Phật Tánh

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHẬT TÁNH
(Trích: Kinh Pháp Bảo Đàn và Tư Tưởng chư Tổ, soạn giả Tế Giang, trang 121 - 123)


Đáng lẽ tư tưởng đặc thù của ngài Huệ Năng đối với Phật tánh, phải được sắp lên hàng đầu, hoặc là ngay sau tư tưởng Kiến tánh đã phải thảo luận đến.

Nhưng chính vì muốn chứng tỏ Phật tánh là tư tưởng huyết mạch của tất cả cuộc đời và tư tưởng của ngài Huệ Năng, kể cả tư tưởng căn bản và tư tưởng đặc thù, nên chúng tôi để sau hết, với dụng ý lấy tư tưởng Phật tánh làm tư tưởng tổng kết. Cũng phải nói thêm rằng, khi chúng tôi nói tư tưởng Phật tánh là huyết mạch, là bao trùm cả cuộc đời ngài Huệ Năng, điều ấy thật là đương nhiên và kỳ diệu. Đương nhiên, vì lẽ đến như đức Phật đi nữa, từ khi phát tâm đến khi giác ngộ cũng chỉ là Phật tánh biểu hiện. Kỳ diệu, vì lẽ cuộc đời khai thị Phật tri kiến (Phật tánh) cho chúng sanh ngộ nhập và kết thúc bằng kinh Pháp Hoa và kinh Niết Bàn cũng đề cao lên tột bực cái Phật tánh ấy. Thì ngài Huệ Năng cũng đã làm được như vậy trong phạm vi của ngài, khi đáp lại câu hỏi: "Để lời chỉ giáo gì lại cho những người mê mờ sau này được thấy Phật tánh". Ngài nói: "Nếu biết rõ về chúng sanh tức là thấy được Phật tánh". Như vậy cũng chưa đủ đâu. Đặc trường của Thiền tông mà ngài Huệ Năng là kỳ nhân trong đó, là nói và chỉ nói đến sự Kiến tánh. Mà Kiến tánh, đến ngài Huệ Năng, thật sự là Kiến Phật tánh chứ không chi khác.

Vậy Phật tánh là thế nào? Phật là giác. Tánh có hai nghĩa, hoặc là thể tánh, hoặc là khả năng giác ngộ, gọi là Phật tánh. Cắt nghĩa như vậy chưa đủ. Hãy đi sâu thêm nữa. Như trước, trong khi cắt nghĩa về Bồ đề tâm, đoạn thứ ba đã nói Bồ đề chính là đặc tánh tri giác chung của hết thảy tâm vương và tâm sở, và cái căn bản làm cho đặc tánh tri giác ấy phát triển chính là huệ tâm sở. Chính cái đặc tánh tri giác trong đó có huệ tâm sở, là khả năng giác ngộ, là Phật tánh đó. Đặc tánh tri giác là khả năng giác ngộ, là vì tri giác ấy chỉ có biết, cái biết ấy nghịch dụng thì biết sai (mê) mà thuận dụng thì biết đúng (ngộ), y như sự chỉ trỏ là đặc tánh của cánh tay mà chúng ta đã dẫn chứng ở phần Bồ đề tâm vừa rồi.

Nhưng đặc tánh tri giác là năng y, bản thể sở y của đặc tánh tri giác chính là chân như, nghĩa thứ tám của Bồ đề. Chân như là bản thể nên tức tất cả mà ly hết thảy. Nghịch với chân như mà sống (nghịch dụng) là mê, thuận với chân như mà sống (thuận dụng) là ngộ. Như vậy, nói Phật tánh ám chỉ khả năng giác ngộ là nói tri giác, nói Phật tánh ám chỉ bản tánh thanh tịnh là nói chân như. Mà chân như là sở y, tri giác là năng y, nên thật ra chỉ là một mà thôi. Người học giáo lý, phải nắm bắt cái lý do này để mà hiểu về Phật tánh, nếu không, khi thấy nói như là tri giác, khi thấy nói như là chân như, rồi ngang nhiên không hiểu đích Phật tánh là gì. Bây giờ ta hãy lắng nghe ngài Huệ Năng phát biểu tư tưởng đặc thù của ngài về Phật tánh. Tư tưởng đặc thù ấy nhấn mạnh chính khả năng mê là khả năng ngộ, thú vị sâu kín hơn nữa là, chính sự dụng của mê cũng là yếu tố để ngộ, thí dụ thân tân ta đây vốn tội lỗi đó, nhưng thuận dụng thì chúng ta lại là công cụ thực hiện pháp thân công đức. Xác nhận này thật phù hợp lời Phật đã dạy trong kinh Pháp Hoa: "Phật chủng tùng duyên khởi, thị cố thuyết nhất thừa". Những lời ngài Huệ Năng phát biểu sau đây có một ý nghĩa đặc biệt nữa, khi nó là những lời cuối cùng của đời ngài mà kinh Pháp Bảo Đàn đã ghi: "Qua ngày mồng ba tháng tám, tại chùa Quốc Ân, sau khi dự trai tăng xong, ngài Huệ Năng bảo đồ chúng: "Chúng ngươi theo thứ lớp mà ngồi lại đây để ta từ biệt. Pháp Hải bèn bạch rằng:

- Tổ sư lưu giáo pháp gì để cho những người mê mờ chẳng thấy được Phật tánh?

Ngài Huệ Năng dạy rằng:

- Các ngươi hãy nghe cho kỹ những lời ta nói đây! Những người mê muôi nếu biết rõ chúng sanh tức là thấy được Phật tánh. Nếu không biết chúng sanh thì vạn kiếp tìm Phật cũng không gặp. Nay ta dạy cho các ngươi: Hễ biết được chúng sanh của tự tâm thì thấy được Phật tánh của tự tâm: muốm tìm thấy Phật tánh phải biết rõ chúng sanh. Chúng sanh làm mê Phật tánh, không phải Phật tánh làm mê hoặc chúng sanh. Tự tánh mà ngộ được thì chúng sanh là Phật, tự tánh hiểm tà thì Phật là chúng sanh. Các ngươi nếu tâm hiểm hóc thì Phật tánh khuất trong chúng sanh, mà nhất niệm chánh trực thì chúng sanh thành Phật. Tâm ta tự có Phật tánh, Phật tánh ấy mới làm một đức Phật. Nếu tâm tự nó không có Phật tánh thì tìm cách nào làm một đức Phật được? Nên ta nói thiệt cho chúng ngươi biết, tự tâm của các ngươi là Phật, điều đó các ngươi đừng hồ nghi nữa. Ta để lại cho các ngươi một bài kệ. Về sau, ai thể nhận được ý tứ của bài kệ này, thì người ấy tự thấy được tâm tánh, tự thành một đức Phật. Kệ rằng: (Xin xem bài Tự Tánh Chơn kệ ở chương số 10).

Tra cứu kinh Pháp Bảo Đàn ở bản được ghi là nguyên bản, thì những lời cuối cùng của ngài về Phật tánh đây còn một bài kệ nữa. Bài ấy xét ra rất đúng, vì lẽ hoàn toàn phù hợp với những lời nói đầu mà ta đã thấy như sau:

  • Mê thì Phật là chúng sanh
    Ngộ thì chúng sanh là Phật
    Ngu si, Phật là chúng sanh
    Trí tuệ, chúng sanh là Phật
    Hiểm hóc, Phật là chúng sanh
    Bình đẳng, chúng sanh là Phật
    Một niệm hiểm hóc phát sanh
    Thì phật khuất trong chúng sanh
    Một niệm bình được ngô ngã
    Thì chúng sanh tức là Phật
    Tâm ta tự có đức Phật
    Phật ấy là đức Phật thật
    Thì tìm Phật ở chỗ nào?
    "


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Nhân đây, xin cho BK ké vào chuyện về Đạt Ma Sư Tổ khi Ngài sắp diệt độ:
"Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình".
Đạo Phó bạch: "Theo chỗ thấy của tôi, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn tự, mà cũng chẳng lìa văn tự."
Sư đáp: "Ông được lớp da của tôi rồi."
Ni Tổng Trì nói: "Chỗ giải của tôi như cái mừng vui thấy nước Phật (tâm) bất động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa."
Sư nói: "Bà được phần thịt của tôi rồi."
Đạo Dục, một đệ tử khác, bạch: "Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng phải thật có, vậy chỗ thấy của tôi là không một pháp nào khả được."
Sư đáp: "Ông được bộ xương của tôi rồi."
Cuối cùng, đến phiên Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái Sư rồi đứng ngay một chỗ, không bạch không nói gì cả. Sư bảo: "Ngươi đã được phần tuỷ của ta."
Rồi ngó Huệ Khả, Sư nói tiếp: "Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết."
Huệ Khả bạch: "Thỉnh Sư chỉ bảo cho."
Sư nói: "Trong, truyền pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hễ biết được chúng sanh của tự tâm thì thấy được Phật tánh của tự tâm: muốm tìm thấy Phật tánh phải biết rõ chúng sanh. Chúng sanh làm mê Phật tánh, không phải Phật tánh làm mê hoặc chúng sanh. Tự tánh mà ngộ được thì chúng sanh là Phật, tự tánh hiểm tà thì Phật là chúng sanh. Các ngươi nếu tâm hiểm hóc thì Phật tánh khuất trong chúng sanh, mà nhất niệm chánh trực thì chúng sanh thành Phật. Tâm ta tự có Phật tánh, Phật tánh ấy mới làm một đức Phật. Nếu tâm tự nó không có Phật tánh thì tìm cách nào làm một đức Phật được? Nên ta nói thiệt cho chúng ngươi biết, tự tâm của các ngươi là Phật, điều đó các ngươi đừng hồ nghi nữa.
Chúng sanh của tự tâm là gì ?
Tức là vô số vọng niệm, vọng tưởng xuất hiện trong tâm, mà ta tưởng nó là tâm mình.
Nó che khuất cái tâm chân thật, nên nói "Chúng sanh làm mê Phật tánh, không phải Phật tánh làm mê hoặc chúng sanh".
Nếu biết được tất cả những thứ đó đều là hư vọng, đều là chúng sanh, thì hiểu rằng "tâm là cái gì", tức là hiểu "Phật là gì".
Cho nên nói : "Tự tâm của các nguơi là Phật" và : "Nếu ngộ được tự tánh, thì chúng sanh là Phật".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nhưng đặc tánh tri giác là năng y, bản thể sở y của đặc tánh tri giác chính là chân như, nghĩa thứ tám của Bồ đề. Chân như là bản thể nên tức tất cả mà ly hết thảy. Nghịch với chân như mà sống (nghịch dụng) là mê, thuận với chân như mà sống (thuận dụng) là ngộ. Như vậy, nói Phật tánh ám chỉ khả năng giác ngộ là nói tri giác, nói Phật tánh ám chỉ bản tánh thanh tịnh là nói chân như.

Mà chân như là sở y, tri giác là năng y, nên thật ra chỉ là một mà thôi.

Người học giáo lý, phải nắm bắt cái lý do này để mà hiểu về Phật tánh, nếu không, khi thấy nói như là tri giác, khi thấy nói như là chân như, rồi ngang nhiên không hiểu đích Phật tánh là gì. Bây giờ ta hãy lắng nghe ngài Huệ Năng phát biểu tư tưởng đặc thù của ngài về Phật tánh. Tư tưởng đặc thù ấy nhấn mạnh chính khả năng mê là khả năng ngộ, thú vị sâu kín hơn nữa là, chính sự dụng của mê cũng là yếu tố để ngộ, thí dụ thân tân ta đây vốn tội lỗi đó, nhưng thuận dụng thì chúng ta lại là công cụ thực hiện pháp thân công đức. Xác nhận này thật phù hợp lời Phật đã dạy trong kinh Pháp Hoa: "Phật chủng tùng duyên khởi, thị cố thuyết nhất thừa". Những lời ngài Huệ Năng phát biểu sau đây có một ý nghĩa đặc biệt nữa, khi nó là những lời cuối cùng của đời ngài mà kinh Pháp Bảo Đàn đã ghi: "Qua ngày mồng ba tháng tám, tại chùa Quốc Ân, sau khi dự trai tăng xong, ngài Huệ Năng bảo đồ chúng: "Chúng ngươi theo thứ lớp mà ngồi lại đây để ta từ biệt. Pháp Hải bèn bạch rằng:
Người viết bài nầy "soạn giả Tế Giang" hiểu lầm Phật Tánh. Chỉ cần lướt qua cái câu in đậm ở trên là biết hiểu sai Phật Tánh, và vì vậy toàn bài đều sai.

Chân như chẳng phải sở y, Tri giác chẳng phải năng y. Nếu chân như là sở y thì chân như là vật bên ngoài chẳng phải tự tâm mình.

Dẫu cho có đổi ngược lại, chân như là năng y, tri giác là sở y đi nữa thì cũng sai lầm. Nếu chân như là năng y thì thành ra vẫn còn ở trong tương đối giữa năng và sở, đã có năng thì sẽ có sở tức là tương đối. Tương đối là sinh diệt vô thường, té ra chân như cũng vô thường sanh diệt mất rồi, còn ai tu chứng vô thượng bồ đề!

Thế nên nói người chưa kiến tánh mà suy lường bậc đã kiến tánh thì sai lầm biết bao!

Thế nên nói phật pháp chỉ có thể trực nhập bằng con đường đạo học chứ không phải triết học trên lý thuyết tư tưởng xuyên qua làng sóng võ não vọng thức.

Thôi hãy tham thiền đi!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
XuanNga
Bài viết: 9
Ngày: 13/09/14 05:22
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: www.batnha.vn

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi XuanNga »

Kính thưa quí đạo hữu!
Xin mạn phép cho tôi góp ý vài dòng:
Phật Thích Ca nói rằng: “Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp”. Từ đó, các tổ truyền xuống đến đời Tổ Huệ Năng và cho tới bây giờ.
Thưa quí đạo hữu!
Phật, các Tổ với lòng từ bi muốn lồng ghép phật pháp vào thế gian pháp để con người hiểu được giáo lý nhà phật, từ đó thực hành theo giáo lý để ngộ tánh. Kinh, sách đều diễn tả sự ngộ tánh của các Ngài, tán thán công năng chiếu sáng của tự tánh, còn chúng ta muốn ngộ tánh thực sự phải có sự truyền thừa dòng chánh pháp nói trên. Nói về phật tánh, giáo lý ở các kinh điển rất nhiều. Dù cho chúng ta có thuộc lòng hàng trăm thực đơn đi nữa nhưng chúng ta không thực hành làm tô bún thì muôn kiếp cũng không có tô bún thật để mà ăn. Về sự chỉ có sự truyền thừa tâm truyền tâm (truyền tâm ấn). Nếu không có vị Phật (Minh Sư) - Người đã có minh - đã kiến tánh truyền tâm ấn thì chúng ta khó mà nhận ra bổn tâm (phật tánh). Mặc dù nó chỉ cách nhau bằng đường tơ kẻ tóc. Tâm mê là chúng sanh, tâm ngộ là phật tánh, một bản thể mà hai mặt, không khác. Vì thế, Chư Phật (Minh Sư) ra đời chỉ có một đại sự nhân duyên "Khai kiến tri kiến phật"
Minh sư cho ta thấy viên ngọc tâm ta vốn trong sáng từ ngàn xưa, do ta vô minh và bị vọng tâm che mất. Nay được thấy lại bổn tâm, đọc lại kinh điển mới thấy hết các ý mà các ngài muốn truyền đạt là gì. Với trạng thái tâm đó, ta tiếp tục tu tập một thời gian để gội rửa nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp do vô minh ta đem vào tâm. Lục Tổ Huệ Năng gọi là "đốn ngộ" mà "tiệm tu". "Khi mê thì thầy độ, khi ngộ tự độ". Huệ Năng mất 15 năm tiệm tu để tiêu diệt tập khí, nghiệp tiền kiếp. Phật Thích Ca khi được Phật Nhiên Đăng thọ pháp Ngài mất 49 ngày.
Nói về truyền tâm ấn: Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn hỏi Lục Tổ Huệ Năng: "Gạo trắng chưa? Lục Tổ: gạo trắng đã lâu, chỉ còn thiếu sàng. Ngũ Tổ gõ cối 3 tiếng rồi bỏ đi, Lục Tổ canh ba vào gặp Ngũ Tổ. Thưa quí đạo hữu! Nếu nói "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" thì Lục Tổ khai ngộ thì tại sao Ngũ Tổ còn dùng cà sa trùm đầu Huệ Năng lại làm gì? Đó là cách truyền tâm ấn - dùng tâm ấn tâm - Ngũ Tổ chỉ ra Bổn Tâm cho Huệ Năng, ngay đêm đó, Ngũ Tổ tiễn Tổ Huệ Năng xuống núi. Lại Nữa, khi Ngài Huyền Giác đến gặp Tổ Huệ Năng để minh chứng cho sự đạt ngộ của mình. Tổ Huệ Năng nói: "Ông đã kiến tánh, ta cũng kiến tánh như ông". Khi Ngài Huyền Giác xin từ giả ra về thì Lục Tổ nói khoang hãy ở lại một đêm. Và Thiền Sư Huyền Giác gọi đêm đó là đêm giác ngộ. Nếu đã ngộ trước rồi sao còn gọi là đêm giác ngộ. Đêm đó, Tổ Huệ Năng đã truyền tâm ấn cho Ngài Huyền Giác. Và Thiền Sư Huyền Giác nổi tiếng thế giới qua tác phẩm Chứng Đạo Ca đấy thôi.
"Thoạt tiên Ca Diếp đèn tâm truyền
Hai tám đời Tổ sư Tây Thiên
Pháp sang đông, vào Trung Thổ
Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ
Sáu đời y bát thiên hạ nghe
Người sau được đạo nhiều vô số
"

Tôi khẳng định rằng, nếu muốn tu tập giải thoát - thấy tánh mình trong một kiếp phải có sự truyền tâm ấn như các tổ ấy. Và khi Minh Sư truyền tâm ấn ta ngang hàng Lục Tổ lúc Ngũ Tổ thọ pháp, ngang hàng với Ngài Huyền Giác lúc Lục Tổ thọ pháp, thậm chí ngang hàng với Phật Thích Ca lúc Phật Thích Ca được Phật Nhiên Đăng thọ pháp. Vì ngay khi đêm thành đạo Phật Thích Ca đã nói: "Ta không được gì cả, vì chúng sanh ai ai cũng có phật tính như ta"
Khi đó, việc tu tập chỉ còn là việc hằng ngày đem viên ngọc tâm ra lau chùi, khi nào sáng như lúc được Minh Sư thọ pháp là đạt điểm. Chắc chắn cầm vé giải thoát trên tay. Vì khi ta còn sống ta câu thông với năng lượng nào thì khi vãng sanh ta sẽ trở về năng lượng đó. Sự tu tập thực sự rốt ráo khi có sự chỉ dẫn của một vị có Minh còn tại thế. Các vị Phật, Tổ đã qua đời chỉ để lại giáo lý, không thể trực tiếp cho ta các thể nghiệm thực được.
Quí đạo hữu có thể đọc tham khảo thêm bài viết tại: http://www.batnha.vn/p/quan-quang.html
Góp ý hoang hỷ! Cám ơn quí đạo hữu!
Nam Mô Di Lạc Tôn Phật.
Sửa lần cuối bởi XuanNga vào ngày 16/11/14 15:28 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

XuanNga đã viết: Nói về truyền tâm ấn: Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn hỏi Lục Tổ Huệ Năng: "Gạo trắng chưa? Lục Tổ: gạo trắng đã lâu, chỉ còn thiếu sàng. Lục Tổ gõ cối 3 tiếng rồi bỏ đi, Lục Tổ canh ba vào gặp Ngũ Tổ.
Ngũ Tổ gõ cối ba tiếng, chứ không phải Lục Tổ! Ba tiếng gõ dội vào tâm, Lục Tổ ngộ ý chỉ của Ngũ Tổ hẹn canh ba vào truyền pháp!

Đây chính là truyền tâm ấn tâm! tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:21 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:A Di Đà Phật,
Kính Bác Battinh,
3 tiếng gõ của Ngài Ngũ Tổ. Ngoài ý nghĩa về phần Sự là Canh 3 vào gặp Ngài Ngũ Tổ. Phải chăng còn Phần Lý là:
- Thời: Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
- Không: Không gian vô ngằn mé + Thế giới hữu hình hiển hiện trong không gian và Bản thân ta.
- Quy về một mối: Chân Tâm Tự Tánh.

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
Hề hề, ở đâu 3 tiếng gõ của Ngài Ngũ Tổ Phần Lý là:
- Thời: Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
- Không: Không gian vô ngằn mé + Thế giới hữu hình hiển hiện trong không gian và Bản thân ta.
- Quy về một mối: Chân Tâm Tự Tánh.

Xin cho biết trích ở đoạn kinh nào?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:20 với 1 lần sửa.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:A Di Đà Phật,
Bác Chú Hỉ kính mến,
Đó chỉ là Vọng Thức của riêng em nên mới có 2 từ:....phải chăng????
Đây là Vọng Thức hay Cái thấy??? chỉ là lời chào cùng Người hữu duyên.
Dù thế nào thì cũng vẫn chỉ là: Vọng tưởng, Phân biệt, Chấp trước thôi Bác à.
Những gì TPTS viết chủ yếu thường là như vậy. Vừa là lời chào cùng Người hữu duyên, vừa là lời Cầu học từ Bậc chân tu Thực học, Thực Hành thấy để từ bi chỉ dạy....

Xin kính chúc Bác Thân Tâm thường An Lạc

TPTS, hoan hỷ kính chào, A Di Đà Phật.
Chào chú TPTS,

khi chúng ta giao lưu ở diễn đàn, nói úp mở, nói khiêm nhường (không thật bụng dạ mình nghĩ) thì rất khó để mà học hỏi lẩn nhau. Có lẽ chú TPTS ở Đức nhiều năm quá nên lối viết văn dễ bị lầm chăng. (Viết xong rồi, tự cho đây là vọng thức, cái thấy?? ...Phải chăng ? )
3 tiếng gõ của Ngài Ngũ Tổ. Ngoài ý nghĩa về phần Sự là Canh 3 vào gặp Ngài Ngũ Tổ. Phải chăng còn Phần Lý là:
- Thời: Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai.
- Không: Không gian vô ngằn mé + Thế giới hữu hình hiển hiện trong không gian và Bản thân ta.
- Quy về một mối: Chân Tâm Tự Tánh.
Tôi đồng ý với chú là suy đoán bằng vọng thức... của từ ''Phải chăng''... như trên. Nhưng nó không ăn khớp với kinh sách giảng của ''Pháp Bảo Đàn Kinh''
Theo tôi nghĩ thì không có một giảng sư nào bàn quá xa như vậy.
Cầu học từ Bậc chân tu Thực học, Thực Hành thấy để từ bi chỉ dạy....
Có thật vậy hay không, Trước kia tôi chỉ nói bài của TPTS, hai chữ ''không hiểu'' là đã bị than oán, trách móc đủ điều rồi.
Tôi không phải chân tu, thực học, thực hành vì hết. Nhưng câu văn của chú TPTS rất là biển tấu.

Đặt chuyện không có, mà nghĩ là có. (xem chú thích dưới) Trong khi đó, Lục tổ đã nghĩ canh 3 gặp Thầy, còn TPTS thì đi xa thêm suy đoán của Lục Tổ.

Như vậy thì TPTS phải cao cơ hơn Lục Tổ nhiều tri tuệ suy đoán hơn Lục Tổ, phải vậy không.

Tự cao như vậy !(xem chú thích dưới) là do cách hành văn thiếu cẩn trọng. Nói không đúng chổ đáng phải nói.

Nếu hiểu thì đừng biện hộ, mà tự sám hối cái lỗi đó, chớ tôi không phải là gì thì đừng oán giận nữa thì ai khổ hơn ai, tự biết :)

Xin chú thích:
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 971#p93823


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Phật Tánh

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:21 với 1 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách