Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thôi quý vị đừng tranh cải nữa.

Không nên suy diễn "nhân chi sơ tánh bổn thiện" bên nho giáo rồi gán ép cho đó là Chân Tâm Tự Tánh. Thật sai lầm.

Vả lại, Diễn đàn Phật Pháp không nên đem Nho Giáo vào. Quý vị theo HT Tịnh Không cũng đừng nên post những bài giảng về sách Nho Giáo hay không phải đạo Phật của Hòa Thượng như Đệ Tử Quy, Tam Tự Kinh v.v...

Ông Khổng Tử là ông độc tài, bài ra nhiều trò, thiên hạ biết bao nhiêu chết, loạn lạc vì những trò ổng bài ra!

Hơn nữa. Bao nhiêu triều đại, Nho Giáo bài xích Phật Giáo, vua chúa nghe theo, đốt chùa hủy tăng, nhưng triều đại nào có Nho Giáo vô là vua chúa ấy bị diệt vong trong vài năm cai trị.

Việt Nam đã thoát cái phóng kiến của Nho Giáo rồi, sao quý vị còn tìm đến để ràng buộc mình.

Người Trung Quốc bây giờ đang tìm lại hồi phục lại Nho Giáo. Rồi giảng cho quý vị nghe. Quý vị Việt Nam nghe theo hoan hô, thì từ từ rồi Nho Giáo cũng truyền sang cai trị Việt Nam nữa thôi.

Tuy vậy Nho Giáo không phải là giáo cực ác đối với con người. Thế giới nầy có ba loại cực ác từ cao đến thấp là:

1. Thiên chúa giáo
2. Hồi Giáo
3. Cộng Sản

Làm cho con người khổ đau nhiều nhứt là ba tư tưởng trên.

Do vậy mà Phật Giáo được Thế Giới (Liên Hiệp Quốc) tôn vinh làm tôn giáo biểu tượng của Hòa Bình, mà không chọn những tôn giáo khác.

Thanhtam nói những lời trên đúng rồi đó.

Diễn đàn Phật Pháp chỉ thuần Phật Pháp thôi, những gì có liên quan đạo khác, hay chính trị thì không nên đem vào. Nội Quy Diễn Đàn nói rõ rồi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa các thiện trí thức.

Khi Thánh Trí lên tiến Cường mới nói. Thánh trí nói rất đúng là ỡ chổ không mang cái Khổng giáo vào đấy cũng đúng, vì cái pháp của Khổng giáo chưa đi đến Nét Bàn.

Vâng ỡ đây Cường chỉ nói một cái lời nói đúng của Khổng tữ, là nhơn tri sơ tánh bổn thiện, có vậy thôi, mà do người ta suy diễn đến các thứ khác, tưởng là mang hết cả triết lý của Không Tữ mà hành, nếu một người học đạo mà không biết phân tích mà chỉ biết suy diễn thì học pháp vô ích, đến cùng cũng chỉ là một môn đồ tri giải thôi.

Nhơn trí sơ tánh bổn thiện , chính là nói đến nguồn cổi, của các hữu tình, do sự thấy của một số người lý giải bằng văn tự, nên có thấy khác hoạc hai thứ, nếu có nói chẳng thiện là do tự tâm sanh, và nhiễm trước mới có phàm phu. cũng vì cái tự đại của phàm phu ngã chấp quá lơn cho nên không thấy.

Ỡ trên đời này bất cứ những gì khi chưa khỡi đầu điều là bổn thiện cả, nếu cái lý này cũng không hiểu, thì đừng nên nối Phật pháp nữa, bời vì ngày cả diẹu lý của pháp tướng tâm sanh còn chưa hiểu, thì lấy cái gì mà hiểu nỏi cái pháp tướng Nết Bàn.

nếu người học đạo biết đến đầu mối sanh tữ, tức là nhân sanh, thì người nó mới có hiểu được cái pháp này. cũng vì vậy trong bài của Cường đã có chia sẽ với chúng sanh, là câu chuyện con kiến đứng trên tờ giấy tiềm chổ thoát thân, vẫng tờ giấy sếp thành hình chữ (0) chỉ cần con kiến không đi tiềm nữa, đang cái ấy là chấm dứt duyên sanh. chúc quý vị tinh tấn.

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Thưc ra trên văn tự Nhân Chi Sơ Tính Bổn thiện ở Cường Nam giải thích, là muốn dựa vào văn tự đề khởi đến chủ đề tự tánh để dẫn nhập vào sâu thêm. Cũng là ý tốt, nhưng nếu ai đó lật ngược nguồn gốc lịch sử văn tự đó thì sẽ là sự cản trở. Bởi cách hiểu của Cường Nam là Nhân Chi Sơ, bản tính vô tư của con trẻ thật ra là một trạng thái bản ứng tự nhiên của tự tánh khi mà ý thưc chưa làm chủ trên sự hiểu biết kinh nghiệm kiến thức, ở đó sự dụng của tự tánh trở về căn bản nhất mà nhà thiền thường nhắc đến: Đó là: Tâm Bình Thường (chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác).
Chỉ đi quá sâu vào nguồn gốc lịch sử thì đó là nguồn gốc nho giáo, dành cho đạo làm người, đạo tề gia và trị quốc của người xưa. Nếu lấy nghĩa này bắt lỗi CN cũng có phần chưa nhìn nhận ý tốt của CN.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Ma Ha Bát Nhã đã viết:Thưc ra trên văn tự Nhân Chi Sơ Tính Bổn thiện ở Cường Nam giải thích, là muốn dựa vào văn tự đề khởi đến chủ đề tự tánh để dẫn nhập vào sâu thêm. Cũng là ý tốt, nhưng nếu ai đó lật ngược nguồn gốc lịch sử văn tự đó thì sẽ là sự cản trở. Bởi cách hiểu của Cường Nam là Nhân Chi Sơ, bản tính vô tư của con trẻ thật ra là một trạng thái bản ứng tự nhiên của tự tánh khi mà ý thưc chưa làm chủ trên sự hiểu biết kinh nghiệm kiến thức, ở đó sự dụng của tự tánh trở về căn bản nhất mà nhà thiền thường nhắc đến: Đó là: Tâm Bình Thường (chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác).
Chỉ đi quá sâu vào nguồn gốc lịch sử thì đó là nguồn gốc nho giáo, dành cho đạo làm người, đạo tề gia và trị quốc của người xưa. Nếu lấy nghĩa này bắt lỗi CN cũng có phần chưa nhìn nhận ý tốt của CN.
Chào MHBN,
ít ra cũng còn thấy được cái chỗ này... kinhle


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Đồng Nát đã viết:
Ma Ha Bát Nhã đã viết:Thưc ra trên văn tự Nhân Chi Sơ Tính Bổn thiện ở Cường Nam giải thích, là muốn dựa vào văn tự đề khởi đến chủ đề tự tánh để dẫn nhập vào sâu thêm. Cũng là ý tốt, nhưng nếu ai đó lật ngược nguồn gốc lịch sử văn tự đó thì sẽ là sự cản trở. Bởi cách hiểu của Cường Nam là Nhân Chi Sơ, bản tính vô tư của con trẻ thật ra là một trạng thái bản ứng tự nhiên của tự tánh khi mà ý thưc chưa làm chủ trên sự hiểu biết kinh nghiệm kiến thức, ở đó sự dụng của tự tánh trở về căn bản nhất mà nhà thiền thường nhắc đến: Đó là: Tâm Bình Thường (chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác).
Chỉ đi quá sâu vào nguồn gốc lịch sử thì đó là nguồn gốc nho giáo, dành cho đạo làm người, đạo tề gia và trị quốc của người xưa. Nếu lấy nghĩa này bắt lỗi CN cũng có phần chưa nhìn nhận ý tốt của CN.
Chào MHBN,
ít ra cũng còn thấy được cái chỗ này... kinhle
Thấy đó là cái thấy của MHBN, không phải là cái thấy của Đồng Nát. Cái thấy này cũng chẳng dính dáng gì với lời của Cường Nam & Đồng Nát biện giải về điều này phía trên cả...


thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Người Dụng Công Tu Thiền-Phải Biện Rành Mười Thứ Ma

Thiền Sư Siêu Minh Viết
Thượng Tọa Thích Nhật Quang Thuật


Người ngộ Ðạo tu thiền, bởi chẳng phải là việc tầm thường, nên dễ bị các thứ ma trong ngoài não loạn chánh định. Nếu tự mình không làm chủ được, liền sinh ái trước các cảnh. Nhân cảnh tâm động, kẹt vào rọ ma. Thế thì, vốn là nhân lành, trái lại gặt quả chẳng lành. Kẻ sơ cơ đời sau nên thận trọng đề phòng đó.

Ở đây, nêu ra 10 điều biện ma, tự phải gẫm xét. Gặp tâm ma và thiên ma nên dùng trí tuệ quán chiếu, ma nghiệt liền tiêu. Tâm nhơ nếu sạch thì các chướng tự bặt, cái gì lại sợ thiên ma? Nó làm gì mê hoặc được tâm người chơn chánh? Nay 10 thứ ma này sẽ thuật rõ sau đây:

(1) Ma oan nghiệt nhiều đời
(2) Ma bên ngoài đến làm mê hoặc
(3) Ma phiền não
(4) Ma sở tri
(5) Ma tà kiến
(6) Ma vọng tưởng
(7) Ma khẩu nghiệp
(8) Ma bệnh khổ
(9) Ma ngủ
(10) Thiên ma
Bởi mười thứ ma này vừa nêu nó hay làm nhiễu loạn kẻ mộ Ðạo tu hành, nhất là người tu Thiền chơn chánh, nên các hành giả phải đề phòng cẩn mật.

1. Ma Oan Nghiệt Nhiều Ðời

Loại ma này chính là nghiệp chướng nhiều đời của ta. Bởi từ nhiều kiếp đến nay, chúng ta bị luân hồi, quanh quẩn trong phàm vi, lầm tạo những nghiệp chẳng trung, chẳng hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa. Sát, đạo, dâm, vọng, tham, sân, si, ái. Kết chặt những oan gia đời nay gặp gỡ. Trong khi chúng ta muốn học đại đạo, nó lại quấy nhiễu chẳng an, làm chướng ngăn việc tu hành khiến chẳng thành tựu được. Chúng ta phải hổ thẹn khẩn thiết cầu sám hối. Trông mong uy lực Tam Bảo gia hộ khiến những oan nghiệt nhiều đời đó tự sẽ tiêu diệt, tự nó thối tan.

Lại, chúng ta phải phát nguyện lớn làm lợi ích tất cả chúng sanh, để mau được quả vô lậu, chứng Ðạo Bồ Ðề.

Là kẻ mới học tu Thiền phải tự sám hối và mãnh tỉnh lấy.


Chú
Luân hồi tiếp nối, biển khổ mênh mang chúng sanh trôi giạt, hạt bụi trời kẻ chưa tỉnh không làm thế nào nhận ra sự kiện này! Ai là kẻ biết được ngày mai của mình ra sao? Và thấy được oan khiên túc trái của mình thế nào? Có kẻ nghe nói: " Tuổi thọ của ta sánh bằng trời đất", liền bảo: "Gớm thế! Ta là quái gì mà tuổi thọ thênh thang và mênh mang đến thế!". Người xưa nói: "Sanh như đắp chăn bông. Tử như cởi áo hạ" là đạo lý gì? Thử nói xem! Chỉ thêm một trường huyễn mộng. Tuy nhiên, chỗ thênh thang mênh mang này ít người vào, không ai chịu nhận. Thì thôi, cứ rong chơi cho hết cuộc phong trần. Một lúc nào đó, quày đầu nhìn lại đoạn nhân duyên phù trầm này, chắc y không khỏi một phen tan thân mất mạng. Thế nhưng, nếu chưa phải là hạng đại lực lượng thì phải ai khẩn sám hối, nương uy lực vô song của Tam Bảo, mọi mộng mơ phía trước tiêu tan. Ðã thế, lại cần phát đại nguyện như hư không, vào cõi huyễn, độ chúng sanh huyễn, để hoàn thành Phật đạo như huyễn.


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

2. Ma bên ngoài đến làm mê hoặc

Loại ma này còn gọi là người làm chướng, kẻ bất tín hay nhỏ mọn. Sang hèn chẳng đồng bực. Họ não loạn định tâm khiến người tu chẳng được yên ổn. Nói chung là do hành giả tự thiếu quyền chước, hoặc thiếu lễ nghĩa, hoặc tự cao, hoặc ngã mạn, hoặc hay nói thẳng, hoặc hành động thô, hoặc dựa thế lực, hoặc ỷ tài hơn, hoặc nói ác, hoặc cho mình giỏi, hoặc nói điều dở của người, hoặc thiếu dáng vẻ hòa dịu, hoặc không cung kính, hoặc lượng hẹp hòi, hoặc thiếu nhẫn nại nên người chẳng tin. Họ làm hoặc loạn việc tu hành khiến tâm động niệm, che chướng bản minh. Kẻ mộ đạo lớn, phải tự hạ mình, nuôi dưỡng đạo đức, mới khỏi người ngoài làm chướng. Người trong Tông môn đời sau nên học đức khoan dung nhẫn nại cố gắng hành Ðạo.

Chú

Luận về tánh giác thì vật vật như nhau, người người bình đẳng, nhưng căn trung hạ cần đức hàm đạo dưỡng mới xong. Nếu kém đạo kém đức, thêm nỗi mê mờ dầy cộm thì đường tiến thiên nan vạn nan. Lối sống người đời còn dạy: "Với mình thật nghiêm cẩn, xử thiên hạ thì hạ mà khoan", huống là đạo lớn giải thoát, lấy trí tuệ làm gốc, tiêu diệt bản ngã là chỗ đắc lực, mà còn u mê ôm ấp những tình chấp ngô ngã hẹp hòi đó được ư?

Phật dạy: "Các hành vô thường là pháp sanh diệt". Tổ khuyên: "Nên tiêu chảy đầy đất mới có chỗ an thân lập mạng". Trên chiều dọc mà nhìn, chúng ta nhiều kiếp trôi lăn trong sáu nẻo, bởi đeo mang cái thấy hai: "ta người, kia đây, có không, xấu tốt" . Do đó và từ đấy mà xuống lên trong ba cõi, xoay quanh trong bốn loài. Chần chờ gì? Ðợi kiếp nào? Sao chưa một phen lay mình chuyển hóa, tạo một niềm vui, thắp sáng một niềm tin cho mai sau ... Kìa nhìn xem!

Trời đất liếc trông chừ sao thênh thang
Chống gậy rong chơi chừ phương ngoại phương
Hoặc cao cao chừ mây đỉnh núi
Hoặc sâu sâu chừ nước trùng dương.


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Nhận ra điều chân thật .
Chẳng còn ham tranh luận .
Tùy duyên nương pháp Phật .
Đạo lớn liền tương cận .


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

''Như Lai là không từ đâu đến và cũng không đi về đầu.''
Đây là bất sinh, bất diệt là thể tánh thanh tịnh.
'' Không từ đâu đến '': từ hư không trở về hư không mà không phải là hư không.
'' Không đi về đâu'': từ thời gian trở về thời gian mà không phải thời gian.
- Tánh là thường còn bất biến, tướng thì thiên biến vạn hóa.
- Mười phương chư Phật chung một Pháp thân: '' chung mà không chung, không chung mà chung''. Thể tánh vô ngại.
- Thiền không phải là tâm mà là trạng thái thanh tịnh, đi đến thanh tịnh tức thiền.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tinhnghia đã viết:''Như Lai là không từ đâu đến và cũng không đi về đầu.''
Đây là bất sinh, bất diệt là thể tánh thanh tịnh.
'' Không từ đâu đến '': từ hư không trở về hư không mà không phải là hư không.
'' Không đi về đâu'': từ thời gian trở về thời gian mà không phải thời gian.
- Tánh là thường còn bất biến, tướng thì thiên biến vạn hóa.
- Mười phương chư Phật chung một Pháp thân: '' chung mà không chung, không chung mà chung''. Thể tánh vô ngại.
- Thiền không phải là tâm mà là trạng thái thanh tịnh, đi đến thanh tịnh tức thiền.
Sai lầm.

Chúng sanh dọ tâm thức che mờ nên không thể thấy được Tự Tánh.

Như Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Viên Giác có ví dụ

Như người bệnh nhặm mắt nên thấy hoa đốm sanh ra từ hư không. Rồi chấp thật cho là có hoa đốm, rồi chấp thật lầm nhận cho hư không sanh ra hoa đốm.

Khi được trị lành bệnh mắt, thì nhìn hư không, không còn thấy hoa đốm gì nữa.

Mới hay hư không đâu có sanh diệt gì đâu. Do vậy dù hoa đốm diệt mà hư không như như bất động, bởi hư không chẳng phải là cái sanh ra hoa đốm, do bệnh mắt mà thấy hoa đốm thôi.

Hư không trên dụ cho Chân Tâm Tự Tánh.

Chúng sanh bệnh mắt nên nhìn hư không mà thấy hoa đốm, không lúc nào hết trừ khi là bệnh mắt được trừ, tức muốn thấy Như Lai (kiến Tánh) thì phải sạch tâm thức.

Chân tâm tự tánh không có sanh ra vạn pháp (tướng thiên biến vạn hóa). Nói vậy là sai lầm. Giống như người bệnh mắt cho hư không có sanh ra hoa đốm. Hư không đâu có sanh ra hoa đốm, do bệnh mới thấy sai như vậy.

Kinh Lăng Nghiêm nói: "Trong tánh chơn thường cầu đến đi mê ngộ trọn không thể được".

Huống gì là sanh vạn pháp diệt vạn pháp ư? Các pháp tương đối đều do vọng tâm sanh khởi, chẳng phải chân tâm.

Nói "Tất cả do tâm tạo" "Tâm sanh các pháp sanh, tâm diệt các pháp diệt" là nói vọng tâm, chẳng phải chân tâm.

nói các pháp sanh, Pháp có nghĩa là những tâm niệm sanh khởi, chứ không phải là nói hình tướng vật lý bên ngoài.

Do vậy ông trừ những tâm niệm sanh khởi bên trong, chứ không phải tu hành Phật Pháp là bảo ông phải phá hoại hình tướng vật lý bên ngoài, chối bỏ chúng. Đó là sai lầm!

Do vậy Kinh Viên Giác nói: "Người còn trong luân hồi mà bàn về tánh Viên Giác thì tánh Viên Giác cũng đồng luân hồi"

Chưa hết bệnh mắt thì lúc nào và ở đâu cũng thấy hoa đốm trên không, trừ khi là trị lành bệnh mắt.

Chưa đột phá tâm thức thì lúc nào và ở đâu cũng sống bằng tâm thức nên phân biệt chấp trước sai lầm, trừ khi là đột phá tâm thức, mới trở lại người bình thường minh tâm kiến tánh, thấy đúng như thật.

Thôi hãy lo tu tịnh độ của mình đi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Hu khong von gia, hoa dom von gia. Ca hai chang phai that thi chan tam o dau ra.
Chan tam la chang khoi vong tuong, chap truoc, phan biet doi voi hu khong hay la hoa dom.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: LỤC TỔ HUỆ NĂNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

tinhnghia đã viết:Hu khong von gia, hoa dom von gia. Ca hai chang phai that thi chan tam o dau ra.
Chan tam la chang khoi vong tuong, chap truoc, phan biet doi voi hu khong hay la hoa dom.
Đã mượn hư không và hoa đốm làm ví dụ. Ông còn chấp trước gì nữa mà phân ra nầy nọ hư không thế nầy hoa đốm thế kia.

Nương nơi ngón tay mà thấy trăng, chấp ngon tay thì sao mà hiểu được!

Không nương nơi ví dụ mà hiểu nghĩa, chấp ví dụ rồi suy lường thì sao được.

Thí dụ.

Lấy ngón tay làm ví dụ cho Pháp
Lấy mặt trăng làm ví dụ cho Chân Tâm.

Không nương nơi ví dụ mà hiểu, lại chấp và suy lường ngón tay đâu thật, mặt trăng đâu thật thì làm sao được.

Đã nói là ví dụ kia mà.

Ngón tay dụ cho pháp của Phật, mặt trăng dụ cho Chân Tâm, nương nơi phật pháp tu hành để thấy được chân tâm tự tánh.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách