TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Trước khi xuất gia cầu đạo khi còn là Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi qua bốn cửa thành Thái Tử thấy cảnh sanh, già, bệnh, chết là bốn nỗi khổ lớn của chúng sanh,chính vì thế Thái tử quyết tâm tìm đạo giải thoát cho mình và cho chúng sanh, động cơ ban đầu và lý tưởng cứu độ rất là cao đẹp và vĩ đại.NHưng sau khi thành PHật, Thế Tôn lại không đi cứu độ liền mà còn chần chờ phạm thiên đến thưa thỉnh.Vậy tại sao với động cơ ban đầu rất là vĩ đại nhưng sau khi đắc đạo rồi Thế Tôn lại chờ phạm thiên đến cầu thỉnh mới chịu ra cứu độ chúng sanh.Việc chờ phạm thiên đến cầu thỉnh ý PHật muốn dạy cho chúng sanh bài học gì ? Và có phải ĐỨC PHẬT thấy chúng sanh si mê quá nên ..... tạm mượn từ "uể oải" với chúng sanh mới không chịu ra cứu độ.Kính mong các đạo hữu thiện tri thức hoan hỷ rộng giảng cho tôi được hiểu vấn đề nêu trên


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Giống như đạo hữu bây giờ học hết 49 năm kinh sách của Đức Phật , lại thêm mấy ngàn năm kinh sách của các Tổ sư ... đến cuối cùng đạo hữu đã Chứng được Pháp mà Đức Phật đã Chứng chưa .

Như vậy có thể thấy rõ được năng lực của chính mình đang ở mức nào , pháp nhỏ thì gieo duyên ... pháp trung thì mở thông trí tuệ ... pháp lớn thì tiến về Phật quả ( do căn tánh của mọi người nên có lớn nhỏ ) .


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

chanhhoitrong_123 đã viết:Và có phải ĐỨC PHẬT thấy chúng sanh si mê quá nên ..... tạm mượn từ "uể oải" với chúng sanh mới không chịu ra cứu độ.Kính mong các đạo hữu thiện tri thức hoan hỷ rộng giảng cho tôi được hiểu vấn đề nêu trên
Đức Phật được ví như Bậc Tôn Sư, khi Ngài cứu độ chúng sanh đủ nhân duyên thì Ngài độ, khi cần nói Pháp cũng giống như không nói Pháp điều là Phật Pháp. Nếu đem lời, nghĩa, từ trong kinh mà khảo vấn thì chưa ai dám biểu khích lời kinh dạy, ngoại trừ kẻ (Bà la môn giáo) hơn thua với Ngài.

Về đời sống hiện tại thì cũng đã có câu trả lời rồi, ví như một nhà Bác học có cần phải cải lý hơn thua với học sinh?
Hoặc chư Tăng Ni thấy có rất nhiều người nghèo khổ bệnh tật. Nhưng không chịu ra cứu độ tại sao? :D


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Trước khi xuất gia cầu đạo khi còn là Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi qua bốn cửa thành Thái Tử thấy cảnh sanh, già, bệnh, chết là bốn nỗi khổ lớn của chúng sanh,chính vì thế Thái tử quyết tâm tìm đạo giải thoát cho mình và cho chúng sanh, động cơ ban đầu và lý tưởng cứu độ rất là cao đẹp và vĩ đại.NHưng sau khi thành PHật, Thế Tôn lại không đi cứu độ liền mà còn chần chờ phạm thiên đến thưa thỉnh.Vậy tại sao với động cơ ban đầu rất là vĩ đại nhưng sau khi đắc đạo rồi Thế Tôn lại chờ phạm thiên đến cầu thỉnh mới chịu ra cứu độ chúng sanh.Việc chờ phạm thiên đến cầu thỉnh ý PHật muốn dạy cho chúng sanh bài học gì ? Và có phải ĐỨC PHẬT thấy chúng sanh si mê quá nên ..... tạm mượn từ "uể oải" với chúng sanh mới không chịu ra cứu độ.Kính mong các đạo hữu thiện tri thức hoan hỷ rộng giảng cho tôi được hiểu vấn đề nêu trên
Chào bạn chanhhoitrong_123,

1. Sau khi chứng đạo Phật Thích Ca không muốn thuyết pháp độ cho quần chúng đơn giản chỉ là vì trình độ chung của quần chúng quá u mê không đủ để thấy được, hiểu được cái pháp sâu kín mà Phật đã chứng ! Trong đoạn Kinh trích dẫn dưới đây Phật bảo rằng: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng ... Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được ... sự kiện này" và trong bài kệ tiếp đó: "Những ai còn tham sân, Khó chứng ngộ pháp này ... Kẻ ái nhiễm vô minh, Không thấy được pháp này."

Như vậy điểm đáng lưu ý ở đây là: ngay sau khi chứng đạo Phật Thích Ca đã nhận thức rằng quần chúng không thể thấy được, hiểu được cái pháp sâu kín mà Phật đã chứng! Nói cách khác thì dù có dạy cho quần chúng thì cũng chỉ mất công! :-P

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
Kinh Thánh Cầu - Trung Bộ Kinh 26 đã viết:
... Và tri kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:

Sao Ta nói Chánh pháp,
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.

Ði ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.

Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.

Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bi hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp". Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bi nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiện Sahampati nói như vậy. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau:

Xưa tại Magadha,
Hiện ra pháp bất tịnh,
Pháp do tâm cấu uế,
Do suy tư tác thành.
Hãy mỡ tung mở rộng,
Cánh cửa bất tử này.
Hãy để họ nghe Pháp,
Bậc Thanh tịnh Chứng Ngộ.

Như đứng trên tảng đá,
Trên đỉnh núi tột cao
Có người đứng nhìn xuống,
Ðám chúng sanh quây quần.
Cũng vậy, ôi Thiện Thệ,
Bậc Biến Nhãn cùng khắp,
Leo lên ngôi lâu đài,
Xây dựng bằng Chánh pháp
Bậc Thoát Ly sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh,
Bị sầu khổ áp bức,
Bị sanh già chi phối,

Ðứng lên vị Anh Hùng,
Bậc Chiến Thắng chiến trường.
Vị trưởng đoàn lữ khách,
Bậc Thoát Ly nợ nần.
Hãy đi khắp thế giới,
Bậc Thế Tôn Chánh Giác!
Hãy thuyết vi diệu pháp,
Người nghe sẽ thâm hiểu!

Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:

Cửa bất tử rộng mở,
Cho những ai chịu nghe.
Hãy từ bỏ tín tâm,
Không chính xác của mình.
Tự nghĩ đến phiền toái,
Ta đã không muốn giảng,
Tối thượng vi diệu pháp,
Giữa chúng sanh loài Người.
(Ôi Phạm thiên)

Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati tự nghĩ: "Ta đã tạo cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
2. Thế nhưng sau khi Phạm thiên Sahampati thỉnh Phật thuyết pháp thì Phật với Phật nhãn nhìn quanh thế giới và thấy các chúng sinh có 3 hạng: có hạng đã sáng suốt rồi (được ví với những hoa sen đã vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt), hạng người này dĩ nhiên là rất ít và họ cũng không cần đến những lời Phật dạy; có hạng người chìm đắm trong tham sân, vô minh, ái dục (được ví với những hoa sen không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước), hạng người này rất đông, có lẽ chiếm hầu hết nhân loại ;) và dù có nghe Phật thuyết pháp thì cũng chẳng thể thấy hiểu được gì; hạng thứ ba là những chúng sinh ít nhiễm bụi trần (được ví với những hoa sen sống vươn lên tới mặt nước), những người này nếu được nghe có thể thâm hiểu Chánh pháp và sẽ bị nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp . Phật bèn quyết định thuyết pháp (chuyển Pháp luân) và nói kệ rằng: Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe!

Ở đây chúng ta có nhận xét gì ? Nhận xét là: Phật Thích Ca quyết định thuyết pháp cũng chỉ vì những chúng sinh hạng thứ ba nói trên, những chúng sinh mà nếu nghe được những lời Phật dạy thì có thể hiểu và chứng được những điều này . Tức là những chúng sinh hạng thứ ba nói trên mới đích thực là đối tượng cho những lời dạy của Phật. Dĩ nhiên rằng khi Phật thuyết pháp thì mọi chúng sinh đều có cơ hội được nghe (ai có tai thì nghe mà, nên Phật mới nói rằng: Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe) thế nhưng hạng chúng sinh thật sự được ích lợi bởi những lời dạy của Phật thì chỉ là hạng thứ ba này .


3. Vậy những chúng sinh hạng thứ ba này vào lúc Phật còn đang tại thế là những ai ? Chính là những vị xuất gia trong Tăng đoàn của Phật lập ra đó . Phật lập ra Tăng đoàn cũng là vì mục đích để độ những vị này, những người ít nhiễm bụi trần . Tuy vậy đừng tưởng rằng các vị này ít nhiễm bụi trần thì sự tu hành rất là dễ dàng . Ngược lại là khác ! Phật lập ra Tăng đoàn là để các vị này dành toàn bộ thời gian cho việc tu tập . Việc Tăng đoàn của Phật phải đi khất thực (tức là xin ăn!) cho thấy rằng ngay cả chuyện tối thiểu phải làm là tự tay làm để ăn thì Tăng đoàn cũng không làm, tức là mỗi người trong Tăng đoàn phải dành toàn bộ thời gian, sức lực và sự cố gắng cho việc công phu tu tập!


4. Tóm tắt những ý chính muốn trình bày ở đây:
__Không phải tất cả nhân loại đều có phần trong việc đắc đạo và giải thoát đâu! (nghèo mà ham! ;)) Một phần lớn nhân loại chỉ thuộc diện ... pótay.com thôi ! ;)
__Những lời dạy nguyên thủy của Phật Thích Ca là dành cho các vị trong Tăng đoàn của Phật, những vị mà "trong mắt chỉ còn chút ít bụi" (ít nhiễm bụi trần).
__Tuy rằng những lời dạy nguyên thủy của Phật là dành cho các vị trong Tăng đoàn, những vị thuộc hạng thứ ba ít nhiễm bụi trần, thế nhưng những lời dạy này cũng không phải là dễ thực hành nên Phật đòi hỏi những vị này phải dành toàn bộ thời gian và sức lực cho việc tu tập . Tức là phải từ bỏ tất cả những chuyện vướng mắc của thế gian! Cho nên con đường nguyên thủy mà Phật Thích Ca dạy là Con Đường Từ Bỏ (The Path of Renunciation). Từ Bỏ ... trọn gói ! :-P


5. Xin kết luận với 2 câu hỏi để suy nghĩ:
__Tăng đoàn của Phật ngày nay có còn những vị thuộc "hạng thứ ba" không ?
__Nếu trong nhân loại ngày nay có những người thuộc "hạng thứ ba" thì những người này là ai ?


tangbong cafene


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

LaughingHaHa đã viết:
4. Tóm tắt những ý chính muốn trình bày ở _Không phải tất cả nhân loại đều có phần trong việc đắc đạo và giải thoát đâu! (nghèo mà ham! ;)) Một phần lớn nhân loại chỉ thuộc diện ... pótay.com thôi ! ;)
__Những lời dạy nguyên thủy của Phật Thích Ca là dành cho các vị trong Tăng đoàn của Phật, những vị mà "trong mắt chỉ còn chút ít bụi" (ít nhiễm bụi trần).
__Tuy rằng những lời dạy nguyên thủy của Phật là dành cho các vị trong Tăng đoàn, những vị thuộc hạng thứ ba ít nhiễm bụi trần, thế nhưng những lời dạy này cũng không phải là dễ thực hành nên Phật đòi hỏi những vị này phải dành toàn bộ thời gian và sức lực cho việc tu tập . Tức là phải từ bỏ tất cả những chuyện vướng mắc của thế gian! Cho nên con đường nguyên thủy mà Phật Thích Ca dạy là Con Đường Từ Bỏ (The Path of Renunciation). Từ Bỏ ... trọn gói ! :-P


5. Xin kết luận với 2 câu hỏi để suy nghĩ:
__Tăng đoàn của Phật ngày nay có còn những vị thuộc "hạng thứ ba" không ?
__Nếu trong nhân loại ngày nay có những người thuộc "hạng thứ ba" thì những người này là ai ?


tangbong cafene
Hi hi lâu giữ lắm mới thấy một bài viết rất là chỉnh chu của đạo hữu như thế này, ha ha :-P hay lắm đời mà có ai biết hôm trước mình đã xuất gia ngày nay tại gia. Thì hạng người thứ ba trong Tăng ni, đời đạo cũng có hết, nhưng phải do nơi mình, còn muốn biết vị đó là Bồ tát thật(xuất thế gian) thì phải chờ vị đó bỏ phàm thân rồi mới được.

2. Trong nhân loại ai là thuộc hàng người thứ ba? Có thể là người ân như cha mẹ, thầy cô(trong tứ trọng ân) và có thể người đại viện, bảo vệ đem lại nguồn sống, môi trường cho nhân loại. V. V


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

LaughingHaHa đã viết:Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn
Ở đoạn kinh này thì quá ok rồi chúng sanh si mê quá làm sao hiểu được giáo pháp cao thượng của Thế Tôn
Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bi hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp". Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bi nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiện Sahampati nói như vậy
Ở đoạn kinh này xin hỏi đạo hữu LaughingHaHa tại sao với thiên nhãn thuần tịnh trong sáng trí tuệ thấu suốt tam thiên, Đức Phật không thấy được có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần hay sao,mà phải chờ Phạm thiên Sahampati thấy có những chúng sanh ít nhiễm bụi rồi ra cầu thỉnh, lúc đó Đức Phật phải dùng Phật nhãn một lần nữa, quan sát lại thế giới này có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần có khả năng tiếp thu được chánh pháp
Đức Phật là bậc đại trí tuệ thì việc quan sát căn tánh của chúng sanh là chuyện quá dễ dàng, nhưng tại sao phải đợi đến phạm thiên cầu thỉnh Đức phật mới thấy ra được có một số chúng sanh ít nhiễm bụi trần. Theo tôi có 2 trường hợp có thể xảy ra :
1/Có sự thêm thắt trong quá trình kết tập kinh điển
2/Phật chờ cho phạm thiên ra thưa thỉnh mới chịu ra giảng pháp ý muốn dạy cho chúng sanh một bài học gì nhưng vẫn còn là một ẩn số chưa giải đáp ?


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Hùng
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 01:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng »

Kính ĐH CHT:

Tôi được nghe rằng, sở dĩ Đức Bổn Sư chưa vội vàng thuyết pháp ngay vì ít nhất 2 lý do sau:

1) Vì Ngài quan sát căn cơ của chúng sinh trong tam giới nên đã muốn độ Phạm thiên Sahampati trước tiên, muốn tạo điều kiện cho Phạm thiên có cơ hội gây dựng một công đức vô lượng, đó chính là "LỄ KÍNH CHƯ PHẬT" và "THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN"! kinhle kinhle kinhle

2) Phạm thiên là một vị tôn quý tột bậc trong tam giới, cả về phước đức, phẩm hạnh, quyền năng và trí tuệ, là vị vua cai quản cả cõi trời và cõi người. Vua cõi trời và cõi người mà còn biết cung kính Phật, cung kính Pháp như thế thì chúng sinh bạc phước như chúng ta đây ắt hẳn sẽ nhận ra đâu là con đường chân chánh dẫn đến binh an, hạnh phúc tối thượng rồi! kinhle kinhle kinhle


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chân thành cám ơn đạo hữu Hùng nhiều


Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
Nếu không có đuốc thì mượn người khác
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Trước khi xuất gia cầu đạo khi còn là Thái Tử Tất Đạt Đa sau khi qua bốn cửa thành Thái Tử thấy cảnh sanh, già, bệnh, chết là bốn nỗi khổ lớn của chúng sanh,chính vì thế Thái tử quyết tâm tìm đạo giải thoát cho mình và cho chúng sanh, động cơ ban đầu và lý tưởng cứu độ rất là cao đẹp và vĩ đại.NHưng sau khi thành PHật, Thế Tôn lại không đi cứu độ liền mà còn chần chờ phạm thiên đến thưa thỉnh.Vậy tại sao với động cơ ban đầu rất là vĩ đại nhưng sau khi đắc đạo rồi Thế Tôn lại chờ phạm thiên đến cầu thỉnh mới chịu ra cứu độ chúng sanh.Việc chờ phạm thiên đến cầu thỉnh ý PHật muốn dạy cho chúng sanh bài học gì ? Và có phải ĐỨC PHẬT thấy chúng sanh si mê quá nên ..... tạm mượn từ "uể oải" với chúng sanh mới không chịu ra cứu độ.Kính mong các đạo hữu thiện tri thức hoan hỷ rộng giảng cho tôi được hiểu vấn đề nêu trên
Thứ nhất, ai nói với đạo hữu khi còn là thái tử, Tất Đạt Đa đi qua 4 cửa thành thấy cành sanh, già, bệnh, chết rồi quyết tâm xuất gia cầu đạo; hay là Đạo hữu đang nói bằng tri kiến chủ quan của mình? (yêu cầu trích dẫn kinh điển NT làm luận chứng) :D
Thứ hai, ai nói với đạo hữu là Phật quyết tâm tìm đạo giải thoát cho mình và cho chúng sanh. Cho mình thì còn đúng chứ cho chúng sanh thì hết sức tào lao. (yêu cầu trích dẫn kinh điển NT làm luận chứng) :D

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

LaughingHaHa đã viết: 4. Tóm tắt những ý chính muốn trình bày ở đây:
__Không phải tất cả nhân loại đều có phần trong việc đắc đạo và giải thoát đâu! (nghèo mà ham! ;)) Một phần lớn nhân loại chỉ thuộc diện ... pótay.com thôi ! ;)
__Những lời dạy nguyên thủy của Phật Thích Ca là dành cho các vị trong Tăng đoàn của Phật, những vị mà "trong mắt chỉ còn chút ít bụi" (ít nhiễm bụi trần).
__Tuy rằng những lời dạy nguyên thủy của Phật là dành cho các vị trong Tăng đoàn, những vị thuộc hạng thứ ba ít nhiễm bụi trần, thế nhưng những lời dạy này cũng không phải là dễ thực hành nên Phật đòi hỏi những vị này phải dành toàn bộ thời gian và sức lực cho việc tu tập . Tức là phải từ bỏ tất cả những chuyện vướng mắc của thế gian! Cho nên con đường nguyên thủy mà Phật Thích Ca dạy là Con Đường Từ Bỏ (The Path of Renunciation). Từ Bỏ ... trọn gói ! :-P


5. Xin kết luận với 2 câu hỏi để suy nghĩ:
__Tăng đoàn của Phật ngày nay có còn những vị thuộc "hạng thứ ba" không ?
__Nếu trong nhân loại ngày nay có những người thuộc "hạng thứ ba" thì những người này là ai ?


tangbong cafene
Hay thay =D>

Lâu rồi mới đọc được bài viết có chất xám và có bản lĩnh như vậy. Hay cho câu "Không phải tất cả nhân loại đều có phần trong việc đắc đạo và giải thoát đâu". Vậy mà nhiều người chẳng hề biết điều đó, thậm chí có kẻ còn cho rằng có thể cứu độ chúng sinh ở Địa ngục đắc đạo, bằng chứng là kẻ đó sẵn sàng "hy sinh" xuống địa ngục để giải thoát hết chúng sinh ở trong đó. Thành phần này thì quả thật là potay.com :D

"Tăng đoàn của Phật ngày nay có còn những vị thuộc "hạng thứ ba" không ?"
- Có, nhưng có lẻ là rất hiếm. Có thể là hiếm hơn mấy loài sắp tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ :D

"Nếu trong nhân loại ngày nay có những người thuộc "hạng thứ ba" thì những người này là ai ?"
- Là ai thì chưa biết nhưng chắc chắc Không phải là thành phần lang thang trên Internet,forum,diễn đàn,Chat chit.. vì các pháp ấy xa rời Phạm hạnh, nhiễm đầy thế tục :D

Cảm ơn Đh đã có bài viết thật bổ ích. Thân ái!


Hùng
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 01:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng »

Tôi được nghe rằng:

Trong Phật giáo có bốn hội chúng (parisā) là hội chúng tỳ kheo (bhikkhu), hội chúng tỳ kheo ni (bhikkhunī), hội chúng nam cư sĩ (upāsaka), hội chúng nữ cư sĩ (upāsikā).

Hội chúng tỳ kheo là hội chúng của những nam tu sĩ Phật giáo gồm cả Sa di (sāmanera), đó là những vị đã xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình, chấp nhận đời sống phạm hạnh độc thân. Sa di là vị tu sĩ tập sự để trở thành vị tỳ kheo, vị sa di tuổi từ hai mươi trở lên mới được phép thọ cụ túc giới. Sa di bên Tăng chúng không buộc thời gian.

Hội chúng tỳ kheo ni là hội chúng của những nữ tu sĩ Phật giáo, gồm cả sa di ni và học nữ (sāmaṇerī, sikkhāmānā). Đó là những người nữ đã xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, chấp nhận đời sống phạm hạnh độc thân. Người nữ mới gia nhập ni chúng phải qua hai năm thọ giới học nữ mới làm sa di ni, thọ giới sa di ni qua hai năm và tuổi đủ hai mươi mới được thọ đại giới tỳ kheo ni.

Hội chúng nam cư sĩ là chỉ cho những thiện nam tử ở gia đình, chưa xuất gia, vẫn còn hưởng dục lạc thế tục. Những người nam này có niềm tin Tam bảo, sống hiền thiện và tạo các công đức.

Hội chúng nữ cư sĩ là những người nữ ở gia đình, còn hưởng dục lạc thế tục, chưa xuất gia thành ni chúng. Họ có niềm tin Tam bảo, sống hiền thiện và tạo các công đức.

Bốn hội chúng Phật giáo, trong đó, hội chúng tỳ kheo và hội chúng tỳ kheo ni, là hội chúng đệ tử xuất gia của Đức Phật. Hội chúng nam cư sĩ và nữ cư sĩ là hội chúng đệ tử tại gia của Đức Phật.


Người cư sĩ không phải chỉ đơn thuần là người có tín ngưỡng tôn giáo, là người theo đạo Phật. Người cư sĩ phải sống theo pháp, thực hành giáo pháp, chấp nhận giáo pháp ứng dụng vào đời sống như là một nhu cầu không thể thiếu. Người cư sĩ có thực hành như vậy mới hưởng được hương vị tuyệt vời của giáo pháp, như khi có nếm qua món ăn rồi mới thưởng thức được hương vị của món ăn đó. Gọi là người cư sĩ thừa tự pháp, phải thật sự cảm nhận được sự đặc thù của chánh pháp qua kinh nghiệm tu tập.

Người cư sĩ ngoài việc học hỏi giáo lý thông suốt, còn phải thực hành nữa. Khi nào còn người thực hành theo giáo pháp thì khi đó Phật pháp còn tồn tại, bởi thế vai trò thừa tự pháp của người cư sĩ cũng rất quan trọng.

Sự thực hành giáo pháp, tức là hành theo ba điều căn bản:

"Không làm các điều ác" (Sabbapāpassa akaraṇaṃ). Nghĩa là người cư sĩ sống né tránh không làm điều tội lỗi như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói chia rẽ, nói độc ác, nói vô ích, tham lam, sân hận và tà kiến.

"Thực hiện các việc lành" (Kusalassa upasampadā). Nghĩa là người cư sĩ thiết tha làm những điều thiện như bố thí, trì giới, tu tiến, cung kính, phục vụ, thính pháp, nói pháp, hồi hướng phước, tùy hỷ phước và cải chánh tri kiến.

"Thanh lọc nội tâm" (Sacittapariyodapanaṃ). Nghĩa là người cư sĩ tinh tấn thiền định để rèn luyện nội tâm, làm cho tâm trong sạch không bị ô nhiễm bởi phiền não tham, sân, si.

Sự tu tập của người cư sĩ theo ba điều trên, gọi là người cư sĩ thực hành giáo pháp.

Đối với bốn quả vị phạm hạnh, người tại gia cư sĩ đều có thể đạt được cả.

Tuy vậy, với phẩm mạo cư sĩ khó có người đắc quả A la hán, nếu có thì không giữ được thọ mạng lâu dài. Một ngươi cư sĩ nếu đắc A la hán, có hai sự kiện xảy ra, một là phải lập tức thay đổi phẩm mạo thành bậc xuất gia, hai là phải viên tịch Níp bàn ngay trong ngày hôm ấy.

Trong kinh Milindapañhā, đức vua Milinda bạch hỏi ngài Nāgasena tại sao người cư sĩ không duy trì được mạng khi đắc quả vị A la hán?

Ngài Nāgasena giải thích rằng, vì phẩm mạo của cư sĩ quá thấp thỏi yếu kém, không kham nổi với quả vị cao thượng A la hán. Ngài có thí dụ: người bụng yếu không ăn được vật thực khó tiêu hóa, hoặc như bụi cỏ lau không nâng đỡ nổi tảng đá đặt lên, hoặc như người bần tiện dốt nát không kham nổi địa vị đế vương v.v...

Những cư sĩ đắc A la hán vẫn có, như là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), Đại thần Santati, du sĩ Bāhiya-dārucariya v.v...

Phẩm mạo cư sĩ chỉ có thể kham nổi và tương xứng với quả vị thánh hữu học Tu đà huờn, Tư đà hàm, và A na hàm. Nhưng vị cư sĩ A na hàm thì sống ly thân với gia đình vì pháp tánh của vị thánh này đã diệt dục. Vị cư sĩ Tư đà hàm thì cũng không mấy thiết tha với đời sống gia đình vì bậc ấy đã hạn chế dục vọng. Đa phần cư sĩ vào thời Đức Phật chứng đạt quả vị Tu đà huờn, một quả vị bất thối niềm tin Tam bảo và chắc chắn đang hành trình đạo lộ đến Níp-bàn.

Những cư sĩ đắc Tu đà huờn, như ông Anāthapiṇḍika, ông Jīvika, vua Bimbisāra, bà Visākhā v.v...

Những cư sĩ đắc Tư đà hàm, như Sumanā con gái ông Cấp-cô-độc, Mahānāma ông hoàng Thích ca v.v...

Những cư sĩ đắc A na hàm, như thiện nam Chattapāni ở Sāvatthī, gia chủ Citta ở Macchikāsaṇda, gia chủ Ugga ở Vesāli, Mẹ của thôn trưởng Mātikāgāma, cha và mẹ của nàng Māgandiya v.v...

Các vị chư thiên cũng gọi là cư sĩ vì các chúng sanh này không có phẩm mạo xuất gia. Họ cũng đắc quả vị thánh nhân vô số kể mỗi khi Đức Phật thuyết pháp.


Hùng
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 01:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TẠI SAO ĐỨC PHẬT KHÔNG MUỐN....CỨU ĐỘ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng »

Không biết đã viết:Lâu rồi mới đọc được bài viết có chất xám và có bản lĩnh như vậy. Hay cho câu "Không phải tất cả nhân loại đều có phần trong việc đắc đạo và giải thoát đâu". Vậy mà nhiều người chẳng hề biết điều đó, thậm chí có kẻ còn cho rằng có thể cứu độ chúng sinh ở Địa ngục đắc đạo, bằng chứng là kẻ đó sẵn sàng "hy sinh" xuống địa ngục để giải thoát hết chúng sinh ở trong đó. Thành phần này thì quả thật là potay.com
Kính mời ĐH Không biết xem lại bài kinh Hàng ma thuộc Trung bộ kinh, để nghe Tôn giả Mục Kiền Liên (Maha Moggallana) kể về tiền kiếp của mình, rằng Ngài đã từng là một Ác ma, từng phạm lỗi đến mức bị đọa địa ngục đó:


Kinh Hàng ma
(Màratajjanìya sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời Tôn giả Maha Moggallana trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhessakalavana, vườn Lộc Uyển.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Moggallana đang đi kinh hành ngoài trời. Khi ấy Ác ma đi vào bụng Tôn giả Maha Moggallana, ở trong bao tử. Rồi Tôn giả Maha Moggallana nghĩ như sau: "Nay sao bụng của Ta lại nặng nặng như có gì chồng chất quá đầy?" Rồi Tôn giả Maha Moggallana từ chỗ kinh hành bước xuống, đi vào tự viện, và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

Sau khi ngồi, Tôn giả Maha Moggallana tự chánh niệm. Tôn giả Maha Moggallana thấy Ác ma, sau khi đi vào trong bụng, đang ở trong bao tử. Thấy vậy, Tôn giả liền nói với Ác ma:

-- Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!

Rồi Ác ma suy nghĩ: "Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: "Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai, và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài". Chính vị Bổn sư cũng chưa biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết ta được?"

Rồi Tôn giả Maha Moggallana lại nói với Ác ma như sau:

-- Này Ác ma, ta biết Ngươi. Ðừng có nghĩ rằng: "Vị ấy không biết ta". Ngươi là Ác ma. Này Ác ma, Ngươi nghĩ như sau: "Vị Sa-môn này không biết ta, không thấy ta, lại nói như sau: "Hãy đi ra, Ác ma! hãy đi ra Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài!" Chính vị Bổn sư cũng không biết ta mau như vậy, làm sao vị đệ tử này có thể biết ta được?"

Rồi Ác ma suy nghĩ như sau: "Vị Sa-môn này biết ta, thấy ta và nói như sau: "Hãy đi ra, Ác ma! Hãy đi ra, Ác ma! Chớ có phiền nhiễu Như Lai và đệ tử Như Lai. Chớ có khiến cho Ngươi bị bất hạnh, đau khổ lâu dài"". Rồi Ác ma từ miệng Tôn giả Maha Moggallana bước ra, và đứng dựa nơi cửa miệng. Tôn giả Maha Moggallana thấy Ác ma đứng dựa nơi cửa miệng, bèn nói Ác ma:

-- Ác ma, ở đây, ta cũng thấy Ngươi. Ngươi chớ có nghĩ rằng: "Vị ấy không thấy ta". Này Ác ma, nay Ngươi đang đứng dựa nơi cửa miệng. Này Ác ma, thuở xưa, ta là Ác ma tên là Dusi, và chị ta tên là Kali. Ngươi là con trai chị ta. Như vậy Ngươi là cháu ta.

Này Ác ma, lúc bấy giờ, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác ra đời. Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có hai vị đệ tử tên là Vidhura, và Sanjiva, hai bậc tối thượng, hai bậc Hiền giả. Này Ác ma, đối với các vị đệ tử của Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không một ai ở đây có thể bằng Tôn giả Vidhura về thuyết pháp. Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Vidhura được gọi là Vidhura (Vô song). Còn Tôn giả Sanjiva là vị đi rừng, đi gốc cây, đi các chỗ không người và chứng Diệt thọ tưởng định không khó khăn gì.

Này Ác ma, thuở xưa, Tôn giả Sanjiva đang ngồi nhập Diệt thọ tưởng định dưới một gốc cây. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả Sanjiva đang ngồi nhập Diệt thọ tưởng định dưới một gốc cây, thấy vậy liền nói với nhau như sau: "Thật vị diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi. Chúng ta hãy hỏa táng ngài!" Rồi này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành liền thâu lượm cỏ, củi và phân bò chồng lên thân Tôn giả Sanjiva, đốt lửa và bỏ đi.

Này Ác ma, Tôn giả Sanjiva, sau khi đêm ấy đã tàn, liền xuất định, phủi áo, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát vào làng khất thực. Này Ác ma, các người chăn bò, chăn thú, làm ruộng, các lữ hành thấy Tôn giả Sanjiva đang đi khất thực, thấy vậy liền nghĩ: "Thật vị diệu thay, này các Tôn giả! Thật hy hữu thay, này các Tôn giả! Vị Sa-môn này chết mà vẫn ngồi, nay được sống lại". Này Ác ma, vì lý do này, Tôn giả Sanjiva được xưng danh là Sanjiva, Sanjiva.

Này Ác ma, rồi Ác ma Dusi nghĩ như sau: "Ta không biết chỗ đến và chỗ đi của các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện pháp này. Vậy nay ta hãy nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: "Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ. "

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh như sau: "Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: "Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền" và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con cú đậu trên cành cây, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: "Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền". Và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con giả can trên bờ sông, khi đang rình cá; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: "Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền" và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con mèo ngồi bên đống rác, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: "Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền" và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con lừa, gánh nặng được đặt xuống, đang tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: "Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền", và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền". Này Ác ma lúc bấy giờ, phần lớn những người ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, những Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi nhập vào và nói: "Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ".

Này các Tỷ-kheo, hãy đến biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ..., biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân".

Rồi Ác ma, các Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ không vắng, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Này Ác ma, rồi Mara Dusi suy nghĩ như sau: "Làm như vậy, ta không thể biết chỗ đến hay chỗ đi của các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Vậy ta hãy nhập vào các Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: "Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh này. Do được tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ".

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào các Bà-la-môn gia chủ và nói: "Hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các Ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ", Rồi này Ác ma, những Bà-la-môn gia chủ, bị Ác ma Dusi xâm nhập, tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Này Ác ma, sau một thời gian những vị này mạng chung và phần lớn sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú, Thiên giới và đời này.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusamdha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

"-- Này các Tỷ-kheo, các Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi xâm nhập và nói như sau: "Các Ngươi hãy đến tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Những vị này được các Ngươi tán thán, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường có thể đổi tâm và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy sống quán bất tịnh trên thân, quán tưởng nhàm chán đối với các món ăn, quán tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành".

Và này Ác ma, những Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Kakusandha khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ trống vắng, sống quán (tánh) bất tịnh trên thân, (quán) tưởng nhàm chán đối với các món ăn, (quán) tưởng bất khả lạc đối với tất cả thế gian, quán tánh vô thường đối với tất cả hành.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, buổi sáng đắp y, mang y bát, với Tôn giả Vidhura là thị giả, đi vào làng để khất thực.

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào một đứa trẻ, cầm một hòn đá, đánh trên đầu Tôn giả Vidhura khiến bể đầu. Rồi này Ác ma, Tôn giả Vidhura với đầu bị bể và với máu chảy, vẫn đi sau lưng Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác nhìn xung quanh với cái nhìn con voi chúa và suy nghĩ như sau: "Thật vậy, Ác ma Dusi không biết sự vừa phải". Này Ác ma, khi Thế Tôn nhìn xung quanh, thì Ác ma Dusi liền từ chỗ ấy từ trần và sinh vào cõi địa ngục.

Này Ác ma, địa ngục ấy được ba tên gọi: Sáu xúc xứ địa ngục, Thiết qua địa ngục, Biệt thọ khổ địa ngục. Rồi các người giữ địa ngục đến ta và nói như sau: "Này Tôn giả, khi cọc sắt sẽ gặp cọc sắt trong tim của Ngươi, Ngươi mới hiểu như sau: "Ta sẽ bị trụng nước sôi một ngàn năm ở địa ngục.''

Và ta, này Ác ma, ta bị trụng nước sôi, trải nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm trong địa ngục. Trải qua một vạn năm trong đại địa ngục ấy, ta bị nấu sôi và cảm thọ cảm giác gọi là Vutthanima. Do vậy, này Ác ma, thân của ta là như vậy, thân như con người, và đầu ta là như vậy, đầu như con cá.

1. Ðịa ngục ấy thế nào
Dusi bị nấu sôi
Vì đánh Vidhura,
Ðệ tử Kakusandha.
Có trăm loại cọc sắt,
Tự cảm thọ riêng biệt
Ðịa ngục là như vậy,
Dusi bị nấu sôi.
Vì đánh Vidhura,
Ðệ tử Kakusandha

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ,

2. Dựng lên giữa biển cả,
Cung điện trải nhiều kiếp,
Bằng ngọc chói lưu ly,
Huy hoàng cùng chiếu diệu.
Tiên nữ múa tại đây,
Trang sức màu dị biệt.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ Thọ,

3. Ai Thế Tôn khuyến khích,
Ðược chư Tăng chứng kiến,
Với ngón chân rung chuyển,
Lâu đài Vijayanta!

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ,

4. Với ngón chân rung chuyển
Lâu đài Vijayanta?
Ðầy đủ thần thông lực,
Chư thiên cũng hoảng sợ.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ,!

5. Ai hỏi vị Sakka,
Tại lầu Vijayanta,
Hiền giả, Người có biết,
Chứng ái tận giải thoát?
Sakka đã chân thành,
Trả lời câu được hỏi.

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ,

6. Ai từng hỏi Phạm thiên,
Tại hội chúng Thiện pháp,
Hiền giả nay vẫn chấp,
Các tà kiến thuở xưa,
Có thấy cảnh huy hoàng,
Phạm thiên cảnh Thiên giới?
Brahmà đã chân thành,
Tiếp tục đáp câu hỏi:
Tôn giả, tôi không chấp,
Các tà kiến thuở xưa!
Tôi thấy sự huy hoàng,
Phạm thiên cảnh Thiên giới!
Sao nay tôi nói được,
Tôi thường hằng thường tại?

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ!

7. Ai với sự giải thoát,
Cảm xúc Cao sơn đảnh,
Rừng Ðông Videha,
Và người nằm trên đất,

Tỷ-kheo đệ tử Phật,
Hiểu biết rõ như vậy.
Vì Ngươi đánh Tỷ-kheo,
Kanha chịu khổ thọ.

8. Thật sự lửa không nghĩ:
"Ta đốt cháy kẻ ngu",
Kẻ ngu đột kích lửa,
Tự mình bị thiêu cháy.
Cũng vậy, này Ác ma,
Ngươi đột kích Như Lai.
Tự mình đốt cháy mình
Như kẻ ngu chạm lửa,
Ác ma tạo ác nghiệp,
Do nhiễu hại Như Lai,
Ngươi nghĩ chăng, Ác ma,
"Ác quả không đến ta".
Ðiều ác Ác ma làm,
Chất chứa đã lâu rồi,
Ác ma, hãy tránh Phật,
Chớ vọng tưởng Tỷ-kheo!

Tỷ-kheo chống Ác ma,
Tại rừng Bhesakala,
Vị Dạ xoa, thất vọng,
Biến mất tại chỗ ấy.




Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách