Tương Ưng Bộ Kinh - Bộc Lưu (S. I,1)

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Tương Ưng Bộ Kinh - Bộc Lưu (S. I,1)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Tương Ưng Bộ Kinh - Bộc Lưu (S. I,1)

(Vì nhận thấy links có thể nay còn mai mất, YP xin phép được post toàn thể bài Kinh ngắn trên để có tài liệu tra cứu trong tương lai . )

Bản Việt ngữ: http://zencomp.com/greatwisdom/uni/u-ki ... tu1-01.htm
Bản Anh ngữ: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka ... .than.html


I: Bộc Lưu (S.I,1)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

(Vị Thiên):

Từ lâu, tôi mới thấy
Bà-la-môn tịch tịnh.
Không đứng, không bước tới,
Vượt chấp trước ở đời.

Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.


--ooOoo--

Ogha-tarana Sutta
Crossing over the Flood

Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

Translator's note: This discourse opens the Samyutta Nikaya with a paradox. The Commentary informs us that the Buddha teaches the devata in terms of the paradox in order to subdue her pride. To give this paradox some context, you might want to read other passages from the Canon that discuss right effort.

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Then a certain devata, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting up the entirety of Jeta's Grove, went to the Blessed One. On arrival, having bowed down to him, she stood to one side. As she was standing there, she said to him, "Tell me, dear sir, how you crossed over the flood."

"I crossed over the flood without pushing forward, without staying in place."1

"But how, dear sir, did you cross over the flood without pushing forward, without staying in place?"

"When I pushed forward, I was whirled about. When I stayed in place, I sank. And so I crossed over the flood without pushing forward, without staying in place."

[The devata:]

At long last I see
a brahman, totally unbound,
who without pushing forward,
without staying in place,
has crossed over
the entanglements
of the world.
That is what the devata said. The Teacher approved. Realizing that "The Teacher has approved of me," she bowed down to him, circumambulated him — keeping him to her right — and then vanished right there.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Tương Ưng Bộ Kinh - Bộc Lưu (S. I,1)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

http://www.quangduc.com/Phatphap/011bocluu.html

VƯỢT THOÁT BỘC LƯU
Thích Nguyên Hùng


Bộc lưu là ngôn ngữ biểu tượng được một vị Thiên dùng để đặt câu hỏi với đức Thế Tôn : làm sao vượt khỏi bộc lưu? Lúc đó đức Phật đang ở tại vườn Anàthapindika, tu viện Jetavana.

Bộc lưu là dòng thác, dòng nước chảy mạnh. Nghĩa bóng của nó là dòng hữu vi, dòng ái, dòng vô minh, chấp thủ hay dòng sinh tử. Sinh tử như một dòng thác lũ cuồn cuộn cuốn phăng đi bao kiếp sống của chúng sanh. Tất cả chúng sanh đang hiện hữu trong dòng thác đó, nếu ‘đứng’ lại sẽ bị nhấn chìm, còn ‘bước tới’ sẽ bị cuốn trôi. Và vấn đề bây giờ là chúng ta làm thế nào để vượt thoát dòng sinh tử này.

Trước hết, chúng ta rõ ràng ai cũng đều nhận thức rằng, sinh tử là khổ đau. Đó là sự thật thứ nhất (khổ đế). Là khổ đau, vậy chúng ta hãy để cho dòng chảy sinh tử ấy nhấn chìm hay cuốn trôi? Nếu chấp nhận để cho nhấn chìm hay cuốn trôi thì không còn gì để nói. (Có đôi khi, con người ta biết rằng hành động như thế, nói năng như thế và suy nghĩ như thế là đưa đến khổ đau nhưng người ta vẫn không nỡ sống cho có hạnh phúc, nghĩa là không nỡ từ bỏ những suy nghĩ, hành động và cách nói năng kia). Tất nhiên số còn lại, và phần nhiều, đều muốn chấm dứt khổ đau. Tức không muốn dừng lại hay bước tới. Bằng cách nào?

Đứng lại có nghĩa là chấp ngã, ngã sở, cái gọi là ta, của ta và từ đó khởi lên các tâm lý tham đắm, sân hận, chiến tranh… để bảo vệ cái ta, của ta (tập đế). Và như thế, ngay lập tức bị nhấn chìm xuống vũng sâu của khổ đau sinh tử luân hồi.

Bước tới cũng như thế. Bước tới là chạy theo ngoại cảnh, chạy theo năm thứ dục lạc, chạy theo những tài danh, thế lợi, là tham ái, ham muốn cuộc đời. Mặc dù đường đời là chông chênh, những tám cơn gió luôn rít lên từng trận và đôi khi còn tạo nên bão táp thổi rát mặt và cuốn phăng đi sự sống và tan nát cõi lòng nhưng mấy ai không đành lòng để dòng đời cuốn trôi mình đi như dòng nước cuốn trôi củi mục!

Người có trí tuệ sáng suốt nhận ra sự thật của cuộc đời và không đành lòng để cho dòng nước tử sinh nhấn chìm hay cuốn trôi đi kiếp sống vốn thật hiếm hoi mới nhặt được này. Người có trí tuệ càng không thể bằng lòng để bị nhấn chìm hay bị cuốn trôi đi khi biết rằng dòng thác loạn tử sinh ấy cũng do chính mình tạo ra. Sao ta nỡ bỏ mặc ta lênh đênh trong dòng thác tử sanh do chính ta tạo ra kia chứ? Thật là, một mình mình lại thương mình xót xa. Trong tất cả chúng ta, ai không một lần xót xa như thế khi bất chợt dừng chân trên bước đường danh lợi để nhìn lại chính mình, rồi tự hỏi mình là ai?

Đường trần rong ruỗi bấy lâu
Gian truân cơ nghiệp, bạc đầu lợi danh
Một chiều mỏi bước dừng chân
Giật mình mình hỏi chính mình là ai !?

Và người có trí tuệ đã dứt khoát hành động vượt qua bộc lưu, vượt qua dòng thác khắc nghiệt này: Không đứng lại, không bước tới Ta vượt qua bộc lưu.

Đứng lại và bước tới là cặp đối lập tượng trưng. Còn vô số các cặp đối lập như thế (như thương yêu – ganh ghét ……) đã cuốn phăng hay nhận chìm chúng ta trong biển trầm luân sinh tử.

Không đứng lại, không bước tới là không trú vào ngã, ngã sở, không chấp trước, tức rời khỏi tâm lý tham, sân, si, vượt khỏi tham ái dục lạc, cắt đứt năm triền cái và năm hạ phần kiết sử… là vượt qua bộc lưu.

Đó cũng chính là câu trả lời cho Trưởng lão Tu-bồ-đề khi Ngài hỏi làm thế nào để phát tâm vô thượng chánh đẳng giác và làm sao điều phục tâm mình? Không đứng lại, không bước tới chính là “vô trú bát nhã”. Và như thế, vượt thoát bộc lưu chính là nhờ sự hành trì và thể nhập ‘vô trú bát nhã’, huỷ diệt ngã chấp cũng ở đó, phát với hành tâm và trú tâm cũng ở đó.

Vấn đề chỉ có vậy. Những ai tự cho mình là người có tri thức hãy tự gánh vác đời mình. Và hỡi những người bạn trẻ, chúng ta hãy lên đường vượt dòng thác hung hãn này!

Tịnh thất an lạc
Đầu mùa hạ tân t�
Nguyên Hùng.


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Tương Ưng Bộ Kinh - Bộc Lưu (S. I,1)

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Trích Kinh Bộc Lưu:

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.


Đức Thế Tôn dạy "không đứng lại, không bước tới", Ngài vượt khỏi bộc lưu, nghĩa là sao ?

Quan trọng nhất: Làm cách nào để chúng ta có thể ứng dụng Lời Dạy của Ngài "không đứng lại, không bước tới" ngay giờ phút này ?

YP xin trả lời: Ngài dạy chúng ta sống trong Bát Chánh Đạo (Giới Định Huệ), luôn luôn giữ Tâm trong Thân, luôn luôn nhận biết những gì đang xảy ra trong Thân Tâm từng giây phút trong thời khắc hiện tại . Đó là cách Ngài "không đứng lại, không bước tới" để vượt khỏi bộc lưu, thưa các bạn .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách