Mối liên hệ Danh uẫn và Sắc pháp (Vật Chất va Ý Thức).

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Mối liên hệ Danh uẫn và Sắc pháp (Vật Chất va Ý Thức).

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Lời đầu : Để chúng ta có cách nhìn thực tiễn hợp đúng với cuộc sống , cũng như hiểu được cách nhìn của các bậc hiền triết cận đại . Zelda xin được mạn phép đưa đến cho các bạn một cách nhìn đúng nhất hợp thực tiễn và cũng hợp luôn tư tưởng Phật Giáo .

Phần định nghĩa :

Danh uẫn : Gồm Thọ , Tưởng ,Hành , Thức . Đây không phải là linh hồn hay bất cứ thứ gì gọi là tự ngã cả . Nó là "tác dụng" , "làm cho" , "đưa đến" . Vậy danh uẫn hay tâm nằm đâu? Không thể hỏi như vậy . Vì chỉ biết là có , nương nhờ sắc căn này nên có . Chứ không thể nói nó nằm đâu .
Theo cách gọi của các nhà hiền triết thì gọi chung chung hơn là : Chụp lại , ghi lại , sáng tạo, cách làm cho đưa đến kết quả .v.v..
Và có cách gọi khác nữa đó là Ý Thức

Sắc Pháp :

Sắc Pháp là thể chất vô tri giác, do danh từ Rūpa, có nghĩa là vật chất có tính cách thay đổi và hoại diệt. Theo thuật ngữ Phật học, Sắc Pháp không những dùng để chỉ các phần tử vật chất mà ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được, nó còn hàm chứa tất cả về vật lý ẩn tàng trong phần tử vật chất đó, thí dụ như sự biến đổi lẹ làng khiến ta không thể gõ hai lần lên cùng một chỗ. Sự tồn tại của một Sắc Pháp là 17 tâm Sát na hay 51 Sát na tiểu.

Sắc pháp có 8 đặc tánh : Pháp Vô Nhân hay Phi Nhân (Ahetuva), Pháp Hữu Duyên (Sappaccaya),Pháp Hữu Lậu (Sāsava),Pháp Hữu Vi (Sankhāra),Pháp Hợp Thế (Lokīya),Pháp Dục Giới (Kāmavacara),Pháp Vô Cảnh hay Phi sở duyên (Anārammana),.Pháp Phi Trừ (Appahātabba).

Sắc Pháp còn có tên gọi khác nữa đó là Vật Chất .

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác .......
(V.I.Lênin toàn tập,Nxb Tiến bộ , Mátxcơva ,1980,t.18,tr.151)

Như vậy chúng ta gọi chung : Sắc pháp là vật chất tồn tại khách quan bên ngoài cảm nhận của con người .

Mối liên hệ giữa Sắc Pháp và Danh uẫn ( Ý thức và vật chất)

Những quan niệm sai lầm :

1/Chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức , coi ý thức là cái có trước (linh hồn,chân tâm, tự ngã), vật chất là cái có sau , ý thức quyết định vật chất , sáng tạo ra vật chất . Làm cho con người mất đi ý chí phân đấu cải tạo vật chất phục vụ tốt cho cuộc sống của con người . Vì họ cho rằng ý thức biến hiện ra vật chất nên chỉ tập trung tuyệt đối vào ý thức . Sự tập trung này phủ nhận tính năng động , sáng tạo,trí tuệ , tích cực của ý thức
2/Chủ nghĩa duy vật tầm thường tuyệt đối hóa vai trò của vật chất .Cho rằng vật chất quyết định ý thức , phủ nhận tính năng động , sáng tạo,trí tuệ , tích cực của ý thức .
3/Tạo hóa kiến cho rằng mọi chúng sinh trên thế gian này đều do một vị thần linh nào đó chế tạo ra .phủ nhận tính năng động , sáng tạo,trí tuệ , tích cực của ý thức .
4/Vô nhân kiến cho rằng mọi thứ ta làm được là do may mắn chứ chẳng vì do nguyên nhân phấn đấu của bản thân mà có . phủ nhận tính năng động , sáng tạo,trí tuệ , tích cực của ý thức .
5/Tiền định kiến cho rằng những gì chúng sinh có là do nguyên nhân từ kiếp trước và cũng phủ nhận tính năng động , sáng tạo,trí tuệ , tích cực của ý thức .

Nhận chân quan điểm sai:

Quan điểm 1: Cho rằng do thức biến hiện ra vật chất , nên vật chất vốn hư huyễn không thật . Nên chúng ta cần gì mà phải năng động , trí tuệ , sáng tạo cái tạo vật chất làm gì . Phủ nhận trí tuệ , ý chí phân đấu của con người .

Quan điểm 2: Cho rằng vật chất quyết định ý thức . Thì chúng ta ù lì vì ý thức hay trí tuệ của chúng ta không có tác dụng gì đến vật chất hay sắc pháp cả .

Quan điểm 3:Cho rằng có một vị thần nào đó đã định đoạt số mệnh rồi . Do vậy cũng không cần cố gắng thêm chi nữa .

Quan điểm 4:Phủ nhận sự cố gắng cho ra kết quả . Do vậy cũng phủ nhận luôn cả trí tuệ của con người.

Quan điểm 5:Cho rằng những gì ta có là do quả báo của kiếp trước . Điều này thấy ngay vô lý . Vậy kiếp này không tạo ra nghiệp chỉ là kiếp quả báo . Lấy đâu ra kiếp sau ? Phủ định luôn trí tuệ và phản đối luôn sự tái sinh dù ban đầu có chấp nhận sự tái sinh .

Tóm lại các quan điểm sai : Theo quan niệm Phật Giáo thì những quan điểm sai này có là do kết tụ từ lâu đời . Nó đem đến con người sự tàn lụy , sự thối nát , sự mê tín ,sự không tin vào trí tuệ bản thân mình, sự nương nhờ tha lực .


Chánh Kiến :

Đức Phật dạy rõ:

Này A Nan Ða ! Ông hãy tự xem mình là nơi nương nhờ của chính ông. Ông hãy xem trí tuệ chơn chánh của mình là pháp cứu rỗi duy nhất, vì một đệ tử thấm nhuần Phật giáo không bao giờ mong cầu nơi tha lực để giải thoát sự sinh tử luân hồi của chính mình

Lành thay thưa các bạn . Thế gian càng phát triển chúng ta càng thấy Đức Phật là bậc đã tìm ra được chân lý . Ngài đã bác bỏ tất cả 5 luận tà kiến đã nêu . Thật quá đổi tuyệt vời .

Trong Vi Diệu Pháp Đức Phật còn phân minh hơn nữa . Ngài phân tích ngọn ngành đâu là tâm , tâm sở , sắc pháp , Niết Bàn . Minh bạch rõ ràng .

Như vậy theo Phật học và cũng đúng theo các vị hiền triết mối quan hệ giữa Sắc Pháp và Ý thức như sau :

Vật chất chất được ý thức(tâm) của chúng ta nhận thấy trong giác quan . Thông qua các biểu hiện như là chụp lại, chép lại , phản ánh và sắc pháp hay vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác .
Vật chất hay Sắc Pháp là thực tại khách quan không do Ý thức biến hiện ra . Nó nằm ngoài cảm tính của con người .
Vật chất thế nào thì tâm bắt cảnh thế đó . Và sau khi bắt cảnh rồi lại làm tiền đề cho ý thức phát triển . Sự phát triễn đây chính là nghiệp . Vật chất càng phát triển thì ý thức cũng phát triễn theo . Vật chất mà biến đổi thì cảnh đổi mà cảnh đỏi thì ý thức bắt cảnh cũng đổi . Cảnh xấu thì tâm sân , cảnh đẹp thì tâm tham . Cảnh trí thì diệt tâm tham , sân , si .

Tâm hay ý thức cũng tác động lại với sắc pháp hay vật chất . Sau khi bắt đựoc cảnh như kinh , sách , lời thuyết pháp , kiến thức . Con người có sự tin vào trí tuệ của mình thấy rõ biết rõ nắm chắc biết chắc không phải vì tin ai hay điều gì . Để cải tạo cuộc sống vật chất của chúng ta tốt hơn , đẹp hơn , an lạc hơn .

Mối quan hệ đặc biệt là : Sau khi bắt cảnh tạo duyên phát sinh trí tuệ . Như kinh ,sách , lời Phật thuyết mà có sự suy xét cũng sẽ làm cho tâm thay đổi hay ý thức thay đổi . Các nhà hiền triết gọi trường hợp này là vật chất biến đổi thì ý thức cũng biến đổi là vậy .


Ý nghĩa rút ra :
1/Mọi suy nghĩ , hành động của con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan.
2/Tin vào trí tuệ và sự cố gắng của mình chắc chắn sẽ thành công , không tin bùa chú mê tín dị đoan hay tha lực gì cả . Đây chính là phát huy tính năng động sáng tạo của nhân tố chủ quan hay ý thức(trí tuệ) của con người .
3/Chống bệnh chủ quan duy ý chí trong hoạt động thực tiễn . Tức là chúng ta chỉ dùng trí tuệ suy xét . Dẹp bỏ cảm giác , mê mờ tâm tối .
Ví dụ như nghe các vị hiền triết nói phân tích rõ ràng Ma Túy là nguy hại . NHưng vì tâm cố chấp , hiểu rõ mà không tin . Đòi phải thử mới tin , thử rồi thấy Ma Túy sao an lạc quá . Rồi đi phân phát cho mọi người . Vậy đây chính là tu theo cảm giác phí trí tuệ .

Hy vọng rằng các bạn đọc qua sẽ đem đến cho các bạn được nhiều kiến thức bổ ích là lý thú .

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: Mối liên hệ Danh uẫn và Sắc pháp (Vật Chất va Ý Thức).

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda em,

Em giỏi quá :) . Chị sẽ nghiên cứu bài này thật kỹ vì đề tài Danh Sắc (Tâm Thân) rất quan trọng cho mọi thiền sinh .

Chút nữa, em check email nhé .

Mến,
YP :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Mối liên hệ Danh uẫn và Sắc pháp (Vật Chất va Ý Thức).

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

yen-phuong đã viết:Zelda em,

Em giỏi quá :) . Chị sẽ nghiên cứu bài này thật kỹ vì đề tài Danh Sắc (Tâm Thân) rất quan trọng cho mọi thiền sinh .

Chút nữa, em check email nhé .

Mến,
YP :)
Thật ra ngay bản thân em cũng rất bất ngờ về tư tưởng của M-L . Rất giống với Phật Giáo Nguyên Thủy chúng ta về phương diện "liên hiện giữa Sắc Pháp và Ý Thức".

Vậy là càng tu em càng thấy mình đi đúng đường rồi đó chị . Khi nào qua Vn nhớ cho em biết nghen . Mong chị lắm đó .

^^

tangbong


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]32 khách