn”.
Ai có tín tâm, tức kẻ ấy là Phật ở địa vị người.
Lành dữ tự nhiên, nhân quả phân rõ, thiên đường địa ngục chỉ ở trước mắt.
Người ngu không tin, hiện tại mắc giữa địa ngục tối đen, mà vẫn không hay biết gì hết, ấy vì duyên nghiệp nặng vậy, bởi lẽ không có tín tâm. Tỷ như người không mắt, không tin có ánh sáng. Ví có ai đến nói cho nghe cũng không tin, chỉ vì mù mắt vậy, nên còn biết bằng vào đâu mà nhận có ánh sáng mặt trời? Kẻ ngu cũng y như vậy đó. Hiện tại họ đọa làm thân súc sanh đủ loại , sanh ở nơi nghèo cùng, hèn thấp, cầu sống không sống được, cầu chết không chết được. Mặc dầu chịu khổ như vậy mà hỏi đến lại nói là ta rất vui khoái lắm, khác gì ở thiên đường. Mới biết tất cả chúng sanh lấy cái sống khổ làm vui mà không hay biết gì hết, ấy chỉ vì nghiệp chướng nặng nề vậy, nên không thể phát tín tâm, không thể tự mình mà chỉ do người vậy.
Nếu thấy tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu
Hàng áo trắng vẫn là Phật.
Nếu không thấy tánh, cắt tóc cạo râu vẫn là ngoại đạo.

(trang 128)
viewtopic.php?f=70&t=2721&start=40


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle Kính các Đh Thiền Tông Việt Nam kinhle kinhle kinhle

Kính Đhv Thánh Tri kinhle Kính Đhv Bình kinhle

NHÂN:
Gửi bởi Thánh_Tri Ngày 12/5/'12, 10:20

Thiền và Giáo.

Xin Trích một phần ở trong sách Thiếu Thất Lục Môn, do Tổ Đạt Ma và Đệ Tử ghi chép lại mà bác Binh đã từng đăng:

Hỏi : Tại sao không nên bái lạy Phật và Bồ-Tát ?
Đáp : Các loại thiên ma ba tuần , A Tu La cũng có thể dùng phép thần thông tạo ra tướng mạo Bồ-Tát, biến hóa đủ cách, mà toàn là ngoại đạo. , nào phải là Phật đâu.
Phật là tự tâm, chớ lầm bái lạy.

Phật là tiếng của nước Tây Thiên Trúc, Ở đây gọi là Giác Tánh.
Giác tức là linh giác : ứng đối với cơ duyên, tiếp xúc với sự vật. (ứng cơ tiếp vật). Ngẩng mày nheo mắt, cử động chân tay , đều là do tánh linh giác của chính mình.
Tánh tức là tâm,
Tâm tức là Pật,
Phật tức là đạo,
Đạo tức là thiền.
Chỉ một chữ Thiền, thánh phàm cùng không suy lường nổi.
Thấy thẳng tánh mình thì gọi là thiền.
Nếu chẳng thấy tánh mình, tức không phải thiền vậy.
Dầu giỏi nói được ngàn kinh muôn luận mà không thấy tánh vẫn là phàm phu , chẳng phải là pháp Phật.
Đạo lớn sâu kín, không thể nói cho hiểu.
Kinh điển dựa vào đâu mà nói tới ?
Chỉ cần thấy tánh thì dù không biết một chữ vẫn được đạo.
Thấy tánh tức là Phật.
Thánh thể xưa nay vốn thanh tịnh, chẳng có sạch, dơ.
Sở dĩ có lời nói là vì thánh nhân nương theo tâm mà khởi dụng.
Dụng chỉ là một danh từ trống không. Lời nói kia còn chưa đạt tới được thì mười hai bộ kinh bằng vào đâu mà đạt tới ?
Đạo tự nó viên thành, chẳng dùng tu chứng.
Đạo chẳng phải là thanh sắc, nên vi diệu khó thấy.
Cũng như người nào uống nước thì lạnh, nóng tự mình biết, không thể hướng về người khác mà nói ra.
Chỉ mình Như Lai là thông suốt, ngoài ra các bậc trời, người đều không hiểu thấu.
Trí óc của phàm phu với không tới , do đó mới chấp tướng , chẳng biết tâm mình xưa nay vốn không tịch.
Vọng chấp tướng cùng mọi pháp tức rơi vào ngoại đạo. Ví biết muôn pháp đều theo tâm mà sanh ắt không nên chấp như thế. Chấp tức chẳng biết.
Nếu thấy được bổn tánh thì mười hai bộ kinh hóa thành chữ nghĩa suông.
Ngàn kinh muôn luận cốt để mở sáng tâm .
Nếu thoắt nghe đã hợp nhau rồi thì “giáo” còn dùng làm gì ?
Nói cho cùng lý: giáo là lời nói, thực chẳng phải đạo. Đạo vốn không lời
Lời nói là vọng.
(trang 126)


Nếu thấy được tánh mình thì chẳng cần đọc kinh niệm Phật.
Học rộng biết nhiều nào có ích gì.
Vì lẽ để chuyển hôn mê cho thần thức nên mới có “giáo” . Giáo lập ra cốt để tiêu biểu cho tâm.
Nếu ý thức được tâm thì coi giáo làm gì.
Thánh nhân sống tự tại ngay giữa dòng sanh tử, ẩn hiên, vào ra không định trước, không nghiệp nào trói buộc được.
Thánh nhân phá tà ma. Tất cả chúng sanh chỉ cần thấy tánh thì mọi dư tập đều tiêu diệt tức thì, thần thức hết mờ. Chỉ cần tiếp nhận thẳng là lãnh hội ngay. Muốn thực lãnh hội được đạo , chỉ cần tại đây, như bây giờ, đừng chấp vào một pháp nào, cần dứt nghiệp dưỡng thần, thì dư nghiệp cũng hết theo, và tự nhiên trắng rõ, chẳng cần công phu gì.
Ngoại đạo không lãnh hội được ý Phật, dụng công nhiều quá, trái với tánh ý, suốt ngày lững đững niệm Phật chuyển kinh, làm cho thần tánh mê mờ, chẳng khỏi luân hồi.
Phật là người an nhàn.
Ích gì bôn ba khắp nơi cầu danh cầu lợi, sau này dùng làm gì chứ ? Chỉ những người không thấy tánh mới khư khư lo tụng kinh niệm Phật, tinh tiến học hoài, đêm ngày hành đạo, ngồi mãi chẳng nằm, học rộng nghe nhiều, lấy đó làm pháp Phật . Đó toàn là hạng người chê Phật, chê pháp.
Phật trước, Phật sau chỉ nói thấy tánh.
Muôn vật đều vô thường.
Nếu không thấy tánh, lại nói càn rằng “Ta được quả chánh đẳng chánh giác” ấy là kẻ đại tội.
Trong hàng mười đệ tử lớn của Phật, ngài A Nan là đệ nhất đa văn, ở với Phật mà không thông hiểu gì hết, chỉ cốt học nhiều
Hạng Thanh Văn, Duyên Giác cùng với ngoại đạo cũng không hiểu Phật, chỉ chấp vào mấy từng tu chứng, đọa vao nhân quả, chịu báo chúng sinh , không tỏ sanh tử, đi ngược ý Phật, đó là chê bai Phật, tội không gì hơn.
Kinh nói “ Người xiển đề không phát sanh tín tâm, tội không gì hơn”.
Ai có tín tâm, tức kẻ ấy là Phật ở địa vị người.
Lành dữ tự nhiên, nhân quả phân rõ, thiên đường địa ngục chỉ ở trước mắt.
Người ngu không tin, hiện tại mắc giữa địa ngục tối đen, mà vẫn không hay biết gì hết, ấy vì duyên nghiệp nặng vậy, bởi lẽ không có tín tâm. Tỷ như người không mắt, không tin có ánh sáng. Ví có ai đến nói cho nghe cũng không tin, chỉ vì mù mắt vậy, nên còn biết bằng vào đâu mà nhận có ánh sáng mặt trời? Kẻ ngu cũng y như vậy đó. Hiện tại họ đọa làm thân súc sanh đủ loại , sanh ở nơi nghèo cùng, hèn thấp, cầu sống không sống được, cầu chết không chết được. Mặc dầu chịu khổ như vậy mà hỏi đến lại nói là ta rất vui khoái lắm, khác gì ở thiên đường. Mới biết tất cả chúng sanh lấy cái sống khổ làm vui mà không hay biết gì hết, ấy chỉ vì nghiệp chướng nặng nề vậy, nên không thể phát tín tâm, không thể tự mình mà chỉ do người vậy.
Nếu thấy tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu
Hàng áo trắng vẫn là Phật.
Nếu không thấy tánh, cắt tóc cạo râu vẫn là ngoại đạo.
(trang 128)


viewtopic.php?f=70&t=2721&start=40
Xin phép cho tôi hỏi:

_ Bài Đăng có 02 dạng màu, ĐẬM và NHẠT. Thật tế MÀU NÀO DO TỔ ĐẠT MA TUYÊN THUYẾT

_ MÀU CÒN LẠI CÓ PHẢI LÀ CỦA ĐỆ TỬ.

Kính.

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Không phải.

Tất cả chữ viết trên đều là do các Đệ Tử hay Hậu Học của Tổ Đạt Ma viết ra sau khi nghe ngài giảng đạo.

Tôi in đậm chữ cốt yếu để nhấn mạnh và gợi ý chính cho mọi người cần đọc.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Thiền Giáo Song Hành mời Bạn BATKHONG1985 cùng chia sẻ

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle Kính bạn BATKHONG1985 kinhle

Kính Đh Thánh_Tri, Kính Đh Binh kinhle

NHÂN.
Gửi bởi mymamut Ngày 12/5/'12, 20:01

Kính chào các bạn Kính các Đh Thiền Tông Việt Nam

Kính Đhv Thánh Tri Kính Đhv Bình

NHÂN:

Gửi bởi Thánh_Tri Ngày 12/5/'12, 10:20

Thiền và Giáo.

Xin Trích một phần ở trong sách Thiếu Thất Lục Môn, do Tổ Đạt Ma và Đệ Tử ghi chép lại mà bác Binh đã từng đăng:

Hỏi : Tại sao không nên bái lạy Phật và Bồ-Tát ?
Đáp : Các loại thiên ma ba tuần , A Tu La cũng có thể dùng phép thần thông tạo ra tướng mạo Bồ-Tát, biến hóa đủ cách, mà toàn là ngoại đạo. , nào phải là Phật đâu.
Phật là tự tâm, chớ lầm bái lạy.

Phật là tiếng của nước Tây Thiên Trúc, Ở đây gọi là Giác Tánh.
Giác tức là linh giác : ứng đối với cơ duyên, tiếp xúc với sự vật. (ứng cơ tiếp vật). Ngẩng mày nheo mắt, cử động chân tay , đều là do tánh linh giác của chính mình.
Tánh tức là tâm,
Tâm tức là Pật,
Phật tức là đạo,
Đạo tức là thiền.
Chỉ một chữ Thiền, thánh phàm cùng không suy lường nổi.
Thấy thẳng tánh mình thì gọi là thiền.
Nếu chẳng thấy tánh mình, tức không phải thiền vậy.
Dầu giỏi nói được ngàn kinh muôn luận mà không thấy tánh vẫn là phàm phu , chẳng phải là pháp Phật.
Đạo lớn sâu kín, không thể nói cho hiểu.
Kinh điển dựa vào đâu mà nói tới ?
Chỉ cần thấy tánh thì dù không biết một chữ vẫn được đạo.
Thấy tánh tức là Phật.
Thánh thể xưa nay vốn thanh tịnh, chẳng có sạch, dơ.
Sở dĩ có lời nói là vì thánh nhân nương theo tâm mà khởi dụng.
Dụng chỉ là một danh từ trống không. Lời nói kia còn chưa đạt tới được thì mười hai bộ kinh bằng vào đâu mà đạt tới ?
Đạo tự nó viên thành, chẳng dùng tu chứng.
Đạo chẳng phải là thanh sắc, nên vi diệu khó thấy.
Cũng như người nào uống nước thì lạnh, nóng tự mình biết, không thể hướng về người khác mà nói ra.
Chỉ mình Như Lai là thông suốt, ngoài ra các bậc trời, người đều không hiểu thấu.
Trí óc của phàm phu với không tới , do đó mới chấp tướng , chẳng biết tâm mình xưa nay vốn không tịch.
Vọng chấp tướng cùng mọi pháp tức rơi vào ngoại đạo. Ví biết muôn pháp đều theo tâm mà sanh ắt không nên chấp như thế. Chấp tức chẳng biết.
Nếu thấy được bổn tánh thì mười hai bộ kinh hóa thành chữ nghĩa suông.
Ngàn kinh muôn luận cốt để mở sáng tâm .
Nếu thoắt nghe đã hợp nhau rồi thì “giáo” còn dùng làm gì ?
Nói cho cùng lý: giáo là lời nói, thực chẳng phải đạo. Đạo vốn không lời
Lời nói là vọng.
(trang 126)


Nếu thấy được tánh mình thì chẳng cần đọc kinh niệm Phật.
Học rộng biết nhiều nào có ích gì.
Vì lẽ để chuyển hôn mê cho thần thức nên mới có “giáo” . Giáo lập ra cốt để tiêu biểu cho tâm.
Nếu ý thức được tâm thì coi giáo làm gì.
Thánh nhân sống tự tại ngay giữa dòng sanh tử, ẩn hiên, vào ra không định trước, không nghiệp nào trói buộc được.
Thánh nhân phá tà ma. Tất cả chúng sanh chỉ cần thấy tánh thì mọi dư tập đều tiêu diệt tức thì, thần thức hết mờ. Chỉ cần tiếp nhận thẳng là lãnh hội ngay. Muốn thực lãnh hội được đạo , chỉ cần tại đây, như bây giờ, đừng chấp vào một pháp nào, cần dứt nghiệp dưỡng thần, thì dư nghiệp cũng hết theo, và tự nhiên trắng rõ, chẳng cần công phu gì.
Ngoại đạo không lãnh hội được ý Phật, dụng công nhiều quá, trái với tánh ý, suốt ngày lững đững niệm Phật chuyển kinh, làm cho thần tánh mê mờ, chẳng khỏi luân hồi.
Phật là người an nhàn.
Ích gì bôn ba khắp nơi cầu danh cầu lợi, sau này dùng làm gì chứ ? Chỉ những người không thấy tánh mới khư khư lo tụng kinh niệm Phật, tinh tiến học hoài, đêm ngày hành đạo, ngồi mãi chẳng nằm, học rộng nghe nhiều, lấy đó làm pháp Phật . Đó toàn là hạng người chê Phật, chê pháp.
Phật trước, Phật sau chỉ nói thấy tánh.
Muôn vật đều vô thường.
Nếu không thấy tánh, lại nói càn rằng “Ta được quả chánh đẳng chánh giác” ấy là kẻ đại tội.
Trong hàng mười đệ tử lớn của Phật, ngài A Nan là đệ nhất đa văn, ở với Phật mà không thông hiểu gì hết, chỉ cốt học nhiều
Hạng Thanh Văn, Duyên Giác cùng với ngoại đạo cũng không hiểu Phật, chỉ chấp vào mấy từng tu chứng, đọa vao nhân quả, chịu báo chúng sinh , không tỏ sanh tử, đi ngược ý Phật, đó là chê bai Phật, tội không gì hơn.
Kinh nói “ Người xiển đề không phát sanh tín tâm, tội không gì hơn”.
Ai có tín tâm, tức kẻ ấy là Phật ở địa vị người.
Lành dữ tự nhiên, nhân quả phân rõ, thiên đường địa ngục chỉ ở trước mắt.
Người ngu không tin, hiện tại mắc giữa địa ngục tối đen, mà vẫn không hay biết gì hết, ấy vì duyên nghiệp nặng vậy, bởi lẽ không có tín tâm. Tỷ như người không mắt, không tin có ánh sáng. Ví có ai đến nói cho nghe cũng không tin, chỉ vì mù mắt vậy, nên còn biết bằng vào đâu mà nhận có ánh sáng mặt trời? Kẻ ngu cũng y như vậy đó. Hiện tại họ đọa làm thân súc sanh đủ loại , sanh ở nơi nghèo cùng, hèn thấp, cầu sống không sống được, cầu chết không chết được. Mặc dầu chịu khổ như vậy mà hỏi đến lại nói là ta rất vui khoái lắm, khác gì ở thiên đường. Mới biết tất cả chúng sanh lấy cái sống khổ làm vui mà không hay biết gì hết, ấy chỉ vì nghiệp chướng nặng nề vậy, nên không thể phát tín tâm, không thể tự mình mà chỉ do người vậy.
Nếu thấy tâm mình là Phật thì không cần cắt tóc cạo râu
Hàng áo trắng vẫn là Phật.
Nếu không thấy tánh, cắt tóc cạo râu vẫn là ngoại đạo.
(trang 128)


viewtopic.php?f=70&t=2721&start=40


Xin phép cho tôi hỏi:

_ Bài Đăng có 02 dạng màu, ĐẬM và NHẠT. Thật tế MÀU NÀO DO TỔ ĐẠT MA TUYÊN THUYẾT

_ MÀU CÒN LẠI CÓ PHẢI LÀ CỦA ĐỆ TỬ.

Kính.

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Gửi bởi Thánh_Tri Ngày 12/5/'12, 20:12

Không phải.

Tất cả chữ viết trên đều là do các Đệ Tử hay Hậu Học của Tổ Đạt Ma viết ra sau khi nghe ngài giảng đạo.

Tôi in đậm chữ cốt yếu để nhấn mạnh và gợi ý chính cho mọi người cần đọc.
Nếu những danh tự nầy không đúng lẻ, xin nhận lổi kinhle

Cho phép tôi hỏi: trong CUỐN SÁCH CÓ NHỮNG LỜI GIẢNG NẦY.
Trong hàng mười đệ tử lớn của Phật, ngài A Nan là đệ nhất đa văn, ở với Phật mà không thông hiểu gì hết, chỉ cốt học nhiều
Hạng Thanh Văn, Duyên Giác cùng với ngoại đạo cũng không hiểu Phật, chỉ chấp vào mấy từng tu chứng, đọa vao nhân quả, chịu báo chúng sinh , không tỏ sanh tử, đi ngược ý Phật, đó là chê bai Phật, tội không gì hơn.
Kinh nói “ Người xiển đề không phát sanh tín tâm, tội không gì hơn”.
- NHỮNG DANH TỰ NẦY CÓ ĐƯỢC CHO LÀ PHỈ BÁNG PHẬT, PHÁP, TĂNG KHÔNG ???

- CUỐN SÁCH NẦY CÓ HOẰNG DƯƠNG TRONG DIỂN ĐÀN ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM KHÔNG ???

- CÓ PHẢI ĐÂY LÀ CON ĐƯỜNG ĐẠO CUẢ ĐIỀU HÀNH VIÊN BINH VÀ ĐIỀU HÀNH VIÊN THANH_TRI HOẰNG DƯƠNG TRÊN DIỂN ĐÀN ???

Kính mời các bạn kinhle mời bạn BATKHONG1985 kinhle Kính đhv Thanh_tri kinhle Kính đhv Binh kinhle cùng chia sẻ

Kinh

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT GIÁC, NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tu pháp môn nào thì chỉ chuyên theo tôn chỉ pháp môn đó là được rồi. Không nên so sánh để rồi thấy đối lập.

Tổ Đạt Ma là người là Kiến Tánh rõ Thiền. Nên nói như vậy để dạy người tham thiền phá chấp thôi. Chứ không có ý như mà mình nghĩ.

Còn mình không phải là người tham thiền thì không cần phải nghe theo lời đó. Chỉ cần chuyên theo tôn chỉ pháp môn mình tu là được rồi.

Trong Kinh Lăng Nghiêm đích thật Phật có quở ngài Anan học rộng nghe nhiều mà vẫn chưa giải thoát. Sau đó Phật dạy pháp tu Thủ Lăng Nghiêm, ngài Anan mới tỏ ngộ.

Còn sách thiền ghi chép thì có lần Tổ Anan hỏi Tổ Ca Diếp rằng Phật có còn dạy gì cho ngài nữâ không. Tổ Ca Diếp gọi "Anan, cây cờ trước chùâ ngã". Ngay đó ngài Anan liền Kiến Tánh.

Cho nên nói ngài Anan học rộng nghe nhiều là nói lúc ngài còn chưa tu chứng, chưa kiến tánh. Chứ không phải nói sau nầy khi ngài đã kiến tánh.

Tổ Đạt Ma mượn câu chuyện ngài Anan để chỉ rõ cho mình thấy, học rộng nghe nhiều không có ích lợi, mà phải thực hành mới có lợi ích.

Bởi có thực hành mới có thể giác ngộ giải thoát. Còn học lý thuyết suông thì không thể được.

Chúng ta không nên chấp trước. Lời Tổ Đạt Ma nói là để phá chấp. Chúng ta lại chấp lời tổ rồi suy diễn bậy bạ thì không được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thánh_Tri đã viết:Tu pháp môn nào thì chỉ chuyên theo tôn chỉ pháp môn đó là được rồi. Không nên so sánh để rồi thấy đối lập.

Tổ Đạt Ma là người là Kiến Tánh rõ Thiền. Nên nói như vậy để dạy người tham thiền phá chấp thôi. Chứ không có ý như mà mình nghĩ.

Còn mình không phải là người tham thiền thì không cần phải nghe theo lời đó. Chỉ cần chuyên theo tôn chỉ pháp môn mình tu là được rồi.

Trong Kinh Lăng Nghiêm đích thật Phật có quở ngài Anan học rộng nghe nhiều mà vẫn chưa giải thoát. Sau đó Phật dạy pháp tu Thủ Lăng Nghiêm, ngài Anan mới tỏ ngộ.

Còn sách thiền ghi chép thì có lần Tổ Anan hỏi Tổ Ca Diếp rằng Phật có còn dạy gì cho ngài nữâ không. Tổ Ca Diếp gọi "Anan, cây cờ trước chùâ ngã". Ngay đó ngài Anan liền Kiến Tánh.

Cho nên nói ngài Anan học rộng nghe nhiều là nói lúc ngài còn chưa tu chứng, chưa kiến tánh. Chứ không phải nói sau nầy khi ngài đã kiến tánh.

Tổ Đạt Ma mượn câu chuyện ngài Anan để chỉ rõ cho mình thấy, học rộng nghe nhiều không có ích lợi, mà phải thực hành mới có lợi ích.

Bởi có thực hành mới có thể giác ngộ giải thoát. Còn học lý thuyết suông thì không thể được.

Chúng ta không nên chấp trước. Lời Tổ Đạt Ma nói là để phá chấp. Chúng ta lại chấp lời tổ rồi suy diễn bậy bạ thì không được.
Để nói tiếp với bác ThánhTri và làm rõ các chủ đề thảo luận mà chúng ta thường đụng chạm ít nhiều trên diễn đàn. Có khi còn làm mất đi hòa khí học Pháp cũng như người muốn bố thí Pháp.

Do đó, Tôi mạo muội viết theo ý nghĩ cá nhân ở tiêu đề "Tôi muốn hỏi" dành cho người mới vào Diễn đàn Phật Pháp Online này. viewtopic.php?f=31&t=8636&p=64893#p64893


Có điều gì sai lầm, Xin Quí vị giúp đở thêm.

tn, thân ái.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đ/h mymamut

Những lời đó là của Phật nói, của Tổ nói, những người đã kiến tánh nói, những người đã thoát khỏi luân hồi sinh tử nói.
Những lời này Phật, Tổ dạy cho những ai tu theo Bồ tát đạo. Không phải áp dụng cho mọi tín đồ Phật giáo.
Đó là việc của Thiền tông, Tịnh độ tông, việc của Phật giáo phát triển.
đ/h không nên đem khuôn mẫu trong Phật giáo nguyên thuỷ để đánh giá kinh sách trong Phật giáo phát triển.
Làm như vậy là gây ra sự chia rẽ trong đạo Phật.
Trong diễn đàn này đã lập sẵn BOX "Phật giáo nam truyền" để các đ/h truyền bá giáo pháp nguyên thuỷ của đức Thế Tôn.
Mong đ/h không vào lầm Box để phê bình.
Chân thành cảm ơn đ/h. tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền Giáo Song Hành mời Bạn BATKHONG1985 cùng chia sẻ

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

mymamut đã viết: Cho phép tôi hỏi: trong CUỐN SÁCH CÓ NHỮNG LỜI GIẢNG NẦY.
Trong hàng mười đệ tử lớn của Phật, ngài A Nan là đệ nhất đa văn, ở với Phật mà không thông hiểu gì hết, chỉ cốt học nhiều
Hạng Thanh Văn, Duyên Giác cùng với ngoại đạo cũng không hiểu Phật, chỉ chấp vào mấy từng tu chứng, đọa vao nhân quả, chịu báo chúng sinh , không tỏ sanh tử, đi ngược ý Phật, đó là chê bai Phật, tội không gì hơn.
Kinh nói “ Người xiển đề không phát sanh tín tâm, tội không gì hơn”.
- NHỮNG DANH TỰ NẦY CÓ ĐƯỢC CHO LÀ PHỈ BÁNG PHẬT, PHÁP, TĂNG KHÔNG ???
DH nên hiểu ở đây đang thảo luận về pháp Thiền Tông cụ thể là Tổ Sư Thiền.

Ngày xưa có cả những vị Đốt Cả Tượng Phật, đánh cả hiện thân của Bồ Tát: "Gặp Phật Giết Phật, gặp Ma giết Ma",......(Các Ngài làm vậy để pháp chấp cho người học, còn Phàm Phu làm vậy thì phạm tội phỉ báng)

Những vị đó đều đã Kiến Tánh, tự tại như Ngài Ca Diếp không khác.

Lẽ nào những vị đó Phỉ Báng Phật Pháp?
Sửa lần cuối bởi BATKHONG1985 vào ngày 14/05/12 02:24 với 1 lần sửa.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.50 khách