Thiền Giáo Song Hành

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành mời Bạn BATKHONG1985 cùng chia sẻ

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

BATKHONG1985 đã viết:
Ngày xưa có cả những vị Đốt Cả Tượng Phật, đánh cả hiện thân của Bồ Tát: "Gặp Phật Giết Phật, gặp Ma giết Ma",......

Này đạo hữu,

Ông có thể cung cấp cho mọi người một số bằng chứng chứng minh những điều vừa nói không?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

alphatran đã viết:
Ông có thể cung cấp cho mọi người một số bằng chứng chứng minh những điều vừa nói không?
Các Tổ Trung Hoa sau này có vị đốt Tượng Phật như Ngài Đơn Hà Thiên Nhiên, Có vị thấy Ngài Ngài Văn Thù Sư Lợi hiện thân mà cầm cái cây quậy cháo đánh như là Ngài Văn Giải.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

BATKHONG1985 đã viết:
alphatran đã viết:
Ông có thể cung cấp cho mọi người một số bằng chứng chứng minh những điều vừa nói không?
Các Tổ Trung Hoa sau này có vị đốt Tượng Phật như Ngài Đơn Hà Thiên Nhiên, Có vị thấy Ngài Ngài Văn Thù Sư Lợi hiện thân mà cầm cái cây quậy cháo đánh như là Ngài Văn Giải.
Cảm ơn đạo hữu đã trích,

nhưng vui lòng cho biết tên tài liệu đó là gì, tác giả là ai?

vui lòng cho nhiều bằng chứng càng tốt!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

alphatran đã viết:
Cảm ơn đạo hữu đã trích,

nhưng vui lòng cho biết tên tài liệu đó là gì, tác giả là ai?

vui lòng cho nhiều bằng chứng càng tốt!
THIỀN SƯ TRUNG HOA - HT. Thích Thanh Từ


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

BATKHONG1985 đã viết:
THIỀN SƯ TRUNG HOA - HT. Thích Thanh Từ
Này đạo hữu,

Sao ông hà tiện thế nhỉ, ông trích cụ thể hơn xem, cuốn mấy, chương nào?

Alpha chỉ thấy sách có nói đến Ngài Đơn Hà đốt tượng Phật gỗ để phá chấp cho các vị khác.
Còn những nội dung khác không thấy:

1. Có vị thấy Ngài Ngài Văn Thù Sư Lợi hiện thân mà cầm cái cây quậy cháo đánh như là Ngài Văn Giải.
2. Gặp Phật Giết Phật, gặp Ma giết Ma ở đây alpha vẫn không thấy
Sửa lần cuối bởi alphatran vào ngày 14/05/12 03:30 với 1 lần sửa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Kính đạo hữu Thánh Tri,

Đây là những câu chữ do đạo hữu viết,
Thánh_Tri đã viết: Xin Trích một phần ở trong sách Thiếu Thất Lục Môn, do Tổ Đạt Ma và Đệ Tử ghi chép lại mà bác Binh đã từng đăng:


Thánh_Tri đã viết:
Tất cả chữ viết trên đều là do các Đệ Tử hay Hậu Học của Tổ Đạt Ma viết ra sau khi nghe ngài giảng đạo.
Những nhận định này cần được xem lại. Vì sao? alpha sẽ trích ngay trong chính cuốn sách Thiếu Thất Lục Môn đạo hữu có thể xem lại:

Nhan đề của tác phẩm gợi sự liên tưởng mạnh mẽ đến tổ Bồ-đề Đạt-ma, bởi Thiếu Thất chính là tên gọi của ngọn núi nơi Tổ sư đã từng chín năm ngồi quay mặt vào vách, cũng là nơi Tổ sư truyền dạy pháp thiền cho Nhị tổ Huệ Khả và các vị đệ tử khác. Nội dung tác phẩm cũng chính là những gì mà Tổ sư đã từng truyền dạy. Hơn thế nữa, trong tác phẩm còn xuất hiện những bài kệ tụng mà xưa nay vẫn được tin là do chính tổ Bồ-đề Đạt-ma nói ra.

Trước đây, trong bản dịch tác phẩm này được ấn hành vào các năm 1969 và 1971, học giả Trúc Thiên đã có phần xác quyết đây là tác phẩm của Bồ-đề Đạt-ma khi ông chính thức ghi tên vị tổ sư này ngoài bìa sách, mặc dù trong lời đầu sách ông có nêu lên nghi vấn về tác giả của tác phẩm và không hề đưa ra ý kiến xác quyết.

Do sự tin tưởng chắc chắn rằng đây là tác phẩm của Bồ-đề Đạt-ma, nên ông cũng đặt nhan đề cho bản dịch của mình là “Sáu cửa vào động Thiếu Thất” để tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với nơi xuất phát của tác phẩm, đồng thời cũng đưa vào cuối sách một số bài viết về Tổ Bồ-đề Đạt-ma.

Hơn ba mươi lăm năm đã trôi qua kể từ khi bản dịch của Trúc Thiên ra đời. Tuy vẫn không có thêm cứ liệu nào khác hơn vào thời điểm ông Trúc Thiên dịch sách này, nhưng chúng tôi vẫn muốn đặt lại vấn đề bởi một số lý do sau đây.

Thứ nhất, các bậc tiền bối trước chúng ta chưa ai có đủ căn cứ để xác định đây là tác phẩm trực tiếp của Bồ-đề Đạt-ma. Cụ thể là trong bản Mục lục Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh vẫn để trống tên tác giả của tác phẩm này, xem như là khuyết danh. Nếu chúng ta không có thêm cứ liệu nào chắc chắn, không thể dựa vào sự suy đoán để xác quyết đây là tác phẩm của Bồ-đề Đạt-ma.

Thứ hai, nếu căn cứ vào nội dung tác phẩm thì điều này hoàn toàn không đủ cơ sở. Bởi ngay cả một tác giả ở thế kỷ 21 này cũng vẫn có khả năng viết ra một tác phẩm hoàn toàn phù hợp với những gì mà Tổ sư xưa kia đã truyền dạy. Đơn giản chỉ là vì những điều đó được truyền lại trực tiếp qua nhiều thế hệ trong Thiền tông, cũng như bàng bạc trong rất nhiều bản ngữ lục hay thiền luận khác. Vì thế, nếu chỉ căn cứ vào nội dung của tác phẩm thì rõ ràng là không thuyết phục.

Thứ ba, nếu chỉ căn cứ vào danh xưng Thiếu Thất thì càng không đủ cơ sở. Bởi vì cũng giống như hai chữ Tào Khê được dùng để chỉ nguồn mạch Thiền tông được hoằng truyền từ Lục Tổ, danh xưng Thiếu Thất cũng được dùng để chỉ chung cho dòng thiền được xem là do tổ Bồ-đề Đạt-ma truyền lại, mà như thế thì cũng có thể xem là toàn bộ cội nguồn của Thiền tông Trung Hoa. Như vậy, tên gọi tác phẩm không hề có ý nghĩa quyết định rằng đây là tác phẩm trực tiếp của Tổ sư. Một truyền nhân của ngài sau nhiều thế hệ vẫn có thể ghi lại những lời dạy này và dùng tên gọi Thiếu Thất để nói lên rằng những điều này trước đây đã được chính Tổ sư truyền dạy.

Thứ tư, phần đầu tiên trong tác phẩm là Tâm kinh tụng đã được xây dựng trên bản dịch Tâm kinh Bát-nhã của ngài Huyền Trang. Bản Tâm kinh này hiện có trong Đại tạng kinh (bản Đại chánh tân tu), thuộc quyển 8, trang 848, số hiệu 251, ghi rõ là do ngài Huyền Trang dịch vào đời nhà Đường. Ngài Huyền Trang sinh năm 600, mất năm 664, nghĩa là bản dịch Tâm kinh chỉ có thể xuất hiện sau khi Tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa (520) khoảng một thế kỷ!

Nếu đưa ra khả năng tổ Bồ-đề Đạt-ma đã tự dịch Tâm kinh Bát-nhã thì vẫn không thể chấp nhận được việc hai bản dịch có thể trùng khớp với nhau đến từng chữ một!

Do đó, việc tác phẩm sử dụng bản dịch Tâm kinh của ngài Huyền Trang là không thể phủ nhận. Và như thế, nếu xem tác phẩm này là của Bồ-đề Đạt-ma thì phải loại phần Tâm kinh tụng ra khỏi tác phẩm, xem như đây là phần do người sau thêm vào.

............


Từ những kết quả khảo sát như trên, chúng tôi cho rằng Thiếu thất lục môn rất có thể là một bộ sách được người sau biên soạn trên cơ sở tập hợp những tác phẩm đã xuất hiện trước đó được cho là của Sơ tổ Bồ-đề Đạt-ma.

Vì hai lý do sau đây, chúng tôi hoàn toàn không tin vào khả năng ngược lại là sách Thiếu thất lục môn đã được biên soạn trước rồi sau đó mới được tách ra thành các phần riêng rẽ.

Vui lòng đọc toàn bộ lời nói đầu của cuốn sách này để biết thêm chi tiết. Alpha chỉ trích một phần

Link gốc: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79 ... l_bookmark

Câu từ cần chính xác hơn nữa đạo hữu à.

Alpha thực sự không hiểu, tại sao người ta có thể dám bạo gan tin vào những cuốn Kinh/Sách khuyết danh như thế để mà tu tập, trong khi Kinh Phật đâu có thiếu chứ :-?


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết:
............

Từ những kết quả khảo sát như trên, chúng tôi cho rằng Thiếu thất lục môn rất có thể là một bộ sách được người sau biên soạn trên cơ sở tập hợp những tác phẩm đã xuất hiện trước đó được cho là của Sơ tổ Bồ-đề Đạt-ma.

Vì hai lý do sau đây, chúng tôi hoàn toàn không tin vào khả năng ngược lại là sách Thiếu thất lục môn đã được biên soạn trước rồi sau đó mới được tách ra thành các phần riêng rẽ.


Vui lòng đọc toàn bộ lời nói đầu của cuốn sách này để biết thêm chi tiết. Alpha chỉ trích một phần

Link gốc: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79 ... l_bookmark

Câu từ cần chính xác hơn nữa đạo hữu à.

Alpha thực sự không hiểu, tại sao người ta có thể dám bạo gan tin vào những cuốn Kinh/Sách khuyết danh như thế để mà tu tập, trong khi Kinh Phật đâu có thiếu chứ :-?
Xin hỏi Bác, ông Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải căn cứ vào sách nào? Tác giả là ai? Bác tin vào những điều ông ấy viết rồi nói đó là giả, vậy ông Nguyễn Minh Tiến dịch sách này cũng giả luôn.

Mời bác đọc một đoạn tôi trích trong cuốn "Sáu cửa vào động Thiếu Thất" do Trúc Thiên dịch, tôi tô đậm một đoạn và nhấn mạnh điều ông Trúc Thiên đã nói ở chỗ in nghiêng và có gạch ngang dưới dòng để nhắc Bác đừng cố chấp như vậy! Đoạn này đăng ở trang 12 - 14 của quyển sách mà tôi có.

"Sáu cửa là vậy, cửa - không - cửa.

Còn Thiếu Thất là tên một núi nằm trong dãy Tung Nhạc, thuộc tỉnh Hà Nam, huyện Ðăng Phong. Dãy Tung Nhạc có ba mươi sáu ngọn núi, phía đông gọi là Ðại Thất (nhà lớn), phía tây gọi là Thiếu Thất hoặc Tiểu Thất (nhà nhỏ). Nhà đây là nhà đá, đá núi dựng thành nhà, xếp thành am động. Riêng núi Thiết Thất cao 860 trượng, thuở xưa vua Hậu Ngụy Hiếu Văn có dựng lên tại đây một ngôi chùa cho thiền sư Phật Ðà Thiên Trúc ở, gọi là chùa Thiếu Lâm. Chính tại ngôi chùa cổ này, vào khoảng năm 520, sư Bồ Ðề Ðạt Ma ngồi chín năm nhìn vách đá.

Thiếu Thất cũng là tên riêng của sơ tổ Ðạt Ma.

Vậy, sách Thiếu Thất lục môn là của Ðạt Ma.

Ðúng: vì tác phẩm chứa toàn những giáo lý căn bản của Thiền Ðạt Ma, phù hợp với những tài liệu được ghi chép trong bộ Thiền sử Truyền Ðăng Lục.

Mà cũng có thể không đúng: vì ta có nhiều lý do để ngờ rằng sách này do chư Sư mới soạn ra sau này, có lẽ vào khoảng cuối đời Ðường - và soạn ra nhân danh tổ Ðạt Ma. Tại sao có thể thế được? Tại sao người viết chịu tự mình khuất lấp đi sau tên người khác, trong khi chỉ một tác phẩm nói trên đủ đưa người viết lên tuyệt đỉnh vinh quang, ít nhất trên phương diện lập ngôn? Tại sao? Và tại sao?

Xin dành những dấu hỏi trên cho các nhà học giả và khảo cổ. Ðối với người học đạo, sách có thể mang tên Ðạt Ma, Lâm Tế, Trần Thái Tông, hoặc ông, tôi, vô danh thị không hề gì: tất cả tên đều là tên giả. Tất cả cái tôi đều là tôi giả. Con người không là gì hết trong dòng biến chuyển của nhân duyên. Nhưng con người đi qua, và tác phẩm còn lại. Và những hoa kỳ cỏ lạ lưu lại mãi cho đời:

"Hoa lưu động khẩu ưng trường tại"

Những hoa cỏ ấy đều không tên. Chỉ cái không tên mới đứng ngoài không gian thời gian, mới "vạn đại cổ kim thường". Cái "thường" của Niết bàn tịch diệt, không ta không người. Cái "thường" của những ngọn bút nhập thần viết ra không vì mình, không vì người, không vì gì cả, mà chỉ vâng theo, chỉ "nhiệm vận", chỉ ứng dụng theo tâm không, tùy cảm theo nhịp sống đại đồng.

Ðiều quan hệ đối với con người chúng ta là hiện tại trước mắt. Ở hiện tại, ta là người bị mũi tên độc ghim thẳng vào mạch sống. Ðừng hỏi tên ấy của ai, làm ra lúc nào, làm bằng chất gì, do đâu mà bắn ra v.v... Hỏi, tức là thụt lui về quá khứ. Không ai sửa được quá khứ. Mọi tác động phải tác động trên hiện tại. Trên hiện tại, có ta, mũi tên, chứng bịnh, và tất cả đòi hỏi một liều thuốc. Sách Thiếu Thất lục môn là liều thuốc ấy, rất công phạt cho những khối óc bị nhiễm độc".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

battinh đã viết:
Xin hỏi Bác, ông Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải căn cứ vào sách nào? Tác giả là ai? Bác tin vào những điều ông ấy viết rồi nói đó là giả, vậy ông Nguyễn Minh Tiến dịch sách này cũng giả luôn.

Mời bác đọc một đoạn tôi trích trong cuốn "Sáu cửa vào động Thiếu Thất" do Trúc Thiên dịch, tôi tô đậm một đoạn và nhấn mạnh điều ông Trúc Thiên đã nói ở chỗ in nghiêng và có gạch ngang dưới dòng để nhắc Bác đừng cố chấp như vậy! Đoạn này đăng ở trang 12 - 14 của quyển sách mà tôi có.

"Sáu cửa là vậy, cửa - không - cửa.

Còn Thiếu Thất là tên một núi nằm trong dãy Tung Nhạc, thuộc tỉnh Hà Nam, huyện Ðăng Phong. Dãy Tung Nhạc có ba mươi sáu ngọn núi, phía đông gọi là Ðại Thất (nhà lớn), phía tây gọi là Thiếu Thất hoặc Tiểu Thất (nhà nhỏ). Nhà đây là nhà đá, đá núi dựng thành nhà, xếp thành am động. Riêng núi Thiết Thất cao 860 trượng, thuở xưa vua Hậu Ngụy Hiếu Văn có dựng lên tại đây một ngôi chùa cho thiền sư Phật Ðà Thiên Trúc ở, gọi là chùa Thiếu Lâm. Chính tại ngôi chùa cổ này, vào khoảng năm 520, sư Bồ Ðề Ðạt Ma ngồi chín năm nhìn vách đá.

Thiếu Thất cũng là tên riêng của sơ tổ Ðạt Ma.

Vậy, sách Thiếu Thất lục môn là của Ðạt Ma.

Ðúng: vì tác phẩm chứa toàn những giáo lý căn bản của Thiền Ðạt Ma, phù hợp với những tài liệu được ghi chép trong bộ Thiền sử Truyền Ðăng Lục.

Mà cũng có thể không đúng: vì ta có nhiều lý do để ngờ rằng sách này do chư Sư mới soạn ra sau này, có lẽ vào khoảng cuối đời Ðường - và soạn ra nhân danh tổ Ðạt Ma. Tại sao có thể thế được? Tại sao người viết chịu tự mình khuất lấp đi sau tên người khác, trong khi chỉ một tác phẩm nói trên đủ đưa người viết lên tuyệt đỉnh vinh quang, ít nhất trên phương diện lập ngôn? Tại sao? Và tại sao?

Xin dành những dấu hỏi trên cho các nhà học giả và khảo cổ. Ðối với người học đạo, sách có thể mang tên Ðạt Ma, Lâm Tế, Trần Thái Tông, hoặc ông, tôi, vô danh thị không hề gì: tất cả tên đều là tên giả. Tất cả cái tôi đều là tôi giả. Con người không là gì hết trong dòng biến chuyển của nhân duyên. Nhưng con người đi qua, và tác phẩm còn lại. Và những hoa kỳ cỏ lạ lưu lại mãi cho đời:

"Hoa lưu động khẩu ưng trường tại"

Những hoa cỏ ấy đều không tên. Chỉ cái không tên mới đứng ngoài không gian thời gian, mới "vạn đại cổ kim thường". Cái "thường" của Niết bàn tịch diệt, không ta không người. Cái "thường" của những ngọn bút nhập thần viết ra không vì mình, không vì người, không vì gì cả, mà chỉ vâng theo, chỉ "nhiệm vận", chỉ ứng dụng theo tâm không, tùy cảm theo nhịp sống đại đồng.

Ðiều quan hệ đối với con người chúng ta là hiện tại trước mắt. Ở hiện tại, ta là người bị mũi tên độc ghim thẳng vào mạch sống. Ðừng hỏi tên ấy của ai, làm ra lúc nào, làm bằng chất gì, do đâu mà bắn ra v.v... Hỏi, tức là thụt lui về quá khứ. Không ai sửa được quá khứ. Mọi tác động phải tác động trên hiện tại. Trên hiện tại, có ta, mũi tên, chứng bịnh, và tất cả đòi hỏi một liều thuốc. Sách Thiếu Thất lục môn là liều thuốc ấy, rất công phạt cho những khối óc bị nhiễm độc".

Ai dza, đạo hữu battinh nói thiệt là hay, thiệt là cao xa đó mà, (nghe giống phim chưởng HK)

Alpha ăn thật nói thẳng, chẳng thể hiểu nỗi cái mớ lý luận cao xa bay bổng trên mây đó.

Nên xin miễn bàn tiếp


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền Giáo Song Hành

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thôi xin các vị đừng tranh cãi nữa,
Vì sao ?
Vì mỗi người hiểu một cách. Đừng nên đem cách suy diễn ở tông phái này vào tông phái khác, nếu không sẽ đi đến chỗ huỷ báng Phật pháp, gây chia rẽ trong đạo Phật mà thôi.

Đại đạo trước mắt nhưng không thấy cũng không thể vào được.
Chỉ những ai có duyên mới vào được mà thôi.

Chỉ một chữ "Thiền", phàm, thánh không thể lường được.

Xin đóng threat này để tránh chuyện tranh cãi không đáng có.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách