KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

sotam26 đã viết:chân thành cảm ơn Sư huynh anhshipga & Thánh Trí !Đã giảng giải cùng sách tấn. Nhưng thât sự đệ ngu muội vẫn chưa lãnh hội ý của hai sư huynh!
Kính chư hiền hữu , có thể dùng Ý Tổ , Lời Kinh, Luận giải thích rõ hơn một chút cho đệ hiểu thế nào là:
Tâm Bình Đẳng_ theo đệ nếu hiểu rõ, nhận ra được Tâm Bình Đẳng; và sau đó khi ta nhập vào Tâm Bình Đẳng thì ắt hẳn Hành chánh trực là đương nhiên !?
kính chúc chư đh Thân Tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Tôi nói rộng ra một chút, theo giả thuyết là ông đã nắm vững tương đối về pháp môn vô niệm của Lục Tổ. Tôi đặt giả thuyết như vậy bởi vì ông đang hỏi bài tụng vô tướng trong phẩm Nghi Vấn, tức về lý thuyết thì ông có nắm nhưng vẫn còn vài điều chưa hiểu rõ. Những nghi vấn của ông xuất phát từ những lỗi căn bản mà tôi sẽ chỉ ra ở phần sau. Nếu ông không hiểu tôi nói gì trong phần sau thì coi như ông không có duyên. Lúc này tôi khuyên ông nên nắm vững tổng thể lý thuyết của Đàn Kinh và Kinh Kim Cang.

-----------------------------------------------------------------------------------

Về một mặt nào đó thì đúng vậy. Ý chỉ Tào Khê là pháp môn tâm địa, chỉ cốt thấy được bản tâm (kiến tánh) không luận việc gì khác. Tuy nhiên, bản tâm này có Bình Đẳng là thể, Chánh trực là dụng. Đâu có hề tách rời nhau, cho nên làm sao có thể được cái này trước rồi có cái kia sau như vậy được. Hơn nữa, cái tâm đó mọi người sẵn có, nhận ra được nó thì lấy nó ra mà xài thôi. Làm gì có chuyện "nhập vào Tâm Bình Đẵng". Luận về Phật Pháp thì tất cả đều hiện thành.

Tông chỉ là phải thẳng tắt, trực tiếp. Như thế nào là thẳng tắt trực tiếp? Người thầy hé lộ một mảnh "tâm bình đẳng", người học trò nếu có đủ căn cơ thì ngay đó liền thấy, đón nhận một cách trực tiếp, đối chiếu với bản tâm mình quả là không khác. Gọi là "ấn tâm".

Còn tất cả các biện luận, giảng giải chỉ là vì lòng từ bi dẫn dắt kẻ sơ cơ, vạch cho họ một vài con đường để có thể sửa soạn, tạo điều kiện cho họ gầy dựng căn cơ, đến khi đủ khả năng có thể đón nhận trực tiếp. Tuy vậy, những nhưng việc này là trái với tông chỉ, vì bất đắc dĩ mới phải nói ra. Càng nói, càng suy luận thì cách đạo càng xa. Người có căn cơ không nên vạch lá tìm sâu phí hết thời giờ vào những việc này.

Cho nên, tôi đưa ra 3 ví dụ , chỉ ra cái sai của ông. Cụ thể là ví dụ 2. Tông chỉ là luôn thẳng tắt, việc của mình nóng lạnh tự biết, chạy ra ngoài đầu đường hỏi người dưng là đã lầm rồi, nếu không nói thêm: như vậy là loay hoay đâu có gì là thẳng tắt đâu, trong khi kho báu trong nhà thì không tìm kiếm. Còn như ví dụ 1. Pháp Nhãn đương cơ một cách trực tiếp, từ bi hé lộ một mảnh tâm chân thật kia, thể dụng vô ngại, vừa bình đẳng vừa thẳng tắt nhưng ông có thấy chăng? Không, vì ông đã buông thả, chạy theo tìm kiếm 1 cái ảo ảnh gọi là "Tâm bình đẳng/hành chánh trực" và "một giọt tào khê kia" kia.

Cái tâm đó bao trùm khắp tam giới mười phương, Phật và chúng sanh đều sẵn có, tương đương. Làm sao mà có thể nói là "xuất thế vs "nhập thế" như ông Thánh Tri được. Phân biệt như thế là đã tự mất bình đẳng, dù biện luận gì đi nữa thì cũng sai bét, vì cái gốc của vấn đề đã sai rồi. Cho nên Tam tổ nói "Xê xích mảy may, cách xa như trời với đất".

Một số người đọc những việc ấy coi là tu. Nhưng những việc đó họ vẫn làm hàng ngấy đấy thôi. Còn "tu" gì nữa? Một số người khác cho rằng đây là những việc bình thường, ai mà chả biết. Biết thì biết, có ai làm nó một cách "tự nhiên"/ "vô niệm" hay không? Một số người thì nói chẳng phải, cái bản tâm nó khác như thế và "cao siêu" hơn nhiều và phải cố gắng dụng công mới được. Thật là hết sức tầm bậy. Nếu vậy thì nhọc sức gì mà Lục Tổ phải làm bài tụng vô tướng kia.

Những câu sau của bài tụng đều chỉ ra cái dụng hàng ngày của tâm bình đẳng. Ông thấy có gì là "cao siêu không"? Không. Nó chẳng khác gì bát chánh đạo, chẳng khác gì đạo "tu thân" của nho giáo, chẳng khác gì văn hóa truyền thống, việc trong nhà hằng ngày của mỗi người Việt Nam chúng ta trong việc dạy bảo con cháu. Thế thì đi tìm cái gì? Cái dụng hằng ngày của bản tâm mỗi người đều sẵn có mà có ai để ý đến đâu. Lục tổ chỉ ngay cái bản tâm trong những việc gần gũi đó, chẳng phải là "trực tiếp" đó sao? Cho nên đâu có khác gỉ "tâm bình thường" của Mã Tổ, "người vô sự" của Đức Sơn. Ông còn chạy đi tìm cái gì nữa. Cho nên như thế nào là "một giọt tào Khê"? Một giọt Tào Khê (tức là cái bản tâm) này nó bình đẳng tới mức "là một giọt Tào Khê", há còn có giọt Tào Khê nào khác?


Cho nên, nếu có thể vượt qua ngôn ngữ, thì

Tâm bình chính là trì giới
Hạnh trực chính là tu thiền.

Đó là bất nhị, đó là tất cả hiện thành, đó là bình đẳng. Đã làm những việc đó rồi thì còn đòi làm thêm để làm gì nữa. Nếu còn đòi trì giới , tu thiền thì trì giớ tu thiền kia chỉ là vọng tưởng mà thôi. nhà thiền gọi là lỗi "cưỡi trâu đi tìm trâu".

Mặc áo ăn cơm là dễ hay khó? Lúc mặc áo ăn cơm, bản tâm nó ở đâu? Cái bản tâm của mỗi người nó ở trong mỗi người, từ những việc bình thường mà nhận lấy. Chẳng phải 2 câu kết luận của bài tụng:

Bồ-đề chỉ hướng tâm tìm,
Đâu nhọc hướng ngoại cầu huyền.

đó sao?


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

anhshipga đã viết:
sotam26 đã viết:chân thành cảm ơn Sư huynh anhshipga & Thánh Trí !Đã giảng giải cùng sách tấn. Nhưng thât sự đệ ngu muội vẫn chưa lãnh hội ý của hai sư huynh!
Kính chư hiền hữu , có thể dùng Ý Tổ , Lời Kinh, Luận giải thích rõ hơn một chút cho đệ hiểu thế nào là:
Tâm Bình Đẳng_ theo đệ nếu hiểu rõ, nhận ra được Tâm Bình Đẳng; và sau đó khi ta nhập vào Tâm Bình Đẳng thì ắt hẳn Hành chánh trực là đương nhiên !?
kính chúc chư đh Thân Tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Tôi nói rộng ra một chút, theo giả thuyết là ông đã nắm vững tương đối về pháp môn vô niệm của Lục Tổ. Tôi đặt giả thuyết như vậy bởi vì ông đang hỏi bài tụng vô tướng trong phẩm Nghi Vấn, tức về lý thuyết thì ông có nắm nhưng vẫn còn vài điều chưa hiểu rõ. Những nghi vấn của ông xuất phát từ những lỗi căn bản mà tôi sẽ chỉ ra ở phần sau. Nếu ông không hiểu tôi nói gì trong phần sau thì coi như ông không có duyên. Lúc này tôi khuyên ông nên nắm vững tổng thể lý thuyết của Đàn Kinh và Kinh Kim Cang.

-----------------------------------------------------------------------------------

Về một mặt nào đó thì đúng vậy. Ý chỉ Tào Khê là pháp môn tâm địa, chỉ cốt thấy được bản tâm (kiến tánh) không luận việc gì khác. Tuy nhiên, bản tâm này có Bình Đẳng là thể, Chánh trực là dụng. Đâu có hề tách rời nhau, cho nên làm sao có thể được cái này trước rồi có cái kia sau như vậy được. Hơn nữa, cái tâm đó mọi người sẵn có, nhận ra được nó thì lấy nó ra mà xài thôi. Làm gì có chuyện "nhập vào Tâm Bình Đẵng". Luận về Phật Pháp thì tất cả đều hiện thành.

Tông chỉ là phải thẳng tắt, trực tiếp. Như thế nào là thẳng tắt trực tiếp? Người thầy hé lộ một mảnh "tâm bình đẳng", người học trò nếu có đủ căn cơ thì ngay đó liền thấy, đón nhận một cách trực tiếp, đối chiếu với bản tâm mình quả là không khác. Gọi là "ấn tâm".

Còn tất cả các biện luận, giảng giải chỉ là vì lòng từ bi dẫn dắt kẻ sơ cơ, vạch cho họ một vài con đường để có thể sửa soạn, tạo điều kiện cho họ gầy dựng căn cơ, đến khi đủ khả năng có thể đón nhận trực tiếp. Tuy vậy, những nhưng việc này là trái với tông chỉ, vì bất đắc dĩ mới phải nói ra. Càng nói, càng suy luận thì cách đạo càng xa. Người có căn cơ không nên vạch lá tìm sâu phí hết thời giờ vào những việc này.

Cho nên, tôi đưa ra 3 ví dụ , chỉ ra cái sai của ông. Cụ thể là ví dụ 2. Tông chỉ là luôn thẳng tắt, việc của mình nóng lạnh tự biết, chạy ra ngoài đầu đường hỏi người dưng là đã lầm rồi, nếu không nói thêm: như vậy là loay hoay đâu có gì là thẳng tắt đâu, trong khi kho báu trong nhà thì không tìm kiếm. Còn như ví dụ 1. Pháp Nhãn đương cơ một cách trực tiếp, từ bi hé lộ một mảnh tâm chân thật kia, thể dụng vô ngại, vừa bình đẳng vừa thẳng tắt nhưng ông có thấy chăng? Không, vì ông đã buông thả, chạy theo tìm kiếm 1 cái ảo ảnh gọi là "Tâm bình đẳng/hành chánh trực" và "một giọt tào khê kia" kia.

Cái tâm đó bao trùm khắp tam giới mười phương, Phật và chúng sanh đều sẵn có, tương đương. Làm sao mà có thể nói là "xuất thế vs "nhập thế" như ông Thánh Tri được. Phân biệt như thế là đã tự mất bình đẳng, dù biện luận gì đi nữa thì cũng sai bét, vì cái gốc của vấn đề đã sai rồi. Cho nên Tam tổ nói "Xê xích mảy may, cách xa như trời với đất".

Một số người đọc những việc ấy coi là tu. Nhưng những việc đó họ vẫn làm hàng ngấy đấy thôi. Còn "tu" gì nữa? Một số người khác cho rằng đây là những việc bình thường, ai mà chả biết. Biết thì biết, có ai làm nó một cách "tự nhiên"/ "vô niệm" hay không? Một số người thì nói chẳng phải, cái bản tâm nó khác như thế và "cao siêu" hơn nhiều và phải cố gắng dụng công mới được. Thật là hết sức tầm bậy. Nếu vậy thì nhọc sức gì mà Lục Tổ phải làm bài tụng vô tướng kia.

Những câu sau của bài tụng đều chỉ ra cái dụng hàng ngày của tâm bình đẳng. Ông thấy có gì là "cao siêu không"? Không. Nó chẳng khác gì bát chánh đạo, chẳng khác gì đạo "tu thân" của nho giáo, chẳng khác gì văn hóa truyền thống, việc trong nhà hằng ngày của mỗi người Việt Nam chúng ta trong việc dạy bảo con cháu. Thế thì đi tìm cái gì? Cái dụng hằng ngày của bản tâm mỗi người đều sẵn có mà có ai để ý đến đâu. Lục tổ chỉ ngay cái bản tâm trong những việc gần gũi đó, chẳng phải là "trực tiếp" đó sao? Cho nên đâu có khác gỉ "tâm bình thường" của Mã Tổ, "người vô sự" của Đức Sơn. Ông còn chạy đi tìm cái gì nữa. Cho nên như thế nào là "một giọt tào Khê"? Một giọt Tào Khê (tức là cái bản tâm) này nó bình đẳng tới mức "là một giọt Tào Khê", há còn có giọt Tào Khê nào khác?


Cho nên, nếu có thể vượt qua ngôn ngữ, thì

Tâm bình chính là trì giới
Hạnh trực chính là tu thiền.

Đó là bất nhị, đó là tất cả hiện thành, đó là bình đẳng. Đã làm những việc đó rồi thì còn đòi làm thêm để làm gì nữa. Nếu còn đòi trì giới , tu thiền thì trì giớ tu thiền kia chỉ là vọng tưởng mà thôi. nhà thiền gọi là lỗi "cưỡi trâu đi tìm trâu".

Mặc áo ăn cơm là dễ hay khó? Lúc mặc áo ăn cơm, bản tâm nó ở đâu? Cái bản tâm của mỗi người nó ở trong mỗi người, từ những việc bình thường mà nhận lấy. Chẳng phải 2 câu kết luận của bài tụng:

Bồ-đề chỉ hướng tâm tìm,
Đâu nhọc hướng ngoại cầu huyền.

đó sao?
Kính sư huynh anhshipga ! chân thành cảm ơn sư huynh đã có một bài phân tích rõ ràng hữu ích.
chúc chư đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Người Đắc Đạo rồi còn thấy có Phật pháp nữa không ?. ( hỏi ngay đáp thẳng )


khicongds
Bài viết: 3
Ngày: 25/06/13 20:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vietnam

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi khicongds »

hoasenmaimai đã viết:Người Đắc Đạo rồi còn thấy có Phật pháp nữa không ?. ( hỏi ngay đáp thẳng )
Xin chào ĐH hoasenmaimai, KCDS cũng xin có câu hỏi dành cho ĐH.
Đức Phật Thích Ca có thấy Phật pháp không?


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Với câu hỏi của khicongds thì cho biết được bạn đọc kinh sách , lời dạy của Đức Phật rất ít . Vì vậy bạn hãy cố gắng lên , tôi không trả lời câu hỏi này của bạn vì bạn có thể tìm được câu trả lời này trong " kinh kim cang " .


khicongds
Bài viết: 3
Ngày: 25/06/13 20:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vietnam

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi khicongds »

hoasenmaimai đã viết:Với câu hỏi của khicongds thì cho biết được bạn đọc kinh sách , lời dạy của Đức Phật rất ít . Vì vậy bạn hãy cố gắng lên , tôi không trả lời câu hỏi này của bạn vì bạn có thể tìm được câu trả lời này trong " kinh kim cang " .
CHào ĐH hoasenmaimai không lên dùng tâm suy lường để nói những điều mình không biết. Mà đã không biết thì tâm đó gọi là vọng tưởng điên đảo.
CHúc ĐH thân tâm an lạc.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Ai cũng tự cho mình là đệ tử Phật gia , lời nói ra là nguyên văn kinh Phật vậy mà chẳng dám trả lời câu hỏi đơn giản của tui , tiếc thật tiếc thật cả một thế hệ Phật tử ngày nay chỉ có thể từ khuôn mẫu đúc ra , chứ thật sự chưa có ai dám phá vỡ cái khuôn mẫu đó , thành ra không thể nào tiến bộ .


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Lời ông hỏi cao siêu quá, chẳng ai biết phải trả lời như thế nào.


hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

anhshipga đã viết:Lời ông hỏi cao siêu quá, chẳng ai biết phải trả lời như thế nào.
Vậy thì cứ nói thẳng ra là tui chưa Đắc Đạo nên không thể trả lời được , nói một lời " thật thà " như vậy cũng không dám làm sao , cứ như vậy mà nói ai cấm cản gì .
Thiền tông là tinh hoa của Phật pháp , chẳng phải chỗ để nói lời sáo rỗng được .
Thiền tông là pháp môn Tâm địa thì hãy dùng " Tâm địa " của mình mà nói lời thật thà , chứ đừng để bị mê hoặc bởi chữ nghĩa của thế gian .


anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Kẻ đầu trâu vừa đi, tên mặt ngựa lại đến.


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

hoasenmaimai đã viết:Người Đắc Đạo rồi còn thấy có Phật pháp nữa không ?. ( hỏi ngay đáp thẳng )
Kính đh hoasenmaimai, thuật ngữ "Người Đắc Đạo"Đệ chưa bao giờ thấy trong Phật Học! vậy có những cách:
1_đh; hãy định nghĩa trước : Như thế nào là người đắc đạo! để chư huynh đệ có thể cùng trao đổi với nhau?
2_ có thể ngầm hiểu đh muốn nói người đắc đạo là Người đã đứng vào Tứ Thánh Quả trong Phật Giáo Nam truyền !?
3_ Nếu đh hỏi Ở Thiền Tông! thì xin tặng đh bài kệ của Trí Thường: do Đoàn trung Còn dịch.
Không dưng khởi thấy biết
Chấp tướng cầu Bồ Đề
Còn Giữ một niệm" Ngộ"
Chưa vượt nhiều kiếp mê.
4_Còn Nếu là ngoại đạo dù có đắc hay không đắc cũng chẳng biết Phật đạo là gì!
Kính chúc chư đh Thân tâm thường an lạc
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: KÍNH CHƯ HIỀN HỮU GIẢNG THUYẾT THOẠI .

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Mãi mãi sinh tử.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách