TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Đối với tui thì năm bắc đều xuyên suốt nhứt thống. Đôi khi trong kinh hệ Nikaya cũng có tư tưởng đại thừa. Đôi khi trong kinh đại thừa cũng có tư tưởng nguyên thủy. Cho nên không có kinh nào nam bắc. Chỉ là người học phật thời nay cần phải sáng suốt nhận rõ thôi.

2. Tui cũng hiểu lục thông là như bác bình nói, nhưng tôi muốn tránh nói về thần thông để khỏi chấp trước nên nói về thông lục căn thì thiết thực hơn. Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng dạy thông lục căn, tổ Huệ Năng cũng nói thế.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Lành thay lành thay những lời đạo hữu thật là sắc bén thật là thâm sâu, quả thật giáo lý 12 nhân duyên thật là cao thâm vượt ngoài kiến thức thế gian CHT đọc rất nhiều lần vẫn không hiểu nỗi. xin trả lời hai câu hỏi khó của đạo hữu nhe 2 câu này thấy đơn giản nhưng không giản đơn đâu nhe có gì sai thì đạo hữu dùng photoshop chỉnh sữa dùm
câu 1/Trong bài KINH THÁNH CẦU có đoạn thế tôn thuyết:Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
Đó là lý do mà thái tử Tất Đạt Đa xuất gia .
Lúc trước khi nghe băng đĩa thuyết Pháp, có vị thầy nào đó giảng rằng: "Nếu như đời sống này là vui, đời sống này là hạnh phúc thì Như Lai và giáo pháp Như Lai đã không xuất hiện ở đời. Vì rằng đời sống này vô thường, đời sống này đau khổ nên Phật và giáo pháp của Phật mới xuất hiện để giải thoát cho thế nhân" (đại ý là như vậy, không nhớ là của thầy nào và trong bài pháp nào).
Tôi cũng bị chấn động bởi câu nói này, và với thói quen không bao giờ dùng thuốc mà không rõ nguồn gốc :D tôi mò vào trong khu rừng tam tạng Kinh điển thì phát hiện điều này:

"1. - Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp không có mặt ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Thế nào là ba?

2. Sanh, già và chết. Này các Tỷ-kheo, nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, thời Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, ba pháp này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ ở đời."
- Chương 10, Tăng Chi Bộ Kinh

Hihi, như vậy là trong vấn đề này, tôi và đạo hữu có tri kiến đồng nhau. :D

Đạo hữu lưu ý là trong câu Phật trả lời (cả phần trích của Đh lẫn của tôi) đã chứa đựng những điều hết sức quan trọng: "Sanh" & "Già chết" là hai chi phần thứ 11-12 trong thập nhị Nhân Duyên. "Sanh, già và chết" cũng nêu lên bản tánh Khổ, chi phần đầu tiên của bốn Thánh đế.
Câu trả lời của Phật thấy vậy chứ không đơn giản đâu đạo hữu :D
chanhhoitrong_123 đã viết:câu 2/ Lý do mà CHT phải khổ công sưu tầm học đạo là trước đây khoảng 10 năm tình cờ được một người bạn cho mượn tạp san Báo Giác NGộ có bài viết: ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ̀ TÔN GIÁO KHÔNG (Lâu quá quên tác giả rồi)
sau khi đọc xong bài đó tôi bị chấn động tim can, bàng hoàng xúc động vì không nghĩ đạo phật hay như thế vĩ đại như thế, khoa học và thực tế đến thế từ đó về sau luôn muốn tầm cầu học đạo.
Mấy cái chữ màu đỏ in đậm là đáng bị ăn đòn :D Đạo hữu thấy Phật xuất gia vì lý do gì mà đạo hữu học Phật vì mấy cái lý do tào lao đó. Mới 1-2 năm thì còn chăm chước được chứ đã 10 năm mà như vậy thì đáng bị ăn đòn nha Đh :D

Còn về hai câu hỏi của đạo hữu thì câu (1) thuộc loại không thông minh giống như câu hỏi (2) ở trên. ĐH cũng đã không tìm thấy trong chánh tạng Pali thì rõ đó là những phát kiến của những người đời sau rồi, mà nó xuất phát từ những "thiền sư" chứ không phải là luận sư đâu ĐH. Tôi không thích danh từ "thiền sư" tí nào, tôi thích những danh từ như "đại đức, tôn giả, hiền giả..." hơn, vì các danh xưng cũng có quy định trong Giới luật mà tôi chẳng thấy từ "thiền sư" được nhắc đến bao giờ :D Tôi có hỏi thử một số người có học "thiền minh sát", thậm chí họ còn không biết danh từ "vipassana" cũng không tìm thấy trong tạng Pali. Nói chung mấy cái đó là những phát kiến sau này, có vay mượn một số điều từ chánh tạng Phật dạy, nhưng tôi thấy nó giống giống như các loại vàng pha, mà vang pha thì ngu tôi cũng có nên không cần phải pha thêm nữa :D
câu 2/ Trong bài kinh tứ niệm xứ có đoạn: Cảm giác toàn thân tôi thở vào, cảm giác toàn thân tôi thở ra là sao ?
CHT chưa hiểu chổ này lắm nhưng đọc một số sách thì các sư giảng cũng không thống nhất có hai quan điểm:
A/được giải thích là theo dõi hơi thở ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối vì ở giai đoạn này phật dạy lấy hơi thở làm đề mục nên chỉ theo dõi hơi thở là chính?
B/ cảm giác biết rõ hơi thở đi vào tràn ngập trong toàn thân ?
Kính mong hiền giả trả lời dùm,quan điểm nào đúng với ý phật dạy nhất
câu hỏi hay và thuộc dạng khó, nhất là với những người mù mờ tiếng Pali. Thầy Minh Châu thì bám sát theo từ ngữ từng li từng tí, những người khác thì dịch thoát theo ý (nghĩ là lấy ý không lấy từ). Khảo sát thử bài kinh Nhập tức Xuất tức niệm - kinh 118, kinh trung bộ:

"Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

Thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài, vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập."


vậy là câu ĐH trích nằm ở đề mục "quán Thân" (3 màu còn lại là các mục quán Thọ, Tâm, Pháp). Như vậy, xét đầy đủ theo bối cảnh của kinh văn thì quan điểm "ở giai đoạn này phật dạy lấy hơi thở làm đề mục nên chỉ theo dõi hơi thở là chính" không khế hợp. Trừ khi đổi các đề mục quán của Tứ niệm xứ thành "Thở, Thọ, Tâm, Pháp" thì quan điểm đó mới khế hợp. Nhưng mà như vậy thì... ~x(

Mà tôi thấy đây là vấn đề thực thành, bỏ bớt văn tự chữ nghĩa đi mà thực hành thì nó mới hay, sa đà vào chữ nghĩa nhiều quá đôi khi lại mất hay :D Tôi thì chưa thực hành được vì ở nhà tôi không có chỗ nào để "đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt" cả :D

Xong hen. Tới phiên tôi Đạo hữu đỡ 2 câu hỏi của tôi nè:

1. Đạo hữu hỏi nhiều về Tứ niệm xứ như vậy, vậy chứ tu tứ niệm xứ để đạt Mục Đích gì đạo hữu?

2. Bát Chánh đạo (Đạo đế) là con đường đưa đến chấm dứt Khổ, đoạn tận tái sanh; chẳng thấy nhắc gì tới "Vô ngã". Vậy thôi Phật dạy bốn Thánh đế, tám Thánh đạo là đủ rồi, thêm chi cái ông "Vô ngã" vào nữa cho nó rối đội hình. Đạo hữu có thấy như vậy không?
:D

Thân ái !


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Thánh_Tri đã viết:1. Đối với tui thì năm bắc đều xuyên suốt nhứt thống. Đôi khi trong kinh hệ Nikaya cũng có tư tưởng đại thừa. Đôi khi trong kinh đại thừa cũng có tư tưởng nguyên thủy. Cho nên không có kinh nào nam bắc. Chỉ là người học phật thời nay cần phải sáng suốt nhận rõ thôi.

2. Tui cũng hiểu lục thông là như bác bình nói, nhưng tôi muốn tránh nói về thần thông để khỏi chấp trước nên nói về thông lục căn thì thiết thực hơn. Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng dạy thông lục căn, tổ Huệ Năng cũng nói thế.
Đúng như đạo hữu nói nam bắc đều xuyên suốt thống nhất nhưng phải trên cái nhìn của chánh kiến lấy bát chánh đạo làm nền tảng thì mới thống nhất được.Trong thời kỳ đức phật hoằng pháp, đức thế tôn không hề phân chia đại thừa hay tiểu thừa có chăng chỉ là người đời sau tự mạo nhận mình là đại thừa rồi chê bai hàng tiểu thừa là "tiêu nha bại chủng" (KINH PHÁP HOA) giáo pháp cuả thế tôn chỉ có hương vị duy nhất là hương vị giải thoát và chỉ có con đường duy nhất để đạt được hương vị đó là Tứ Niệm Xứ:" Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ."
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
không hề có 84000 pháp môn như người sau lầm tưởng xin đọc bài này:
https://bsphamdoan.wordpress.com/ph%e1% ... -phap-mon/
Lập trường của đức phật là nhất quán vì ngài là bậc giác ngộ không bao giờ nói hai lời.Vài hàng trao đổi với đạo hữu


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết: Trong thời kỳ đức phật hoằng pháp, đức thế tôn không hề phân chia đại thừa hay tiểu thừa có chăng chỉ là người đời sau tự mạo nhận mình là đại thừa rồi chê bai hàng tiểu thừa là "tiêu nha bại chủng" (KINH PHÁP HOA)
Nếu bạn không đem việc nhạy cảm vào đây thì cũng không ai nói bạn là người không hiểu đạo. Hi hi,
Trong Pháp Cú kinh dạy: những điều muốn dạy người, hãy tự dạy mình trước thì mới dạy được người sau, tự điều phục đâu phải dễ.

Soạn giả dịch những từ nhạy cảm (có hay không có?) là của soạn giả (mang quả báo/hiệu báo) riêng của người đó, nên nhớ không có một vị đắc đạo nào mà tự mình phỉ báng đạo mình cả.
Nếu không tìm hiểu rõ ràng và tác giả Trí Giả Đại Sư là ai, nguồn gốc của Kinh.v.v.

Tại sao! chúng ta không học cái hay của Cổ đức để bổ túc những cái kém cõi của hiện nay.
giáo pháp cuả thế tôn chỉ có hương vị duy nhất là hương vị giải thoát và chỉ có con đường duy nhất để đạt được hương vị đó là Tứ Niệm Xứ:" Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ."

Lập trường của đức phật là nhất quán vì ngài là bậc giác ngộ không bao giờ nói hai lời.Vài hàng trao đổi với đạo hữu
Bạn trích dẫn lời trong kinh ra thì đúng quá xá, nhưng chúng ta là người cùng đi chung một con đường. Bạn hãy giải thích hương vị giải thoát là như thế nào.

Tại sao chỉ có một con đường đó là con đường độc nhất (Tứ Niệm Xứ) vậy còn lại là 33 con đường khác thì không cần thiết hay sao!

Vựot khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu... Thì tôi hiểu vì đã đọc trong Tứ Diệu Đế. Còn thành tựu chánh trí nghĩa thế nào?

Chứng ngộ niết bàn ư? hiểu như thế nào mới gọi là chứng ngộ?

Đúng là những mỹ từ hay để thi lấy bằng đại học, tiến sĩ... nhưng chưa áp dụng được với người thực hành (hành giả). Đừng ngại cứ tự tâm mà trải lòng thì mới có cơ hội sửa sai bạn nhé. :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Không biết đã viết:

Còn về hai câu hỏi của đạo hữu thì câu (1) thuộc loại không thông minh giống như câu hỏi (2) ở trên. ĐH cũng đã không tìm thấy trong chánh tạng Pali thì rõ đó là những phát kiến của những người đời sau rồi, mà nó xuất phát từ những "thiền sư" chứ không phải là luận sư đâu ĐH. Tôi không thích danh từ "thiền sư" tí nào, tôi thích những danh từ như "đại đức, tôn giả, hiền giả..." hơn, vì các danh xưng cũng có quy định trong Giới luật mà tôi chẳng thấy từ "thiền sư" được nhắc đến bao giờ :D Tôi có hỏi thử một số người có học "thiền minh sát", thậm chí họ còn không biết danh từ "vipassana" cũng không tìm thấy trong tạng Pali. Nói chung mấy cái đó là những phát kiến sau này, có vay mượn một số điều từ chánh tạng Phật dạy, nhưng tôi thấy nó giống giống như các loại vàng pha, mà vang pha thì ngu tôi cũng có nên không cần phải pha thêm nữa :D
Khà khà, vậy sao!

vậy là câu ĐH trích nằm ở đề mục "quán Thân" (3 màu còn lại là các mục quán Thọ, Tâm, Pháp). Như vậy, xét đầy đủ theo bối cảnh của kinh văn thì quan điểm "ở giai đoạn này phật dạy lấy hơi thở làm đề mục nên chỉ theo dõi hơi thở là chính" không khế hợp. Trừ khi đổi các đề mục quán của Tứ niệm xứ thành "Thở, Thọ, Tâm, Pháp" thì quan điểm đó mới khế hợp. Nhưng mà như vậy thì... ~x(

Mà tôi thấy đây là vấn đề thực thành, bỏ bớt văn tự chữ nghĩa đi mà thực hành thì nó mới hay, sa đà vào chữ nghĩa nhiều quá đôi khi lại mất hay :D Tôi thì chưa thực hành được vì ở nhà tôi không có chỗ nào để "đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt" cả :D
Lạ lạ, 16 pháp quán niệm hơi thở thì chế tác vào Thân thọ tâm pháp. Đi ngược với mình đã học lại nơi HT Viên Minh rồi đó. Bạn làm sao có tài liệu này hay quá nhỉ ? :)
Bạn không thực hành pháp quán niệm hơi thở vì không có phương tiện nơi trú xứ, tức là bạn chưa bao giờ tu sửa ?
Chớ theo tôi nghĩ, ngoài pháp quán niệm hơi thở vẫn có nhiều phương tiện khác trong Tứ Niệm Xứ mà?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Kính gởi đạo hữu KHÔNG BIÊT xin trả lời hai câu hỏi cuả đạo hữu nhe có gì sai mong chỉ dẫn thêm
câu 1/Tu tứ niệm xứ nhằm mục đích:"đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn."http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
vâng đó là mục đích duy nhất mà tất cả người tu học theo chánh tạng pali đều mong muốn
câu 2/ câu này khó à nhe ~x( .ĐỨC PHẬT từng nói ngài chỉ là bậc đạo sư chỉ đường còn việt thực hành có kết quả hay không là do chính mình có phải vậy không đạo hữu? đúng thế một vị thầy dạy toán chỉ đưa ra công thức không bao giờ nói kết quả, phần còn lại thì học sinh tự giải và tự biết kết qủa.Nếu con đường bát chánh mà hành giả đã thực hành tròn đầy rồi thì qủa vị niết bàn sẽ đến lúc đó hành giả sẽ nếm trải hương vị cuả vô ngã là gì không cần phật phải nói trước chi cho rối đội hình
Xin hỏi đạo hưũ lại 2 câu nhe
CÂU 1/ trong kinh tứ niệm xứ không hề thấy đức phật nói đến các trạng thái từ sơ thiền---> tứ thiền nhưng tu tập đúng vẫn chứng ngộ niết bàn, cũng trong trung bộ kinh ngoại bài kinh tứ niệm xứ rãi rác một số bài kinh đức phật lại dùng tứ thiền để làm công cụ hướng tới tam minh thấ́y rõ Tứ Đế và vẫn chứng ngộ niết bàn.Phải chăng đã có hai con đường? không như một con đường duy nhất để chứng ngộ niết bàn mà bài kinh tứ niệm xứ thế tôn đã dạy
CÂU 2/ trong tứ niệm xứ THÂN THỌ TÂM PHÁP khi tu tập cái nào cần tu trước cái nào tu sau? hay tu một lượt bởi vì đầu tiên đức phật dạy quán thân trước nhưng thực tế trong cuộc sống khi xúc duyên đối cảnh thì nó rối tùm lum hết không theo thứ tự như lời phật dạy vậy tại sao phật lại dạy quán thân trước ?kính mong hiền giả chỉ dẫn thêm


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Kính gởi đạo hữu KHÔNG BIÊT xin trả lời hai câu hỏi cuả đạo hữu nhe có gì sai mong chỉ dẫn thêm
câu 1/Tu tứ niệm xứ nhằm mục đích:"đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn."http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
vâng đó là mục đích duy nhất mà tất cả người tu học theo chánh tạng pali đều mong muốn
Câu này không sai nhưng chưa đúng với lợi ích thiết thực mà Tứ niệm xứ đem lại.

* Yêu cầu đạo hữu bỏ qua câu mở đề đó, đọc lại thật kỹ 3 lần xem nội hàm pháp tu Tứ Niệm xử là để làm gì ? :D
câu 2/ câu này khó à nhe ~x( .ĐỨC PHẬT từng nói ngài chỉ là bậc đạo sư chỉ đường còn việt thực hành có kết quả hay không là do chính mình có phải vậy không đạo hữu? đúng thế một vị thầy dạy toán chỉ đưa ra công thức không bao giờ nói kết quả, phần còn lại thì học sinh tự giải và tự biết kết qủa.Nếu con đường bát chánh mà hành giả đã thực hành tròn đầy rồi thì qủa vị niết bàn sẽ đến lúc đó hành giả sẽ nếm trải hương vị cuả vô ngã là gì không cần phật phải nói trước chi cho rối đội hình
Câu này tôi có thể mở rộng thêm là 37 phẩm trợ đạo (đã bao hàm Bát chánh đạo) chẳng thấy đả động gì đến "Vô ngã". Bao nhiêu đó chẳng lẻ chưa đủ để tu giải thoát hay sao mà Phật phải cho thêm cái ông "Vô ngã" vào? Một cách qua loa dễ dải thì câu trả lời của Đạo hữu cũng có thể tạm chấp nhận được. Nghĩa là đạo hữu cho rằng với phương tiện Bát chánh đạo là đủ để đi tới đích (khi tới đích thì tự động nhận chân được Vô ngã). Nhưng xét kỹ thì không phải như vậy đâu ĐH, "Vô ngã quán" vẫn là phương tiện dành cho người đang tu chứ không phải là người đã tới đích. :D
Tôi cũng đồng ý với Đh, Bát Chánh đạo (hay 37 phẩm trợ Đạo) là đủ để thẳng tiến tới Niết bàn, không cần thông qua phương tiện "Vô ngã quán". Nhưng "Vô ngã quán" lại lại rất cần cho những người tinh tấn tu nhưng bị lọt vào đường tà, còn nếu không lọt đường tà thì bỏ qua phương tiện "Vô ngã quán" vẫn tới đích.
Cái này phải xài tới "kinh Phạm võng" + "Thiên Uẩn - Tương Ưng bộ" + thêm một vài phương tiện khác mới giải nổi. :D
Xin hỏi đạo hưũ lại 2 câu nhe
CÂU 1/ trong kinh tứ niệm xứ không hề thấy đức phật nói đến các trạng thái từ sơ thiền---> tứ thiền nhưng tu tập đúng vẫn chứng ngộ niết bàn, cũng trong trung bộ kinh ngoại bài kinh tứ niệm xứ rãi rác một số bài kinh đức phật lại dùng tứ thiền để làm công cụ hướng tới tam minh thấ́y rõ Tứ Đế và vẫn chứng ngộ niết bàn.Phải chăng đã có hai con đường? không như một con đường duy nhất để chứng ngộ niết bàn mà bài kinh tứ niệm xứ thế tôn đã dạy
CÂU 2/ trong tứ niệm xứ THÂN THỌ TÂM PHÁP khi tu tập cái nào cần tu trước cái nào tu sau? hay tu một lượt bởi vì đầu tiên đức phật dạy quán thân trước nhưng thực tế trong cuộc sống khi xúc duyên đối cảnh thì nó rối tùm lum hết không theo thứ tự như lời phật dạy vậy tại sao phật lại dạy quán thân trước ?kính mong hiền giả chỉ dẫn thêm
1/ Thật ra là một con đường thôi Đạo hữu, nhưng tùy theo đối tượng và ngữ cánh mà Phật nhấn mạnh những gì muốn nói:

"Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm." -

rõ là Tứ niệm xứ chính là Chánh niệm - chi phần thứ 7 trong Bát chánh đạo phải không Đạo hữu. Tùy theo ngữ cảnh mà cách dùng từ có khác nhau :D

2/ Ai biểu đạo hữu đem cái Tứ niệm xứ mà đi đối duyên xúc cảnh, chẳng phải Phật đã bảo rõ là: "Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt", bỏ qua lời Phật dạy mà lên đây hỏi tôi thì có ích gì :D

muốn thực hành pháp Tứ Niệm xứ cần có 2 điều kiện:
- thứ nhất, phải là Tỷ-kheo; tôi chưa thấy bài kinh nào Phật dạy: "Cư sĩ đi đến khu rừng, gốc cây, ngôi nhà trống..." cả
- thứ hai, phải có bối cảnh tu thích hợp "khu rừng, gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống..."

nếu không đảm bảo hai điều này thì chỉ là những người làm Sai người Sai việc, không có kết quả gì đâu :D

Đạo hữu cần phân biệt Chánh niệm và Tỉnh giác? Ở hoản cảnh của đạo hữu thì chỉ có thể tu ở mức độ Tỉnh giác mà thôi, còn Chánh niệm theo đúng chuẩn kinh tạng pali thì không được đâu.

Xong rồi hen. Lần này tôi không nêu thêm câu hỏi nào với Đạo hữu, chỉ yêu cầu Đh xem lại 2 câu hỏi trên của tôi. Làm rõ rốt ráo 2 câu đó thì xem ra chánh pháp được "xán lạng" thêm chút chút. :D

Thân ái!


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Không biết đã viết:
chanhhoitrong_123 đã viết:Kính gởi đạo hữu KHÔNG BIÊT xin trả lời hai câu hỏi cuả đạo hữu nhe có gì sai mong chỉ dẫn thêm
câu 1/Tu tứ niệm xứ nhằm mục đích:"đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn."http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
vâng đó là mục đích duy nhất mà tất cả người tu học theo chánh tạng pali đều mong muốn
Câu này không sai nhưng chưa đúng với lợi ích thiết thực mà Tứ niệm xứ đem lại.

* Yêu cầu đạo hữu bỏ qua câu mở đề đó, đọc lại thật kỹ 3 lần xem nội hàm pháp tu Tứ Niệm xử là để làm gì ? :D
câu 2/ câu này khó à nhe ~x( .ĐỨC PHẬT từng nói ngài chỉ là bậc đạo sư chỉ đường còn việt thực hành có kết quả hay không là do chính mình có phải vậy không đạo hữu? đúng thế một vị thầy dạy toán chỉ đưa ra công thức không bao giờ nói kết quả, phần còn lại thì học sinh tự giải và tự biết kết qủa.Nếu con đường bát chánh mà hành giả đã thực hành tròn đầy rồi thì qủa vị niết bàn sẽ đến lúc đó hành giả sẽ nếm trải hương vị cuả vô ngã là gì không cần phật phải nói trước chi cho rối đội hình
Câu này tôi có thể mở rộng thêm là 37 phẩm trợ đạo (đã bao hàm Bát chánh đạo) chẳng thấy đả động gì đến "Vô ngã". Bao nhiêu đó chẳng lẻ chưa đủ để tu giải thoát hay sao mà Phật phải cho thêm cái ông "Vô ngã" vào? Một cách qua loa dễ dải thì câu trả lời của Đạo hữu cũng có thể tạm chấp nhận được. Nghĩa là đạo hữu cho rằng với phương tiện Bát chánh đạo là đủ để đi tới đích (khi tới đích thì tự động nhận chân được Vô ngã). Nhưng xét kỹ thì không phải như vậy đâu ĐH, "Vô ngã quán" vẫn là phương tiện dành cho người đang tu chứ không phải là người đã tới đích. :D


Phải thực hành hoặc là tư duy thật kỷ Phật sử Giáo Pháp Phật dạy, trước khi giúp đở đồng đạo. Nói thiếu tư duy, thiếu chánh kiến hay nói ngược lại với kinh điển là hậu quả đọa ghê lắm. Kiếp sau sẽ không thấy được chánh Pháp, đừng nhất thời, tự nghĩ mình là người thông minh nổi hứng, nói bằng sự suy đoán cho rằng tâm trí phát minh ra sau thì nói vậy. Không phải diễn đàn là ảo, muốn nói sao thì nói. Nhưng tâm bị nhiểm của vọng tưởng mình tạo thì khó mà học đạo lắm người ơi.


37 phẩm trợ đạo thì chỉ là trợ đạo, hay 1/4 của Tứ Diệu Đế thôi. Theo Phật sử, thời Ngài ngộ đạo dưới cây Bồ Đề... Sau đó là Ngài đến nơi tu tập của 5 anh em Kiều Trần Như, Đức Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế, chỉ có Ngài Kiều Trần Như là chứng thánh quả A-la-hán. Nên Đức Phật mới chuyển pháp luân dạy tiếp bài pháp thứ hai cho 4 người còn lại, đó là Kinh Vô Ngã Tướng.

Như vậy! thời Pháp nào là một con đường đến Niết Bàn..!?

Tôi cũng đồng ý với Đh, Bát Chánh đạo (hay 37 phẩm trợ Đạo) là đủ để thẳng tiến tới Niết bàn, không cần thông qua phương tiện "Vô ngã quán". Nhưng "Vô ngã quán" lại lại rất cần cho những người tinh tấn tu nhưng bị lọt vào đường tà, còn nếu không lọt đường tà thì bỏ qua phương tiện "Vô ngã quán" vẫn tới đích.
Nếu hiểu lịch sử Đức Phật dạy cho 5 anh em Kiều Trần Như trên, chắc chắn là bạn không nói đoạn này. Nếu lọt vào đường tà thì thế nào? tại sao bị lọt hãy cho biết nhé. Tội lỗi, tội lỗi.
Cái này phải xài tới "kinh Phạm võng" + "Thiên Uẩn - Tương Ưng bộ" + thêm một vài phương tiện khác mới giải nổi. :D
???? Kinh Phạm Võng dạy gì, dạy thế nào ?
Xin hỏi đạo hưũ lại 2 câu nhe
CÂU 1/ trong kinh tứ niệm xứ không hề thấy đức phật nói đến các trạng thái từ sơ thiền---> tứ thiền nhưng tu tập đúng vẫn chứng ngộ niết bàn, cũng trong trung bộ kinh ngoại bài kinh tứ niệm xứ rãi rác một số bài kinh đức phật lại dùng tứ thiền để làm công cụ hướng tới tam minh thấ́y rõ Tứ Đế và vẫn chứng ngộ niết bàn.Phải chăng đã có hai con đường? không như một con đường duy nhất để chứng ngộ niết bàn mà bài kinh tứ niệm xứ thế tôn đã dạy
Hiểu thế nào mà đặt nghi vấn giống y như người ngoại đạo?

CÂU 2/ trong tứ niệm xứ THÂN THỌ TÂM PHÁP khi tu tập cái nào cần tu trước cái nào tu sau? hay tu một lượt bởi vì đầu tiên đức phật dạy quán thân trước nhưng thực tế trong cuộc sống khi xúc duyên đối cảnh thì nó rối tùm lum hết không theo thứ tự như lời phật dạy vậy tại sao phật lại dạy quán thân trước ? kính mong hiền giả chỉ dẫn thêm
Nghi vấn này đặt ra cũng không chuẩn, kinh nào Đức Phật dạy là phải quán thân trước ?
1/ Thật ra là một con đường thôi Đạo hữu, nhưng tùy theo đối tượng và ngữ cánh mà Phật nhấn mạnh những gì muốn nói:

"Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm." -
Đọc kinh chưa chắc hiểu kinh, hiểu kinh được chưa chắc hiểu chánh niệm.
Trong bài kinh này, bạn làm sao thực hành để có chánh niệm.

Còn chữ chánh niệm ai viết cũng được, nói chánh niệm người ngoại đạo cũng biết nói, chỉ cần copy bài kinh là trở thành người biết chánh niệm. Thì ai cũng làm được.
rõ là Tứ niệm xứ chính là Chánh niệm - chi phần thứ 7 trong Bát chánh đạo phải không Đạo hữu. Tùy theo ngữ cảnh mà cách dùng từ có khác nhau :D
Sai dữ rồi. Xem lại đi.
2/ Ai biểu đạo hữu đem cái Tứ niệm xứ mà đi đối duyên xúc cảnh, chẳng phải Phật đã bảo rõ là: "Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt", bỏ qua lời Phật dạy mà lên đây hỏi tôi thì có ích gì :D
Hề hề, trả lời như vậy thì đúng rồi. Người mù dẫn người đuôi thì làm sao biết. Bạn thấy thế nào. Giận à !?
muốn thực hành pháp Tứ Niệm xứ cần có 2 điều kiện:
- thứ nhất, phải là Tỷ-kheo; tôi chưa thấy bài kinh nào Phật dạy: "Cư sĩ đi đến khu rừng, gốc cây, ngôi nhà trống..." cả
- thứ hai, phải có bối cảnh tu thích hợp "khu rừng, gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống..."

nếu không đảm bảo hai điều này thì chỉ là những người làm Sai người Sai việc, không có kết quả gì đâu :D
Giáo Lý của Đức Phật có dạy kỳ thị giống như bạn nghĩ vậy à. Không dạy cho cư sĩ sao...!?
Kế nữa phải ở khu rừng, gốc cây, nhà trống mới tu được sao thấy bạn giải mà đặt điều kiện này nọ. Còn ở am cốc, chùa miểu hay ở nhà thì không tu được, có phải vậy không?

Đạo hữu cần phân biệt Chánh niệm và Tỉnh giác? Ở hoản cảnh của đạo hữu thì chỉ có thể tu ở mức độ Tỉnh giác mà thôi, còn Chánh niệm theo đúng chuẩn kinh tạng pali thì không được đâu.

Xong rồi hen. Lần này tôi không nêu thêm câu hỏi nào với Đạo hữu, chỉ yêu cầu Đh xem lại 2 câu hỏi trên của tôi. Làm rõ rốt ráo 2 câu đó thì xem ra chánh pháp được "xán lạng" thêm chút chút. :D

Thân ái!
Chánh niệm và Tỉnh giác mức độ giải thích của bạn cũng không hợp lý, thì kiêu người học là học thế nào. Lạ thật đúng là thời nay, tu giữa thời thường. Không chịu học, chỉ muốn làm thầy thiên hạ.

Kiến thủ thật là tại hại. Bạn thật sự là có học thì hãy làm cho tôi không thể viết thêm gì được (mở miệng ra) thời mới hay. Còn...!? X-( X-( X-(

Im lặng nhưng thiếu trí
Không phải bậc thánh hiền
Như người cầm cán cân
Trí giả chọn điều thiện

Từ bỏ các ác hạnh
Chính là bậc mâu ni
Ai biết hai thế giới
Mới đúng là ẩn sĩ.268-269


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Hihi. Đạo hủ Chú Hỉ thật là bất lịch sự, lần trước tôi đã không nói, lần này Đh lại tiếp tục. :D

Tôi không thích những kẻ chen ngang câu chuyện của người khác, lại còn cắt xẻo bài viết của người ta ra tùm lum để mà truy vấn. Làm vậy còn gì là tình đạo với nhau. Có lẻ tôi với đạo hữu không có duyên với nhau trong chủ đề này. :D

Như kẻ câm người ngu
Giữa ác bá cường hào
Giữa những kẻ ồn ào
Người trí hằng im lặng.

Hãy nghe các dòng nước
Từ khe núi vực sâu
Nước khe núi chảy ồn
Biển lớn đầy im lặng. (720. Sn)

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chú Hỉ đã viết: Nếu bạn không đem việc nhạy cảm vào đây thì cũng không ai nói bạn là người không hiểu đạo. Hi hi,
Trong Pháp Cú kinh dạy: những điều muốn dạy người, hãy tự dạy mình trước thì mới dạy được người sau, tự điều phục đâu phải dễ.

Soạn giả dịch những từ nhạy cảm (có hay không có?) là của soạn giả (mang quả báo/hiệu báo) riêng của người đó, nên nhớ không có một vị đắc đạo nào mà tự mình phỉ báng đạo mình cả.
Nếu không tìm hiểu rõ ràng và tác giả Trí Giả Đại Sư là ai, nguồn gốc của Kinh.v.v.

Tại sao! chúng ta không học cái hay của Cổ đức để bổ túc những cái kém cõi của hiện nay.
Đạo hữu có đọc lộn chăng tôi có muốn dạy đời ai đâu? đọc nhiêu đó mà không hiểu thì đạo hữu vào box này để dạy ai, chính đạo hữu mới muốn dạy đời người khác thì có. Trao đổi để học hỏi lẫn nhau thì tốt muốn bắt lỗi chữ nghĩa đạo hữu chưa đủ tư cách đâu nhe .Nói thẳng luôn cuộc đời của tôi chỉ có tin PHật và các vị thánh tăng A la hán, tôi không cần biết ông Trí Giả đại sư gì đó là ai . Đạo hữu hãy nhớ một điều rằng hơn 2000 năm nay rồi chưa ai có thể hơn phật đâu đừng có tài lanh
Bạn trích dẫn lời trong kinh ra thì đúng quá xá, nhưng chúng ta là người cùng đi chung một con đường. Bạn hãy giải thích hương vị giải thoát là như thế nào.

Tại sao chỉ có một con đường đó là con đường độc nhất (Tứ Niệm Xứ) vậy còn lại là 33 con đường khác thì không cần thiết hay sao!

Vựot khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu... Thì tôi hiểu vì đã đọc trong Tứ Diệu Đế. Còn thành tựu chánh trí nghĩa thế nào?

Chứng ngộ niết bàn ư? hiểu như thế nào mới gọi là chứng ngộ?

Đúng là những mỹ từ hay để thi lấy bằng đại học, tiến sĩ... nhưng chưa áp dụng được với người thực hành (hành giả). Đừng ngại cứ tự tâm mà trải lòng thì mới có cơ hội sửa sai bạn nhé. :
Nhắc đạo hữu một lần nữa trước khi đọc một bài của ai đó thì đạo hữu nên đeo kiến cận 15 độ vào nhé, tôi có nói là tôi đạt hương vị giải thoát đâu mà kêu tôi diễn tả, nếu lỡ xui mà có giải thoát đi nữa ngu tôi cũng không dại gì nói cho người thiển cận như đạo hữu biết đâu .Còn tại sao chỉ có con đường duy nhất đạo hữu muốn biết thì gặp đức Phật mà hỏi, nhập niết bàn đi sẽ có cơ hội đấ́y. Ai đó muốn chế ra 33 con đường hay 3300 con đường thì cứ việc chế chứ sao hỏi tôi đừng trao đổi với tư cách của kẻ bề trên nhé! nếu mình là phật rồi thì vào đây làm gì ? Á NGỘ không biết mình đã đúng chưa mà kêu người ta trải lòng sửa sai một cách ngạo mạn vậy trời. Về nhà bú sữa mẹ đi để khôn thêm một tý nữa nhé =))


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Hihi. Đạo hữu CHT cũng nóng tính quá hen. :D Dù rằng Đh Chú Hỉ có đôi chút tào lao nhưng mà Đh cũng không nên sân si như thế, nó ko hợp với tinh thần "khẩn thỉnh" ban đầu của ĐH. Người khác nhìn vào sẽ hiểu lầm, cho rằng những kẻ theo học PGNT cũng thô lổ phàm phu, chẳng có một chút khí độ và phong thái của những người biết tu. :D
Những gì không cần thiết Đh bỏ qua đi, tập trung vào phần thảo luận còn dang dở để làm cho "xán lạng" chánh pháp kìa. :D

Thân ái!


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÂM THƯ KHẨN THỈNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Không biết đã viết:Hihi. Đạo hủ Chú Hỉ thật là bất lịch sự, lần trước tôi đã không nói, lần này Đh lại tiếp tục. :D

Tôi không thích những kẻ chen ngang câu chuyện của người khác, lại còn cắt xẻo bài viết của người ta ra tùm lum để mà truy vấn. Làm vậy còn gì là tình đạo với nhau. Có lẻ tôi với đạo hữu không có duyên với nhau trong chủ đề này. :D

Như kẻ câm người ngu
Giữa ác bá cường hào
Giữa những kẻ ồn ào
Người trí hằng im lặng.

Hãy nghe các dòng nước
Từ khe núi vực sâu
Nước khe núi chảy ồn
Biển lớn đầy im lặng. (720. Sn)

Thân ái!
Chào hai bạn Không Biết và chanhhoitrong_123

Hề hề, còn ít tuần lễ là hết năm 2014 rồi, có trách, mắng, chửi Hỉ đây sao cũng vui và đón nhận, yên chí Chú Hỉ này không ăn miếng trả miếng, hay ngậm máu phung người dơ miệng mình đâu.

Nhưng tội phỉ báng kinh tạng thì dầu ai có dốt chi hoặc mới học thì cũng biết là quí vị nói không đúng kinh sách. Quí vị có đọa hay làm A la Hán, làm Phật là ở nơi quí vị.
Chớ nói giáo lý thì phải dựa vào kinh, gạt bỏ tâm ít kỷ, ngạo mạn, kỳ thị ra mà nói một cách công bằng và khách quan. Cổ đức đã từng dạy ''Nói có sách, mách có chứng''

Cớ sao quí vị nói không có sách vở: lại chê bai, đoán mò, kỳ thị.v.v.

Vì Hỉ tôi đây thấy quí vị biết viết một chữ Phật tôn kính thì cũng là đồng đạo với nhau, hễ đồng đạo thấy sai thì nói cho ra lẽ.

Với lại diễn đàn là sân văn hóa Phật giáo, kẻ nào nói không đúng sách dở thì phải phê bình, còn làm ngơ cho quí vị tự sướng, nghĩ sao nói vậy, nói theo ngẩu hứng thì tôi có khác nào gián tiếp cho ngoại đạo, cớ sao chẳng thông, mà còn giận người có ít lợi chi, xin hỏi ?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách