Vô Minh .

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chị Yên Phương ơi . Đọc bài chị rồi em có câu hỏi sau:
Bậc Thánh Tứ Quả còn nổi sợ hãi nào không? Kể cả ghê sợ tội lỗi?

Mến


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Chị Yên Phương ơi . Đọc bài chị rồi em có câu hỏi sau:
Bậc Thánh Tứ Quả còn nổi sợ hãi nào không? Kể cả ghê sợ tội lỗi?

Mến
Zelda thân mến,

Khi đắc Thánh Quả A la hán, chư vị không còn sợ hãi điều chi vì chư vị hoàn toàn sống trong Chánh Niệm 100% nên chư vị chế ngự tất cả Tham Ưu ở đời . Vì thế, chư vị không còn sợ hãi tội lỗi của chính mình hay của ai khác . Hơn nữa, khi đắc Thánh Quả A la hán, tâm chư vị hoàn toàn trong sạch . Chư vị không còn khả năng vi phạm tội lỗi . Do đó, chư vị sống thảnh thơi trong thế giới ta bà này, nhưng không hề bị ô nhiễm .

Đắc đạo quả A la hán thay đổi hẳn thân tâm, em ạ . Thân trong sạch, tâm trong sạch . Có vị thân tỏa hương thơm ngát như Ngài U Min (Miến điện) đó em . Người thì nói thân Ngài tỏa mùi trầm, người thì nói thân Ngài tỏa hương hoa lài, vân vân .

Mến,
YP :)
Sửa lần cuối bởi yen-phuong vào ngày 04/08/08 08:55 với 1 lần sửa.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:
zelda đã viết:Chị Yên Phương ơi . Đọc bài chị rồi em có câu hỏi sau:
Bậc Thánh Tứ Quả còn nổi sợ hãi nào không? Kể cả ghê sợ tội lỗi?

Mến
Zelda thân mến,

Khi đắc Thánh Quả A la hán, chư vị không còn sợ hãi điều chi vì chư vị hoàn toàn sống trong Chánh Niệm 100% nên chư vị chế ngự tất cả Tham Ưu ở đời . Vì thế, chư vị không còn sợ hãi tội lỗi của chính mình hay của ai khác . Hơn nữa, khi đắc Thánh Quả A la hán, tâm chư vị hoàn toàn trong sạch . Chư vị không còn khả năng vi phạm tội lỗi . Do đó, chư vị sống thảnh thơi trong thế giới ta bà này, nhưng không hề bị ô nhiễm .

Đắc đạo quả A la hán thay đổi hẳn thân tâm, em ạ . Thân trong sạch, tâm trong sạch . Có vị thân tỏa hương thơm ngát như Ngài U Min (Miến điện) đó em . Người thì nói thân Ngài tỏa mùi trầm, người thì nói thân Ngài tỏa hương hoa lài, vân vân .

Mến,
YP :)
Chi YP ơi cho em xám hối vì đã viết sai chánh ta 'Bậc' mà thành 'Đực".

Em rất hoan hỷ với câu trả lời của chị .
Xin cám ơn chị rất nhiều !!!
Sửa lần cuối bởi zelda vào ngày 04/08/08 09:08 với 1 lần sửa.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết: Chi YP ơi cho em xám hối vì đã viết sai chánh ta 'Bậc' mà thành 'Đực".
Chị sửa lại trong post trên để đúng ý em rồi đó :) . Em có thể sửa lại phần quote của em, được không ?
zelda đã viết:
Em rất hoan hỷ với câu trả lời của chị .
Xin cám ơn chị rất nhiều !!!
Cám ơn em . Câu hỏi của em thật ra rất hóc búa đó vì chị đã đắc quả vị nào đâu :) !

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Biết vs. Không Biết
Thiền Tứ Niệm Xứ


(Đi biết đi, đứng biết đứng, nằm biết nằm, ngồi biết ngồi . Ăn biết ăn, giơ tay biết giơ tay, chớp mắt biết chớp mắt, ...)


Nguyên văn:

If he knows this, knowledge arises. If he does not know this, what happens?

"Venerable Sayadaw, if he does not know thus, it will be ignorance ."

Oh yes, you are right. Why ? Because it is said that ignorance means not knowing . Indeed, you are right. Ignorance, delusion, and not knowing are synonyms. Wisdom, non-delusion, and knowing are synonyms. Not knowing this, what will happen ?

"Not knowing this, nothing happens, Venerable Sayadaw ."

No, there you miss the point . Not knowing this, does it become ignnorance ?

"Yes, it does, Venerable Sayadaw ."

Well, if ignorance is there, the cyclic law of dependent origination would rotate on as actions, consciousness, mental and physical phenomena, ẹtc, and the span of rebirths will be lengthened. But if he knows this, knowledge will arise; if knowledge arises, ignorance will disapper and cease to be . If ignorance ceases to be, then the cyclic chain of dependent origination -- that is, actions, consciousness, mental and physical phenomena, etc -- is cut and the cycle of rebirths stops and does not rotate .


(Trích Blooming in the Desert -- Favorite Teachings of the Wildflower Monk Taungpulu Sayadaw, Anne Teich chủ bút, Berkeley, CA, 1996, trang 66)

Tạm dịch:

Khi biết, ta có trí tuệ . Nếu không biết, chuyện gì xảy ra, hở con ?

"Bạch Thầy, nếu không biết, là vô minh ."

Phải lắm, con nói phải lắm . Vì sao ? Vì vô minh là không biết . Quả thật, con nói đúng . Vô minh, ảo tưởng, và không biết cùng một nghĩa đó con . Trí tuệ, không ảo tưởng, và biết cùng một nghĩa . Nếu không biết điều này, chuyện gì sẽ xảy ra ?

"Bạch Thầy, nếu không biết điều này, không có chuyện chi xảy ra ."

Không, con lầm rồi . Không biết điều này, có phải là vô minh không ?

"Dạ, bạch Thầy . Đúng vậy ."

Phải đó . Khi vô minh có mặt, vòng nhân duyên vận chuyển . Khởi đầu là vô minh, từ đó sinh hành, thức, danh sắc, vân vân, và chuỗi tái sinh cứ thế kéo dài . Nhưng khi biết điều này, trí tuệ sẽ sinh khởi . Khi trí tuệ sinh khởi, vô minh tan biến . Khi vô minh tan biến, chuỗi nhân duyên -- nghĩa là hành, thức, danh sắc, vân vân -- bị cắt đứt và bánh xe luân hồi ngừng quay .


kinhle kinhle kinhle


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Một người đến chùa hỏi đạo vị trụ trì :

- Bạch thầy, thế nào là vô minh?

Vị Sư vừa quay đi vừa trả lời :

_ Hạng quê mùa dốt nát như ngươi mà củng hỏi Đạo ?

Người đó bổng tía tai, đỏ mặt, mắt trợn trắng, người run lên.

Vị Sư quay lại chỉ vào mặt nói :

-Đó, Vô minh đó ?


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Vô Minh với Pháp Tiểu Thừa :

Khi không rỏ thấy được thật tánh của căn, duyên, trần là vô minh, chìm đắm trong sai sử của 18 giới.

Vô minh với Pháp Trung thừa:

Khi chẳng rỏ được nguyên nhân phát sinh, tương quan nhân quả sinh diệt.

Vô Minh với Pháp Đại thừa :

Chấp Ngã có, Pháp có. Có vô minh sai sử luân hồi qua lại trong mười tám giới, có nguyên nhân tác thành vô minh, có Pháp diệt sạch vô minh, kiết sử (vó vô minh sanh_có vô minh diệt). Có luân hồi qua lại và có Pháp diệt tận sanh tử.


Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B4_minh

Vô minh

Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā, bo. ma rig-pa) chỉ sự u mê, không hiểu Tứ diệu đế, Tam bảo (sa. triratna) và nguyên lí Nghiệp (sa. karma). Vô minh là yếu tố đầu tiên trong nguyên lí Duyên khởi với mười hai nhân duyên (sa. pratītya-samutpāda), là những nguyên nhân làm con người vướng trong Luân hồi (sa. saṃsāra). Vô minh cũng là một trong ba ô nhiễm, Tam lậu (sa. āsrava), một trong ba phiền não (sa. kleśa) và khâu cuối cùng của mười trói buộc (Thập triền, sa. saṃyojana).

Vô minh được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ (sa. duḥkha). Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là" (Như thật tri kiến), cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ. Vô minh sinh ái (sa. tṛṣṇā) và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh. Theo quan điểm Đại thừa, vì vô minh mà từ tính Không (sa. śūnyatā) thoắt sinh ra hiện tượng, làm cho người còn mê lầm tưởng đó là sự thật và không thấy tự tính (Si).

Trong các trường phái Đại thừa, vô minh cũng được hiểu khác nhau. Trung quán tông (sa. mādhyamika) cho rằng, vô minh xuất phát từ quan điểm chấp trước tiên thiên của ý thức, và từ đó mà xây dựng lên một thế giới của riêng mình, cho thế giới đó những tính chất của chính mình và ngăn trở không cho con người thấy thế giới đích thật. Vô minh cũng là không thấy thể tính thật sự, và thể tính đó là tính Không. Như thế vô minh có hai khía cạnh: một là nó che đậy thế giới đích thật, hai là nó xây dựng cái ảo, cái giả. Hai mặt này cứ luôn luôn dựa vào nhau. Đối với Kinh lượng bộ (sa. sautrāntika) và Tì-bà-sa bộ (sa. vaibhāṣika) thì vô minh là cách nhìn thế giới sai lạc, cho thế giới là thường còn, mà thế giới có thật chất là vô thường. Vô minh làm cho con người tưởng lầm thế giới có một tự ngã. Theo Duy thức tông thì vô minh là một kiến giải điên đảo, vô minh cho rằng thế giới độc lập với ý thức (tâm) mặc dù Duy thức tông cho rằng thế giới và ý thức chỉ là một.

Tham khảo
1/ Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
2/ Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Nhu Thuận đã viết:Vô Minh với Pháp Tiểu Thừa :

Khi không rỏ thấy được thật tánh của căn, duyên, trần là vô minh, chìm đắm trong sai sử của 18 giới.
Nếu ở đây NT nói ý rằng Tiểu Thừa là PGNT . Thì đã sai .

Nên hiểu như sau :

1/Vô Minh của hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy đó là Tâm Si .
2/Do không biết rõ danh sắc là khổ để rồi đưa đến Tập Diệt Đạo.
3/Không thấu rõ và chứng ngộ Tứ Thánh Đế .

Mong NT đừng nên võ đoán về PGNT như trên !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Nhu Thuận đã viết:Một người đến chùa hỏi đạo vị trụ trì :

- Bạch thầy, thế nào là vô minh?

Vị Sư vừa quay đi vừa trả lời :

_ Hạng quê mùa dốt nát như ngươi mà củng hỏi Đạo ?

Người đó bổng tía tai, đỏ mặt, mắt trợn trắng, người run lên.

Vị Sư quay lại chỉ vào mặt nói :

-Đó, Vô minh đó ?
Tham, Sân, Si là biểu hiện của vô minh . Chúng ta không thể thấy dòng điện, nhưng có thể thấy đèn điện sáng, quạt máy chạy . Tương tự, chúng ta không thấy vô minh, nhưng có thể thấy hình tướng của vô minh thể hiện qua "tía tai, đỏ mặt, mắt trợn trắng, người run lên" .

Hành thiền Tứ Niệm Xứ để nhận thấy khi tam độc hiển hiện trong thân tâm của hành giả .

1/ Tham: ôm vào, chấp nhận đối tượng . Ôm vào lời khen, âm thanh ngọt ngào, miếng ngon, sắc đẹp, vật tốt, ...
2/ Sân: đẩy ra, tiêu diệt đối tượng . Đẩy ra lời chê, âm thanh sắc nhọn, thức ăn không hợp khẩu, vật xấu, ...
3/ Si: tâm phóng ngoài thân , không biết đang làm gì . Lắng nghe âm nhạc, ca hát, nhảy múa, rung đùi, ...

Dễ thấy Sân nhất . Khó thấy Tham vì ta dính mắc vào đối tượng, thích đối tượng .

Hành thiền Tứ Niệm Xứ để tỉnh thức, biết ta đang làm gì .

Phật có nghĩa là bậc luôn luôn tỉnh thức .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Vô Minh .

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Nhu Thuận đã viết:Vô Minh với Pháp Tiểu Thừa :

Khi không rỏ thấy được thật tánh của căn, duyên, trần là vô minh, chìm đắm trong sai sử của 18 giới.

Vô minh với Pháp Trung thừa:

Khi chẳng rỏ được nguyên nhân phát sinh, tương quan nhân quả sinh diệt.

Vô Minh với Pháp Đại thừa :

Chấp Ngã có, Pháp có. Có vô minh sai sử luân hồi qua lại trong mười tám giới, có nguyên nhân tác thành vô minh, có Pháp diệt sạch vô minh, kiết sử (vó vô minh sanh_có vô minh diệt). Có luân hồi qua lại và có Pháp diệt tận sanh tử.
Toàn là lý thuyết . Talk is cheap :) .

Quan trọng là phương pháp có thể thực hành được để hành giả có thể thoát khỏi vô minh, giúp hành giả thoát KHỔ của VÔ MINH .

Tứ Niệm Xứ là câu trả lời . Hành giả không sống trong tưởng tượng (như tự nhủ về ánh chớp, giọt sương, ảo ảnh) . Trái lại, hành giả quán thân tâm, tự biết câu nói này khiến thân tâm thay đổi do thích thú (nghe lời khen) hay do buồn giận (nghe tiếng chê) .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách