Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

"... sắc uẩn liên tục tạo cảnh già nua và bệnh hoạn,
không ngừng.
Danh uẩn không bao giờ nghỉ ngơi.
Cả hai làm việc như cái máy
vì phải gánh chịu nghiệp quả ..."


Danh và sắc, tâm và thân không ngừng làm việc vì nghiệp quả bắt phải như vậy .

Tóm lại, với cái nhìn của Ngài Ajahn Mun, tất cả chúng ta đây chỉ là những hình nhân bằng gỗ, bị nghiệp quả giật dây mà thôi .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Nhưng theo chị làm thơ có giống như hát hò không ? Vậy có phạm giới không?
Giới luật được đặt ra là để bảo vệ chúng ta không bị Tam Độc (Tham Sân Si) quấy phá .

Khi phàm nhân làm thơ, bị hồn thơ lôi cuốn . Do đó, tâm bị Si bao phủ, không thể thức tỉnh để giữ tâm trong thân .

Trái lại, khi làm bài thơ ca ngợi giải thoát khỏi ngũ uẩn, Ngài Ajahn Mun đã hoàn toàn thoát khỏi phiền não . SI không hề hiện diện trong tâm Ngài .

Chúng ta có Kinh Pháp Cú đọc như thơ, phát xuất từ Kim Khẩu của Đức Phật, đó em .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:
zelda đã viết:Nhưng theo chị làm thơ có giống như hát hò không ? Vậy có phạm giới không?
Giới luật được đặt ra là để bảo vệ chúng ta không bị Tam Độc (Tham Sân Si) quấy phá .

Khi phàm nhân làm thơ, bị hồn thơ lôi cuốn . Do đó, tâm bị Si bao phủ, không thể thức tỉnh để giữ tâm trong thân .

Trái lại, khi làm bài thơ ca ngợi giải thoát khỏi ngũ uẩn, Ngài Ajahn Mun đã hoàn toàn thoát khỏi phiền não . SI không hề hiện diện trong tâm Ngài .

Chúng ta có Kinh Pháp Cú đọc như thơ, phát xuất từ Kim Khẩu của Đức Phật, đó em .

Mến,
YP :)
Như vậy cũng không thể nào cho rằng một người chứng Tứ Quả có thể phạm giới .
Có thể đó không phải là thơ . Muốn làm thơ phải có tâm "Si" vì tâm hồn bay bổng mới làm thơ được .

Kinh pháp cú không phải là thơ . Chỉ là những câu được sắp xếp sao cho dễ đọc , dễ thuộc . Hoàn toàn không mang tính đọc vào có cảm giác lâng lâng thơ thẩn .

Kinh dạy phải chánh niệm . Mà đọc kinh lại gây cảm giác không chánh niệm điều này rất phi lý .

Có lẽ em phải len mạng hỏi các sư nữa .

Có lần em hỏi Cư Sĩ Đức Tài . Thầy cũng xác nhận là đọc kinh là lên giọng xuống giọng , mơ mơ màng màng . Dù là kinh Pali , dù là Sư đọc . Cũng là phạm giới .

Chị nghĩ sao?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Như vậy cũng không thể nào cho rằng một người chứng Tứ Quả có thể phạm giới .
Có thể đó không phải là thơ . Muốn làm thơ phải có tâm "Si" vì tâm hồn bay bổng mới làm thơ được .

Kinh pháp cú không phải là thơ . Chỉ là những câu được sắp xếp sao cho dễ đọc , dễ thuộc . Hoàn toàn không mang tính đọc vào có cảm giác lâng lâng thơ thẩn .

Kinh dạy phải chánh niệm . Mà đọc kinh lại gây cảm giác không chánh niệm điều này rất phi lý .

Có lẽ em phải len mạng hỏi các sư nữa .

Có lần em hỏi Cư Sĩ Đức Tài . Thầy cũng xác nhận là đọc kinh là lên giọng xuống giọng , mơ mơ màng màng . Dù là kinh Pali , dù là Sư đọc . Cũng là phạm giới .

Chị nghĩ sao?
Cư sĩ Đức Tài nói đúng đó em .

Chị đọc bài "Chứng Đạo Ca" này như học Kinh Tạng, như nghe thuyết giảng, đọc sách của các Sư đó em . Ngài Ajahn Mun viết bằng tiếng Thái, được dịch sang Anh ngữ . Cuối cùng, thầy Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ qua bản Anh ngữ . Như vậy, thật ra, chúng ta chỉ đọc để hiểu ý của tác giả mà thôi .

Chị nghe vài cuốn băng tụng kinh, giọng các thầy cô lên xuống du dương lắm :) . Hình như với Phật tử Việt nam, đọc kinh nhịp nhàng lên xuống như ngâm vịnh mới hay . Tinh thần yêu thơ phú qua giọng hò tiếng hát, bắt nguồn từ lời ru của mẹ hiền, có lẽ là một phần của văn hóa Việt vậy :) .

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Các bạn thân mến,

Thầy Phạm Kim Khánh dịch "Dhamma" là "Phật Pháp" có vẻ thu hẹp "Dhamma" và hơi gượng ép . Thực ra, "Dhamma" rất khó dịch .

YP đề nghị chúng ta thay thế "Phật Pháp" trong bài Chứng Đạo Ca với chữ "Pháp" mà thôi .

Mến,
YP :)

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:
zelda đã viết:Như vậy cũng không thể nào cho rằng một người chứng Tứ Quả có thể phạm giới .
Có thể đó không phải là thơ . Muốn làm thơ phải có tâm "Si" vì tâm hồn bay bổng mới làm thơ được .

Kinh pháp cú không phải là thơ . Chỉ là những câu được sắp xếp sao cho dễ đọc , dễ thuộc . Hoàn toàn không mang tính đọc vào có cảm giác lâng lâng thơ thẩn .

Kinh dạy phải chánh niệm . Mà đọc kinh lại gây cảm giác không chánh niệm điều này rất phi lý .

Có lẽ em phải len mạng hỏi các sư nữa .

Có lần em hỏi Cư Sĩ Đức Tài . Thầy cũng xác nhận là đọc kinh là lên giọng xuống giọng , mơ mơ màng màng . Dù là kinh Pali , dù là Sư đọc . Cũng là phạm giới .

Chị nghĩ sao?
Cư sĩ Đức Tài nói đúng đó em .

Chị đọc bài "Chứng Đạo Ca" này như học Kinh Tạng, như nghe thuyết giảng, đọc sách của các Sư đó em . Ngài Ajahn Mun viết bằng tiếng Thái, được dịch sang Anh ngữ . Cuối cùng, thầy Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ qua bản Anh ngữ . Như vậy, thật ra, chúng ta chỉ đọc để hiểu ý của tác giả mà thôi .

Chị nghe vài cuốn băng tụng kinh, giọng các thầy cô lên xuống du dương lắm :) . Hình như với Phật tử Việt nam, đọc kinh nhịp nhàng lên xuống như ngâm vịnh mới hay . Tinh thần yêu thơ phú qua giọng hò tiếng hát, bắt nguồn từ lời ru của mẹ hiền, có lẽ là một phần của văn hóa Việt vậy :) .

tangbong

Da vậy chị em mình thống nhất là Chứng Đạo Ca . Thật ra là được xếp vần cho xuông dễ đọc , dễ thuộc . Không hề mang tính thi ca hay thơ trù gì hết ha .

Em thấy các luận án tiến sỹ về các bộ môn khoa học . Có ông nào làm thơ văn gì đâu ^^

Nhắn riêng với chị : Em có nhờ một người có tên là PT DinhPhong add nick chị . Mỗi khi chị lên PT sẽ kéo chị vào room nguyên thủy của mình . Mà em nó nói là kéo chị không vô . Mấy lần em thấy chị gọi hoài mà cũng không thấy chị đáp nữa . Khoản 20h30 giờ VN thì có room Diệu Pháp thu hút khoản 60-70 người nghe pháp . Mang tính chất rất chuyên nghiệp , của hệ phái mình nữa . Chị nhớ tham gia nha .

tangbong
Mến !!!


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết: Da vậy chị em mình thống nhất là Chứng Đạo Ca . Thật ra là được xếp vần cho xuông dễ đọc , dễ thuộc . Không hề mang tính thi ca hay thơ trù gì hết ha .
Thú thật với em, có lẽ chị phải gồng mình đọc bản Anh ngữ vì đôi chỗ trong bản Việt ngữ, chị không hiểu chi hết trơn hết trụi :) .

Này nhé:

Việt Ngữ: "Một cái hồ bốn vách, nước đầy ngập đến miệng." nghĩa là gì :) ?

Thì ra, thầy Phạm Kim Khánh dịch:

Anh ngữ: "A four-sided pool, brimming full?"

chỉ cái hồ đầy ắp nước (nước mấp mé lên đến miệng hồ) mà thôi :D .

Đọc muốn chết luôn :D .

zelda đã viết: Em thấy các luận án tiến sỹ về các bộ môn khoa học . Có ông nào làm thơ văn gì đâu ^^
Có lần chị được người thân tặng bản luận án tiến sĩ Vật lý để làm kỷ niệm . Chị dở ra coi, chỉ thấy chữ đen in trên nền giấy trắng rất đẹp mà thôi :D . May là bản luận án đó dùng mẫu tự a, b, c . Còn không, chị dám dở cuốn đó ngược đầu đuôi luôn :D .
zelda đã viết: Nhắn riêng với chị : Em có nhờ một người có tên là PT DinhPhong add nick chị . Mỗi khi chị lên PT sẽ kéo chị vào room nguyên thủy của mình . Mà em nó nói là kéo chị không vô . Mấy lần em thấy chị gọi hoài mà cũng không thấy chị đáp nữa . Khoản 20h30 giờ VN thì có room Diệu Pháp thu hút khoản 60-70 người nghe pháp . Mang tính chất rất chuyên nghiệp , của hệ phái mình nữa . Chị nhớ tham gia nha .

tangbong
Mến !!!
Vậy hả ? Hay quá . Chị sẽ rình rình vào nghe khi có dịp .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

YP xin mời các bạn cùng YP trở ngược lại từ đầu, đọc song song bài "Chứng Đạo Ca" qua hai ngôn ngữ ViêtAnh để chúng ta cùng tu học :) .

Bài "Chứng Đạo Ca" là bài viết Vấn Đáp giữa hai nhân vật . Vì thế, YP sẽ post từng câu hỏi kèm theo câu trả lời .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chị YP của em tuyệt vời quá . Chắc em cũng mau mau đi học E đi thôi . Có lẽ là phải đọc bản Anh Ngữ thì mới hiểu được đúng không chị?
Nói thật là em đọc xong Chứng Đạo Ca của ngài Ajahn Mun không hiểu gì mấy . Mà phần nào chị giảng nghĩa thì em biết vậy thôi . Xét ra em còn kém thông minh lắm .

Vậy là cho đên nay chị em mình thống nhất được khá nhiều vần đề ha chị?
Em thì quan trọng nhất là giới , vị ấy , người ấy mà phạm giới rồi thì nói gì cũng chỉ là nói cho lấy le mà thôi .
Nhưng may mắn là mình hệ phái Nam Tông nên phần nào yên tâm .

Trên room có nhiều Sư giỏi lắm . Có lần Sư thuyết pháp cho 1 chị Bắc Tông . Chị nghe xong chỉ còn biết cuối đầu đãnh lễ mà thôi .

Em đoan chắc chị nghe rồi cũng đâm ra ghiền hà .

Chị tham gia đi ha , rồi chi em mình tha hồ 8 . Các sư thích Phật Tử đặt câu hỏi lắm . Có lần em phải suy nghĩ gần chết để mà đặt câu hỏi cho room nữa đó .

Rất vui khi được biết chị . Có rãnh về Vn em bao chị ăn gà nướng nha ^^

tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Chị YP của em tuyệt vời quá . Chắc em cũng mau mau đi học E đi thôi . Có lẽ là phải đọc bản Anh Ngữ thì mới hiểu được đúng không chị?
Nói thật là em đọc xong Chứng Đạo Ca của ngài Ajahn Mun không hiểu gì mấy . Mà phần nào chị giảng nghĩa thì em biết vậy thôi . Xét ra em còn kém thông minh lắm .
Trời ơi, nghe em khen chị như mèo khen mèo dài đuôi vậy đó :) . Chị được em nhắc nhở nhiều lắm . Em quên sao ?
zelda đã viết:Vậy là cho đên nay chị em mình thống nhất được khá nhiều vần đề ha chị?
Đúng rồi . Hai chị em mình cùng coi giới rất trọng . Không trọng sao được khi Giới là căn bản để chúng ta xây dựng Định và Tuệ, phải không em ?
zelda đã viết: Em thì quan trọng nhất là giới , vị ấy , người ấy mà phạm giới rồi thì nói gì cũng chỉ là nói cho lấy le mà thôi .
Nhưng may mắn là mình hệ phái Nam Tông nên phần nào yên tâm .
=D> =D> =D>
zelda đã viết:Trên room có nhiều Sư giỏi lắm . Có lần Sư thuyết pháp cho 1 chị Bắc Tông . Chị nghe xong chỉ còn biết cuối đầu đãnh lễ mà thôi .

Em đoan chắc chị nghe rồi cũng đâm ra ghiền hà .

Chị tham gia đi ha , rồi chi em mình tha hồ 8 . Các sư thích Phật Tử đặt câu hỏi lắm . Có lần em phải suy nghĩ gần chết để mà đặt câu hỏi cho room nữa đó .
Em hăng hái như vậy, chắc các Sư cưng em lắm há ? :)
zelda đã viết:Rất vui khi được biết chị . Có rãnh về Vn em bao chị ăn gà nướng nha ^^

tangbong
Cám ơn em . Chị cũng rất vui được biết em . Được em đưa chị đi ăn, còn gì bằng :) ?

Mến,
YP :)

tangbong cafene


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Chứng đạo ca
Ca khúc hoan hỷ giải thoát ra khỏi ngũ uẩn


Namatthu sugatassa
Panca dhamma-khandhàni


Con xin khấu đầu đảnh lễ Ðấng Thiện Thệ,
bậc Tối Thượng Sư, dòng Thích Ca,
bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác;
và chín Pháp Siêu Thế
cùng Giáo Hội chư Thánh Tăng.


The Ballad of Liberation from the Khandhas

Namatthu sugatassa
Panca dhamma-khandhàni


I pay homage to the one Well-gone,
the Foremost Teacher, the Sakyan Sage,
the Rightly Self-Awakened One;
and to the nine transcendent Dhammas;
and to the Noble Sangha.



Vì đây là lời xưng tán hồng danh của Đức Thế Tôn, YP xin trích đăng định nghĩa vài danh từ trên:

http://www.budsas.org/uni/u-abtl/abtl-1.htm


- Ðấng Thiện Thệ - the one Well-gone - (Sugato) là người đi chân chánh. Ngài đi chân chánh vì đi trên Con Ðường Cao Quý, tức Bát Chánh Ðạo. Ngài đi theo phương pháp chân chánh, vì dứt bỏ mọi luyến ái và hướng đến trạng thái chu toàn. Mục tiêu cuộc hành trình của Ngài là chân chánh vì đó là Niết Bàn. Ngài đi chân chánh vì đi thẳng đường, không quanh co hay lui tới.

- bậc Tối Thượng Sư - the Foremost Teacher - bậc Thầy Cao Nhất .

- dòng Thích Ca - the Sakyan Sage .

- bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác - the Rightly Self-Awakened One - (Sammāsambuddho), vì Ngài thông suốt các pháp một cách chân chánh và tự mình chứng ngộ, không thầy chỉ dạy. Nơi đây, "không thầy chỉ dạy" có nghĩa là không có vị thầy nào chỉ dạy cho Ngài phương pháp tu học để chứng đắc Ðạo Quả Chánh Ðẳng Chánh Giác. Trước kia, Ngài có học với những vị thầy như Ālāra Kālāma, Uddaka Rāmaputta để hiểu biết thế gian pháp, nhưng để tiến đến tầng siêu thế thì chính Ngài phải tự mình quán nhìn vào trong, tìm chân lý bên trong. Đắc tuệ giải thoát, Ngài chứng ngộ Chân Lý tối hậu, chưa từng được biết.

- chín Pháp Siêu Thế - the nine transcendent Dhammas - 4 Ðạo của bốn tầng giác ngộ là Nhập Lưu, Nhứt Lai, Bất Lai, và A-La-Hán, cộng với 4 Quả của bốn tầng giác ngộ là Nhập Lưu, Nhứt Lai, Bất Lai, và A-La-Hán, và Niết Bàn (nibbàna - nirvàna). 4 + 4 + 1 = 9 .

- Giáo Hội chư Thánh Tăng - the Noble Sangha .

Ca khúc - Ballad
Giải thoát - Liberation
Khandas - các uẩn, những phần hợp lại thành năm nhóm tri giác gọi là Ngũ Uẩn.

Như vậy, "Ca khúc Giải thoát ra Khỏi Ngũ Uẩn" - The Ballad of Liberation from the Khandhas - được dịch là "Chứng Đạo Ca" là đúng rồi . Danh từ "Chứng Đạo Ca" này chưa hề được cầu chứng tại tòa, do đó thầy Phạm Kim Khánh dùng không sao :) .

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Giờ đây xin giản lược trình bày
Pháp Ngũ Uẩn,
theo như con được hiểu.


I will now give a brief exposition
of the Dhamma khandhas,
as far as I understand them.


Trong bài Chứng Đạo Ca này, Ngài Ajahn Mun sẽ trình bày Pháp Ngũ Uẩn một cách ngắn gọn theo ý Ngài hiểu mà thôi .


Chú thích của Ngài Thanissaro được thầy Phạm Kim Khánh dịch về Uẩn (Khandhas):

Khandha: Uẩn, những phần hợp lại thành năm nhóm tri giác gọi là Ngũ Uẩn. Ðó là rùpa (sắc uẩn, những hiện tượng vật lý); vedanà (thọ uẩn, những cảm giác vui thích, đau khổ hay trung tính, không-lạc, không-khổ); sannà (tưởng uẩn, khái niệm, nhãn hiệu, dấu hiệu); sankhàra (hành uẩn, sinh hoạt tâm linh, những tiến trình); và vinnàna (thức uẩn, sự hay biết).

Khandha: Component parts of sensory perception: rùpa (physical phenomena); vedanà (feelings of pleasure, pain, or indifference); sannà (concepts, labels, allusions); sankhàra (mental fashionings, formations, processes); and vinnàna (sensory consciousness).

tangbong


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách