Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Em vẫn không hiểu gì . Mong chị giải thích thêm .

Vậy sau cùng ý bài thơ này là Tâm nằm ngoài 5 uẫn hay thế nào chi?

Nếu nằm ngoài 5 uẫn thì là sai rồi .

~x(
Đoạn thơ trên tiếp đoạn tưởng uẩn lôi kéo ngoại cảnh (bát phong: khen chê, ... ) khiến "mind" lạc lối, điên đảo .

Chị nghĩ bài thơ này dùng "tục đế", không dùng "chân đế" . Ví dụ: khi chị tự xưng là "chị", và gọi em là "em", chị đã dùng tục đế để diễn tả tư tưởng, và đã đi ngược lại "chân đế" rồi .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda em,

Không biết Zelda nghĩ sao vì em giữ im lặng . Chị có cảm tưởng em chưa hài lòng lắm , nhưng chị không biết câu trả lời nào khá hơn .

Nếu em tìm được câu trả lời, nhớ cho chị biết nhé, vì chị cũng muốn biết như em . Tạm thời, chúng ta để đó, coi như câu hỏi của em chưa có câu đáp .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chị Yến Phương thân mến . Trong từ điễn của em không có cụm từ "Bó tay" khi em không muốn thoái lùi .

Trong thời gian này có mấy vấn đề cần suy niệm . Trong đó có vấn đề này . Em đi hơi chậm thôi .
Chị trả lời đúng rồi .Em hiểu nhưng người ta không hiểu . Em tìm cách nói để người ta hiểu thôi hà .



Chị qua bên Zelda vấn đáp xem em trả lời người ta về Tầng Thiền Vô Sắc Thứ 2 nè .

^^ tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Cuộc đàm thoại giữa hai thầy trò trong "Chứng Đạo Ca" - Phần Đầu (Thầy Hỏi Trò)

"Khi nói có sự chết, cái gì chết?"
"Sankhàras, hành uẩn chết, diệt trừ hậu quả của nó."


"When they say there's death, what dies?"
"Sankhàras die, destroying their effects."



Ghi chú:

http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... %E1%BB%9Fi

Thập nhị nhân duyên

Theo kinh Duyên khởi, mười hai nhân duyên cụ thể như sau:

1/ Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā), sự không thấu hiểu Tứ diệu đế, không hiểu Khổ là tính chất căn bản của đời sống;
2/ Vô minh sinh Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), hành động tạo nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng: thân, khẩu và ý;
3/ Hành sinh Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), làm nền tảng cho một đời sống tới. Thức này đi vào bụng mẹ. Thức lựa chọn cha mẹ đúng như Hành tốt xấu quy định;
4/ Thức sinh Danh sắc (zh. 名色, sa., pi. nāmarūpa), là toàn bộ tâm lí và vật lí của bào thai mới, do Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha) tạo thành;
5/ Danh sắc sinh Lục căn (zh. 六根, sa. ṣaḍāyatana, pi. saḷāyatana), là các giác quan, sáu căn (năm giác quan và khả năng suy nghĩ là sáu);
6/ Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc (zh. 觸, sa. sparśa, pi. phassa);
7/ Xúc sinh Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā), là cảm nhận của con người mới với thế giới bên ngoài;
8/ Thụ sinh Ái (zh. 愛, sa. tṛṣṇā, pi. taṇhā), tham ái, lòng ham muốn xuất phát từ vô minh;
9/ Ái sinh Thủ (zh. 取, sa., pi. upādāna) là điều cá nhân mới muốn chiếm lấy cho mình;
10/ Thủ dẫn đến Hữu (zh. 有, sa., pi. bhava), là toàn bộ những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới;
11/ Hữu dẫn đến Sinh (zh. 生, sa., pi. jāti), một thế giới và cá nhân mới xuất hiện hẳn hoi;
12/ Sinh sinh ra Lão tử (zh. 老死, sa., pi. jarāmaraṇa), vì có Sinh nên có hoại diệt.

Phân tích:
Người ta có thể nhìn Mười hai nhân duyên dưới nhiều cách phân tích khác nhau. Cách phân tích thông thường có tính thời gian là: yếu tố 1-2 thuộc về đời sống trước đây, yếu tố 3-7 là điều kiện và nguyên nhân sinh thành của đời sống sau này, yếu tố 8-10 là kết quả trong đời sống này, yếu tố 11-12 chỉ đời sống tương lai.

Mười hai nhân duyên chỉ rõ tính chất liên hệ lẫn nhau của dòng chảy "Tâm", "Vật" của thế giới hiện tượng, trong đó những khái niệm quan trọng nhất là "Ta", "Người", "Sinh vật". Nếu thuyết vô ngã chỉ rõ thế giới và con người do các yếu tố giả hợp kết thành với nhau, thật chất là trống rỗng, thì thuyết nhân duyên có tính chất tổng hợp các yếu tố đó, chỉ ra rằng mọi hiện tượng thân tâm đều bắt nguồn từ những hiện tượng khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó có thể nhìn dưới khía cạnh đồng thời hoặc có thứ tự thời gian.


______________________________________________________________________
Kinh nghiệm giác ngộ lí duyên khởi bao gồm Mười hai nhân duyên của Phật được ghi lại trong Luật tạng (sa., pi. vinayapiṭaka), phần Đại phẩm (pi. mahāvagga) như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):

Nguyên văn tiếng Pāli:

Tena samayena buddho bhagavā uruvelāyaṃ viharati najjā nerañjarāya tīre bodhirukkhamūle paṭhamābhisambuddho. atha kho bhagavā bodhirukkhamūle sattāhaṃ eka-pallaṃkena nisīdhi vimutti-sukha-paṭisaṃvedī.

atha kho bhagavā rattiyā paṭhamaṃ yāmaṃ paṭiccasamuppādaṃ anulomapaṭilomaṃ manas' ākāsi: avijjāpaccayā saṃkhārā, saṃkhārapaccayā viññāṇaṃ, viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ, nāmarūpaccayā saḷāyatanaṃ, saḷāyatanapaccayā phasso, phassapaccayā vedanā, vedanāpaccayā taṇhā, taṇhāpaccayā upādānaṃ, upādanapaccayā bhavo, bhavapaccayā jāti, jātipaccayā jarāmaraṇaṃ soka-parideva-dukkha-domanass-upāyāsā sambhavanti. evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

avijjāya tv eva asesa-virāga-nirodhā saṃkhāranirodho, saṃkhāranirodhā viññāṇanirodho, viññāṇanirodhā nāmarūpanirodho, nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho, saḷāyatana-nirodhā phassanirodho, phassanirodhā vedanānirodho, vedanānirodhā taṇhānirodho, taṇhānirodhā upādānanirodho, upādananirodhā bhavanirodho, bhavanirodhā jātinirodho, jātinirodhā jarāmaraṇaṃ soka-paridevadukkha-domanass-upāyāsā nirujjhanti. evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotīti.
atha kho bhagavā etam atthaṃ viditvā tāyaṃ velāyaṃ imaṃ udānaṃ udānesi: yadā have pātubhavanti dhammā ātāpino jhāyato brāhmaṇassa, ath`assa kaṃkhā vapayanti sabbā yato pajānāti sahetu-dhamman`ti"


Dịch nghĩa:

Thời nọ, Phật Thế Tôn an trú tại Ưu-lâu-tần loa (zh. 優樓頻螺, sa. uruvilvā, pi. uruvelā), bên bờ sông Ni-liên-thiền (zh. 尼連禪, sa. nairañjanā, pi. nerañjarā, nirañjarā) dưới gốc một cây bồ-đề, lần đầu tiên đạt chính đẳng giác (sa., pi. abhisambuddha). Phật Thế Tôn ngồi chân tréo kết già bảy ngày dưới gốc cây bồ-đề, thưởng thức sự an lạc của giải thoát.

Vào canh thứ nhất, Phật quán chiếu trong thâm tâm nguyên lí duyên khởi hướng xuôi chiều (sa., pi. anuloma) và ngược chiều (sa. pratiloma, pi. paṭiloma): Từ vô minh mà các hành phát sinh, từ các hành mà thức phát sinh, từ thức danh sắc, từ danh sắc là sáu giác quan (cùng với sáu đối tượng của chúng), từ sáu giác quan sinh ra xúc, từ xúc sinh ra thụ, từ thụ tham ái, từ tham ái ra thủ, từ thủ ra hữu, từ hữu ra sinh, từ sinh ra lão tử, ưu sầu, hoạn nạn, bất hạnh, tuyệt vọng. Sự hình thành của nguyên khối khổ này là như thế.

Qua sự chấm dứt và tiêu diệt của vô minh mà các hành chấm dứt, qua sự chấm dứt của hành mà thức chấm dứt, qua sự chấm dứt của thức mà danh sắc chấm dứt, qua sự chấm dứt của danh sắc mà sáu giác quan chấm dứt, qua sự chấm dứt của sáu giác quan mà sự chạm xúc chấm dứt, qua sự chấm dứt của sự chạm xúc mà thụ chấm dứt, qua sự chấm dứt của thụ mà tham ái chấm dứt, qua sự chấm dứt của tham ái mà thủ chấm dứt, qua sự chấm dứt của thủ mà hữu chấm dứt, qua sự chấm dứt của hữu mà sinh chấm dứt, qua sự chấm dứt của sinh mà lão tử, ưu sầu, hoạn nạn, bất hạnh, tuyệt vọng chấm dứt. Sự chấm dứt của nguyên khối khổ này là như vậy.

Lúc ấy, sau khi nhận thức rõ điều này, Thế Tôn thốt lên một cách cảm kích: "Thật như thế, khi các pháp hiện rõ cho một người tinh tiến, một hiền nhân đang quán chiếu thì tất cả những nghi hoặc của ông ta tan biến, bởi vì ông ta đã nhận thức được Pháp với nguyên nhân của nó (pi. hetu)."


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Mười hai nhân duyên chỉ rõ tính chất liên hệ lẫn nhau của dòng chảy "Tâm", "Vật" của thế giới hiện tượng, trong đó những khái niệm quan trọng nhất là "Ta", "Người", "Sinh vật". Nếu thuyết vô ngã chỉ rõ thế giới và con người do các yếu tố giả hợp kết thành với nhau, thật chất là trống rỗng, thì thuyết nhân duyên có tính chất tổng hợp các yếu tố đó, chỉ ra rằng mọi hiện tượng thân tâm đều bắt nguồn từ những hiện tượng khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó có thể nhìn dưới khía cạnh đồng thời hoặc có thứ tự thời gian

Chị YP ơi chị đã nói đúng cái lý của Thiền Tông chân chánh rồi đó .

Thật chất các pháp trống rỗng do chúng nó Vô Ngã .
Nhưng mà người thường đi hiểu ngược . Trống rỗng ->Vô Ngã-> Vô thường .

Vậy là chắc chắn phát sinh tà kiến .

Nhưng nếu ta hiểu theo chiều xuôi : Vô Thường->Vô Ngã->Trống rỗng .

kết : Do không có sự trường cữu(vô thường) nên các pháp hữu vi không có "Cốt lõi trường cữu" .

Chị cho em nhận xét đi ...


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Đoạn em trích ở trên không phải do chị viết đâu em .

Nó thuộc link của Website daitangkinhvietnam này đó:
http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... %E1%BB%9Fi

Chị đang bận một chút . Tối nay, chị sẽ đọc kỹ hơn .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chị xem em giải thích thế này đã thỏa đáng chưa

"Cái gì hoàn toàn thoát khỏi ngũ uẩn?"

"Dĩ nhiên là tâm, và duy nhất chỉ có tâm.
Tâm không nắm giữ hoặc rối loạn bị dính kẹt.
Không còn bị chất độc của quyền sở hữu,
không còn si mê,
đứng vững một mình.
Sannà, tưởng không còn có thể mê hoặc phỉnh lừa
quyến rũ chạy theo."


Bài thơ này do một vị hiểu đạo đối đáp với một hiểu đạo .

Ở đoạn thơ này câu : Cái gì hoàn toàn thoát khỏi ngũ uẫn?
Tức là : Cái gì không còn Phiền Não , Vô Minh ..v.v..
Vì : Thoát khỏi 5 uẫn tức là không chấp " sắc , thọ ,tưởng , hành , thức" là Ngã , Thường, chấp tà kiến ".

Trong bài kinh Vô Ngã Tướng đã nói rất rõ và ngài Ajahn Mun nói hoàn toàn không khác ý Phật chút nào .

Này các Tỳ kheo, các ngươi cho sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là thường hay vô thường?
Bạch đức Thế Tôn, các uẩn là vô thường.
Vật chi vô thường, vật ấy là khổ hay vui?
Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ.
Vật chi vô thường là khổ, có sự biến hoại theo lẽ thường, thì nên cho vật ấy là của ta, là ta, là tự ngã của ta chăng?
Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên.


Rõ ràng là Tâm .

Và được nói rộng "cái gì không còn phiền não , vô minh, chấp tà kiến" như sau :
Tâm không nắm giữ hoặc rối loạn bị dính kẹt.
Không còn bị chất độc của quyền sở hữu,
không còn si mê,
đứng vững một mình.
Sannà, tưởng không còn có thể mê hoặc phỉnh lừa
quyến rũ chạy theo


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:Đoạn em trích ở trên không phải do chị viết đâu em .

Nó thuộc link của Website daitangkinhvietnam này đó:
http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... %E1%BB%9Fi

Chị đang bận một chút . Tối nay, chị sẽ đọc kỹ hơn .

Mến,
YP :)
Hiiiiiiii hok sao . Nhưng em thấy họ nói đúng , nhưng dễ làm người khác mê lầm .

Rõ ràng pháp là trống rỗng mà có người nói là pháp không . Tai hại quá chỉ nhỉ?

tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chị YP không lên tiếng em cũng hok bít nhận xét chị sao nữa .

Chị post tiếp Chứng Đạo Ca đi

Gửi chị nè : tangbong cafene


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Chị xem em giải thích thế này đã thỏa đáng chưa

"Cái gì hoàn toàn thoát khỏi ngũ uẩn?"

"Dĩ nhiên là tâm, và duy nhất chỉ có tâm.
Tâm không nắm giữ hoặc rối loạn bị dính kẹt.
Không còn bị chất độc của quyền sở hữu,
không còn si mê,
đứng vững một mình.
Sannà, tưởng không còn có thể mê hoặc phỉnh lừa
quyến rũ chạy theo."


Bài thơ này do một vị hiểu đạo đối đáp với một hiểu đạo .

Ở đoạn thơ này câu : Cái gì hoàn toàn thoát khỏi ngũ uẫn?
Tức là : Cái gì không còn Phiền Não , Vô Minh ..v.v..
Vì : Thoát khỏi 5 uẫn tức là không chấp " sắc , thọ ,tưởng , hành , thức" là Ngã , Thường, chấp tà kiến ".

Trong bài kinh Vô Ngã Tướng đã nói rất rõ và ngài Ajahn Mun nói hoàn toàn không khác ý Phật chút nào .

Này các Tỳ kheo, các ngươi cho sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là thường hay vô thường?
Bạch đức Thế Tôn, các uẩn là vô thường.
Vật chi vô thường, vật ấy là khổ hay vui?
Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ.
Vật chi vô thường là khổ, có sự biến hoại theo lẽ thường, thì nên cho vật ấy là của ta, là ta, là tự ngã của ta chăng?
Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên.


Rõ ràng là Tâm .

Và được nói rộng "cái gì không còn phiền não , vô minh, chấp tà kiến" như sau :
Tâm không nắm giữ hoặc rối loạn bị dính kẹt.
Không còn bị chất độc của quyền sở hữu,
không còn si mê,
đứng vững một mình.
Sannà, tưởng không còn có thể mê hoặc phỉnh lừa
quyến rũ chạy theo
Zelda em,

Em giỏi quá . Em giải thích hay quá chừng . =D> =D> =D>

Đúng quá là đúng . tangbong

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

zelda đã viết:Chị YP không lên tiếng em cũng hok bít nhận xét chị sao nữa .

Chị post tiếp Chứng Đạo Ca đi

Gửi chị nè : tangbong cafene
Zelda em,

Tối qua và sáng nay, bỗng dưng diễn đàn đổi màu, các bài post gần đây biến mất tiêu . Chị không vào được đó em .

Chị sẽ post tiếp Chứng Đạo Ca há .

Cám ơn em cành hoa và ly cà phê :) .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
kythuatvien
Bài viết: 110
Ngày: 08/10/07 12:18
Đã cảm ơn: 3 time
Được cảm ơn: 3 time

Re: Ngài Ajahn Mun - Chứng Đạo Ca

Bài viết chưa xem gửi bởi kythuatvien »

yen-phuong đã viết:
Tối qua và sáng nay, bỗng dưng diễn đàn đổi màu, các bài post gần đây biến mất tiêu . Chị không vào được đó em .

Chị sẽ post tiếp Chứng Đạo Ca há .

Cám ơn em cành hoa và ly cà phê :) .

Mến,
YP :)
Yen-phuong nói rõ hơn chút đi, vì bên kỹ thuật mới nâng cấp diễn đàn (khoảng 4 ngày trước). Nên có thể bị một số lỗi, nếu có lỗi gì xin thông báo để tụi mình sửa nhé. Xin cảm ơn bạn.

Chúc an lạc.

PS: không biết có phải bạn chạy nhầm qua bên trang http://daitangkinhvietnam.org/phpbbgold không ? nó màu vàng đó. :-P cái diễn đàn này tụi mình làm ra để thử nghiệm, phiên bản đó cách đây vài tháng.


Tâm bất động giải thoát chính là mục đích cuối cùng của đời sống phạm hạnh này. MN. 30

Nếu một ai dụng ý làm thân, khẩu, ý nghiệp, có khả năng đưa đến lạc thọ, người ấy sẽ cảm giác lạc thọ.
Nếu một ai dụng ý làm thân, khẩu, ý nghiệp có khả năng đưa đến khổ thọ, người ấy sẽ cảm giác khổ thọ. MN. 135”
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách