NHƯ LAI THIỀN

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
aonhankhach007
Bài viết: 159
Ngày: 13/09/11 18:00
Giới tính: Nam
Đến từ: T P HO CHI MINH

NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi aonhankhach007 »

Bài vừa rồi (SỰ MÂU THUẪN CỦA CON ĐƯỜNG TU PHẬT) để sang bằng Tiểu, Đại (nam, bắc) vì là cùng một Cha Lành. Chớ bôi mặt đá nhau.
phá chấp về môn pháp...Cũng là bước truyễn khai của Như Lai Thiền.
* Một thời Thầy Từ Thông giảng (con sư tử bằng vàng , thì sợi long đuôi của nó cũng là vàng, tất cả là vàng, lựa là gì mà phải ở đầu mới là vàng, vì con sư tử toàn khối là vàng) cũng là ý nầy, nếu bài trên không hiểu thì làm sao hiểu được , (thời Đức Phật Thích Ca giảng pháp, sau buổi giảng nhiều người liền Chứng A La Hán quả, và vì sao chỉ quét bụi trừ bẩn cũng chứng A La Hán quả, chứ không cần phải lựa là gì phải từng bậc lâu lắc cho mệt.)

* Khi nào bài (NHỮNG MÂU THUẪN CỦA CON ĐƯỜNG TU PHẬT) được tất cả đả thông, thì quạ may mới nói đến Tổ Sư Thiền, hay Như Lai Thiền (Thầy Từ Thông cũng từng giảng tất cả là Phật sẽ Thành, vì tất cả đã là Phật rồi, nên thuyết giảng cũng chỉ là nhắc nhở lại thôi, vì căn cơ vốn đả có sẳng rồi). Nếu tránh né, hay sợ thì muôn thuở mâu thuẩn ấy sẽ còn, thì sự tu học Phật sao giúp ích gì cho ai được nữa ở trang nầy.(vì trong Kinh dùng Tiểu, Đại để hiển bày thứ tự của sự tu học) mà bỏ đi từ ngữ thì sao diễn tã hết ý được, Chỉ có điều Ở Đại Thừa nên biết không chống trái hàng Tiểu Thừa ngược lại là sai, vì vậy bài Kinh kia mới viết ở trang Bắc Tông, ở Bắc Tông mà không được quyền tự do nói những gì của Bắc Tông thì là cũng như Tiểu Thừa rồi, không ai kiêu Nam tông vào Bắc Tông hết, vì tùy duyên, nhưng có quyền vào trang Bắc Tông tham khảo ( tiểu học không thể áp dụng ở truơng trình đại học được) nên không được lấy tiểu so sánh đại, để tranh cải bằng không mời xuống tiểu mà nói gì thì nói, được như vậy thì mới đúng là Bắc Tông thực quyền chớ. Và như vậy mới phát tryễn đi lên tiến bộ, cùng tiến bộ được. (góp ý BDH coi lại quyền của Bắc Tông)

* Đệ Nhất quán, như huyễn cũng là một trong tiểu phuơng tiện của Như Lai Thiền, mà tất cả môn pháp cũng là phuơng tiện của Như Lai Thiền.

*Khi nào bài ấy được đã thông, ank sẽ chia sẽ thêm, vì quý ĐH chưa thông mà tranh cải hơn thua , cao thấp , nên thấy rõ chưa có thật tu, nhưng không phải ai cũng như vậy, xin cám ơn tất cả, và bài này cũng trả lời cho hôm qua (những ĐH nhắn hỏi hôm qua).

Kinh xin thân chào tất cả những ĐH diễn đàn, khi nào không còn tranh cải về Tiểu Đại nữa thì ank sẽ tiếp tục, xin tất cả bình tâm mà suy nghĩ lại, con một cha chớ hằng đá nhau.
Xin cám ơn tất cả.
Cầu xin Chư Phật hộ trì cho tất cả chúng sinh thoát khỏi mê lầm, hòa hiếu và an trụ nơi Chánh Pháp, làm điều lành tránh điều dữ tu theo đạo Hạnh Từ Bi Bình Đẵng, để đồng về bể Giác.

NAM MÔ THÍCH CA MƯU NI PHẬT
NAM MÔ DIỆU PHÁP LIÊN HOA HÓA THÂN THÁNH MINH VƯƠNG PHẬT
NAM MÔ CHUẨN ĐỀ VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT.
kinhle kinhle kinhle
Sửa lần cuối bởi aonhankhach007 vào ngày 24/07/12 15:52 với 1 lần sửa.


Ôi ! Tuyệt Mỹ đường CHÂN NHƯ, CHÂN LÝ.
Đời đời ơi ! Ai mong CHÂN THIỆN MỸ.
Thì lên đường CHÂN LÝ dạo mười phương.
Thõa ước mong khi thâm nhập mối dường.
Và Phàm, Thánh đều là ta tất cả.
Theo diệu lý nhân ước nguyền cao cả.
THIÊN, MỸ, CHÂN hạnh phúc quả vô biên.
U. MINH
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính thưa đạo hữu aonhankhach007 .

Kính hỏi đ/h ,
VÍ NHƯ có người nói như vầy (trong kinh văn Tổ có nói đến, nhưng nhiều người làm ngơ )
Người tu theo tiểu tức là người niệm Phật cầu vãng sanh, tâm cứ lo cầu, không lo tự lực nơi chính mình, tinh tấn
tu hành, là người ích kỷ, chỉ lo cho phần mình, còn ở lớp tiểu học, họ có chịu không ?
_ Cũng giống như vậy, một người tay chơn lành lặng, không chịu tự mình siêng năng làm giàu, chỉ sè tay xin
tiền, sống bằng lòng từ bi của người giàu, sống bằng đồng tiền của người giàu, mà tâm cứ sanh vọng, chê bai người giàu, vậy người này có được tán dương hay khen thưởng không ?
_ Cũng vậy, nếu không nhờ Chư Thánh Hiền Tăng, ngày xưa đã bỏ công kết tập lời Phật dạy và kinh nghiệm của các Ngài thành Tam Tạng kinh văn, ngày nay chúng ta làm gì mà có kinh Phật để mà đọc ?

Vậy chư đạo hữu cho biết, các Ngài là người ích kỷ, tư lợi, tu thấp hèn là tiểu.....học ?
Đã vong ơn mà còn vọng ngữ, tội này sẽ sanh về đâu ? Lúc chết Phật rước à ???

Hồi nhỏ cho tới lớn, tôi sống chung quanh những người tu theo Đại (gia đình ông bà, cha mẹ, hàng xóm), và lớn
lên vào chùa Đại..., tụng kinh đại..., nghe giảng đại... ngồi thiền đại...hiểu theo đại ... nhưng tâm chưa từng Dại
nghĩ và nói Dại bao giờ, chỉ có thời gian sau này mới học Nam truyền, vì với tôi chỉ chuyên học lời Phật dạy, trong tâm không Dại hai chữ Tiểu...Đại.... như bao nhiêu người.....nên tôi mới được vào cửa CHÁNH PHÁP và nhận chân
ra lời PHẬT DẠY không hai, tôi đã từng được thầy chỉ dạy Chánh Pháp Nhãn Tạng, thiền Tông, thời bấy giờ tôi chỉ thích hành, không thích học nhiều kinh văn, nên bây giờ tôi dốt kinh là vậy, thầy tôi rất giỏi, làu thông kinh văn Đại... đã từng chu du nhiều nơi để giảng dạy.....Thầy thường hay dạy tôi " khi có người nào ra câu hỏi, họ
chưa dứt lời con phải ứng lời đáp liền, ví như trái banh liệng vào tường, banh chư dội ra con phải đáp liền,
nếu nó đã văng ra mà con chưa kịp đáp, là con chưa đứng nói trước công chúng " Thầy tôi nếu còn sống thì
nay đã 109 t rồi.

Những lời trên là tôi dùng để PHÁ CHẤP cho những ai còn CHẤP.

BÌNH ĐẲNG, TỪ BI, ĐỘ LƯỢNG, CÔNG CHÁNH, CHƠN THẬT.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

aonhankhach007 đã viết:Bài vừa rồi (SỰ MÂU THUẪN CỦA CON ĐƯỜNG TU PHẬT) để sang bằng Tiểu, Đại (nam, bắc) vì là cùng một Cha Lành. Chớ bôi mặt đá nhau.
phá chấp về môn pháp...Cũng là bước truyễn khai của Như Lai Thiền.
* Một thời Thầy Từ Thông giảng (con sư tử bằng vàng , thì sợi long đuôi của nó cũng là vàng, tất cả là vàng, lựa là gì mà phải ở đầu mới là vàng, vì con sư tử toàn khối là vàng) cũng là ý nầy, nếu bài trên không hiểu thì làm sao hiểu được , (thời Đức Phật Thích Ca giảng pháp, sau buổi giảng nhiều người liền Chứng A La Hán quả, và vì sao chỉ quét bụi trừ bẩn cũng chứng A La Hán quả, chứ không cần phải lựa là gì phải từng bậc lâu lắc cho mệt.)

* Khi nào bài (NHỮNG MÂU THUẪN CỦA CON ĐƯỜNG TU PHẬT) được tất cả đả thông, thì quạ may mới nói đến Tổ Sư Thiền, hay Như Lai Thiền (Thầy Từ Thông cũng từng giảng tất cả là Phật sẽ Thành, vì tất cả đã là Phật rồi, nên thuyết giảng cũng chỉ là nhắc nhở lại thôi, vì căn cơ vốn đả có sẳng rồi). Nếu tránh né, hay sợ thì muôn thuở mâu thuẩn ấy sẽ còn, thì sự tu học Phật sao giúp ích gì cho ai được nữa ở trang nầy.(vì trong Kinh dùng Tiểu, Đại để hiển bày thứ tự của sự tu học) mà bỏ đi từ ngữ thì sao diễn tã hết ý được, Chỉ có điều Ở Đại Thừa nên biết không chống trái hàng Tiểu Thừa ngược lại là sai, vì vậy bài Kinh kia mới viết ở trang Bắc Tông, ở Bắc Tông mà không được quyền tự do nói những gì của Bắc Tông thì là cũng như Tiểu Thừa rồi, không ai kiêu Nam tông vào Bắc Tông hết, vì tùy duyên, nhưng có quyền vào trang Bắc Tông tham khảo ( tiểu học không thể áp dụng ở truơng trình đại học được) nên không được lấy tiểu so sánh đại, để tranh cải bằng không mời xuống tiểu mà nói gì thì nói, được như vậy thì mới đúng là Bắc Tông thực quyền chớ. Và như vậy mới phát tryễn đi lên tiến bộ, cùng tiến bộ được. (góp ý BDH coi lại quyền của Bắc Tông)

* Đệ Nhất quán, như huyễn cũng là một trong tiểu phuơng tiện của Như Lai Thiền, mà tất cả môn pháp cũng là phuơng tiện của Như Lai Thiền.

*Khi nào bài ấy được đã thông, ank sẽ chia sẽ thêm, vì quý ĐH chưa thông mà tranh cải hơn thua , cao thấp , nên thấy rõ chưa có thật tu, nhưng không phải ai cũng như vậy, xin cám ơn tất cả, và bài này cũng trả lời cho hôm qua (những ĐH nhắn hỏi hôm qua).

Kinh xin thân chào tất cả những ĐH diễn đàn, khi nào không còn tranh cải về Tiểu Đại nữa thì ank sẽ tiếp tục, xin tất cả bình tâm mà suy nghĩ lại, con một cha chớ hằng đá nhau.
Xin cám ơn tất cả.
Cầu xin Chư Phật hộ trì cho tất cả chúng sinh thoát khỏi mê lầm, hòa hiếu và an trụ nơi Chánh Pháp, làm điều lành tránh điều dữ tu theo đạo Hạnh Từ Bi Bình Đẵng, để sớm về bể Giác.

NAM MÔ THÍCH CA MƯU NI PHẬT
NAM MÔ DIỆU PHÁP LIÊN HOA HÓA THÂN THÁNH MINH VƯƠNG PHẬT
NAM MÔ CHUẨN ĐỀ VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT.
kinhle kinhle kinhle
Tu giải thoát chẳng lo
Nam,Bắc cái gì?
Khi nào Kiến Tánh muốn nói gì nói.Mà người Kiến Tánh rồi cũng chẳng biết nói gì
Ai hỏi thì nói,ai chư thông tùy duyên mà khuyên.....chớ đâu nói chuyện luân hồi......
Thời gian chống mau.....nhớ,nhớ cảnh tỉnh

Mau lo tham thiền đi......sách thì tôi kô đọc nhiều nhưng nói về công phu thì tôi sẵn sàng trả lời cho các đạo hữu.
Nhưng sợ các đạo hữu chẳng chịu công phu mà lo tìm kiến giải thì vô phương.....


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Xin cho hỏi :
Thiền đường Pháp Thành ở đâu ? dành cho nam hay nữ ?
xin ở đó tu Thiền có được không ?
có đóng góp gì không ?
Có tự do tuong đối không ? (lúc nào cần thì về)
Cảm ơn đ/h


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

binh đã viết:Xin cho hỏi :
Thiền đường Pháp Thành ở đâu ? dành cho nam hay nữ ?
xin ở đó tu Thiền có được không ?
có đóng góp gì không ?
Có tự do tuong đối không ? (lúc nào cần thì về)
Cảm ơn đ/h
binh đã viết:Các vị tham dự Thiền Thất liên lạc Thầy Đồng Thường điện thoại 0907665903 hay Sư cô An Thu điện thoại 0958172533.
Trước đó bạn biết rồi......cứ liên lạc với Thầy Đồng Thường sẽ rõ chi tiết

Còn nếu kô có thời gian thì coi những bài giảng của Ngài Duy Lực nếu có gì thắc mắc trong lúc công phu thì PM cho tôi.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

kevodanh đã viết: Tu giải thoát chẳng lo
Nam,Bắc cái gì?
Khi nào Kiến Tánh muốn nói gì nói.Mà người Kiến Tánh rồi cũng chẳng biết nói gì
Ai hỏi thì nói,ai chư thông tùy duyên mà khuyên.....chớ đâu nói chuyện luân hồi......
Thời gian chống mau.....nhớ,nhớ cảnh tỉnh

Mau lo tham thiền đi......sách thì tôi kô đọc nhiều nhưng nói về công phu thì tôi sẵn sàng trả lời cho các đạo hữu.
Nhưng sợ các đạo hữu chẳng chịu công phu mà lo tìm kiến giải thì vô phương.....
tangbong tangbong tangbong


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thế Hữu
Bài viết: 68
Ngày: 22/11/12 15:01
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP. Saigon VIET NAM

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thế Hữu »

KHÓA CĂN BẢN
NHƯ LAI THIỀN


THIỀN ĐỊNH LÀ GÌ ?

Thiền Định là phương pháp khóa căn, trần của con người lại, để tìm một cái sống "bên trong" tốt đẹp hơn, hoàn toàn hơn, hay gọi là tìm Chân Lý tuyệt đối của sự sống.

Tu Thiền là hành trì công phu do mỗi người phải tự cố gắng dùng sức của mình, chận đứng sự sống bằng giác quan, để cái sống của ý được phát triển.

Con người là cả một bộ máy huyền bí, chận đứng cái sống của giác quan thì cái sống của ý sẽ hiện ra thế nào, cách gì, mỗi tôn giáo hiểu khác nhau, thành mục đích phải khác nhau. Công phu bên ngoài, nghĩa là tư thế thì không khác gì nhau, song sự điều khiển tư tưởng thì không phương pháp nào giống phương pháp nào, nên lẽ tất nhiên có nhiều thứ Thiền định.

Người tu Tiên, Thần thì chận đứng cái sống thô của con người lại, rồi sự sống thanh sẽ hiện ra như thế nào họ không cần biết, miễn là cái sống nhẹ nhàng thanh thoát kia không phải là cái sống như thế gian nữa là được. Và tự nhiên cái sống thanh thoát kia thì đầy dẫy huyền bí, mới lạ, cao đẹp hơn cái sống phàm nhiều.

Do căn cơ không đồng đều từ kiếp trước, nên mỗi một đều Ngộ khác nhau, song tựu trung đều thấy nhất hay nhị, có nghĩa là một Tạo hóa hay nhiều Thần bí thôi.

Nhà PHẬT thì không thế, tu là cầu Giải thoát khỏi vũ trụ vô minh, nên trước khi hành trì công phu phải nắm chắc sự đến là có Giải thoát khỏi vũ trụ vô minh hay không, lý sự thế nào rồi mới hành sự. (là vì Thận trọng)

Theo đó, ta thấy biết gốc rễ của con người, của vũ trụ là đầu mối cho sự đến, khi ta rời bỏ được căn, trần nhờ công phu Thiền định mà có.

Biết hướng đi thì hành sự mới khỏi lầm lạc, và dù lâu hay mau, chúng ta cũng sẽ chắc đến nơi vì chúng ta đã có đồ bảng của mục đích rồi. ( tiếp theo "Từ con người cho đến tầng trời thứ 28" )

Đến hay không đến là do ta,
Riêng thuyền Bát Nhã thường lại qua,
Nhất thiết chúng sinh đều được đón,
Trưởng Thuyền, Chân Lý, một là ba.
U-MINH


CÁI BIẾT

BIẾT : Từ đâu ? Chẳng từ đâu đến.
BIẾT : Về đâu ? Chẳng về đâu đâu.
Không trước cũng chẳng có sau.
An nhiên tự tại không cầu chẳng chê.
BIẾT : Không thay đổi không hề dính mắc.
Không nhỏ to trùm khắp Tam Thiên.
Dẫu rằng là Phật, là Tiên.
Cũng là CÁI BIẾT tự nhiên sắp bày.
Giản dị thay CÁI BIẾT !

NGUYÊN KHÔNG
Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

NHỮNG DIỀU CĂN BẢN

TRONG

NHƯ LAI THIỀN










NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI

NAM NAM

MÔ MÔ

NHẬT NGUYỆT

QUANG QUANG

BIẾN BIẾN

CHIẾU CHIẾU

BỒ BỒ

TÁT TÁT

TỰA

NHƯ LAI THIỀN là môn Thiền của Nhà Phật có mục đích đưa Hành Giả đến chỗ chứng nhập Chân Lý Thường Còn, Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi.

Từ khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt, Chư Vị đệ tử của Ngài, theo nơi Pháp Chứng Đắc của mình mà lập ra nhiều Môn Thiền khác nhau như Tiểu Thừa, Đại Thừa Thiền…Ngoài ra các ngoại đạo (không phải là Đạo Phật) như Tiên, Thần…cũng có Môn Thiền riêng của Đạo Giáo mình. Mặt khác, Thiền Pháp không phải là một mớ Lý Thuyết suông mà chính là chỗ thực Tu thực Chứng. Do đó, người muốn Tu Phật ngày nay đứng trước rừng Lý Thuyết về Thiền do những kẻ chưa từng Chứng Đắc và tất nhiên chẳng thật sự dạy được ai Tu Thiền bao giờ, viết ra thì thật là mờ mịt, chẳng khác nào kẻ đi trong rừng thẳm, giữa đêm đen, không thể phân định được đâu là Phật Thiền, đâu là Ngoại Đạo Thiền, khiến kẻ có chút ý chí Tu Hành phải bị lạc vào Ma Pháp mà chuốc lấy tình trạng điên điên khùng khùng; còn lại đa số người Phật Tử e dè thì đối với họ, kho báu Phật Pháp của Đức Thích Ca để lại chỉ là chuyện ước mơ xa vời – họ đành chịu xuôi theo dòng Sinh Tử Luân Hồi đau khổ !

Đứng trước tình trạng đó, không phải hoài công viết ra những Lý Thuyết suông không đâu, mà trái lại, tập “Những Điều Căn Bản Trong NHƯ LAI THIỀN” nầy, chính là kim chỉ nam đã cho cái kết quả mà bao nhiêu lâu nay những Hành Giả thực Tâm hành trì thâu lượm được sau một thời gian theo Tu học với một Bậc Giác Ngộ.

Ngày nay số người tìm hiểu Thiền Pháp Nhà Phật càng ngày càng nhiều, những mong được thực sự Tu Hành để được Minh Tâm Kiến Tánh, Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, âu đó cũng là cái Duyên Lành đối với Phật Pháp của chúng sinh thời Mạt pháp đã đến, nên tập “Những Điều Căn Bản Trong NHƯ LAI THIỀN” ra đời quả là đúng lúc vậy.

Trong tập sách này, đã phân định rõ ràng những điều căn bản của tất cả các loại Thiền, từ Phàm Phu Thiền, Ngoại Đạo Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Đại Thừa Thiền và sau hết là NHƯ LAI THIỀN để Hành Giả có thể phân biệt rõ ràng Thiền của Nhà Phật và Thiền của Ngoại Đạo, cũng như để thấy rõ lý do sinh ra các loại thiền, và cũng để nhận định rõ ràng đâu là hiện tượng giả tạm, đâu là cứu cánh chân thực phải đến của người Tu Phật. Phật Đạo và Ngoại Đạo cũng chỉ khác nhau bởi hướng Tâm của người Tu có cầu Giải Thoát Sinh Tử hay không. Vì vậy người Tu Phật chân chính bất cứ ở trình độ hay căn cơ nào cũng hành trì Như Lai Thiền được, nếu được sự dẫn dắt của Chân Sư Đắc Đạo.

NHƯ LAI THIỀN là một giềng mối Định Tâm rộng lớn để đưa vào một đích cuối : RỐT RÁO CHÁNH ĐỊNH. Vì thế NHƯ LAI THIỀN có đầy đủ Phương Tiện để làm hiển hiện ra muôn ngàn Định khác, chẳng khác nào một gốc tỏa ra muôn ngàn nhánh, hay biển lớn gồm đầy đủ khí vị muôn sông.

Về phần chi tiết huyền bí của Thiền Pháp thì thật là Vi diệu mênh mông mà chỉ khi nào Hành Giả hạ thủ Công Phu dưới sự dẫn dắt và theo dõi trực tiếp của Chân Sư thì Hành Giả mới thọ dụng được Huyền Pháp của Vũ Trụ.

Thời Mạt Pháp, con người quá chạy theo vật chất, chỉ thấy có cái sống vật chất mà thôi, tưởng đâu chết là hết, đâu có Tin nổi được trong Vũ Trụ bao la còn có cái sống của vô số Tiên, Thần, Trời, Ma, Quỷ…nói chi cách sống của Chư Vị Thánh đắc nhập Phật Pháp, Giải Thoát Sinh Tử lại càng quá xa vời. sự thế như vậy bởi vì lòng người quá quay cuồng theo dục vọng, chỉ biết có khoa học cơ khí, tin nơi sức mạnh, quyền uy, địa vị, tiền tài… không còn Tin Phật, Kính Pháp đúng đắn, không có sự Tu Hành Chân Chính nữa.

Đạo Phật mầu nhiệm, Pháp Môn lại vô vàn, dễ đâu người không chí thành TIN, KÍNH, VÂN, Tu mà mở được nẻo huyền, Thoát được Tử Sinh.

Vậy, nay Thiện Duyên đã đến, Thiền Pháp của Như Lai đang bủa rộng con thuyền Bát Nhã sẽ êm ả xuôi dòng chở tất cả những ai muốn bước lên thuyền Vượt Bến Mê để đến bờ CHÂN NHƯ.

Đạo Phật Từ Bi Cứu Độ tất cả chúng sanh Thoát khỏi cái KHỔ và cái CHẾT. Không rời mục đích ấy tập sách này là một trong những việc làm thọ trì Phật Pháp của những người con Phật vậy./.


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

(ĐH : TheHuu đã đăng)

THIỀN ĐỊNH LÀ GÌ ?

Thiền Định là phương pháp khóa căn, trần của con người lại, để tìm một cái sống "bên trong" tốt đẹp hơn, hoàn toàn hơn, hay gọi là tìm Chân Lý tuyệt đối của sự sống.

Tu Thiền là hành trì công phu do mỗi người phải tự cố gắng dùng sức của mình, chận đứng sự sống bằng giác quan, để cái sống của ý được phát triển.

Con người là cả một bộ máy huyền bí, chận đứng cái sống của giác quan thì cái sống của ý sẽ hiện ra thế nào, cách gì, mỗi tôn giáo hiểu khác nhau, thành mục đích phải khác nhau. Công phu bên ngoài, nghĩa là tư thế thì không khác gì nhau, song sự điều khiển tư tưởng thì không phương pháp nào giống phương pháp nào, nên lẽ tất nhiên có nhiều thứ Thiền định.

Người tu Tiên, Thần thì chận đứng cái sống thô của con người lại, rồi sự sống thanh sẽ hiện ra như thế nào họ không cần biết, miễn là cái sống nhẹ nhàng thanh thoát kia không phải là cái sống như thế gian nữa là được. Và tự nhiên cái sống thanh thoát kia thì đầy dẫy huyền bí, mới lạ, cao đẹp hơn cái sống phàm nhiều.

Do căn cơ không đồng đều từ kiếp trước, nên mỗi một đều Ngộ khác nhau, song tựu trung đều thấy nhất hay nhị, có nghĩa là một Tạo hóa hay nhiều Thần bí thôi.

Nhà PHẬT thì không thế, tu là cầu Giải thoát khỏi vũ trụ vô minh, nên trước khi hành trì công phu phải nắm chắc sự đến là có Giải thoát khỏi vũ trụ vô minh hay không, lý sự thế nào rồi mới hành sự. (là vì Thận trọng)

Theo đó, ta thấy biết gốc rễ của con người, của vũ trụ là đầu mối cho sự đến, khi ta rời bỏ được căn, trần nhờ công phu Thiền định mà có.

Biết hướng đi thì hành sự mới khỏi lầm lạc, và dù lâu hay mau, chúng ta cũng sẽ chắc đến nơi vì chúng ta đã có đồ bảng của mục đích rồi. ( tiếp theo "Từ con người cho đến tầng trời thứ 28" )

Đến hay không đến là do ta,
Riêng thuyền Bát Nhã thường lại qua,
Nhất thiết chúng sinh đều được đón,
Trưởng Thuyền, Chân Lý, một là ba.
U-MINH
CÁI BIẾT

BIẾT : Từ đâu ? Chẳng từ đâu đến.
BIẾT : Về đâu ? Chẳng về đâu đâu.
Không trước cũng chẳng có sau.
An nhiên tự tại không cầu chẳng chê.
BIẾT : Không thay đổi không hề dính mắc.
Không nhỏ to trùm khắp Tam Thiên.
Dẫu rằng là Phật, là Tiên.
Cũng là CÁI BIẾT tự nhiên sắp bày.
Giản dị thay CÁI BIẾT !

NGUYÊN KHÔNG


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

TỪ CON NGƯỜI
_____CHO ĐẾN TẦNG TRỜI THỨ 28_____

Từ một con người, theo lệ thông thường Tu Thiền thì phải qua hai nẽo :

1-Nẻo thứ nhất : Nghĩ, cầu mong, nhớ tưởng, định ý đến một chổ nào mà mình đã định, ngoài ra không chấp nhận cái gì khác thì khi căn trần đã được vô hiệu hóa, lúc đó sẽ thấy các kết quả mà mình đã tưởng. Nghĩ như mình cầu chứng kiến được Vị Thượng Đế, Vị Tạo Hóa hay chỉ cầu biết bay, biết quá khứ, vị lai, biết kiếp trước, biết di chuyển tư tưởng, biết tâm ý kẻ khác, thấy xa ngàn vạn dặm, thấy Vị Thần Lửa, thấy Vị Thần Chết, thấy Thần Rồng, Thần Rắn.v.v…

Nhà Phật gọi đó là Thiền Ngoại Đạo (Ngoại Đạo Thiền).

2-Nẻo thứ hai : Hành giả cứ Công phu kiên cố mãi trong ý định khóa chặt căn, trần cho đến khi căn, trần không còn sức mạnh tác dụng nữa. Cứ từ từ nhập vào cảnh giới như thế mà không nghĩ, cầu mong, nhớ tưởng, định ý đến một chỗ nào cả, thì Hành Giả cứ phải trải qua mãi từng giai đoạn hiện cảnh của Thiền, từ thấp lên cao, từ màu sắc đến tiếng tăm, từ sự cảm xúc (như nhẹ nhàng, lửng lơ tựa hồ bay lên, thấy mình tan ra hơi khói, thấy mình nặng nề to lớn .v.v…) đến những sự mơ ước của mình khi chưa Tu lại hiện ra…(như biết nhận mình là vua chúa kiếp trước, nhận mình là người ở trong bông sen chun ra, nhận biết vợ mình, chồng mình, cha mẹ mình.v.v…kiếp trước là Tiên, là Thần.v.v…).

Thấy mình nhập trong cảnh giới mơ màng rộng mênh mông vô cùng vô tận, thấy mình ngồi nói chuyện với các Vị Tiên, Thần có hào quang sáng chói, thấy có hai người ngồi hai bên mình chắp tay lễ bái, thấy mặt trời, mặt trăng từ nơi mình sáng chói ra, thấy bóng hình mình ngồi đối diện hay có đến ba bốn phía hướng về mình.v.v…

Thấy mình chỉ còn có sự biết suốt thông, cùng khắp, nghĩ sự gì thì biết ngay, muốn sự gì cái đó hiện có liền, muốn đi đến đâu thì có ở nơi đó tức khắc, thấy mình như khói như sương, như điện, như bóng dáng, cùng lúc ấy Hành Giả cũng cảm thấy lòng thương chúng sinh vô hạn, đôi khi khóc sướt mướt, đôi khi nhận mình là Phật, nên cứu độ chúng sinh, đôi khi thấy an lạc cùng tận lại cười sằng sặc. Có khi thấy thế sự chẳng khác tuồng chiêm bao, nên Hành Giả hành vi khác thường.

Tất cả hiện tượng không thể kể xiết, Môn Thiền này Nhà Phật gọi là Phàm Phu Thiền.

*-Tất cả những hiện tượng này đều do Công Phu Hành Giả đã vô hiệu hóa căn, trần nên Ý Thức mới bừng sống dậy hiện ra thế. Nó là những tượng ảnh không thực, nếu Hành Giả kịp nhận đó là Giả Tưởng, không chấp nhận cái gì, lúc nào cứ tuần tự chứng kiến thôi, thì cuối cùng Hành Giả sẽ Chứng Ngộ quả Tu Đà Hoàn. Thế là từ một con người thường, Hành giả nhờ tu Thiền đã vượt qua tầng Trời thứ 28 vậy. Song hai Môn Thiền trên phải có điều kiện là ngồi nơi non cao động vắng hay Chùa Am tịch tịnh, ít ăn (chỉ ăn chay thôi) và phải đoạn tuyệt tình dục, phải ngồi luôn từ tháng này qua tháng khác suốt cả ngày đêm mới được.

(TT... Hiện tượng của Thiền Định hay sự sống của Ý Thức...)


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

HIỆN TƯỢNG CỦA THIỀN ĐỊNH
____HAY LÀ SỰ SỐNG CỦA Ý THỨC____

Tu Thiền, dù là Môn Thiền nào mà biết được hiện tượng của Thiền cũng như sự diễn biến của Ý Thức thì không bao giờ có sự nguy hiểm, không bao giờ lạc đường và chắc chắn sẽ kết quả hoàn toàn.

Trong phạm vi Thiền học, chúng ta không cần xét Ý Thức như một Duy Thức học, mà chỉ cần biết rõ sự diễn biến của Ý Thức (tức hiện tượng của Thiền) để khỏi bị chướng ngại khi Tu Thiền Pháp thôi.

Con người khi không Tu, không hề biết có Ý Thức là gì, song vẫn không thể phủ nhận là sự suy tư, tư tưởng của chúng ta thoạt đến, thoạt đi là phải do một nguyên nhân nào. Nếu không có sự phát động thì không bao giờ tư tưởng lại phát khởi liên tục và liên hệ mật thiết, ràng buộc chặt chẽ nhau.

Sự phát sinh ra dòng sống liên tục ấy tất có chỗ chứa, và chỗ phát khởi. Chỗ chứa thì Thường Còn, chỗ phát khởi thì biến động.

Trừ cái biến động, làm mất hay đừng chấp nhận sự diễn biến, xao động vọng cuồng kia thì chỗ chứa không chứa cái gì nữa mà cái Trí : Chân Lý Thường Còn An Lạc Tuyệt Đối của chúng ta hiện rõ, thế gọi là Thành Đạo.

Tu Phật, tìm Chân Lý Tuyệt Đối là thế, song người không Biết nẻo Hành trì, cứ chạy theo bên ngoài tức cúng kính lễ bái, cầu xin, thì chẳng khác gì kẻ không Tu, chỉ là thuận theo dòng nghiệp chướng Sinh Tử Luân Hồi.

Thiền Pháp làm dừng đứng dòng nghiệp lại bằng cách khóa giác quan, tức là cái sống thô bên ngoài do căn, trần chạm vào nhau, lúc ấy cái sống tế bên trong, tiềm ẩn đâu đó là phải phát khởi. Chẳng khác nào một người chết, xác thân tứ đại rời rã, các căn không còn nữa, thì Ý Thức lại tìm cái sống mới khi duyên nào hợp với cái Nghiệp Thức ấy để tạo thành một Nghiệp Quả khác.

Người Tu Thiền khác ở chỗ ta khóa căn, trần lại, chẳng khác nào ta tự diệt (tự chết) nhưng ta biết ta tự làm chết và biết ta không chấp nhận những hình tướng nào khác dù đẹp đẽ, thanh tịnh hay ho hơn. Không chấp nhận cái sống mới lạ, tinh vi nào, thì cái giống Sinh Tử của Sáu Cõi bị ta khóa diệt lần nữa…

Ta vô hiệu hóa Ý Thức và lần này là lần thứ nhì – vì lần trước ta vô hiệu hóa căn, trần, và lần nầy là Ý Thức – thì Chân Lý mới hiện tỏ ra và ta mới đắc Chân Lý Giải Thoát Sinh Tử, đó cũng là Cái Sống Thường Còn, Bất Khả Tư Nghì mà chúng ta chỉ đến đó mới chấp nhận mà thôi.

Con người ai cũng có sáu căn là tai, mắt, mũi, lưỡi, thân (tức là da) và Ý. Tai nghe, Mắt thấy, Mũi ngửi, Lưỡi niếm và Da để cảm xúc. Tai có tiếng động mới nghe được. Mắt có màu sắc mới thấy được. Mũi có mùi mới ngửi được. Lưỡi có vị mới nếm được.

Song khi ta nhắm mắt thì không phải không thấy mà “có thấy đen thui”.

Khi bịt lỗ tai, không phải không nghe, mà có nghe ù-ù.v.v…Lưỡi khi không có chất ăn để nếm, không phải mất cái tính chất được nếm, vì nó có biết vị lạt “vị không vị”.

Mũi không có mùi ngửi không phải mất tính chất được ngửi, vì nó biết cái “mùi không mùi” mùi của vô hương.

Khi con người không suy nghĩ chuyện gì, không phải là không biết gì, lúc đó ta biết là “ta không suy nghĩ gì”.

Vậy tai, mắt, mũi, lưỡi, da, tư tưởng, có cái gốc của nó – danh từ là Ý THỨC.

Khi người ta ngủ giác quan không làm việc thì Ý Thức lại biết mình nằm im (nằm im chứ không phải mất) hay là thấy chiêm bao – tức là tìm cảnh sống mới của nó.

Cảnh sống mới ấy có cái liên quan đến sự sống hàng ngày, có cái không liên quan đến sự sống hàng ngày, cũng đều gọi là “Sự sống của Ý Thức cả”.

Như thế, cho nên tất cả sự sống của Ý Thức bừng dậy khi ta Nhập Thiền, chẳng khác nào cảnh chiêm bao, có khác là chiêm bao là điều ta thiếu tự chủ mà khi Nhập Thiền là ta tự chủ được. Hiện cảnh của Thiền vì nhờ sức tự chủ của ta nhiều nên nhiều cảnh gần sự thật (sự sống hàng ngày của ta) tức là có liên quan đến sự sống hàng ngày của ta, đời sống của ta, nên vì thế - vì là cái sống của Ý Thức – vẫn rất nhiều cảnh giả.

Nhưng dù là cảnh thực đi nữa thì cũng là cái cảnh sống nhẹ nhàng, tinh vi, đẹp đẽ, lâu dài hơn sự sống của ta thôi chứ chưa phải là Chân Lý.

Vậy lầm lẫn, chấp nhận hiện tượng của Thiền thì bị hư hỏng, nguy hiểm là bởi cảnh sống ấy đâu phải là “cảnh sống của Chân Lý Thường Còn” nơi ta mà cầu Tu để đạt đến.

Vì thế tất cả hiện tượng của Thiền đều là sự sống gốc của sáu căn (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, Ý). Nên tai không nghe thì Ý nghe tiếng quái lạ, tiếng Thần, Quỷ.v.v…Mắt không thấy (vì bị khóa lại) thì Ý thấy cảnh mầu nhiệm, siêu nhiên như thấy các tâng Trời, tầng Đất, thấy Âm cảnh, Tiên cảnh.v.v…

Mũi không ngửi mùi thế gian thì Ý ngửi được mùi của các loài hoa trên Tiên cảnh, của các Thiên Nữ thường rải.v.v…Lưỡi không nếm mùi vị của đồ ăn của thế gian thì Ý cảm các món ăn của Tiên, Thần các vị của các thứ hoa quả nơi Tiên cảnh, mà các Quỷ Nữ thường dâng cúng Tiên nhân.

Ý không tưởng việc lợi danh, ham muốn, sân hận, trái phải, vui buồn, thì Ý Thức nghĩ mình là Thánh, là Phật, là đã thành ông kia, ông nọ, và Ý Thức nghĩ thế, nên cảnh tương ứng hiện ra thấy mình ngồi trên hư không có Thần, Tiên hầu hạ, Thiên Nữ rải hoa, Chư Phật mười phương xưng tụng.

Hay thấy mình đang thuyết Kinh, giảng Pháp hàng vạn triệu người đứng nghe.v.v…

Tưởng rất nhiều, cảnh cũng biến hiện ra rất nhiều, nhưng đều là do Thức hiện, ai lầm vào đó là thực thì bị hư hỏng Công Phu, có khi trí óc mất bình thường phải điên loạn, khật khùng, rồi hành vi bất thường, hay nói những việc cứu thế độ sinh, nay xưng ông này, mai xưng thành quả khác.

Nói Trời lụt lội, hạn hán, thiên tai, dịch lệ, phải uống thứ thuốc này, thuốc nọ, phải cúng vái ông kia, bà nọ, phải ăn chay, niệm Phật.v.v…

Những kẻ hư hỏng vì Tu Thiền lầm lẫn ấy rất nhiều, khùng điên lẫn lộn, song người thế gian lại tưởng những kẻ đó là Thánh, Phật ra đời, là chứng đắc kia nọ, nên sùng bái, cúng dường, tôn trọng, quy y theo, làm cho giới Phật Tử không biết đâu mà Tín hướng, ấy cũng là nghiệp chướng của Phật Tử trong thời Mạt Pháp vậy.

Tệ trạng trên cũng là hiện trang chung trong thời Mạt Pháp như có những loài Thần, Quỷ, Tà Ma nhập vào người kia, kẻ nọ, mà xưng là Phật, là Bồ Tát Quan Âm chẳng hạn, cho thuốc, vẽ bùa, uống nước lạnh trừ bệnh, nói quá khứ, vị lai.v.v…mà thế gian những kẻ không hiểu Đạo Phật là gì, ma quỷ là thế nào cũng quỳ lạy, xưng tụng như tin Phật không khác, đó cũng bởi người Phật Tử không biết học Giáo Lý Nhà Phật, vì bốn muốn và ưa Mê Tín mà nên vậy.

(tt, Phương pháp khóa căn, trần của các Môn Thiền)


Hình đại diện của người dùng
doccobo000
Bài viết: 195
Ngày: 25/06/14 21:42
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: tphcm

Re: NHƯ LAI THIỀN

Bài viết chưa xem gửi bởi doccobo000 »

PHƯƠNG PHÁP KHÓA CĂN,
______TRẦN CỦA CÁC MÔN THIỀN_____

Nếu đi vào chi tiết thì thật là rắc rối, nhiều cách để khóa căn, trần. Nhưng đại khái ta có thể biết ba phương pháp là đủ.

1-Phương pháp khóa căn, trần của Phàm Phu Thiền.
2-Phương pháp khóa căn, trần của Tiểu Thừa Thiền hay Quyền Thừa Thiền.
3-Phương pháp khóa căn, trần của Đại Thừa Thiền hay Như Lai Thiền.

Về Môn Ngoại Đạo Thiền thì trong khi họ nhập Đại Định, lối ấy giống như Phàm Phu Thiền, còn vô số lối khác thì họ không phải khóa căn, trần, vì trong khi họ luyện tập theo những Công Phu đặc biệt, lúc ấy vô tình nhưng hữu ý căn, trần đã bị diệt mất cả, hay mất một đôi căn, trần chẳng hạn (đó là ở phần chi tiết, ở đây chỉ nói đại khái).
PHƯƠNG PHÁP THỨ NHẤT :

1.-Vừa là Nhập Định, vừa là khóa căn, như trường hợp của những vị đệ tử của một vài Vị Tiên ngồi trên núi vắng, chăm chú suy tư một điều : Không có gì buồn, không có gì vui. Trong thời gian suy tư như thế họ chỉ ăn trái cây, uống nước lạnh hay chỉ ăn các loại củ như khoai lang, khoai sắn.v.v…vừa tập chịu đựng nắng sương mưa gió và những sợ, sợ hải vắng vẻ của những ngọn núi cao, động vắng. Trong một, hai, ba năm trời suy tư và thâm nhập được lý sự không có gì vui, không có gì buồn. Lúc bấy giờ họ đã nghiễm nhiên nhận được không gì vui không gì buồn là môt sự thực chứ không là lý thuyết. Kế đến họ lại suy tư : không có gì đáng ham thích, không có gì đáng chán nản. Một vài năm sau họ lại thâm nhập điều ấy như điều trên.

Kế đến họ lại suy tư : không có gì trái, không có gì phải, không có gì bực tức, không có gì ưa chuộng; một vài năm nữa họ lại thâm nhập điều ấy như trên.

Thời gian qua như thế họ đã ngồi được 6, 7 năm trời, căn trần họ lúc bấy giờ hoàn toàn biến mất không có còn hiệu dụng nữa. Bỡi lẽ miệng họ, lưỡi họ đã ăn những món đạm bạc, các loại củ, trái cây. Mũi họ chỉ nhiễm cái mùi hương hoa của núi rừng. Da dẻ họ đã chịu đựng được nắng gió tuyết sương, mắt họ đã từng thấy những khoảng trời mênh mông những vì sao vô tận với bình minh và hoàng hôn, với đêm suông và ngày lặng. Tai họ chỉ nghe tiếng gió rì rào, tiếng chim muông và côn trùng hòa nhịp. Điều cốt ý nhất là ý của họ đã phá được sự ưa thích và chán nản; sự vui và sự buồn; sự bực tức, nóng giận, sự trái, sự phải.v.v…

Lúc ấy mình họ nhẹ nhàng như cánh bướm, ý họ thảnh thơi như mây trôi giữa trời, thoạt nhiên họ đã thành một Vị Đại Tiên ở thế gian, sống bằng cái Ý Thức siêu việt mầu nhiệm mà không phải sống bằng căn, trần nữa.

2.-Còn những người chuyên Nhập Đại Định thì ban đầu họ tập ăn chay, đi xin ăn, không vợ không chồng, mặc quần áo rách rưới, đi chân đất đầu trần, ở bờ bụi chùa đình, tụng Kinh gõ mõ, đọc sách vở Giáo Lý của Đạo và tập ngồi Tịnh hàng giờ hàng ngày.

Sau một thời gian tối thiểu là 5, 7 năm, thực ý họ thấy được trong nếp sống ấy không có gì là bó buộc, khó chịu, thiếu thốn, cô đơn, mà lại thấy ham thích nữa là khác; đó là nguyên tắc thử thách cũng như người dùng thuốc thử có hợp với mình hay không, người ăn thử món ăn có khỏe dạ dày hay không; và như thế biết kiếp trước đã có Tu nhiều, đã có căn cơ Thiền Định.

Bắt đầu họ lên núi cao động vắng, am chùa cốc sống biệt lập, Tĩnh tọa, tập trung tư tưởng và dứt tư tưởng kế đến họ nhập vào cảnh giới mơ màng bắt đầu đi vào Đại Định. Bấy giờ căn, trần họ đã từ từ vô hiệu hóa mà không phải làm gì hơn. Thực ra hai phương pháp khóa căn, trần ấy vừa là do sức chịu đựng các cá nhân, sống thì Tu, chết thì thôi, quyết tâm và bền chí đúng mức. Nhưng cũng là do kiếp trước đã thuần thục vậy. Vì lẽ những loại người ấy dù có Vị Chân Sư nào bày vẽ môn pháp đi nữa, cũng không đặt nặng vấn đề phải hộ trì cho đệ tử mình tối đa bằng sức mạnh vô hình của Chân Sư mà chỉ đặt để Hành Giả quyết làm thì mới được.
PHƯƠNG PHÁP THỨ HAI :

Hành Giả khi nói đến dùng phương pháp thứ hai này để khóa căn, trần, là đã ở vào vị thế của người Tu Tiểu Thừa Thiền. Và lẽ người Tu Tiểu Thừa là người đã đọc Kinh sách Nhà Phật, Tín hướng và vâng chịu theo Giáo Lý Tiểu Thừa.

Ban đầu họ cũng tập theo điều hai (2) của cách khóa căn Phàm Phu Thiền, sau 5, 7 năm chịu đựng như thế, thấy thoải mái, khoan khoái, yên ổn, họ bắt đầu tĩnh tọa trong một tịnh thất và suy tư một điều : “Ngã” vốn là không sao ta lại có ? vì họ không nhận là có cái Ngã Giả Tưởng cho nên họ cũng không nhập vào cảnh Định mơ màng (điều 2 của Phàm Phu Thiền); hay đắm mình vào suy tư phá buồn vui ưa thích, tức, giận, trái phải như điều 2 của Phàm Phu Thiền, mà họ chỉ chuyên tâm phá cái Ngã Tướng thôi. Họ vẫn ăn uống nhưng ít, chỉ ăn bữa trưa, và ngủ ít, một đêm chừng vài ba tiếng đồng hồ. Ngoài thời giờ ăn ngủ rất ít còn thì giờ trong một ngày đêm 24 giờ họ luôn luôn quán sát : không có Ngã, thế cái gì là cái sống của mình ? Cứ như thế nhiều năm tháng, có khi ba bốn mươi năm. Đến thời kỳ thoạt nhiên họ Ngộ được Chân Lý chứng quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán.

Tóm lại, phương pháp khóa căn, trần của Phàm Phu Thiền và Tiểu Thừa Thiền cũng như Quyền Thừa Thiền đều có tính cách ép mình cố chịu đựng sự sống động của căn, trần; ngược chiều để chúng nó được vô hiệu hóa. Nhưng thật ra cũng nhờ có căn cơ thuần thục từ kiếp trước, nếu không thì không thể có kết quả được.

Song Phàm Phu Thiền và Tiểu Thừa Thiền khác nhau ở chỗ là:

Phàm Phu Thiền thì diệt từng hiện tượng – trong khi nhập vào Đại Định – và diệt luôn Ý Thức trong khoảng thời gian mấy tháng thôi.

Tiểu Thừa Thiền không nhập vào Đại Định vì không nhận cái Ngã là thật, cho cái Ngã là không có thì không có đắm mình vào cảnh nhập ấy. Vì không ai lại không nhận là “có” mà lại thuận theo “có” bao giờ. Không nhận cái Ngã Giả nên suy tư để tìm cái Thực, và vì suy tư nên không nhập vào cảnh giới mơ màng, bước đầu của cảnh nhập Đại Định.

Phàm Phu Thiền nhận cái huyền bí là có, muốn đi sâu vào tìm hiểu và chọn lựa, nên Hành Giả diệt tư tưởng, để rơi mình vào cảnh giới mơ màng và nhập Đại Định.

Phương tiện khóa căn, trần của Phàm Phu và Tiểu Thừa Thiền phần lớn nhờ ở ngoại cảnh tốt, kiếp trước thuần thục, sự quyết tâm bền chí đúng mức (xả thân vì Đạo).

Không có gì gọi là huyền bí, nghe, hành sự rất dễ dàng; song làm đúng được như thế là cả một điều quyết tâm ghê gớm và lúc ấy mới thấy cái mầu nhiệm siêu nhiên của sự ép chết căn, trần; ngược chiều sự sống thuận dòng để mới có thể Thành Đạo tại kiếp sống thế gian này vậy.

Nói đến phương pháp khóa căn, trần đối với Môn Thiền Đại Thừa hay Như Lai Thừa (Nhất Thừa) là cả một vấn đề phức tạp; nên không thể đi sâu vào chi tiết mà hiểu được.

Trước khi Hành Giả muốn Tu Thiền Đại Thừa hay Nhất Thừa : thì dù là có Chân Sư dạy vẽ, hay tự mình muốn Tu, tự Tu Hành Giả cũng đã phải trãi qua thời kỳ tìm hiểu, Tin chịu, thâm nhập Đạo Lý của Nhà Phật.

Hay nếu có thời kỳ nào mà đa số chúng sinh hữu Duyên, nên có những Vị Bồ Tát ra đời thì Hành Giả cũng phải là những đệ tử Tín Tâm trọn vẹn, có chí cao cả mới có thể Tu Thiền Như Lai được.

Thật ra muốn Tu Như Lai Thiền, bước đầu Hành Giả cũng phải bước từ Đại Thừa Thiền, khi đã thâm nhập hay có Chứng Ngộ, mới vào hẳn Thiền Như Lai Chính Danh được. Ngược lại Hành Giả với Tín Tâm trọn vẹn, chí hướng cao cả căn cơ khác thường thì với hướng dẫn của một Vị Đã Giải Thoát Sinh Tử trọn vẹn; Hành Giả có thể đi thẳng vào Như Lai Thiền được.

Đối với con đường Đại Thừa của Phật thì căn, trần của cá nhân chỉ là cái ngọn; mà muốn cho cá nhân ấy Nhập Thể Chân Như; Tu Chứng Đạo Quả không phải chỉ trừ ngọn mà cần trừ gốc.

Trước khi Công Phu Thiền Đại Thừa hành giả đã tự biết, tự hỏi : Căn trần là cái sống vọng tưởng, nhưng từ đâu có sinh ra vọng tưởng ấy ?

“Ngã” là không, nhưng “Pháp” có thật có hay không ? Theo Tiểu Thừa thì nghĩ rằng “Ngã” là không, nên mỗi tự vượt qua Ngã Tướng của mình vốn huyễn hợp, Vọng tưởng. Nhưng họ nghĩ các “Pháp” thì vốn có khi đoạn diệt được Ngã Tướng thì không còn có nguyên nhân để bị xô đẩy bởi Vạn Pháp, nên Thoát vòng Sinh Tử Luân Hồi.

Nhưng theo Đại Thừa thì Pháp cũng vốn huyễn hóa không thực; Ngã Tướng vốn là Pháp Tướng; Pháp Tướng vốn là Ngã Tướng; Ngã Pháp không hề chia xẻ nhau được. Có mình sống mơ mới thấy cái Vũ Trụ chúng sinh, không lẽ khi mình Tỉnh mộng mà những hình ảnh mình thấy trong mộng lại tồn tại được sao. Vậy phá Ngã Tướng mà còn Pháp Tướng, thì vẫn là cái Giác Ngộ tạm bợ chưa rốt ráo. Ngã Tướng vốn sinh một lượt cùng Pháp Tướng, thế giới chúng sinh đều đồng mê vọng chứ không phải chúng sinh sinh trước, thế giới mới sinh sau và khi tất cả chúng sinh Thành Phật Thành Thánh Giải Thoát Sinh Tử mà thế giới lại vẫn còn nguyên được. Vì thế Hành Giả muốn khóa căn, trần theo Môn Đại Thừa Thiền, thì khi đã dứt tư tưởng, cái nghi vấn lại nổi lên : do đâu sinh ra căn và trần ? Sự nóng giận vui buồn từ đâu sinh ra ?

Cũng tương tự như lối vừa khóa căn, trần vừa nhập định điều thứ nhất của Môn Phàm Phu Thiền, nhưng có khác là Phàm Phu Thiền thì ép mình để vào sự thâm nhập không trái không phải, không vui không buồn.v.v…đằng này Đại Thừa Thiền thì đắm mình vào cảnh Tịnh để giải quyết từng nghi vấn : căn, trần do đâu sinh ra, Ngã Tướng, Pháp Tướng do đâu mà có, mê vọng Sinh Tử Luân Hồi của Chúng Sinh ở đâu sinh ra ? Mình người Vũ Trụ đồng Giả Tướng, đồng Huyễn Hóa thế sao mình lại phân biệt có mình có người có Vũ Trụ. Nhập Thiền như thế có nghĩa là Diệt Tư Tưởng để rơi vào Yên Lặng, nhưng không nhập vào Đại Định như phàm Phu Thiền; nhưng cũng không bị cái suy tư Phá Ngã Chấp như Tiểu Thừa Thiền thường quán sát; nên nhập Thiền của Đại Thừa thì rất An Tịnh, nhưng không rơi vào Đại Định như Phàm Phu. Tuy không quán sát phá Ngã Chấp như Tiểu Thừa, song trong cơn Tịch Tịnh kia thì nghi vấn tiềm ẩn tinh tế lại hiện ra; và vì vậy từng cơn Thiền của nhiều năm tháng, Hành Giả lần Chứng Ngộ từng bậc, từng Pháp tùy căn cơ của mỗi một. Mỗi lần Chứng Pháp có thể là Chứng Quả; song Hành Giả Tu Đại Thừa Thiền vẫn không khi nào rời hướng Định để soi cho đến đích : Phiền Não tức Bồ Đề, chúng sinh tức Phật, Tự Tánh chúng sinh vốn là Phật Tánh. Công Phu Thiền như thế kể cả cuộc đời của Hành Giả chứ không phải kể năm, tháng, ngày, giờ. Khi nào đến đích như Hành Giả đã nghi vấn : Bồ Đề là Phiền Não, Phiền Não là Bồ Đề không riêng không khác. Vô Minh quốc là Phật quốc không có gì phân biệt được, đến đó Hành Giả gọi là Hoàn Toàn Thành Đạo và mới gọi là Viên Mãn Công Phu Thiền Định của mình.

Vậy phương pháp khóa căn, trần của Thiền Đại Thừa là không có khóa gì cả, nhưng lại bứng tận gốc của nó để thấy không còn căn, trần nữa, không còn là cái sống Vọng Tưởng của Điên Đảo Luân Hồi mà là cái tướng Diệu Dụng của Chân Trí. Khi Hành Giả Chứng Ngộ từng Pháp thì từng căn, trần được vô hiệu hóa hẳn để biến thành một Phương Tiện Diệu Dụng của Chân Như mà thôi. Ví như khi đã có Huệ Nhãn, Pháp Nhãn thì không cần phải lìa trừ Nhục Nhãn mà Nhục Nhãn cũng không còn là căn để mê hoặc, đắm trần như kẻ Vô Minh nữa.

Với Đạo Lý của Nhà Phật, Đức Phật muốn dạy cho mọi người được thấy cái Tự Tánh Thành Phật của mình chứ không muốn dạy cho họ những sự hiểu biết tạm bợ; nên Ngài đã 50 năm giảng dạy không ngừng; nhưng kẻ nào có theo đến nơi đến chốn hay không lại là việc khác. Cũng như Môn Thiền Ngài dạy từ thấp lên cao, tùy căn cơ Hóa Độ không có đặt riêng từng Môn từng Thứ, song về sau mỗi Đệ Tử chỉ Tu Chứng một phần, về Thiền Pháp cũng như Giáo Lý của Ngài, nên lập ra nhiều Môn Phái đó thôi. Nên nói đến Đại Thừa Thiền hay Như Lai Thiền là để định nghĩa cái đoạn đầu hay đoạn cuối của Chân Trình Giải Thoát Hoàn Toàn đó thôi. Nếu kẻ có Duyên với Đại Thừa Thiền mà Tu mãi, ý không rời định; dùng Trí Bát Nhã (tức là cái Trí Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi) để đi sâu vào Vạn Pháp hành sự Nguyện Tận Độ chúng sinh thì lúc đó Hành Giả hiển nhiên nhập vào Như Lai Thiền, đến cái tròn đầy của Vô Thượng Bồ Đề như trong Kinh Viên Giác Phật nói Thể Nhập Tánh Viên Giác. Nếu hành giả Tu Đại Thừa Thiền, Chứng được từng phần Giác Ngộ (tức là Chứng từng Quả Vị hay một Quả Vị nào) mà ngưng nghỉ không Nguyện hành trì nữa thì Hành Giả chỉ tuyên thuyết Môn Đại Thừa Thiền mà thôi chứ không biết đến Như Lai Thiền. Đời Mạt Pháp, Phật Đạo thất truyền, những người nghe nói đến Tiên, Thần đã khó tin, nói đến quả A La Hán đã thấy khó được, khó hiểu; nói đến Môn Thiền Phàm Phu hay Tiểu Thừa đã không chắc gì làm nổi, huống hồ lại nói đến những Môn Pháp cao hơn. Nhưng trái lại, người ta không biết rằng cái Môn Pháp cao hơn đầy đủ hơn mới độ được chúng sinh thời Mạt Pháp. Môn Thiền Như Lai cũng vậy chính là để Phổ hiện cái sức mạnh âm thầm, không hề bị chướng ngại của Chân Lý trọn vẹn để mỗi chúng nào tròn Tín Hướng thì Thể Nhập vào cũng tạm gọi là được Thu Nhiếp. Nên người ta cũng ví Môn Pháp Đại Thừa hay Phật Thừa giống như con thuyền chở người khi mùa nước lớn của những dòng sông bị ngâp lụt trong tình trạng mưa gió bão bùng. Người tự bơi qua sông là môt việc khó trong khi dòng nước vốn yên lặng chảy lờ đờ, mà Hành Giả có chắc gì mình vượt qua dòng sông kia để đến bến bờ mới hay chăng, đâu có bảo đảm dễ dàng bơi qua dòng sông mà không e ngại. Trái lại mùa nước lụt xuống, mưa gió lại nhiều bão người ta vượt qua dòng sông là một điều không ai làm được. Nhưng không, bên bờ sông này đã có chiếc tàu thủy to lớn, bảo đảm, kêu mọi người hãy lên tàu mà ngồi để Thuyền Trưởng đưa qua dòng sông kia. Vậy người nào muốn vượt dòng song trong mùa bão lụt ấy, chỉ có việc cứ lên tàu ngồi, Bình Tĩnh đừng nhảy ra khỏi tàu. Ngồi mãi tàu đi mãi, khi đến bến Thuyền Trưởng sẽ bảo mọi người lên bờ. Điều đó chẳng khác nào đời là bến Mê muốn vượt qua sông ái dục, quán sát Ngã Tướng của mình để bỏ là điều rất khó. Khi bỏ được Giả Tướng rồi mới qua được bến Ngộ bên kia là cái Trí Giải Thoát Thường Còn Hạnh phúc. Nhưng theo Môn Pháp Đại Thừa của Phật, Bậc Bồ Tát dùng cái Trí (Bát Nhã Ba La Mật) của mình soi sáng cho chúng sinh nương vào đó mà Giải Thoát sinh Tử; đó là điều không phải khó làm. Người ta cũng gọi là thuyền Bát Nhã đưa người qua bến Mê vậy. Thuyền Bát Nhã là cái Trí Giác Ngộ của Bậc Bồ Tát đó.

Người nào muốn Tu Môn NHƯ LAI THIỀN, chỉ cần có điều kiện thiết yếu là phải :

1.-Tin cõi đời là giả tạm quyết tâm rời bỏ nó, như người đang thấy chiêm bao mà muốn tỉnh chiêm bao vậy, không chạy theo dục vọng, mà cũng chẳng suy tính gì trong cái giấc mộng giả tưởng hoàn toàn này.

2.-Khi đã Tin như thế và quyết tâm Tu thì phải Công Phu mãi mãi, khi nào thấy được : Vô Minh quốc là Phật quốc; thấy tất cả chúng sinh và mình đều cùng Hoàn Toàn Hạnh Phúc, an Ổn Tuyệt Đối, tới lúc đó mới gọi là mãn Nguyện. Ai là người có Tâm Ý như trên thì Tu được Môn Thiền Như Lai ngay và chắc là sẽ đến nơi đến chốn hoàn toàn không có gì chướng ngại được.

Người Tu Đại Thừa Thiền dùng Tư Tưởng tinh tế của mình để quán sát vạn Pháp, trong đó có căn và trần; mỗi lần hiểu được Nguyên Lý sinh ra mỗi Pháp, hay căn, trần nào, thì mỗi Pháp bị diệt mất hay căn, trần bị diệt : đó là diệt tận gốc. Nhưng cũng có khi Hành Giả không phải quán sát từng căn, trần nào, hay không nhớ mình đã phân vân hay để ý đến cái gì, mà chính nó cũng bị diệt (nhưng đó là diệt tạm thời).

Nếu không kiên cố Thiền Định, bỏ dở Công Phu thì nó có thể phục hồi và phục hồi mãnh liệt hơn lúc ban đầu. Khi Hành Giả Thiền Định thì chỉ duyên theo cảnh Tịnh mà thôi, không hề có khởi nghĩ quán sát Pháp nào, căn, trần nào; nhưng nhờ sự học hỏi nghi vấn, nên trong cơn Thiền tư tưởng tinh tế lại phát ra để khơi nguồn cho sự bứng gốc của từng Pháp, từng căn. Nhưng vì nó chưa hoàn toàn sạch, mà Công Phu Thiền bị gián đoạn nên nó mới phục hồi. Nếu là bực đại căn đã đi hẳn vào Đại Thừa Thiền thì không bị phục hồi những cái gì đã mất. Hành Giả Tu Đại Thừa Thiền cứ phải mãi nghi vấn, trong suốt cuộc đời Tu tập của mình, thì trong cơn Thiền mới Ngộ được từng Pháp. Nếu không nghi thì không Ngộ. Vậy dù rằng người Tu theo Môn Pháp nào : Tiểu Thừa Thiền – Đại Thừa Thiền cũng phải có nghi, đòi hỏi sự Giác Ngộ hoàn toàn, cũng như thường ngày nhớ đến lỗi lầm của mình tự đào bới nó ra – nếu mình không tự biết thì nhờ bạn hữu tìm giúp, để mới có thể Sạch Phàm và Giác Ngộ Hoàn Toàn được. Nhưng cũng nên nhớ là nghi vấn, đòi hỏi Giác Ngộ ấy chính là đòi hỏi nơi mình. Mình phải làm sao cho Công Phu đều đặn, Thiền Định kiên cố để thỏa mãn từng nghi vấn và mau đến Giải Thoát Hoàn Toàn. Người nào trong ngày, tháng, năm luôn luôn Hành Trì như thế thì sẽ đến nơi đến chốn không xa, cũng như không có gì trở ngại cho mình trên con đường tiến Tu ấy được.

Nói tóm lại, Thiền Đại Thừa là Môn Pháp dùng Công Phu TỊNH để trong ấy phát hiện Trí Tuệ Ngộ từng Pháp trừ căn, trần và cuối cùng là NGỘ NHẬP BẢN THỂ CHÂN NHƯ, lúc đó mới gọi là Viên Mãn Công Phu vậy.

Nói đến Như Lai Thiền thì tự Hành Giả phải theo hai chiều hướng

1.- Phải Tu Đại Thừa Thiền, đã từng Ngộ nhiều Pháp, trừ nhiều trần lúc đến cái nghi vấn : Vạn Pháp là Phật Pháp ? Như Lai giả thị chư Pháp như nghĩa ? Nếu có những nghi vấn như thế Hành Giả mới bước qua Như Lai Thiền.

2.- Có một duyên nhân nào đó gặp được Chân Sư thuyết minh cái Lý nên Tu Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi trong kiếp hiện tại.

Hành Giả hỏi : -Thưa Chân Sư : Con nghe người ta nói Tu Thiền phải ly gia, cắt ái, trường chay khổ hạnh và Tu vô số kiếp mới Thành Đạo được. Như con hiện tại có gia đình vợ con phải lo sinh kế, bon chen với đời không thể trường chay khổ hạnh được thì có Tu Giải Thoát được không ?

Chân Sư trả lời : -Người ta nói với ông thế là do sự hiểu biết của người ta để nói ra, chứ không phải là sự hiểu biết của Bậc Đại Giác Ngộ, của Phật nói ra như thế đâu.

Hành Giả hỏi : - Thế chính Phật nói thế nào ?

Chân Sư trả lời : - Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật Tính, tất cả chúng sinh đều sẽ Thành Phật, “Như Lai giả thị chư Pháp như nghĩa” : có nghĩa là theo mỗi hiện tượng của Vạn Pháp mà truy cứu được nguồn gốc của nó thì chính Phật ở đó.

Tất cả hiện tượng của chúng sinh Vũ Trụ là Giả Huyễn như người thấy hiện tượng của chiêm bao. Lục đạo chúng sinh đều là mộng tưởng. Quỷ không phải là Quỷ, chỉ là hiện tượng; Ma không phải là Ma, chỉ là hiện tượng; Súc Sinh không phải là Súc Sinh, chỉ là hiện tượng. Thần không phải là Thần, chỉ là hiện tượng; Người không phải là Người, chỉ là hiện tượng; Tiên không phải là Tiên, chỉ là hiện tượng, tất cả hiện tượng đó đều là Huyễn tướng, là chiêm bao, gốc của các loài ấy là Phật chứ không có thứ gì khác nữa. Vì nhận lầm cho nên các loài đã sống theo tướng điên đảo, loài nào cũng thế chỉ cần bỏ cái lầm lẫn mộng tưởng đi, thì là Phật cả, ở vào một Phật quốc Đại Bình Đẳng không hơn không kém.

Theo Phật nói thì các loài đều có thể Tu Thành Phật kể cả ba đường ác cũng như ba đường thiện.

Cái Mê Lầm là cái Giả, hiểu ra thì cái Giả ấy không còn, chỉ còn cái Thật là Bình Đẳng Chân Như thôi.

Trong cảnh Mộng làm gì có Thiện có Ác, có trái có phải, có động có tịnh, có lâu có mau, có làm nhiều làm ít, có cách này thế nọ. Tu Phật chỉ là dứt cái Mê Vọng để hiện Chân Lý, những kẻ lầm lẫn lệch lạc đặt ra nhiều Thừa nhiều Phái, bày vẽ đủ mọi cách ràng buộc, ấy là những việc làm cho con người ta càng chậm trễ đó thôi. Cho nên mới nói Tu nhiều đời nhiều kiếp. Hãy phá bỏ tận cùng chấp nhất, mê vọng mộng tưởng thì Chân Lý sẽ hiện đến ngay.

Hành Giả hỏi : - Theo lời Chân Sư nói thì thuyết của Nhà Phật là Tối Thượng đủ sức Cứu Độ muôn loài đem tất cả về bến Chân Như Bình Đẳng, không thiên về Thiện, không thiên về Ác mà chỉ rõ Cái Gốc Cùng Một Chân Thật, Cái Ngọn Cùng Đồng Huyễn Hóa. Con thật thông cảm, vô cùng hoan hỷ nhưng không biết căn cơ con như thế nào, kiếp trước đã Tu đến đâu, bây giờ theo con đường Phật Thừa này có thể Nhập Diệu được không ?

Chân Sư trả lời : - Vô Minh vốn là Mộng Tưởng, Chân Lý vốn Sự Thật Thường Còn, lìa vô minh Chân Lý đến ngay, không có nói chuyện kiếp trước kiếp sau gì cả, vì hiện tại chúng sinh là Huyễn, thì kiếp trước sau có Thật gì mà phải bàn bạc cho lắm chuyện dư công. Hiện tại ông thông cảm, hoan hỷ và chấp nhận sự thuyết minh của Tôi, thế là ông đã có căn cơ để Tu Hành con đường Phật Thừa rồi. Và muốn Nhập Diệu con đường Phật Thừa thì chỉ cần có ba điều :

HÀNH : tùy thuận chúng sinh

NGUYỆN : phương tiện độ sinh.

TÍN : Vũ Trụ vốn mộng tưởng, chúng sinh vốn tạm điên đảo, trong đó mình là chúng sinh vậy.

Ông hiểu, Tin, chịu ba điều trên tức là ông đã Quy Y con đường Phật Thừa vậy.

Vậy bắt đầu của người Tu Như Lai Thiền là nhận chân được hiện tượng Huyễn Hóa từng Pháp. Bỏ cái Huyễn hóa ấy đi thì gốc của mỗi một chúng nó lại là Phật; thế nên cũng gọi Vạn Pháp là Phật Pháp. Và Vô Minh tức là Chân Lý, phiền não tức Bồ Đề; Chúng Sinh quốc là Phật quốc, mỗi căn, trần đều có chứa đủ cái THANH TỊNH TRÍ trong đó, cái Huệ Giải Thoát trong đó không phải tìm cõi Nát Bàn ở đâu xa như những kẻ Tu Tiểu Thừa La Hán phải lánh Vạn Pháp để nhập vào cảnh Hữu Dư Y Nát Bàn

Vậy ở vị thế loài Quỷ cứ hành trì kiên cố theo con đường Phật Thừa cũng Thành Đạo ngay. Một con người ở vào hoàn cảnh khốn cùng nào, ở vào giai cấp thiếu thốn nào, biết chữ hay không biết chữ, thông minh hay chẳng thông minh, đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ. Tất cả ai cũng được nếu Tin chịu Tu theo con đường Nhất Thừa thì sẽ kết quả ngay hiện thế. Thuyết minh lý Nhất Thừa là cả một sự phức tạp vô cùng khó hiểu, cần phải nhiều thì giờ mới được. Nơi đây chỉ lược qua và để chứng dẫn cho Như Lai Thiền mà thôi.

Thật ra theo con đường Đại Thừa thì Hành Giả cũng còn có nhiều chấp nhất nên còn phải lựa chọn hành vi hoàn cảnh để hành sự mới có kết quả được. Theo Nhất Thừa thì không phải lựa chọn, tránh né hoàn cảnh nào, ai cũng có thể hành trì Công Phu Thiền được cả.

Vẫn ngồi như Đại Thừa Thiền, vẫn có những nghi vấn như Đại Thừa Thiền, nhưng sâu rộng và chi tiết hơn, đầy đủ hơn; nếu có theo một Thầy nào thì người đó tùy hoàn cảnh đặt Phương Tiện.

Ban đầu Hành Giả tập trung và dứt tư tưởng, kế đó những hiện tượng kiếp trước mình từ từ hiện lại : như kiếp trước Tu Ngoại Đạo thì bây giờ hiện thấy xuất hồn, có nhiều phép lạ. Như kiếp trước Tu Phàm Phu thì bây giờ hiện thấy màu sắc cây cảnh núi non, ma quỷ, thần Tiên.v.v…Như kiếp trước Tu Tiểu Thừa thì bây giờ hiện lại ngồi rất tỉnh táo, ưa khởi lên nghi vấn những thuyết Vô Ngã, bất tịnh.v.v…Như kiếp trước đã Tu Đại Thừa Thiền thì bây giờ hiện lại rất khoan khoái dễ chịu, và mau phát sinh Trí Tuệ Ngộ từng Pháp.

Thật ra Chính Danh Như Lai Thiền là dùng sức Tịnh, nhưng buông xả để soi lấy Tự Tánh của mình thôi. Giống như người lấy gương soi mặt mình để biết chỗ nào lấm dơ mà chùi rửa.

Người Tin theo con đường Nhất Thừa là người đã chấp nhận Tin chịu các Pháp là Huyễn Hóa, tận trừ chấp nhất để hoàn lại Bản Tánh Chân Như của mình. Nhưng không biết mình còn sót cái chấp nhất gì, mình còn mắc cái mê vọng nào nên phải dùng sự Yên Tỉnh để chính nó hiện rõ lại. Khi hiện ra cái gì chúng ta nắm lấy nó để bứng gốc nó luôn. Kẻ nào theo Như Lai Thiền công phu đều đặn thì sự phát Huệ vô cùng vô tận và căn, trần cũng được vô hiệu hóa một cách phi thường.

Người Tu Như Lai Thiền ban ngày học hỏi được bao nhiêu, nghi vấn bao nhiêu, thì khi Công Phu Thiền vào ban đêm chẳng hạn, sự Tịch Tịnh ấy đem lại cho chúng ta đầy đủ những cái gì mà ban ngày chúng ta còn thiếu sót như nghi vấn thì được giải nghi, chưa thâm nhập thì được thâm nhập, cứ Công Phu đều như thế thì bao nhiêu sự hiểu biết mà từ lâu chúng ta đọc chỉ hiểu bằng lý thuyết thì sẽ thâm nhập được tất cả có nghĩa là hiểu đúng như sự thật. Công Phu buông xả của Thiền Như Lai là một sự chứa nhận tất cả những hiện tướng của Vũ Trụ Tam Thiên trong một bức gương khổng lồ của Chân Lý. Hiểu tất cả, chấp nhận tất cả, nhưng phân biệt được tất cả những gì trong Vũ Trụ Vô Minh, hiện trên màn ảnh Chân Lý, đó mới chính là Công Phu NHƯ LAI THIỀN vậy.
(...TT. NHƯ LAI THIỀN : TỨ QUÁN...)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách