TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Các đạo hữu kính mến
Giáo pháp của thế tôn thật là cao thâm vô lượng, việc học hỏi giáo pháp rất là quan trọng nhất là kinh nguyên thủy các hành giả sơ cơ như tôi nhiều khi bế tắc đọc không hiểu.Chính vì điều này nên tôi thành tâm khẩn thỉnh các đạo hữu uyên thâm pháp học lẫn pháp hành mở ra một topic giảng giải hoặc chia sẽ những kinh nghiệm tu học,thảo luận kinh nguyên thủy để cho các hành giả sơ cơ được thấm nhuần giáo pháp cao thượng của Thế tôn
Tôi không nhớ chính xác trong bài kinh nào đức phật có nói nếu như vàng thật xuất hiện nhiều trên thế gian này thì vàng giả ít có xuất hiện, đúng như vậy chánh pháp của như lai tràn ngập thế gian này thì tà pháp sẽ lẫn trốn.Rât mong các vị thiện tri thức mở lòng từ bi mà xiểng dương chánh pháp kinhle


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:32 với 1 lần sửa.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Kính gởi đạo hữu TPTS thật là hữu duyên khi được tiếp chuyện với đạo hữu qua câu chuyện NHAN HỖI và người thầy KHỔNG TỬ cho chúng ta một bài học rất qúy giá trước khi quy kết một ai.Bởi trên thế gian này hãy còn là phàm phu thì tất cả mọi người điều có sai lầm vì cái thấy biết của phàm phu chẳn qua là cái thấy cuả tưởng tri.Chỉ có các bậc ALAHAN thì trí tuệ cuả các ngài là chính xác,trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN (TRƯỜNG BỘ KINH) lời di huấn của THẾ TÔN vẫn còn vang dội :" Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.''Vài lời kính cẩn cùng đạo hữu kinhle


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Các đạo hữu kính mến
Giáo pháp của thế tôn thật là cao thâm vô lượng, việc học hỏi giáo pháp rất là quan trọng nhất là kinh nguyên thủy các hành giả sơ cơ như tôi nhiều khi bế tắc đọc không hiểu.Chính vì điều này nên tôi thành tâm khẩn thỉnh các đạo hữu uyên thâm pháp học lẫn pháp hành mở ra một topic giảng giải hoặc chia sẽ những kinh nghiệm tu học,thảo luận kinh nguyên thủy để cho các hành giả sơ cơ được thấm nhuần giáo pháp cao thượng của Thế tôn
Tôi không nhớ chính xác trong bài kinh nào đức phật có nói nếu như vàng thật xuất hiện nhiều trên thế gian này thì vàng giả ít có xuất hiện, đúng như vậy chánh pháp của như lai tràn ngập thế gian này thì tà pháp sẽ lẫn trốn.Rât mong các vị thiện tri thức mở lòng từ bi mà xiểng dương chánh pháp kinhle
Lời kêu gọi thành khẩn tha thiết quá. Cái bài kinh mà đạo hữu nói ở đây nè:

"XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Ðại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Ðại 2, 419b) (S.ii,223)

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, vườn ông Anàthapindika.

2) Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kassapa bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thuở trước, học giới có ít hơn nhưng các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí nhiều hơn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ngày nay học giới có nhiều hơn, nhưng các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí ít hơn?.

4) -- Sự việc xảy ra như vậy, này Kassapa, trong thời các chúng sanh suy giảm, trong thời diệu pháp biến mất, thời nhiều hơn là các học giới, ít hơn là các Tỷ-kheo chứng đắc chánh trí.

5) Này Kassapa, diệu pháp không biến mất cho đến khi nào tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất.

6) Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất.

7) Cũng vậy, này Kassapa, diệu pháp không biến mất, khi nào tượng pháp chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất.

8-11) ..........."
- Chương V, Tương ưng Kassapa -Tương Ưng Bộ Kinh

Đọc kỹ lại thì dường như ĐH đã nhớ nhầm rồi đó :)

Và thời nay thì hiếm ai có vàng thật để trao cho ĐH. Ngu tôi thì chỉ có vàng pha thôi, không biết ĐH có muốn lấy dùng tạm không nhỉ :D

Thân ái !


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Khả kính khả kính , lành thay lành thay, không ngờ vài lời ngu muội kêu gọi của CHT đã đánh động được lòng từ bi cao thượng cuả đạo hữu, vì muốn chánh pháp được lan truyền nên CHT mới mạo muội kêu gọi các bậc thiện tri thức chung tay góp sức để xây dựng ngôi nhà chánh pháp được xán lạng hơn
1/Xin hiền giả giảng giải dùm mối tương duyên tương thuộc giữa kinh TỨ NIỆM XỨ và THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN vì hai bài kinh này đức THẾ TÔN luôn đề cao giá trị dẫn đến thánh trí,an tịnh, niết bàn nhưng CHT chưa thể hiểu nỗi đức Phật quán chiếu TỨ Niệm Xứ để đạt giác ngộ sau đó mới thấy 12 NHÂN DUYÊN , hay ngài chỉ quán 12 NHÂN DUYÊN xuôi ngược để đoạn trừ vô minh
2/ CHT có nghe trên trag web Trung tâm Hộ Tông của ĐẠI TRƯỞ̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉NG ̉LÃO SƯ VIÊN MINH trong một bài giảng gần đây (quên rồi) sư VIÊN minh phủ nhận đức phật không hề sử dụng thiền định để hướng tâm đến tam minh, sư nói do sai lầm ngôn ngữ đời sau viết như thế vì trước đây đức Thế tôn đã từng đạt tới tứ thiền bát định với hai vị thầy trước kia nhưng không giải thoát cho nên ngài mới tìm ra con đường trung đạo là Bát chánh Đạo. Quan điểm này rất trái ngược lại với hoà thượng MINH CHÂU sau khi đạt tứ thiền ngài dùng tâm nhu nhuyễn thuần tịnh trong sáng dễ sử dụng để hướng tâm đến tam minh----> giác ngộ . Rất mong hiền giả giảng trạch về vấn đề này để hoá giải hoài nghi của CHT trước hai vị cao tăng lại có hai quan điểm khác nhau kinhle


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Đức Phật tu phép Quán Chiếu Bát Nhã tức Quán chỗ một niệm chưa sinh mà giác ngộ khi sao Mai mọc. Khi giác ngộ rồi mới dùng phương tiện diều dắc từ từ, nào nói Tứ Niệm Xứ, Thập Nhị Nhân Duyên v.v... để tạm trừ phiền não, bệnh khổ của chúng sinh. Chứ không có thứ lớp. Ai có khúc mắt chỗ nào thì Phật dùng phương tiện mở trối chỗ đó, nên mới có nhiều pháp môn. Nhưng mục đích chính là giúp chúng sanh buông xuống tình chấp che mờ tâm tánh, trở về với tâm tánh Bồ Đề nơi mình, gọi là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, hay giác ngộ giải thoát rốt ráo.

2. Cả hai vị trưởng lão đều nói không đúng.

Không phải dùng thiện định để hướng tâm tới tam minh, cũng không phải do lúc trước Phật đã từng đạt tới rồi ở các vị thầy trước.

Khi Tham thiền đến lúc đập chết mối đầu niệm của ý thức thì tự tánh thanh tịnh sáng suốt tự chiếu soi, gọi là Giác Ngộ, gọi là Phật Đà, Bồ Đề, Niết Bàn. Lúc ấy thì sống thật với chân tâm tự tánh, mà chân tâm tự tánh thì gọi là Chánh Biến Tri, cái biết cùng khắp, nên tất cả đã có sẵn đầy đủ nơi tự tánh, kể cả tam minh lục thông.

Đã nói là Chánh Biến Tri thì túc mạng minh, thiên nhã minh, và lậu tận minh cũng tròn đầy cả.

Lục Thông nghĩa là mắt thông, tai thông, mũi thông, lưỡi thông, thân thông, ý thông. Trong ngoài sáu căn thông suốt chẳng vướn chẳng dính một mẩy trần thì gọi là được Lục Thông. Thấy nghe hay biết, nói nính động tình đều tự do tự tại thông suốt không chướng ngại bởi không ngoài Chánh Biến Tri, không ngoài Tự Tánh Phật, không ngoài Chân Tâm tròn sáng nơi mỗi người.

Nếu tâm thật đã hoàn toàn thanh tịnh thì nghĩa là đã hoàn toàn sáng suốt vì tự tánh thường tịch chiếu luôn đi đôi vì bất nhị. Cho nên không cần phải hướng tâm đi tới tam minh gì cả. Như vén mây mù thì mặt trời tự chiếu soi chứ không cần tìm đâu cả. Như người đứng giữ Dinh Độc Lập hay Chợ Bến Thành mà còn hỏi Saigon ở đâu hay tìm saigon ở nơi nào chi nữa?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lục Thông nghĩa là mắt thông, tai thông, mũi thông, lưỡi thông, thân thông, ý thông.
Lục thông là :
Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, lậu tận thông.

Chanhhoitrong123 đã viết
trước đây đức Thế tôn đã từng đạt tới tứ thiền bát định với hai vị thầy trước kia nhưng không giải thoát
Trước đây Đức Phật đã đạt đến định "Phi tưởng, phi phi tưởng xứ". Nhưng tầng trời này vẫn còn nằm trong lục đạo, nên Phật từ bỏ.
Sau này Đức Phật dùng thiền định, đạt tới Tứ thiền, rồi mới quán sát, và đạt Tam Minh.

Việc này xin hỏi các sư phụ Nam Tông thì rõ hơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Thánh_Tri đã viết:1. Đức Phật tu phép Quán Chiếu Bát Nhã tức Quán chỗ một niệm chưa sinh mà giác ngộ khi sao Mai mọc. Khi giác ngộ rồi mới dùng phương tiện diều dắc từ từ, nào nói Tứ Niệm Xứ, Thập Nhị Nhân Duyên v.v... để tạm trừ phiền não, bệnh khổ của chúng sinh. Chứ không có thứ lớp. Ai có khúc mắt chỗ nào thì Phật dùng phương tiện mở trối chỗ đó, nên mới có nhiều pháp môn. Nhưng mục đích chính là giúp chúng sanh buông xuống tình chấp che mờ tâm tánh, trở về với tâm tánh Bồ Đề nơi mình, gọi là minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, hay giác ngộ giải thoát rốt ráo.

2. Cả hai vị trưởng lão đều nói không đúng.

Không phải dùng thiện định để hướng tâm tới tam minh, cũng không phải do lúc trước Phật đã từng đạt tới rồi ở các vị thầy trước.

Khi Tham thiền đến lúc đập chết mối đầu niệm của ý thức thì tự tánh thanh tịnh sáng suốt tự chiếu soi, gọi là Giác Ngộ, gọi là Phật Đà, Bồ Đề, Niết Bàn. Lúc ấy thì sống thật với chân tâm tự tánh, mà chân tâm tự tánh thì gọi là Chánh Biến Tri, cái biết cùng khắp, nên tất cả đã có sẵn đầy đủ nơi tự tánh, kể cả tam minh lục thông.

Đã nói là Chánh Biến Tri thì túc mạng minh, thiên nhã minh, và lậu tận minh cũng tròn đầy cả.

Lục Thông nghĩa là mắt thông, tai thông, mũi thông, lưỡi thông, thân thông, ý thông. Trong ngoài sáu căn thông suốt chẳng vướn chẳng dính một mẩy trần thì gọi là được Lục Thông. Thấy nghe hay biết, nói nính động tình đều tự do tự tại thông suốt không chướng ngại bởi không ngoài Chánh Biến Tri, không ngoài Tự Tánh Phật, không ngoài Chân Tâm tròn sáng nơi mỗi người.

Nếu tâm thật đã hoàn toàn thanh tịnh thì nghĩa là đã hoàn toàn sáng suốt vì tự tánh thường tịch chiếu luôn đi đôi vì bất nhị. Cho nên không cần phải hướng tâm đi tới tam minh gì cả. Như vén mây mù thì mặt trời tự chiếu soi chứ không cần tìm đâu cả. Như người đứng giữ Dinh Độc Lập hay Chợ Bến Thành mà còn hỏi Saigon ở đâu hay tìm saigon ở nơi nào chi nữa?

Đây là box NAM TRUYỀN những kiến giải của sư Huynh THÁNH_TRI là không tương hợp kính mong sư Huynh xem lại. Rất cám ơn


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

binh đã viết:
Lục Thông nghĩa là mắt thông, tai thông, mũi thông, lưỡi thông, thân thông, ý thông.
Lục thông là :
Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông, lậu tận thông.

Đạo hữu BINH có lộn chăng tôi đâu có hỏi gì đến lục thông đâu ?


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đạo hữu BINH có lộn chăng tôi đâu có hỏi gì đến lục thông đâu ?
Không phải tôi trả lời cho đ/h.
Tôi nhắc Thanh Tri thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Khả kính khả kính , lành thay lành thay, không ngờ vài lời ngu muội kêu gọi của CHT đã đánh động được lòng từ bi cao thượng cuả đạo hữu, vì muốn chánh pháp được lan truyền nên CHT mới mạo muội kêu gọi các bậc thiện tri thức chung tay góp sức để xây dựng ngôi nhà chánh pháp được xán lạng hơn
1/Xin hiền giả giảng giải dùm mối tương duyên tương thuộc giữa kinh TỨ NIỆM XỨ và THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN vì hai bài kinh này đức THẾ TÔN luôn đề cao giá trị dẫn đến thánh trí,an tịnh, niết bàn nhưng CHT chưa thể hiểu nỗi đức Phật quán chiếu TỨ Niệm Xứ để đạt giác ngộ sau đó mới thấy 12 NHÂN DUYÊN , hay ngài chỉ quán 12 NHÂN DUYÊN xuôi ngược để đoạn trừ vô minh
2/ CHT có nghe trên trag web Trung tâm Hộ Tông của ĐẠI TRƯỞ̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉NG ̉LÃO SƯ VIÊN MINH trong một bài giảng gần đây (quên rồi) sư VIÊN minh phủ nhận đức phật không hề sử dụng thiền định để hướng tâm đến tam minh, sư nói do sai lầm ngôn ngữ đời sau viết như thế vì trước đây đức Thế tôn đã từng đạt tới tứ thiền bát định với hai vị thầy trước kia nhưng không giải thoát cho nên ngài mới tìm ra con đường trung đạo là Bát chánh Đạo. Quan điểm này rất trái ngược lại với hoà thượng MINH CHÂU sau khi đạt tứ thiền ngài dùng tâm nhu nhuyễn thuần tịnh trong sáng dễ sử dụng để hướng tâm đến tam minh----> giác ngộ . Rất mong hiền giả giảng trạch về vấn đề này để hoá giải hoài nghi của CHT trước hai vị cao tăng lại có hai quan điểm khác nhau kinhle
Muốn chánh pháp được "xán lạng" hơn thì phải xuất gia, thọ đủ 250 giới (chứ ko phải 5 giới), tu cho chứng Niết bàn rồi tùy duyên hóa độ chúng sinh; chứ ở đây thì có thể tạm gọi lá hý luận chứ chánh pháp cũng hổng "xán lạng" hơn bao nhiêu đâu. :D
1/ Mới vô đề mà đạo hữu hỏi khó quá ~x( Nào là TỨ NIỆM XỨ, nào là THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN, nào là Vô Minh... một loạt các thuật ngữ Phật học cao siêu khó hiểu, như vậy là cao cơ rồi chứ hỏng phải sơ cơ nữa đâu.
Trả lời nhanh cho đạo hữu thì tứ Niệm Xứ là phương tiện để đưa đến thanh tịnh, chứng ngộ Niết bàn. Còn 12 NHÂN DUYÊN phải là bậc giác ngộ, chứng ngộ rồi mới thấy được 12 nhân duyên. Hay nói cách khác người đang thực hành tứ Niệm xứ là người đang trên đường đi, còn người thấy được 12 nhân duyên phải là người đã tới đích. :D
Mà định lý Duyên khởi không phải chỉ có 12 nhân duyên đâu đạo hữu, trước khi đi sâu các vấn đề này. Mời đạo hữu tham khảo bài viết của cao nhân Cục đất:
cục đất đã viết: Thánh lý Duyên khởi là giáo pháp đặc thù Phật Đạo, nhưng đã được Thế Tôn trình bày trong nhiều trường hợp sai khác, với nhiều dạng thức sai khác;
này Hiền hữu! hãy kham nhẫn và khéo léo tác ý, cđ nhân vì câu hỏi của Hiền hữu mà nói ý nghĩa này :

*** Dạng thức tổng quát:
"Duyên cái này sanh, cái kia sanh; duyên cái này diệt, cái kia diệt"

** Dạng căn bản tiêu biểu (12 chi phần):
II. Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)

1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ)...
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

3) Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là già, chết? (1)
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già.
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết.
Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là già, chết.

5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sanh? (2)
Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sanh.

6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu? (3)
Này các Tỷ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thủ? (4)
Này các Tỷ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là thủ.

8) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ái? (5)
Này các Tỷ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là ái.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? (6)
Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xúc? (7)
Này các Tỷ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là xúc.

11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sáu xứ? (8)
Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sáu xứ.

12) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc? (9)
Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh.
Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc.
Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.

13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? (10)
Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức.

14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? (11)
Này các Tỷ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành.

15) Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô minh? (12)
Này các Tỷ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô minh.

16) "Như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. (Duyên khởi Thuận)
Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt." (Duyên khởi Nghịch)

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
* Duyên khởi 23 chi phần:
"này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt."

http://budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu2-12a.htm
* Duyên khởi 10 chi phần:
"19. Này các Tỷ-kheo, rồi Bồ-tát Vipassì suy nghĩ như sau: "Thức này xoay trở lui lại, từ nơi danh sắc, không vượt khỏi danh sắc. Chỉ như thế này, con người được sanh ra hay trở thành già, hay bị chết, hay từ biệt cõi này, hay sanh lại ở cõi khác, nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, sáu xứ sanh; do duyên sáu xứ, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão, tử, sầu bi, khổ ưu não sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này".
"Tập khởi, tập khởi". Này các Tỷ-kheo, từ nơi Bồ-tát Vipassì, khởi sanh pháp nhãn từ trước chưa từng được nghe, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, ánh sáng sanh."


http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong14.htm
* trường hợp này, từ 2 chi phần Danh Sắc & Thức làm sanh khởi 8 chi phần sau đó (không có 2 chi phần Hành & Vô minh)

* Duyên khởi 9 chi phần:
"Như vậy, này Ananda, do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh; do duyên danh sắc, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ; ái sanh; do duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên sanh, lão tử sanh, do duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu não sanh.
Như vậy là toàn bộ khổ uẩn tập khởi."


- http://budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong15.htm
* trường hợp này, so với trường hợp trước không xuất hiện chi phần Sáu xứ

* Duyên khởi 5 chi phần:
‘Này các Tỷ kheo, sự sinh khởi của khổ là gì? Do căn và trần gặp gỡ, thức khởi lên; sự gặp gỡ của căn trầnthức gọi là Xúc; duyên Xúc mà cảm Thọ sinh khởi; do cảm Thọ mà Ái sinh.
Này các Tỷ kheo, đây gọi là sự sinh khởi của khổ’
(8)

http://www.quangduc.com/triet/56nhantinh02.html
* Căn Trần đồng nghĩa vơi Sáu xứ/ Lục nhập

* Duyên khởi 3 chi phần:
phần này cđ tác ý từ bài Kinh Hành Sanh, Hiền hữu lóng nghe và tác ý:
Thế Tôn nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông sự tái sanh do hành đưa lại. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ giảng". -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Dục Hữu
-- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn (suta), đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy nghĩ như sau: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ sanh cọng trú trong đại gia tộc Sát đế lỵ!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy.
Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

... đại gia tộc Bà-la-môn... đại gia tộc cư sĩ...

... Bốn Thiên vương... chư Thiên Tavatimsa (Tam thập tam thiên)... chư Thiên Yama (Dạ-ma)... chư Thiên Tusita (Ðâu-suất-đà)... chư Thiên Nimmanarati (Hóa Lạc)... chư Thiên Paramimmitavasavatti (Tha Hóa Tự Tại)

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Sắc Hữu
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Ngàn Phạm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"... Này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới. Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, một người có mắt cầm một trái amanda (a-ma-lặc) trong tay và nhìn trái ấy; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ngàn Phạm thiên sống thấm nhuần, biến mãn một ngàn thế giới . Và vị ấy sống thấm nhuần, biến mãn các chúng sanh được sanh lên thế giới ấy. Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta sẽ được sanh cọng trú với ngàn Phạm thiên!" Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

... Hai ngàn Phạm thiên giới... Ba ngàn Phạm thiên.. Bốn ngàn Phạm thiên... Năm ngàn Phạm thiên... Mười ngàn Phạm Thiên... Trăm ngàn Phạm Thiên...

"Chư Quang thiên... Thiểu Quang thiên, Vô Lượng Quang thiên... Quang Âm thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"

"Chư Tịnh thiên.... Thiểu Tịnh thiên... Vô lượng Tịnh thiên... Biến Tịnh thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"

"Quảng Quả thiên... Vô Phiền thiên... Vô Nhiệt thiên... Thiện Kiến thiên.. A-ca-ni-sa thiên có thọ mạng lâu dài, có mỹ tướng, có nhiều lạc thọ"

Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

Vô sắc Hữu
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ tín, đầy đủ giới, đầy đủ văn, đầy đủ thí, đầy đủ trí tuệ. Vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Hư không vô biên xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng... ";

vị ấy được nghe: "Chư Thiên đã đạt được Thức vô biên xứ... đã đạt được Vô sở hữu xứ... đã đạt được Phi tưởng phi phi tưởng xứ, có thọ mạng lâu dài, cửu trú, có nhiều lạc thọ". Vị ấy nghĩ: "Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung, ta được sanh cọng trú với chư Thiên ở phi Tưởng phi phi tưởng!". Vị ấy chuyên định tâm ấy, an trú tâm ấy, tu tập tâm ấy. Những hành ấy của Tỷ-kheo được an trú, tu tập, làm cho sung mãn như vậy đưa vị ấy thọ sanh tại chỗ ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là đạo, đây là lộ trình đưa đến tái sanh tại chỗ ấy.

http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung120.htm
thời pháp này tương ưng với Duyên khởi chỉ với 3 chi phần: Hành, Hữu & Sanh; tương ưng ý nghĩa:
Hành = Thân hành, Khẩu hành, Ý hành
Hữu = Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu


* Duyên khởi chỉ với 2 chi phần (Ái <=> Sanh):
đó là hình thức trình bày Duyên khởi thông qua Bốn Thánh Đế:
"5) Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
6) Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính do tham Ái này đưa đến tái Sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
7) Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là sự xả ly tham ái, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.
8) Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định."

(Phẩm Chuyển Pháp Luân, Tương Ưng Sự Thật - Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Bộ Kinh)
hay có thể trình bày ngắn gọn: "Do duyên Ái sanh, Khổ sanh; duyên Ái diệt, Khổ diệt"

-----------------

http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... =35&t=9704
Tôi cho rằng định lý Duyên khởi là định lý cao siêu, vượt ngoài khả năng suy luận và ngôn ngữ. Đạo hữu cứ từ từ mà ngâm cứu :D
chanhhoitrong_123 đã viết: 2/ CHT có nghe trên trag web Trung tâm Hộ Tông của ĐẠI TRƯỞ̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉̉NG ̉LÃO SƯ VIÊN MINH trong một bài giảng gần đây (quên rồi) sư VIÊN minh phủ nhận đức phật không hề sử dụng thiền định để hướng tâm đến tam minh, sư nói do sai lầm ngôn ngữ đời sau viết như thế vì trước đây đức Thế tôn đã từng đạt tới tứ thiền bát định với hai vị thầy trước kia nhưng không giải thoát cho nên ngài mới tìm ra con đường trung đạo là Bát chánh Đạo. Quan điểm này rất trái ngược lại với hoà thượng MINH CHÂU sau khi đạt tứ thiền ngài dùng tâm nhu nhuyễn thuần tịnh trong sáng dễ sử dụng để hướng tâm đến tam minh----> giác ngộ . Rất mong hiền giả giảng trạch về vấn đề này để hoá giải hoài nghi của CHT trước hai vị cao tăng lại có hai quan điểm khác nhau kinhle
Đọc vào thấy ngay là sư Viên Minh nói quá chỗ dụng ngôn ngữ của mình, bản thân sư chưa thấy Phật, hoặc vị thầy sư học cũng chưa thấy Phật... mà lại đi kết luận "đức Phật thế này, đức Phật thế kia", như vậy là vọng ngữ. Trong thảo luận, ai cũng có quyền tự do ngôn luận và nêu lên ý kiến cá nhân của mình, nhưng lấy lời của mình gượng gạo gán ghép cho đó là lời của người khác thì đó là vị phạm quy tắc thảo luận và học pháp.
Sau đó sư lại nói: "do sai lầm ngôn ngữ đời sau viết như thế vì trước đây đức Thế tôn đã từng đạt tới tứ thiền bát định với hai vị thầy trước kia..." <= sự kiện "đức Thế tôn đã từng đạt tới tứ thiền bát định với hai vị thầy trước kia" thì cũng là sư học được từ những gì "người đời sau viết"; vậy thì hóa ra sư đang dùng chính dữ kiện của "người đời sau viết" để phản biện những gì "người đời sau viết". Hay nói cách khác là người đời sau f20 đang phản biện người đời sau f3, f4... :D
"Thiền Định" ư? Đạo hữu lưu ý là tôi viết 2 chữ đó màu đỏ IN HOA, nghĩa là nó có nghĩa là đặc biệt quan trọng. Chúng ta thường nghe nói là "Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền..." chứ chẳng bao giờ nghe nói là "Sơ định, nhị định, tam định,..." có đúng không đạo hữu; hoặc là "Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định..." chứ chẳng nghe ai nói là "Không vô biên xứ thiền, Thức vô biên xứ thiền..." có phải không đạo hữu ? cho nên 2 chữ "Thiền" và "Định" thường đi chung với nhau nhưng kỳ thực là bản chất của hai thứ là rất khác nhau. Gộp chung vào một chữ "Thiền Định" để kết luận cho bất cứ điều gì e răng là sơ xuất. Đây là vấn đề lớn, không thể vài ba chữ mà nói cho hết được, tôi chỉ gợi ý sơ sơ như vậy, đạo hữu từ từ ngâm cứu hen :D
Còn thầy Minh Châu làm việc trên cương vị của một nhà dịch thuật, người dịch thuật khác với người hoằng Pháp. Giới luật của Phật không cho phép thay đổi văn phạm, câu cú trong khi truyền thừa những lời Phật dạy (dù là bằng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết). Cho nên chánh tạng Pali như thế nào thì thầy Minh Châu chuyển ngữ sang tiếng việt như thế ấy; nếu có sai là do tài liệu gốc bị sai chứ hoàn toàn không phải là quan điểm của thầy ấy. Cho nên đạo hữu CHT hỏi quan điểm của thầy Viên Minh so với "quan điểm" của thầy Minh Châu là không thích hợp? thầy Minh Châu có đưa ra quan điểm nào đâu, đơn giản thầy ấy chỉ là nhà chuyển ngữ.
Cá nhân tôi không thích câu hỏi này (vì nó chẳng có chút khôn ngoan :D ), "Thiền định" với "Tam minh" là đã thuộc phạm trù tu chứng, những phạm trù như thế nên tự mình thực hành và trải nghiệm; còn ngoài ra phần nhiều chỉ là hý luận :D

Xong rồi hén, 2 câu hỏi của đạo hữu tôi đã trả lời xong. Bây giờ cho tôi hỏi lại đạo hữu 2 câu hen:

1/ Đạo hữu nghĩ thử xem, vì lý do gì mà đức Phật bỏ hoang cung, vợ đẹp con ngoan để xuất gia tu đạo ?

2/ Vì lý do gì mà đạo hữu sưu tầm, tìm học giáo lý của Phật đà ?


* yêu cầu nêu lý do cho chính đáng, nếu mấy lý do tào lao bị chửi ráng chịu :D

Thân ái !


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Lành thay lành thay những lời đạo hữu thật là sắc bén thật là thâm sâu, quả thật giáo lý 12 nhân duyên thật là cao thâm vượt ngoài kiến thức thế gian CHT đọc rất nhiều lần vẫn không hiểu nỗi. xin trả lời hai câu hỏi khó của đạo hữu nhe 2 câu này thấy đơn giản nhưng không giản đơn đâu nhe có gì sai thì đạo hữu dùng photoshop chỉnh sữa dùm
câu 1/Trong bài KINH THÁNH CẦU có đoạn thế tôn thuyết:Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
Đó là lý do mà thái tử Tất Đạt Đa xuất gia .
câu 2/ Lý do mà CHT phải khổ công sưu tầm học đạo là trước đây khoảng 10 năm tình cờ được một người bạn cho mượn tạp san Báo Giác NGộ có bài viết: ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ̀ TÔN GIÁO KHÔNG (Lâu quá quên tác giả rồi)
sau khi đọc xong bài đó tôi bị chấn động tim can, bàng hoàng xúc động vì không nghĩ đạo phật hay như thế vĩ đại như thế, khoa học và thực tế đến thế từ đó về sau luôn muốn tầm cầu học đạo. Xong rồi nhe cho CHT hỏi lại 2 câu nhe
câu 1/Trong tạng kinh pali không hề thấy THẾ TÔN giảng 16 tầng tuệ minh sát như vậy các tầng tuệ minh sát này có phải do các luận sư sau này viết ra không và có đúng với tinh thần quán chiếu của TỨ NIỆM XỨ không?
câu 2/ Trong bài kinh tứ niệm xứ có đoạn: Cảm giác toàn thân tôi thở vào, cảm giác toàn thân tôi thở ra là sao ?
CHT chưa hiểu chổ này lắm nhưng đọc một số sách thì các sư giảng cũng không thống nhất có hai quan điểm:
A/được giải thích là theo dõi hơi thở ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối vì ở giai đoạn này phật dạy lấy hơi thở làm đề mục nên chỉ theo dõi hơi thở là chính?
B/ cảm giác biết rõ hơi thở đi vào tràn ngập trong toàn thân ?
Kính mong hiền giả trả lời dùm,quan điểm nào đúng với ý phật dạy nhất


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách