NHƯ LAI THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

_______NHƯ LAI THIỀN : TỨ QUÁN______

Điều căn bản của Như Lai Thiền là phải quán sát thấy bốn giai đoạn. Khi đã thấy đủ bốn giai đoạn thì Công Phu đã Viên Mãn vậy.

Theo Đại Thừa có ba giai đoạn : nên gọi là Tam Quán : GIẢ, TRUNG, KHÔNG.

GIẢ : Vũ Trụ vốn là những cấu tạo bởi những dòng pháp, nên tính chất nó là Vô Thường. Giai đoạn đầu của Hành Giả là, là thấy được “Giả”, tức là thực biết, thấy rõ cái giả tạm của Vô Minh – cái thấy của người mới Tu là Tin chứ chưa phải Thực Biết – và tất nhiên thấy được cái Giả rõ ràng là người đã Thoát cảnh Giả, ở vào cảnh Không giả tức là cảnh Chân thực, như vậy là đã Ngộ được Chân Lý.

Giai đoạn này người ta cũng gọi là Giả Nhập Không, từ cái cảnh Giả đến cái cảnh Không giả. Nhờ cơn Thiền hành giả có thể Chứng Nhập, như thế nếu ở căn cơ Tiểu Thừa thì họ không Tu nữa. Nhưng căn cơ Đại Thừa vì có Nguyện phải làm việc Độ Sinh, nên Hành Giả vẫn Tu mãi. Từ đó Hành Giả vẫn để tâm nhập Thiền Định luôn luôn, cầu để được soi sáng lấy những gì mà mình chưa hiểu biết : mình đã được Giác Ngộ, nhưng chúng sinh còn phải đau khổ thì phải làm gì ?

Từ nghi vấn đó và ước nguyện đó, Hành Giả lại tiến qua giai đoạn thứ hai là “TRUNG”. Trung là cái khoảng giữa, có nghĩa là mình chưa hoàn toàn đầy đủ Giác Ngộ, mà chúng sinh cũng không phải mất cái Bản Giác phải trôi lăn Sinh Tử mãi như mình tưởng. Giai đoạn này là giai đoạn từ cái Chân Lý mà mình đã được, dùng nó để soi sáng cho chúng sinh trở lại với chúng sinh, hòa đồng với chúng sinh không riêng không khác để Đồng Giải Thoát cho chúng sinh. Việc làm của giai đoạn này gọi là “Không Nhập Giả”. Không Nhập Giả tức là từ chỗ Chân Lý về chỗ tạm bợ của chúng sinh để Độ Sinh.

Soi thấy tất cả chúng sinh biết cội nguồn mê vọng của chúng sinh, và cũng biết Bản Tính của chúng sinh Đồng Phật Tánh, đồng một cái Trí Giác mà hiện ra, nên Hành Giả đã đến giai đoạn thứ ba “KHÔNG” (NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ).

Nhất Thiết Chủng Trí là cái Trí của mỗi một Pháp đều nằm trong Một gốc nên có thể nói là Tâm sinh ra Vạn Pháp. Nói rõ nghĩa hơn Tâm là gốc hiện ra Vạn Pháp. Đến đó Hành Giả hiện ra Muôn Pháp mà không có ngại một pháp nào, ở Một Pháp mà hiện ra Muôn Pháp thế là Công Phu đã Viên Mãn vậy.

Theo Như Lai Thiền thì Hành Giả phải trải qua bốn giai đoạn :

1-GIẢ (Giả nhập Không)

2-TRUNG (Không nhập Giả)

3- Thêm vào đó khi Độ Sinh mà thấy có chúng sinh, gọi là Không Nhập Giả ấy, ở Một Pháp mà hiện ra Muôn Pháp, hiện ra Muôn pháp nhưng không ngại cho Một Pháp nào, thì cũng chưa phải là Tuyệt đối bởi cái Tuyệt Đối là Pháp vốn chẳng phải Pháp. Tâm vốn chẳng phải Tâm, Một vốn chẳng phải Một mà đồng ở trong cái Tính Đại Bình Đẳng không có gì phân chia được nữa. Khi đó Hành Giả mới biết được Vô Minh quốc chính là Phật quốc, một hột cát, một sợi lông đầu của sợi lông chứa Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Bấy giờ Hành Giả đã Chứng Nhập cùng tận Pháp Như Huyễn, nên tùy nghi Diệu Dụng để Độ Sinh mà không phải làm gì cả. Ngồi một chỗ mà chúng sinh Tam Thiên Thế Giới đều được Độ, thể hiện các Pháp Đà-La-Ni bao hàm chúng sinh, Tận Độ chúng sinh. Giai đoạn này gọi là ĐỒNG (TƯƠNG KIẾN TƯƠNG ĐỒNG)

4.- KHÔNG (Nhất Thiết Chủng Trí)

Ở địa vị một Vị Bồ Tát cũng có đủ ba thân. Một Vị Đại Bồ Tát cũng có đủ ba thân. Một Vị Phật cũng có đủ ba thân, nhưng ba địa vị không hề giống nhau ngang nhau được. Bồ Tát kém Đại Bồ Tát, Đại Bồ Tát không bằng Phật, và vì vậy Nhất Thiết Chủng Trí này là cái Trí mà Hành Giả thấy mọi Trí chúng sinh cùng Đồng như mình ở trong bể Chân Như Bình Đẳng.

Đến đây Công Phu Thiền của Hành Giả đã Viên Mãn vậy.

Tứ Quán của Như Lai Thiền là do công Phu Thiền gồm có sự Tu trì của Hành Giả, để hiện ra cái Trí Tối Thượng đó, nếu không có Thiền để kiểm điểm, hiện thấy bốn giai đoạn, thì làm sao gọi là bốn giai đoạn.

Vậy Như Lai Thiền căn bản của nó là phải soi thấy đủ bốn giai đoạn mới gọi là Thành Tựu Công Phu được.


________QUYẾT TIN VÀ BỀN CHÍ_______

Theo những bài trước, người Tu Tiểu Thừa hay Phàm Phu Thiền (Môn Pháp thấp hơn Đại Thừa và Như Lai Thiền) nhưng phải ép mình vào một khuôn khổ nhất định để căn, trần khỏi khuấy động và lần lần vô hiệu hóa nó. Theo Đại Thừa thì không đặt nề nếp sống nào để ép giữ căn, trần khỏi vọng động, nhưng lại phải điều hòa nó : ăn nhưng không biết đòi ngon, ngủ không cần biết ham thích, có vợ có chồng không được ghen, không được mê luyến (nếu ghen và mê luyến quá thì không được có vợ có chồng), được dùng tiền của nhiều, song mất không tiếc không than, đặt mình vào địa vị uy danh cũng được, song khi mất địa vị uy danh vẫn thản nhiên coi như không có gì. Khi người ta khen mình, mình không nên quá thích mà phải lo kiểm điểm lại mình, khi người ta chê mình không nên chán nản mà phải xét lại mình có lỗi gì không, người ta mắng chửi mình không động lòng giận ghét, nhưng phải tìm hiểu nguyên nhân; người ta mưu hại mình phải ráng chịu không nên mưu hại lại người; vui nhưng không buông lung; khoan hòa nhưng không buồn chán. Vào cảnh dục xem là một sự tùy thuận, không mê đắm, ham muốn, nhưng không ngại ngùng mất tự nhiên.v.v…không sợ cảnh địa ngục khổ, tùy duyên làm lợi ích cho người cho Đạo. Không ưa thích cảnh Thiên đường, nếu mình có cơ thuận tiện an nghỉ trong cảnh ấy. Không động tâm ý trong mọi cảnh dục vọng, không lưu luyến trong mọi cảnh của đời, cũng như không sợ hãi và chán nản gì. Làm tất cả mọi việc nhưng không làm cũng vậy, dùng tất cả mọi sự nhưng không có cũng thản nhiên không mong muốn, tìm, cầu.

Vậy người Tu Đại Thừa xét lại : cái hành vi điều hòa cuộc sống như đã kể trên chỉ là một ít tượng trưng mà thôi thì cũng thấy rất khó hơn sự ép mình của Tiểu Thừa nhiều nếu không phải là hạng người phi thường thì không dễ gì làm được, vì nếu làm được như thế chưa nói đến Chứng Ngộ cũng đã An Nhiên trong cuộc đời lắm rồi.

Và cũng theo điều trên những người Tu Thiền Như Lai sau khi nhắc lại hiện tượng kiếp trước mình, rồi cũng vào con đường Như Lai Thiền ngay – và vào con đường Như Lai Thiền tức là bắt đầu từ Đại Thừa Thiền, mà hành vi không điều hòa được cuộc sống như đã kể trên thì phải làm thế nào ? Theo Giáo Lý Đại Thừa của Phật đã có nói là sự thu nhiếp của Bồ Tát đối với chúng sinh không đòi hỏi gì nơi chúng sinh cả, chỉ cần chúng Quyết Tin là đủ.

Vậy Tin là Tin cái gì ? Tin mình không có Ngã Tướng, Tin Vạn Pháp vốn Huyễn hóa, cái sống của mình như mơ màng trong cảnh mộng thôi, nếu có người thức tỉnh thì không có gì thiện ác nữa để phân biệt, suy luận dùng cái Không Ngã của mình để tương ứng với sự Tịch Tịnh cần có chiếu sáng của Chư Vị Bồ Tát, Phật thì không có gì phải lo ngại nữa, không có gì ngăn ngại được với sự Quyết Tin như thế. Nếu có Người Thầy Dẫn Dắt thì Tin rằng cái Ngã tướng của mình và của Thầy chỉ là hiện tượng mà cái Tánh của Thầy mới là cái Tánh của mình, cái Tánh của mình là cái Tánh của Thầy cùng Tương Duyên để được sự soi sáng cho nhau, phá cái vỏ Vô Minh cùng tận để thấy Chân Lý Hoàn Toàn. Cuộc đời vốn Huyễn, mình và người đều được biểu diễn sự sống Huyễn ấy, lục đạo chúng sinh cũng thế và vì vậy Thầy mình cũng thế nên không hề có khởi nghi nơi Vạn Tượng biểu diễn làm gì.

Quyết Tin nơi Phật Pháp có tính giải Huyễn, nơi Người Dẫn Dắt cho mình Tu trì làm biểu diễn cho sự Giải Huyễn ấy (Giải Huyễn chứ không phải giải thật). Tin như thế là Tin đúng : Tin Phật, Tin Thầy, Tin mọi Hành trì, Công Phu đều hướng về Giải Huyễn. Ngồi Thiền không phải là cái tứ đại ngồi, mà chỉ mượn nó làm tượng trưng để cái Phật Tánh của mình được thể hiện cái TRÍ hầu tùy thuận chúng sinh, đó gọi là Thiền Đại Thừa Thiền.

Tin như thế là Tin đúng, đúng trong cảnh mơ mộng, và vốn Tin mơ mộng nên sẽ giải được cái mơ mộng ấy. Ngoài ra không còn một cái gì để lấy làm hướng, gọi là Tin đạo Lý Phật đúng hơn nữa. Nhưng cuộc đời vốn diễn biến Vô Thường : nay Tin mai không Tin và nếu Tu Hành cũng thế thì đã làm mồi cho con Ma Vô Minh rồi. Nên muốn đến nơi đến chốn thì phải Bền Chí giữ mãi Niềm Tin ấy bao giờ Thành Đạo mới thôi.

Mình yếu kém trên sự điều hòa cuộc sống thì nhờ Thầy mình dạy vẽ thu nhiếp, đó là một việc làm tự nhiên tương duyên – chứ không gọi gì nhờ hay không nhờ - Đó mới chính là con đường Đại Thừa : Thuyền Bát Nhã phải có nhiệm vụ : chở tất cả chúng sinh qua bến Giác – Hiểu như thế, làm được như thế, thì con thuyền mới đi đúng hướng được.

Người Tu Thiền Như Lai, khi đã Quyết Tâm hành sự thì có hai hướng – đại khái có hai loại căn cơ – từ sức Tu Trì hay được Thu Nhiếp. Từ sức Tu Trì, hay được Thu Nhiếp rồi cũng đồng đều về bến Giác như nhau, kết quả như nhau không có gì sai khác. Người tự sức Tu Trì theo con đường Như Lai Thiền, lẽ tất nhiên phải hiểu Giáo Lý Như Lai Thừa (cũng gọi là Phật Thừa, Nhất Thừa hay Tối Thượng Thừa). Hiểu Giáo Lý Như Lai Thừa tất nhiên phải Tu Như Lai Thiền. Tu Như Lai Thiền là mình tọa Thiền, nhưng không phải mình tọa Thiền vì sao, vì Như Lai Thừa đâu có nhận cái mình của người nữa mà gọi Như Lai Thừa được. Như Lai Thừa không nhận có mình, người, chúng sinh gì cả mà tất cả chỉ là hiện tượng biểu diễn chỉ tùy thuận chúng sinh. Vậy mình ngồi Thiền không phải là mình ngồi mới chính là mình ngồi. Cũng như Chân Lý là bao hàm tất cả song tùy thuận thị hiện đối với chúng sinh thành có ba thân, Pháp Thân và Hóa Thân ngoài sự hiểu biết của Tam Giới nên không lấy một hình tướng nào trong Tam Giới để hình dung được, nên Hóa Thân là sự thị hiện để tùy duyên Giải Mê ấy. Hóa Thân hiện có để chỉ đường Chân Lý cho chúng sinh song cũng như không bởi vì giữa chúng sinh thì Hóa Thân chẳng khác nào bóng trong gương, như mặt trời dưới nước, Có nhưng Không Có. Tọa Thiền Như Lai là để tương ứng cái Duyên ấy : Có mà Không Có, Không Có mà Có. Người nào hiểu được cái lý trên thì có thể ngồi Thiền Như Lai với Chính Danh được vậy. Và cũng vì cái Có mà Không Có đó, nên hột cát nhỏ mà không phải nhỏ, cái núi lớn mà không phải lớn. Danh sắc là hột cát mà thật sự không phải là hột cát, nhưng tạm gọi là hột cát. Danh sắc là trái núi mà thật sự không phải là trái núi, nhưng tạm gọi là trái núi.

Vậy đứng ở sự thật mà nói thì hột cát là hột cát, trái núi là trái núi có phân biệt rành rẽ, nhưng nói trái núi là hột cát cũng được hay nói hột cát là trái núi cũng được, không có gì sai chạy, không có gì đúng hay không đúng; vì nó chỉ là danh sắc và sắc chứ đâu có phải là Chân Lý mà những thứ kia vốn không ngoài cái bóng của Chân Lý, cho nên gọi Chân Lý là bao hàm tất cả, dung thông tất cả, không ngăn ngại gì cả. Và cũng từ mỗi cái bóng hiện của Chân Lý ra ấy nó đều đồng trở về Chân Lý không phải qua giai đoạn nào và không phải qua sự ngăn cách nào.

Một người ở dưới địa ngục thấp nhất (cái giá trị họ còn nhỏ hơn con kiến, con trùn, vì họ đau khổ hơn con kiến, con trùn) gọi là Quỷ ở Địa Ngục. Danh sắc là Quỷ ở địa ngục đau khổ, mà thực ra không phải quỷ ở địa ngục đau khổ, nhung tạm gọi là quỷ ở địa ngục đau khổ. Một Vị Tiên ở trên Trời sung sướng cầm đầu tất cả người ta gọi là Ông Trời, Ông Trời danh sắc là Ông Trời, mà sự thật không phải là Ông Trời, nhưng tạm gọi là Ông Trời.

Vậy đứng ở vị thế Chân Lý, chúng ta có thể nói Quỷ ở địa ngục đau khổ là Ông Trời sung sướng cũng được, hay ông Trời sung sướng là quỷ ở địa ngục đau khổ cũng được.

Do hai điều phân tách ở trên : Trái núi, Hột cát, ông Trời, Quỷ địa ngục, chúng ta thấy Vạn Pháp trong Vũ Trụ Vô Minh đều đồng như thế cả. Tất cả đều Bình Đẳng ở trong Tướng Giả và Bình Đẳng ở trong Tánh thật. Hiểu như thế thì tọa Thiền Như Lai mới có hiệu quả được, và đó đúng nghĩa là Như Lai Thiền. Hiểu được như thế thì tọa Thiền Như Lai mới có kết quả soi rõ Vạn Pháp hiện lại, Hành Giả chứng minh, Ngộ Nhập như một tấm gương sáng trong, không có gì là phân biệt, không có gì là không rõ rang, nhưng cũng không có gì loạn, động, tưởng như cái Vũ Trụ Vô Minh đang điên đảo lôi kéo chúng sinh Vô Minh điên đảo.

Người nào không thâm nhập được những điều trên thì hãy Tín Hướng những điều trên, như vậy cũng gọi là học Như Lai Thừa, và có thể Thành Tựu Như Lai Thiền. Bởi vì sự thu nhiếp của Bồ Tát đối với chúng sinh – thể hiện qua con đường Phật Thừa là Không Có mình, có chúng sinh, ta, người, kia, khác mà chỉ là sự tượng trưng của bốn giai đoạn thôi :

1/ Duyên 3/ Thâm Nhập
2/ Tín 4/ Ngộ Nhập

Như thế người chưa thâm nhập nếu đã có “Duyên” và “Tín” cứ hành sự rồi sẽ Thâm Nhập. Kẻ đã Thâm Nhập cứ hành sự rồi sẽ Ngộ Nhập.

Sự thu nhiếp là lẽ tất nhiên, bốn giai đoạn chỉ là tượng trưng mà thôi. Và tất cả hư thế gọi là thuyết minh Như Lai Thừa, Như Lai Thiền vậy. Vạn tượng trong vũ trụ vô minh đều nằm trong sự thu nhiếp của Như Lai Thừa. Nên đứng trên cương vị hành sự Như Lai Thừa thì không có cái gì gọi là thối lui hay chướng ngại được. Và Tín đồ nào đã nhập vào Như Lai Thừa thì không hề có được câu nói hay than thở : tôi Tu theo Ông Thầy ấy, lúc trước thì Ông đàng hoàng sáng suốt, bây giờ thì Ông bê bối và tối tăm nên tôi không Tu nữa và bỏ Đạo.

Nói như thế là sai : chẳng khác nào người Tin Phật một lúc lại không Tin và nói : Khi xưa Phật thường hiện lại dạy tôi và ủng hộ tôi đủ thứ nên tôi Tin Phật và bây giờ Phật không hiện đến, Phật không ủng hộ tôi nen6 tôi không Tin nữa. Hai câu đó cũng nghĩa như nhau : vì Ông Thầy nào đã thuyết minh được Như Lai Thừa, khuyến khích chúng sinh hành sự Như Lai Thiền thì Ông ta không có cái gì gọi là lúc trước và bây giờ. Ông ta không hề có đàng hoàng hay sáng suốt, cũng như Ông ta không hề có bê bối và tối tăm. Người nói chẳng khác nào người bị nhốt trong phòng tối không có mặt trời, khi anh ta cố moi lên được một lỗ trống, thấy một chút ánh sáng xuyên vào anh ta vội mừng nói mặt trời đã mọc rồi, mặt trời là sáng sủa. Có người đứng ngoài, vội che lấp lỗ trống lại, người bị nhốt trong phòng nói mặt trời bây giờ lại tối tăm rồi.Hay một người đau bệnh anh ta uống thuốc của một Vị Lương Y, uống đều và bệnh giảm đều đều, một lúc nào đó, tiết trời thay đổi anh ta cảm thấy nhức mỏi bất thường, hay anh ta nghe lời người khác, không chịu uống thuốc đều, bệnh có hơi trở, anh ta không tự biết sự trở ngại ấy vội nói : thuốc của Ông Thầy bây giờ hết hay rồi, cũng như có người ở trên cõi đất sáng mai thấy bóng mặt trời gọi là mọc, chiều gọi mặt trời lặn, sự thực mặt trời không có mọc mà cũng không có lặn.

Người thuyết minh Như Lai Thừa cũng vậy, Người ấy và Chân Lý không riêng, làm gì có sự sáng suốt hay tối tăm, vì Chân Lý thì Thoát ngoài mọi hiện tượng của Vũ Trụ Vô Minh rồi. Chân Lý chỉ tùy thuận thị hiện hóa duyên cho chúng sinh chứ Chân Lý đâu có danh và sắc để chúng sinh lấy cái phàm tưởng của mình mà suy luận. Người đã Chứng Ngộ Chân Lý, thuyết minh Như Lai Thừa thì không có chuyện làm thiện hay làm ác gì nữa. Người làm tất cả nhưng không làm gì cả như kẻ tự đùa giỡn với bóng của mình thì sao có gọi là việc làm thực được.

Phật cũng thế, phật không có độ ai cũng không hiện đến đâu bao giờ, kẻ Định Tâm thì thấy sự độ, sự hiện. Lúc vọng tưởng thì họ xa lìa với hai điều trên, chứ Phật có nay lúc này mai lúc nọ như họ đâu.

Mọi Lý Sự đã rõ ràng, kẻ nào muốn Tu Như Lai Thừa, hành sự Như Lai Thiền ở vào trường hợp DUYÊN và TÍN thì hãy QUYẾT TIN và BỀN CHÍ làm mãi theo lòng Tin của mình : theo lời Thầy dạy cho mình : trước sau như MỘT thì cuối cùng sẽ Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi không xa.

Thuốc hay là thuốc chữa lành bệnh tất cả mọi người, còn người nào có lành bệnh hay không là do có uống hay không uống đó thôi, mà không phải là do lỗi ở thuốc vậy.

Quyết Tin và Bền Chí là hai điều mà người Tu Trì phải giữ mãi trong cuộc đời của mình. Khi đã Hạ Thủ Công Phu, nếu sai thì Công Phu không thành thì đừng đổ lỗi cho con đường Phật Thừa đã không dắt ta đến bến.

Đến hay không đến là do ta,
Riêng thuyền Bát Nhã thường lại qua,
Nhất thiết chúng sinh đều được đón,
Trưởng Thuyền, Chân Lý, Một là Ba.

(còn tiếp)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thiền quán của Đại Thừa có 2 loại là : Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền .
Đơn giản là :

Như Lai Thiền: Là phương pháp thiền định để thấy được chân tâm của mình, tức là thấy "Bản lai diện mục" của mình . Mà Chân Tâm thì chẳng động. chẳng đến, chẳng đi. Nó có sẵn như vậy, cho nên gọi là như như . Ai đạt đến Như Lai Thiền là đã có cơ giải thoát khỏi luân hồi, nếu giữ được tâm lúc nào cũng không động như vậy.

Tổ sư Thiền : là đã thấy được Tâm, thấy được bản lai diện mục của mình, còn thấy được tánh chất của Tâm. Người ta gọi là "Minh tâm, kiến tánh". Ai đã Minh Tâm Kiến Tánh rồi thì ngoài việc thoát khỏi luân hồi còn có thần thông do diệu dụng của Tâm. Thần thông này vượt các thần thông của ngoại đạo, của quỷ thần và của cõi trời. Thần thông này do đắc đạo mà có nên còn gọi là Đạo Thông !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong chúng ta, mỗi người đều có tánh linh. Nó là tánh biết của mình.
Trong một căn phòng tối, nếu ta đem vào một bó đuốc thì mọi vật đều sáng tỏ .
Cũng giống thế, tánh linh trong ta phóng hào quang chiếu ra thế giới bên ngoài, làm cho nó sáng tỏ.
Hào quang ấy chiếu qua mắt, ta thấy mọi sự vật. Chiếu qua qua tai, ta nghe mọi âm thanh . Chiếu qua thân, ta cảm nhận từng luồng gió mát, nước nóng lạnh, đất cứng hay mềm v.v... Chiếu qua mũi ta ngửi được mùi hương của cây trái, hoa lá v.v...
Tánh linh ấy vẫn thường chiếu như vậy. Kinh sách gọi nó là tâm, Thiền gọi nó là Tánh. Ở người phàm hay ở bậc Thánh nó vẫn không biến đổi. Sách truyện Quan Âm Diễn ca có câu " Linh thông ngàn mắt ngàn tay, cũng trong một điểm linh đài hóa ra. Ở trong biển nước Nam ta, Phổ môn có Đức Phật Bà Quan Âm...." Chỉ có điều chư Thánh sử dụng được hết công năng của nó. Còn người phàm chúng ta do u mê lầm lạc, nghiệp chướng che khuất tánh lonh của nó nên chúng ta không thấy hết cái mầu nhiệm của nó .


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tâm ấy vốn vô ngã. Tâm là tâm chung của cả thiên hạ. Chúng ta đều dùng chung một tâm ấy, chỉ có các dụng cụ (mắt tai mũi lưỡi thân ý) là của riêng mà thôi. Do đó chúng ta cùng thấy một thứ, cùng nghe một âm. Thí dụ như tâi thấy mặt trăng thì anh cũng thấy cùng một mặt trăng đó.
Tất cả các khác biệt là do chúng ta khởi tâm phân biệt, cho rằng đây là TA, tâm này là của TA.
Ta khác với người khác, Ta là hằng hữu v.v...
Vì vậy cho nên phát sinh ra muôn sai vạn biệt.
Bởi vậy Phật giáo chủ truơng vô ngã. Nếu cái TA diệt thì mọi sự mọi vật đều bình đẳng.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.36 khách