Con đường an lạc

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Một đất nước giặc cướp nhặng xị. Ông vua lên ngôi, trước đem quân ngăn chặn giặc ngoại xâm, canh gác các con đường hiểm yếu không cho giặc vào nước mình. Sau đó tiễu trừ trộm cướp bên trong, không cho quấy nhiễu nhân dân. Nhờ đất nước bình yên nên nhân dân sản xuất ra của cải vật chất, quốc gia giàu có, hùng mạnh.

Hộ trì các căn chính là dẹp yên giặc bên ngoài, Chánh niệm tỉnh giác giúp cho người tu diệt trừ vọng tưởng, ấy là những tên trộm cắp bên trong. Trong ngoài yên tĩnh, thì thân thể khinh an, thiện pháp được tăng trưởng.

"Tâm hươu, ý vượn" nói là ý nghĩ luôn bay nhảy như con hươu thường nhảy nhót, con vượn luôn táy máy chân tay chuyền qua chuyền lại cành cây. Những ý nghĩ đó là vọng tưởng, là phiền não trần lao, lo lắng cho tương lai, nhớ nhung về quá khứ.

Thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác:
"Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác."


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác:
Thực hành theo câu kinh Phật dạy là thực hành đúng pháp:

"Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác."

Đức Phật dạy rất chi tiết, cặn kẽ luôn rồi, câu văn rất dễ hiểu luôn. Chỉ cần hành trì đúng y như vậy. Thực hành đúng sẽ giúp hành giả diệt trừ vọng tưởng, thân thể khinh an, tâm an lạc, hoan hỷ khởi lên, thiện pháp tăng trưởng.
Tỉnh giác khi :
1.khi đi tới, khi đi lui.
2.khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh.
3.khi co tay, khi duỗi tay.
4.khi mang y kép, y bát.
5.khi ăn, uống, nhai, nuốt.
6.khi đi đại tiện, tiểu tiện.
7.khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng.

Ở vào các trường hợp như trên mới nên hành trì Chánh Niệm Tỉnh Giác. Còn ngoài ra, những hoàn cảnh khác, có thể không có kết quả như mong muốn.
----

Có người cư sĩ bận rộn sau nghe pháp này xong, nghĩ như sau : mình không có nhiều thời gian tu, mình hãy chế biến thêm, áp dụng vào công việc của mình, như là:

- Khi đang đọc báo, tôi tỉnh giác.
- Khi đang học bài, tôi tỉnh giác.
- Khi đang sửa xe, tôi tỉnh giác.
- Khi đang cày ruộng, tôi tỉnh giác.
- v.v....

Khi thực hành như vậy sẽ giúp cho người cư sĩ bận rộn này được tỉnh giác, tập trung tinh thần làm việc, nên công việc có hiệu quả, có năng suất. Nhưng không có thân thể khinh an, tâm an lạc, hoan hỷ khởi lên.
Tốt nhất, với người bận rộn hãy dành ra khoảng thời gian ngắn 15 phút, hoặc nửa giờ, hoặc một giờ để thực hành đúng như lời Phật dạy, sẽ thấy kết quả tuyệt vời. :)


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

quang_tam3 đã viết:
Cảm ơn Chú Hỉ đã góp ý. tangbong
QT như con két đọc rồi diễn giải theo ý mình, chắc là nhiều chỗ tuệ tri chưa đúng.
Nếu Chú Hỉ đã có thực hành, có kinh nghiệm thì kính nhờ Chú nói rõ hơn những chỗ chưa đúng,
QT và các bạn mới học rất là cảm ơn.
Theo như Chú đã đọc bài của QT thì hình như là có một số phần giải nghĩa từ của tác giả khác?
Nhưng không sao! Theo ý thức cá nhân của Chú thì sự việc không thể chỉ nhìn một phiến diện nào đó mà nên hiểu rộng ra để không còn sự nói thừa hay còn xót lại mà những người có kiến thức dựa vào đó để khảo hạch. Và những người hiểu sai lầm hoặc hiểu chưa tới thì cũng sẽ làm giảm đi chánh tín, niềm tin Phật Pháp.

"Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến con mắt không được chế ngự, khiến tham ái ưu bi, các ác bất thiện pháp khởi lên, vị ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt."
Khi mắt thấy sắc, vị ấy không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng.
Tướng chung là tổng thể, hình dạng của đối tượng mà chúng ta thấy. Ví dụ như là nhìn thấy cô gái đang đi trên đường.
Tướng chung là tướng đồng thể chúng sanh. Không còn phân biệt mình, người. Giới tính.v.v...
Tướng riêng là nhìn cận cảnh vào đối tượng. Ví dụ như đôi mắt đen lay láy, mái tóc mượt mà, bàn tay thon thả. :D
Cách giải của QT như trên thuộc về pháp đối đải, phân biệt theo đời thường, khi hành giả đã quán xét về tuệ học trong kinh và có cơ hội dùng thiền chỉ / quán thì mới thấy là không có tướng chung, tướng riêng gì hết. (Giống như Bát Nhã Tâm Kinh vậy)
Chú cũng xin ví dụ như vầy:
Tướng chung theo sách giải về Niết Bàn, Chân như, thực tánh...Thì cũng thuộc về đồng thể, ví dụ như không khí (Vủ trụ) là đồng thể, Không thể tín bằng số lượng, cũng không thể cân đo.

Tính cách chung thì gọi là đồng thể (đồng dụ) ví dụ khi một người lấy bình chứa đựng không khí ở nước này và đem qua ở nước khác mở ra...thì không khí ở nước đó cũng không thay đổi. Nhân gì có tướng riêng là vì cái bình. Mà con người mới sanh tâm đối cảnh để rồi tạo tướng riêng của vọng thức. Cho nên tướng riêng (cái bình) thì hoàn toàn có khác biệt. Nhưng không chấp, không nắm giữ thì sẽ không còn gì để phân biệt tướng chung và tướng riêng.

Tóm lại tướng chung, tướng riêng là pháp ước lượng vào sự tu học của mỗi người. Không ai giống ai, nên sự đối sử cũng không giống nhau. Khi đã ngộ đạo rồi thì mới thấy rõ chúng sanh là đồng một thể tánh (hoặc lời cổ đức dạy, tất cả chúng sanh điều có Phật tánh chính là điều nói ở trên, nhưng vì tâm chiêu cảm của mỗi người khác nhau, mà có sự phân biệt: nam, nữ; người/vật; giàu/nghèo, mạnh/yếu.v.v. mà thành ra có tướng chung, tướng riêng)
Hộ trì nhãn căn, mắt nhìn thấy cô gái thì không nhìn thêm nữa, không nhìn tiếp cố ấy có đôi mắt một mí hay mắt 2 mí, tóc ngắn tóc dài gì hết. Cúi đầu cho mắt nhìn chỗ khác.
Khi con mắt cứ muốn nhìn, thì tìm hiểu con nguyên nhân tại sao nó muốn nhìn và chế ngự nguyên nhân ấy. Ví dụ như gặp cô gái đẹp, thì muốn nhìn coi cô gái đẹp chỗ nào. Suy tư biết là do lòng còn tham cái đẹp, xả bỏ nó đi thì hết muốn nhìn. Như vậy là hộ trì con mắt.
Hi hi, chú thấy chỉ tạm được thôi. Hộ trì nhãn căn, không bằng hộ trì ý căn, hộ trì ý căn thì không bằng hộ trì Danh Sắc, mà muốn hộ trì danh sắc thì cần phải tu học Giới Định Huệ.
Muốn có được giới định huệ, thì phải có đủ 8 phẩm trợ đạo (Bát Chánh Đạo) thì đây mới gọi là hộ trì nhãn căn.

Còn như Qt làm vậy thì người sơ cơ có rất nhiều nguyên do để dấu lòng.(Thi khó đậu lắm).
Ví dụ như không dám nhìn cô gái đẹp, vì sợ mất danh tiếng, sợ tà dâm phát sanh, sợ cô gái chê cười.v.v.

Nhưng khi QT là người có quyền lực /giàu có thì khác; hay ở chổ vắng... Thì nghĩ thế nào, có sanh tà niệm hay chánh niệm? :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Chú Hỉ đã viết: Cách giải của QT như trên thuộc về pháp đối đải, phân biệt theo đời thường, khi hành giả đã quán xét về tuệ học trong kinh và có cơ hội dùng thiền chỉ / quán thì mới thấy là không có tướng chung, tướng riêng gì hết. (Giống như Bát Nhã Tâm Kinh vậy)
Chú cũng xin ví dụ như vầy:
Tướng chung theo sách giải về Niết Bàn, Chân như, thực tánh...Thì cũng thuộc về đồng thể, ví dụ như không khí (Vủ trụ) là đồng thể, Không thể tín bằng số lượng, cũng không thể cân đo.

Tính cách chung thì gọi là đồng thể (đồng dụ) ví dụ khi một người lấy bình chứa đựng không khí ở nước này và đem qua ở nước khác mở ra...thì không khí ở nước đó cũng không thay đổi. Nhân gì có tướng riêng là vì cái bình. Mà con người mới sanh tâm đối cảnh để rồi tạo tướng riêng của vọng thức. Cho nên tướng riêng (cái bình) thì hoàn toàn có khác biệt. Nhưng không chấp, không nắm giữ thì sẽ không còn gì để phân biệt tướng chung và tướng riêng.

Tóm lại tướng chung, tướng riêng là pháp ước lượng vào sự tu học của mỗi người. Không ai giống ai, nên sự đối sử cũng không giống nhau. Khi đã ngộ đạo rồi thì mới thấy rõ chúng sanh là đồng một thể tánh (hoặc lời cổ đức dạy, tất cả chúng sanh điều có Phật tánh chính là điều nói ở trên, nhưng vì tâm chiêu cảm của mỗi người khác nhau, mà có sự phân biệt: nam, nữ; người/vật; giàu/nghèo, mạnh/yếu.v.v. mà thành ra có tướng chung, tướng riêng)
Hộ trì nhãn căn, mắt nhìn thấy cô gái thì không nhìn thêm nữa, không nhìn tiếp cố ấy có đôi mắt một mí hay mắt 2 mí, tóc ngắn tóc dài gì hết. Cúi đầu cho mắt nhìn chỗ khác.
Khi con mắt cứ muốn nhìn, thì tìm hiểu con nguyên nhân tại sao nó muốn nhìn và chế ngự nguyên nhân ấy. Ví dụ như gặp cô gái đẹp, thì muốn nhìn coi cô gái đẹp chỗ nào. Suy tư biết là do lòng còn tham cái đẹp, xả bỏ nó đi thì hết muốn nhìn. Như vậy là hộ trì con mắt.
Hi hi, chú thấy chỉ tạm được thôi. Hộ trì nhãn căn, không bằng hộ trì ý căn, hộ trì ý căn thì không bằng hộ trì Danh Sắc, mà muốn hộ trì danh sắc thì cần phải tu học Giới Định Huệ.
Muốn có được giới định huệ, thì phải có đủ 8 phẩm trợ đạo (Bát Chánh Đạo) thì đây mới gọi là hộ trì nhãn căn.

Còn như Qt làm vậy thì người sơ cơ có rất nhiều nguyên do để dấu lòng.(Thi khó đậu lắm).
Ví dụ như không dám nhìn cô gái đẹp, vì sợ mất danh tiếng, sợ tà dâm phát sanh, sợ cô gái chê cười.v.v.

Nhưng khi QT là người có quyền lực /giàu có thì khác; hay ở chổ vắng... Thì nghĩ thế nào, có sanh tà niệm hay chánh niệm? :)
tangbong
Lành thay, thưa chú Hỉ,

Lấy ví dụ cụ thể, khi anh thanh niên thấy một cô gái đẹp, theo cách của chú Hỉ thì phải làm sao ?
- Không nắm giữ tướng chung, thực hành như thế nào trong trường hợp này ?
- Không nắm giữ tướng riêng, thực hành như thế nào trong trường hợp này ?
cafene


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

quang_tam3 đã viết: Lấy ví dụ cụ thể, khi anh thanh niên thấy một cô gái đẹp, theo cách của chú Hỉ thì phải làm sao ?
- Không nắm giữ tướng chung, thực hành như thế nào trong trường hợp này ?
- Không nắm giữ tướng riêng, thực hành như thế nào trong trường hợp này ?
cafene
Chào QT, Không nắm giữ tướng chung và không nắm giữ tướng riêng của QT, hiểu khác thế nào?

Không nắm giữ tướng chung # không nắm giữ tướng riêng = Tướng chung hoặc tướng riêng?
Thanh niên # cô gái = Thanh niên hoặc cô gái?
=========================================================
Không biết là QT, cháu đã đọc câu chuyện ''Thiền sư và cô gái lái đò xinh đẹp?''
- Nếu bạn nhìn cô gái mà có ý đồ.
- Không dám nhìn mà chỉ tưởng ý tà dâm trong tâm.
- Hoặc dùng cách tỏ tình ''bằng ngũ dục'' hoặc những lời nói bệnh hoạn thì tất cả là tướng riêng (tâm riêng) của bạn.

Vậy, tướng chung có phải là ngược lại với tướng riêng? - Tức là không dám nhìn, không dám khởi ý tà, không dùng cách câu dụ... thì vẫn còn nằm trong sự tính toán phân chia (nhị nguyên).

Nếu người hiểu và giữ được tướng chung, tướng riêng như vậy cũng tốt lắm rồi. Chú chỉ nói tới đây thôi.
***
**
*
Còn không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng thì chúng ta không nên bàn thêm vì chú cũng không thuận phải lập lại bằng một lý thuyết hay ví dụ suông... nó không có thực tế.

Nếu,
Không hiểu thì tốt hơn là hiểu sai. Hoặc giải thích sai thì càng không nên. Chỉ là ai có dụng tâm (thực hành) nhiều hay ít thì tự hiểu. Hết.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

quang_tam3 đã viết:
Không biết đã viết: Mấy đứa con gái ăn mặc thiếu vải thì liên quan gì đến đạo hữu. Thân thể của người ta, vải vóc của người ta; người ta muốn làm gì thì làm miễn không vi phạm pháp luật thì thôi chứ. Xã hội tư do và dân chủ mà đạo hữu :D

phải chăng Đh cho rằng các sắc là kiết sử của con mắt hay con mắt là kiết sử của các sắc nên Đh mới nói như thế?

Thân ái!
tangbong
Lành thay, lành thay, đây là lời nói của Bậc Chân nhân (Nếu lời nói này của vị ấy tương ưng với hành động vị ấy làm).

Con mắt thì đôi lúc không nghe lời của tớ, nhất là khi gặp các cô gái đẹp. :D . Tớ nghe lời Phật dạy, có tu thì kiếm chỗ thanh tịnh mà tu cho chắc ăn.
Hihi, đạo hủ làm như vậy là đúng lắm, Đh rất biết lượng sức mình :D

này đạo hủ, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc cũng không phải kiết sử của con mắt. Chỉ là Đh chưa nhiếp phục được dục tham trong lòng mình nên sự việc mới ra như thế; thành ra đừng có đổ lỗi cho mấy cô gái "ăn mặc thiếu vải" mà oan cho họ và lấp liếm đi cái xấu trong lòng mình, đó không phải là tinh thần của kẻ trượng phu :D

"1) Một thời Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasii, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển.

2) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika nói với Tôn giả Sàriputta:

-- Thưa Hiền giả, có phải con mắt là kiết sử của các sắc, hay các sắc là kiết sử của con mắt?... Có phải ý là kiết sử của các pháp hay các pháp là kiết sử của ý?

4) -- Này Hiền giả Kotthika, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

5) Ví như, này Hiền giả, một con bò đen và một con bò trắng bị cột lại bởi sợi dây hay cái ách. Nếu có người nói con bò đen là kiết sử của con bò trắng, hay con bò trắng là kiết sử của con bò đen, thời nói vậy có phải nói một cách chơn chánh không?

-- Thưa không.

-- Này Hiền giả, con bò đen không phải là kiết sử của con bò trắng. Và con bò trắng cũng không phải là kiết sử của con bò đen. Do sợi dây hay cái ách cột lại, cái ấy ở đây là kiết sử.

Này Hiền giả, cũng vậy, con mắt cũng không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

6) Này Hiền giả, nếu con mắt là kiết sử của các sắc, hay các sắc là kiết sử của con mắt, thời Phạm hạnh này đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể tuyên bố. Vì rằng, này Hiền giả, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc cũng không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử. Do vậy, Phạm hạnh đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể tuyên bố... Này Hiền giả, nếu ý là kiết sử của các pháp, hay các pháp là kiết sử của ý, thời Phạm hạnh này đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể tuyên bố. Vì rằng, ý không phải là kiết sử của các pháp, hay các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử. Do vậy, Phạm hạnh đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể tuyên bố.

7) Này Hiền giả, với pháp môn này cần phải hiểu biết như vậy. Mắt không phải là kiết sử của sắc. Sắc không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử.

8) Này Hiền giả, Thế Tôn có mắt. Với con mắt, Thế Tôn thấy sắc. Tham dục không có nơi Thế Tôn. Khéo giải thoát là tâm Thế Tôn... Này Hiền giả, Thế Tôn có ý. Với ý, Thế Tôn biết pháp. Tham dục không có nơi Thế Tôn. Khéo giải thoát là tâm Thế Tôn.

9) Này Hiền giả, với pháp môn này cần phải hiểu biết như vậy. Mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử... Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử."
(Tương ưng Sáu xứ - TƯƠNG ƯNG BỘ)

thấy không đạo hủ, Phật có con mắt, với con mắt Phật nhìn thấy những cô gái đẹp (có thể còn "ăn mặc thiếu vải") nhưng lòng Phật không có khởi lên dục tham, không có sân si với mấy cô gái đó. :D

Thân ái!


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Không biết đã viết: Hihi, đạo hủ làm như vậy là đúng lắm, Đh rất biết lượng sức mình :D
tangbong
Cảm ơn đạo hủ :D


_()_
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

quang_tam3 đã viết:Thực hành Chánh Niệm Tỉnh Giác:
Thực hành theo câu kinh Phật dạy là thực hành đúng pháp:

"Vị ấy khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác, khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác, khi mang y kép, y bát đều tỉnh giác, khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác, khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác, khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác."

Đức Phật dạy rất chi tiết, cặn kẽ luôn rồi, câu văn rất dễ hiểu luôn. Chỉ cần hành trì đúng y như vậy. Thực hành đúng sẽ giúp hành giả diệt trừ vọng tưởng, thân thể khinh an, tâm an lạc, hoan hỷ khởi lên, thiện pháp tăng trưởng.
Tỉnh giác khi :
1.khi đi tới, khi đi lui.
2.khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh.
3.khi co tay, khi duỗi tay.
4.khi mang y kép, y bát.
5.khi ăn, uống, nhai, nuốt.
6.khi đi đại tiện, tiểu tiện.
7.khi đi, đứng, ngồi nằm, thức, nói, yên lặng.

Ở vào các trường hợp như trên mới nên hành trì Chánh Niệm Tỉnh Giác. Còn ngoài ra, những hoàn cảnh khác, có thể không có kết quả như mong muốn.
----

Có người cư sĩ bận rộn sau nghe pháp này xong, nghĩ như sau : mình không có nhiều thời gian tu, mình hãy chế biến thêm, áp dụng vào công việc của mình, như là:

- Khi đang đọc báo, tôi tỉnh giác.
- Khi đang học bài, tôi tỉnh giác.
- Khi đang sửa xe, tôi tỉnh giác.
- Khi đang cày ruộng, tôi tỉnh giác.
- v.v....

Khi thực hành như vậy sẽ giúp cho người cư sĩ bận rộn này được tỉnh giác, tập trung tinh thần làm việc, nên công việc có hiệu quả, có năng suất. Nhưng không có thân thể khinh an, tâm an lạc, hoan hỷ khởi lên.
Tốt nhất, với người bận rộn hãy dành ra khoảng thời gian ngắn 15 phút, hoặc nửa giờ, hoặc một giờ để thực hành đúng như lời Phật dạy, sẽ thấy kết quả tuyệt vời. :)
Bài này có thể QT giải thích lại cho mọi người hiểu thế nào là Chánh niệm và thế nào mới đúng là Tỉnh giác ?
Bởi vì cách giải thích trên chưa đủ thuyết phục lòng người. Bởi QT cắt một đoạn kinh văn rồi gọi là Chánh Niệm gọi là Tỉnh giác, khi đ, khi đứng... Thì chưa đủ tả lại cái Chánh niệm, tỉnh giác là thế nào, đúng không?:)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

À quên, chú thích thêm 1 chút là trong đoạn kinh trên, với một người còn Vô minh-Ái thủ thì còn bị chi phối bởi định luật Duyên khởi. Tức là:

Mắt + Sắc => Dục tham
......
Ý + Pháp => Dục tham

còn Phật là người đã giải thoát, chặt đứt mọi mắc xích của Nhân duyên nên thành ra Mắt + Sắc ... Ý + Pháp vẫn không sinh Dục tham. Giải thích vậy cho rõ để không có người khiếu nại sao cái luật Duyên khởi gì mà hổng công bằng, khi thì áp dụng với người này khi thì chẳng áp dụng với người kia. :D

Thân ái!


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Chú Hỉ đã viết: Bài này có thể QT giải thích lại cho mọi người hiểu thế nào là Chánh niệm và thế nào mới đúng là Tỉnh giác ?
Chú Hỉ kính mến,
Ở trang 1, đạo hữu hlich đã giúp QT định nghĩa Chánh niệm :
hlich đã viết:
Đây là chánh niệm tức "sự nhớ không quên tu tập chánh pháp" cho nên vị ấy lúc nào cũng tu tập chánh pháp; chánh pháp trong trường hợp này là tĩnh giác.
Tỉnh giác, QT nghĩ không cần thiết định nghĩa, đọc 2 chữ Tỉnh giác là thấy Tỉnh giác luôn rồi. :)


_()_
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

quang_tam3 đã viết:
Chú Hỉ đã viết: Bài này có thể QT giải thích lại cho mọi người hiểu thế nào là Chánh niệm và thế nào mới đúng là Tỉnh giác ?
Chú Hỉ kính mến,
Ở trang 1, đạo hữu hlich đã giúp QT định nghĩa Chánh niệm :
hlich đã viết:
Đây là chánh niệm tức "sự nhớ không quên tu tập chánh pháp" cho nên vị ấy lúc nào cũng tu tập chánh pháp; chánh pháp trong trường hợp này là tĩnh giác.
Tỉnh giác, QT nghĩ không cần thiết định nghĩa, đọc 2 chữ Tỉnh giác là thấy Tỉnh giác luôn rồi. :)
Hi hi, chú không thấy, không biết, với lại văn của đ/h hlich viết thì đ/h đó hiểu. Còn chỉ hiểu suông mà không tu thì cũng chưa chắc là hiểu..., (Giống như người ăn bánh vẽ, mà cũng chép miệng khen ngon.)
(p/s. cũng giống như người trích dẫn kinh điển, mà không thực hành, nếu không thực hành thì cũng không hiểu nghĩa của kinh.)

Tóm lại
QT cháu thích chọn trích dẫn kinh cho nhiều hay tự mình viết ra suy nghĩ và tu tập cho nhiều?
Thấy cái nào quan trọng thì cứ làm. Bây giờ chú bận phải đi ngủ rồi. I-)

Với lại ở đây là nơi để thử nghiệm sự tu học, dầu có sai thì cũng có người biết hoặc có người tra khảo lại kinh dùm...thì như vậy mới nhớ giai, nhớ nhiều! đúng không? :)


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: Con đường an lạc

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Chú Hỉ đã viết: Hi hi, chú không thấy, không biết, với lại văn của đ/h hlich viết thì đ/h đó hiểu. Còn chỉ hiểu suông mà không tu thì cũng chưa chắc là hiểu..., (Giống như người ăn bánh vẽ, mà cũng chép miệng khen ngon.)
(p/s. cũng giống như người trích dẫn kinh điển, mà không thực hành, nếu không thực hành thì cũng không hiểu nghĩa của kinh.)

Tóm lại
QT cháu thích chọn trích dẫn kinh cho nhiều hay tự mình viết ra suy nghĩ và tu tập cho nhiều?
Thấy cái nào quan trọng thì cứ làm. Bây giờ chú bận phải đi ngủ rồi. I-)

Với lại ở đây là nơi để thử nghiệm sự tu học, dầu có sai thì cũng có người biết hoặc có người tra khảo lại kinh dùm...thì như vậy mới nhớ giai, nhớ nhiều! đúng không? :)
Chú Hỉ kính mến,
QT thấy câu của ĐH hlich là dễ hiểu lắm rồi, Chánh niệm là "sự nhớ không quên tu tập chánh pháp",
trong khi thực hành thì luôn nhớ mình đang Tỉnh giác.
Khi đi tới thì nhớ Tỉnh giác.
Khi đi lui thì nhớ Tỉnh giác.
...
QT thực hành như vậy, thấy rất dễ hiểu và thấy không bị vọng tâm. Không bị vọng tâm chính là mục đích của Chánh niệm Tỉnh Giác.
---
Mong Chú Hỉ chia sẻ cách thực hành Chánh niệm Tỉnh giác của chú. tangbong


_()_
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách