Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Không biết đã viết:
(III) (83) Cội rễ Của Sự Vật
.................

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây". Ðược hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

(Phẩm Niệm - TĂNG CHI 8 PHÁP)
Tất cả pháp gì lấy tác ý làm sanh khởi? Sanh khởi như thế nào và kết quả ra sao??

Kính mời các đạo hữu. Thân ái !
hihi, lại là một câu hỏi khó phải không chư đạo hữu :D phải chi còn có Phật thì ngu tôi sẽ đến đảnh lễ ngài mà thưa hỏi cho ra ý nghĩa này, vì lời Phật dạy quá vắn tắt mà thâm sâu vô lượng :D

đọc tới đoạn kinh này ngu tôi chợt nghĩ tất cả pháp gì mà các pháp ấy lấy tác ý làm sanh khởi?
có khi nào cục gạch lấy tác ý làm sanh khởi không nhỉ, hay là một áng mây lấy tác ý làm sanh khởi, hay là hạt mưa rơi... ~x(
rõ ràng là không thể :D

như vậy, các pháp lấy tác ý làm sanh khởi trong ngữ cảnh này không thể là các pháp ngoại vi mà ngu tôi liệt kê ở trên; mà các pháp lấy tác ý làm sanh khởi phải là pháp liên hệ trực tiếp với Thân Tâm con người và thường biểu hiện cụ thể qua 3 phương diện THÂN KHẨU Ý. Thí dụ:

một người bỗng nhiên thấy đói bụng thì người ấy phải có các "tác ý" sau đối với cái bụng đói:
- tác ý lấy tô/chén để đựng cơm, tác ý lấy cái vá để múc cơm vô chén, tác ý đưa cơm vô miệng; để im đó thì cơm nó còn nguyên chứ không có nhuyễn ra đâu, phải có tác ý nhai thì cơm nó mới nhuyễn ra, tới đó mà ngưng thì cơm nó nằm im trong vòm họng chứ không có xuống bụng đâu, phải tác ý nuốt thì cơm nó mới chịu xuống bụng :D
như vậy, một chuỗi các hành động để giải quyết cái bụng đói như là "lấy tô, múc cơm, nhai, nuốt.." luôn phải có sự hiện diên của "Tác ý"; nếu tác ý vắng mặt chỗ nào thì hành động chỗ đó bị trì trệ và ngưng lại, không thể thành tựu. Đây gọi là Thân hành.

hoặc là khi muôn nói lên điều gì chúng ta phải "tác ý" đền những điều muốn nói và sau đó mới phát ngôn thành lời. Đây gọi là Khẩu hành.

haha, mò mẫm đến đây thì ngu tôi đã tìm ra manh mối và biết được pháp đầu tiên lấy tác ý làm sanh khởi: đó là NGHIỆP. Minh chứng cụ thể cho điều này là câu kệ mở đầu kinh pháp cú:

Ý Dẫn Đầu Các Pháp. Ý Làm Chủ, Ý Tạo,
Nếu tác ý nhiễm ô, Nói lên hay hành động,
Khổ não liền theo sau, như xe theo bò kéo.

Ý Dẫn Đầu Các Pháp. Ý Làm Chủ, Ý Tạo,
Nếu tác ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động,
An lạc liền theo sau, như bóng chẳng rời hình.”

http://budsas.org/uni/u-kinh-tieubo1/tb12-pc1.htm

Nghiệp được hiểu nôm na là các hành động về Thân về Lời về Ý (hay còn gọi là Thân nghiệp - Khẩu nghiệp - Ý nghiệp); và tùy theo tính chất (thiện hay ác) mà cho kết Quả tương ứng với những hành động ấy. Trong Tăng Chi Bộ kinh đức Phật cũng nhắc tới điều này:

“Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ác Nghiệp được làm, ác Nghiệp được tiếp tục làm? … Này Mahàli, do nhân phi như lý Tác ý, do duyên phi như lý Tác ý, ác Nghiệp được làm, ác Nghiệp được tiếp tục làm.
Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thiện Nghiệp được làm, thiện Nghiệp được tiếp tục làm? … Này Mahàli, do nhân như lý Tác ý, do duyên như lý Tác ý, Thiện nghiệp được làm, Thiện Nghiệp được tiếp tục làm.”
(phẩm V – Tăng Chi 10 Pháp)

và trong Tương Ưng Bộ kinh đức Phật cũng nhấn mạnh điều này như là một tông chỉ tu tập:
"Phàm có những pháp nào, này các Tỷ-kheo, dự phần về thiện và bất thiện, nhưng thuộc về phần Thiện, tất cả những pháp ấy lấy như lý Tác Ý làm căn bản, lấy như lý tác ý làm chỗ quy tụ; như lý tác ý được gọi là TỐI THƯỢNG đối với những pháp ấy." (Tương ưng Giác Chi,phẩm IV – Tương Ưng Bộ kinh)

hihi, đến đây thì câu hỏi đặt ra là:
pháp nào lấy Như lý Tác Ý làm sanh khởi? pháp nào là Phi như lý Tác Ý làm sanh khởi? cách Tác ý như thế nào là Phi-là Như lý, và hệ quả của việc đó ra sao?? :D

Kính mời các đạo hữu. Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Không biết đã viết: .................

hihi, đến đây thì câu hỏi đặt ra là:
pháp nào lấy Như lý Tác Ý làm sanh khởi? pháp nào lấy Phi như lý Tác Ý làm sanh khởi? cách Tác ý như thế nào là Phi-là Như lý, và hệ quả của việc đó ra sao?? :D
câu này căng nhỉ :D thôi kệ, lỡ rồi thì làm luôn cho nó hết.

trước tiên về mặt văn tự thì Như Lý tác ý có nguyên bản pali là : Yoniso manasikāra
Phi Như Lý tác ý là: Ayoniso manasikāra

chiết tự Pali:
- YONI f. căn nguyên, chỗ của sự sanh tồn, bộ sinh dục phụ nữ, sự học thức, kiểu mẫu. --so ad. một cách khôn ngoan, đúng đắn, đúng lẽ
MANASI (manas chia định sở cách): ở tâm ý, nơi tâm ý
- Kāra (√kar): hành vi, việc làm

như vậy, có thể thấy rằng Như Lý tác ý là một kiểu hán dịch của HT Minh Châu thay cho kiểu Việt dịch là: "tác ý một cách đúng đắn, tác ý một cách hợp lẽ" hay khởi ý một cách đúng đắn, khởi ý một cách hợp lẽ :D

nếu tôi là một nhà phiên dịch tôi cũng sẽ chọn cách của HT Minh Châu vì cách dùng từ Như Lý tác ý tạo một "văn phong" trang nghiêm mà ngắn gọn, nhất là trong ngữ cảnh nhiều đoạn kinh có nhiều câu lặp lại mà cứ tác ý một cách đúng đắn, tác ý một cách đúng đắn thì câu kinh sẽ dài ra, người đọc sẽ thấy 'ngán" và không thể tiêu hóa nổi :D nhưng thói đời thường thì được cái này sẽ mất cái kia, muốn ngắn gọn thì nó sinh khó hiểu mà muốn dễ hiểu thì nó lại dài thòn :D

trở lại vấn đề chính là pháp nào lấy Như lý Tác Ý làm sanh khởi? pháp nào là Phi như lý Tác Ý làm sanh khởi?
cái này thì phải lấy từ kho tàng Kinh tạng của Phật chứ mò hết nổi rồi :D

liên quan đến pháp hành tu tập thì thấy các pháp sau liên quan trực tiếp đến Như lý/Phi như lý tác ý:
Lậu hoặc, Chánh kiến, Tinh Tấn, Chánh niệm Tỉnh giác, 5 Triền cái, 7 Giác chi, 8 Thánh đạo
(và cả cái NGHIỆP đã nói rõ ở trên :D )
LẬU HOẶC
– “Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc Cho Người BIẾT, Cho Người THẤY, KHÔNG Phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: CÓ Như Lý Tác ÝKHÔNG Như Lý Tác Ý.
Này các Tỷ-kheo, do KHÔNG Như Lý Tác Ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng.
Này các Tỷ-kheo, do Như Lý TÁC Ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt.
………….
Vị ấy Như Lý Tác Ý:”đây là Khổ”, Như Lý Tác Ý:”đây là khổ Tập”, Như Lý Tác Ý:”đây là khổ Diệt”, Như Lý Tác Ý:”đây là Con Đường đưa đến khổ diệt. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ.
Này các Tỷ-kheo, các pháp ấy được gọi là các Lậu Hoặc phải do tri Kiến được đoạn trừ.” (kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc – Trung Bộ kinh)
vấn đề ở đây là "đây là Khổ" tức cái gì là Khổ? "đây là Tập" tức cái gì là Tập?
CHÁNH KIẾN
“Ta Không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do Pháp ấy, Chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay Chánh kiến đã sanh được tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, như Như Lý TÁC Ý.
Do Như Lý TÁC Ý, này các Tỷ-kheo, Chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay Chánh kiến đã sanh được tăng trưởng.”
(Chương I,Phẩm XVII – Tăng Chi Bộ kinh)

Hay là:
Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai?
“Tiếng Nói Của Người Khác” và “Không Như Lý TÁC Ý”. Những Pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai Duyên khiến Tà Kiến sanh khởi.
Có hai duyên này, này các Tỷ-kheo, khiến Chánh kiến sanh khởi. Thế nào là hai? “Tiếng Nói Của Người Khác” và “Như Lý TÁC Ý”. Những Pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai Duyên khiến Chánh kiến sanh khởi.”
(Chương II,phẩm XI – Tăng Chi Bộ kinh)

vì lý do này mà ở đầu đầu mọi thời pháp, Phật luôn nhắc nhở và sách tấn các Đệ tử: “Này các Tỷ-kheo, hãy lóng nghe và khéo Tác Ý, Ta sẽ nói… ”;

tại sao lại như vậy? tài vì:
Có Hai hạng người này xuyên tạc Như Lai. Thế nào là hai? “Người Độc Ác với Tâm đầy Sân Hận”, và “người có Lòng Tin Với TÀ Kiến”. Này các Tỷ-kheo, có Hai hạng người này xuyên tạc Như Lai.” :D (chương II,phẩm III – Tăng Chi Bộ kinh)
còn nữa:
“có hạng người đi đến khu vườn(tinh xá) thường thường nghe pháp từ các Tỷ-kheo, các vị Tỷ-kheo thuyết pháp cho người ấy, Sơ Thiện, Trung Thiện, Hậu Thiện, có Nghĩa, có Văn, trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Người ấy, Tại Chỗ Ngồi ấy, đối với bài thuyết giảng ấy, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Đầu, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Giữa, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Cuối. Cũng vậy, khi người ấy Từ Chỗ Ngồi Ấy Đứng Lên, đối với bài thuyết giảng ấy, người ấy KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Đầu, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Giữa, KHÔNG Có Tác Ý đến đoạn Cuối. Ví như này các Tỷ-kheo, một cái ghè bị Lộn Ngược, nước chứa trong ấy tuôn chảy, không có dừng lại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người với trí tuệ Lộn Ngược.” (chương III,phẩm III – Tăng Chi Bộ kinh)
hihi, như vậy là 1 người đến học tập trong Chánh pháp mà nếu người ấy không có khéo lóng Nghe ( không có khéo Tác Ý ) trên những gì được nghe, thì KHÔNG Có Lợi Ích cho người ấy và vị ấy hoàn toàn có thể trở thành người Lòng Tin và xuyên tạc Như Lai :D
TINH TẤN

“7.- Ta Không Thấy Một Pháp Nào Khác, này các Tỷ-kheo, do Pháp ấy, các pháp Thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp Bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như Như Lý TÁC Ý. Với người Như Lý TÁC Ý, này các Tỷ-kheo, các pháp Thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp Bất thiện đã sanh được đoạn tận.” (chương I, phẩm Tinh Tấn – Tăng Chi Bộ kinh)

“Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo,
ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, Khởi Lên Ý Muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, Khởi Lên Ý Muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các Thiện pháp chưa sanh, Khởi Lên Ý Muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Ðối với các Thiện pháp đã sanh, Khởi Lên Ý Muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.”
(Đại kinh Niệm xứ – Trường Bộ kinh)
vấn đề ở đây: thế nào là Thiện? thế nào Bật thiện?? 2 khái niệm quan trọng mà nếu có dịp, cần phải mỗ sẻ để làm cho rõ hơn :D
CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

“Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng KHÔNG Chánh Niệm Tỉnh Giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Và Cái Gì là thức ăn cho KHÔNG CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC? PHI Như Lý TÁC Ý, cần phải trả lời như vậy.
……………
Này các Tỷ-kheo, Chánh Niệm Tỉnh Giác có thức ăn, không phải không có thức ăn. Cái gì là thức ăn cho CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC? Như Lý TÁC Ý, cần phải trả lời như vậy

(Chương X,phẩm VII – Tăng Chi Bộ kinh)
THÁNH ĐẠO TÁM NGÀNH
55.VII. Như Lý (1) (Yoniso). (S.v,31)
1) …
2)– Này các Tỷ-kheo, như cái Đi Trước và điềm tướng Báo TRƯỚC mặt trời mọc, tức là rạng đông; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Cái Đi TRƯỚC và điềm tướng báo trước Thánh đạo Tám ngành sanh khởi chính là đầy đủ Như Lý TÁC Ý (yonisomana-sikàrasampadà).
3) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ Như Lý TÁC Ý này, thời chờ đợi rằng Thánh đạo Tám ngành sẽ được tu tập, Thánh đạo tám ngành sẽ được sung mãn.”

(Tương ưng Đạo,phẩm IV – Tương Ưng Bộ kinh)
* tóm lại:

khởi đầu “điềm đi Trước, điềm báo Trước” Thánh Đạo Tám Ngành sẽ sanh khởi và được tu tập viên mãn là Như Lý TÁC Ý. Kế đến, Như Lý TÁC Ý phản ánhTác Động vào “từng chi phần” của Thánh đạo Tám ngành, gồm có: CHÁNH Kiến, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm. Đặc biệt là nếu biết khéo Như Lý TÁC Ý trên 4 Thánh Đế, tức là “KHỔ,TẬP,DIỆT,ĐẠO” thì có thể diệt được 3 Kiết sử, chứng quả Dự lưu.

phù, mệt quá ./..,., bửa nay nhiêu đây thôi bửa sau làm tiếp :D


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

tiếp tục chương trình :D

5 TRIỀN CÁI
I. Món Ăn Của Các Triền Cái
1-2) …
3) — Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Dục THAM (kàmacchanda) chưa sanh được sanh khởi; hay dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Có TỊNH Tướng, này các Tỷ-kheo. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
4) Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho SÂN chưa sanh được sanh khởi; hay sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Có CHƯỚNG NGẠI Tướng (patighanimittam), này các Tỷ-kheo. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
5) Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Hôn Trầm Thụy Miên chưa sanh được sanh khởi; hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? KHÔNG Hân Hoan, Biếng Nhác, Chán Nản, Ăn Quá No, Tâm Uể Oải. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
6) Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Trạo Hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Có Tâm Chưa Được CHỈ Tịnh, này các Tỷ-kheo. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
7) Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Có Các Pháp Trú Xứ Của Nghi hoặc. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.

III. Không Phải Món Ăn Cho Các Triền Cái
15) — Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có bất tịnh tướng. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho dục tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
16) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có từ tâm giải thoát. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
17) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có phát cần giới, tinh cần giới, dõng mãnh giới. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, hay hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
18) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có tâm chỉ tịnh. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho trạo hối chưa sanh được sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.
19) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng, quảng đại? Này các Tỷ-kheo, có pháp thiện và bất thiện, có pháp có tội và không có tội, có pháp liệt và thắng, có pháp dự phần vào đen và trắng. Ở đây, nếu như lý tác ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi, hay nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng, quảng đại.”
(Tương ưng Giác chi,phẩm VI – Tương Ưng Bộ kinh)
7 GIÁC CHI
Ví như, này các Tỷ-kheo, cái này là điềm Đi TRƯỚC,là tướng Báo TRƯỚC mặt trời sắp mọc, tức là rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, CÁI Này là điềm đi trước, là tướng báo trước bảy giác chi sanh khởi, tức là Như Lý TÁC Ý. Tỷ-kheo thành tựu Như Lý TÁC Ý, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi rằng: bảy giác chi sẽ được tu tập, bảy giác chi sẽ được làm cho sung mãn.”
(Tương ưng Giác chi,phẩm II – Tương Ưng Bộ kinh)

IV. Không Phải Là Món Ăn Cho Các Giác Chi
20) — Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải là món ăn khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Các Pháp Trú Xứ Cho NIỆM Giác Chi. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
21) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có các Pháp Thiện và Bất Thiện, Có Tội và Không Có Tội, liệt và thắng, dự phần vào đen và trắng. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
22) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có Phát Cần Giới, Tinh Cần Giới, Dõng Mãnh Giới. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
23) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Những Pháp Trú Xứ Cho HỶ Giác Chi. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
24) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có THÂN Khinh An, TÂM Khinh An. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý, làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
25) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có TỊNH CHỈ Tướng, BẤT LOẠN Tướng. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
26) Và này các Tỷ-kheo, cái gì không phải món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Các Pháp Trú Xứ Cho XẢ Giác Chi. Ở đây, nếu PHI Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này không phải món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.

II. Món Ăn Cho Các Giác Chi
8) — Cái gì là món ăn, này các Tỷ-kheo, khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Các Pháp Trú Xứ Cho NIỆM Giác Chi. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay niệm giác chi đã sanh được tu tập, làm cho viên mãn.
9) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Có Những Pháp Thiện và Bất Thiện, này các Tỷ-kheo, Có Những Pháp Có Tội và Không Có Tội, có những pháp liệt và thắng, có những pháp dự phần đen và trắng. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho trạch pháp giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay trạch pháp giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
10) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Có Phát Cần Giới, này các Tỷ-kheo, Tinh Cần giới, Dõng Mãnh Giới. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay tinh tấn giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
11) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Có Những Pháp Trú Xứ Cho HỶ Giác Chi. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay hỷ giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
12) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, có THÂN Khinh An, TÂM Khinh An. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay khinh an giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
13) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có TỊNH CHỈ Tướng, BẤT LOẠN Tướng. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho định giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay định giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.
14) Và này các Tỷ-kheo, cái gì là món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn? Này các Tỷ-kheo, Có Các Pháp Trú Xứ Cho XẢ Giác Chi. Ở đây, nếu Như Lý TÁC Ý được làm cho sung mãn, thời chính cái này là món ăn khiến cho xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, hay xả giác chi đã sanh được tu tập, được làm cho viên mãn.”
(phẩm VI,Tương ưng Giác chi – Tương Ưng Bộ)
như vậy là các pháp vận hành theo nguyên lý Duyên khởi: “Cái này có mặt, Cái kia có mặt. Cái này diệt,Cái kia diệt”

* 5 Triền Cái
– “Tịnh tướng” + “Phi như lý tác Ý” => Dục THAM sanh & tăng trưởng
Bất Tịnh tướng” + “Như lý tác Ý” => Dục THAM đoạn diệt & Không sanh khởi

– “Chướng Ngại tướng” + “Phi như lý tác Ý” => SÂN sanh & tăng trưởng
Từ Tâm giải thoát” + “Như lý tác Ý” => SÂN đoạn diệt & Không sanh khởi

– “Không hân hoan, biếng nhác, uể oải,ăn no” + “Phi như lý tác Ý”=> Hôn trầm Thụy Miên sanh & tăng trưởng
Phát cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới” + “Như lý tác Ý” => Hôn trầm Thụy Miên đoạn diệt & Không sanh khởi

– “Tâm chưa tịnh Chỉ” + “Phi như lý tác Ý” => Trạo hối sanh & tăng trưởng
Tâm được Chỉ tịnh” + “Như lý tác Ý” => Trạo hối đoạn diệt & Không sanh khởi

– “Có pháp là trú xứ của Nghi hoặc” + “Phi như lý tác Ý” => Nghi hoặc sanh & tăng trưởng
Có pháp Thiện,pháp Bất Thiện, Có tội,Ko có tội” + “Như lý tác Ý”=> Nghi hoặc đoạn diệt & Không sanh khởi

* 7 Giác Chi
– “Có Pháp là trú xứ cho Niệm giác chi” + “Phi như lý tác Ý” => Niệm giác chi Không sanh & viên mãn
Có Pháp là trú xứ cho Niệm giác chi” + “Như lý tác Ý” => Niệm giác chi sanh & tu tập viên mãn

– “Có pháp Thiện, pháp Bất Thiện, Có tội,Ko có tội” + “Phi như lý tác Ý” => Trách Pháp giác chi Không sanh & viên mãn
Có pháp Thiện, pháp Bất Thiện, Có tội,Ko có tội” + “Như lý tác Ý”=> Trạch Pháp giác chi sanh & tu tập viên mãn

– “Có phát cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới” + “Phi như lý tác Ý” => Tinh Tấn giác chi Không sanh & viên mãn
Có phát cần giới, tinh tấn giới, dõng mãnh giới” + “Như lý tác Ý”=> Tinh Tấn giác chi Sanh & tu tập viên mãn

– “Có pháp trú xứ cho Hỷ giác chi” + “Phi như lý tác Ý” => Hỷ giác chi Không sanh & viên mãn
Có pháp trú xứ cho Hỷ giác chi” + “Như lý tác Ý” => Hỷ giác chi Sanh & tu tập viên mãn

– “Có Thân khinh an,Tâm khinh an” + “Phi như lý tác Ý” => Khinh an giác chi Không sanh & viên mãn
Có Thân khinh an,Tâm khinh an” + “Như lý tác Ý” => Khinh an giác chi Sanh & tu tập viên mãn

– “Có tịnh Chỉ tướng, bất loạn tướng” + “Phi như lý tác Ý” => Định giác chi Không sanh & viên mãn
Có tịnh Chỉ tướng, bất loạn tướng” + “Như lý tác Ý” => Định giác chi Sanh & tu tập viên mãn

– “Có pháp là trú xứ cho Xả giác chi” + “Phi như lý tác Ý” => Xả giác chi Không sanh & viên mãn
Có pháp là trú xứ cho Xả giác chi” + “Như lý tác Ý” => Xả giác chi Sanh & tu tập viên mãn

** NHƯ VẬY: trong các DUYÊN Sanh khởi “5 Triền cái” thì có pháp Thuận-có pháp Nghịch, tức là:
TỊNH Tướng” >< “BẤT Tịnh tướng”, “CHƯỚNG NGẠI tướng” >< “TỪ Tâm” ...

còn trong các DUYÊN Sanh khởi “7 Giác chi” thời các Pháp tiên khởi là Khách quan, tức là Có tác ý thì Sanh khởi-Không tác ý thì Không sanh khởi, như là: "trú xứ cho Niệm","trú xứ cho Hỷ"…

hihi, như vậy là cũng xong được câu hỏi "pháp nào lấy Như lý Tác Ý làm sanh khởi? pháp nào lấy Phi như lý Tác Ý làm sanh khởi? sanh khởi như thế nào và hệ quả ra sao??"

khoẻeeeeeee... :D


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT - Tác Ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

(III) (83) Cội rễ Của Sự Vật
1. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo đến hỏi: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào?

2. - Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết ý nghĩa lời nói này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
3. - Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây". Ðược hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy.

(Phẩm Niệm - TĂNG CHI 8 PHÁP)
Tất cả pháp gì lấy XÚC làm Tập khởi ?

Kính mời các đạo hữu. Thân ái !


koa
Bài viết: 49
Ngày: 04/08/09 21:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hanoicity

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi koa »

Đức Phật dạy rất xác đáng , rất thực tế thưa chư vị . Tất cả các Pháp luôn lấy dục làm căn bản , để chứng thánh quả đạt đến kết quả tối thằng thành bậc Alahan thì rất rõ ràng căn bản của vị ấy cũng từ dục mà ra . Nếu như các bạn ở đây không cảm thấy thích , ích lợi , hay ham muốn thoát vòng sinh tử luân hồi , chứng đạt thành Đạo thì các vị ở đây có ai tu tập không ? Xin làm ơn chúng ta thực tế , đừng hảo huyền về cái mục đích các bạn đi tu làm gì . Đừng vẽ vời cái việc tu tập của các bạn vì cứu độ chúng sinh , đó chỉ là lừa mình , lừa đời chứ thật tâm cũng là vì ham muốn địa vị , quả vị mà thôi .

Hãy đọc đoạn kinh sau " Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. " .

Và bạn đặt câu hoi " Lẽ nào "các pháp lấy DỤC làm căn bản" sao? vậy thì người tu học làm sao chứng pháp "LY DỤC ly bất thiện pháp" để đạt được giải thoát giác ngộ? Các đạo hữu có cao kiến gì không?? "

Rõ ràng rằng ly các bất thiện pháp , đạt và an trú trong thiền thì có một quả thiện phát sinh đó là hỷ lạc , và được xác nhận 1 lần nữa cái hỷ này có được là do ly dục , và có tầm và có tứ .
Hỷ này mong muốn của những ai muốn chứng đạt tần thiền thứ 1 , và đó chính là căn bản dục của pháp tu thiền này . Sau đó ly luôn dục của tầng này để tiến lên tần cao hơn . Mọi pháp luôn lấy dục là căn bản , Đức Thế Tôn lời dạy tỏ tường , chân thật , thực tế .


koa
Bài viết: 49
Ngày: 04/08/09 21:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hanoicity

Re: Kinh CỘI RỄ CỦA SỰ VẬT

Bài viết chưa xem gửi bởi koa »

Các nghiệp đều đưa ra quả , với quả của thiện cộng với Bát Chánh Đạo thì đưa ta tiếp tục tìm kiếm nghiệp thiện .
Cũng như vậy nếu cũng có quả thiện mà ta không có Bát Chánh Đạo , mà lại hướng theo tà Kiến thì sẽ đưa ta tìm kiếm nghiệp bất thiện .
Với quả xấu nếu biết kheo tu tập Bát Chánh Đạo thì sẽ đưa tìm kiếm nghiệp thiện .
Với quả xấu nếu ta không tu tập Bát Chánh Đạo mà lại hướng theo ta kiến thì sẽ đưa ta tìm kiếm nghiệp bất thiện .
Vậy nên với quả thế nào không là quan trọng , quan trong ngay trong đời này chúng ta đã tu tập Bát Chánh Đạo hay chưa , nếu có rồi thì đó là thành tựu quý báu nhất .

Hãy soi xét ngay trong cuộc sống của bản thân , ở đây có ai đã từng bị lừa gạt về niềm tin , tiền bạc . Và nguồn gốc của nó xuất phát từ bạn chưa đủ trí tuệ hay chưa ? Khi bạn gặp quả bất thiện ấy thái độ của bạn thế nào ? Có kẻ hận đời đi trả thù nhằm gây tổn hại lại kẻ hại mình , hoặc đi hại người khác . Với người có trí xác định rõ không còn cách cứu vãn họ chấp nhận hậu quả và không mang mối hận thù , họ đút kết kinh nghiệm để rồi từ đó sống thông minh hơn .

Đức Thế Tôn lời dạy tỏ tưởng , thực tế đã được ghi lại trong kinh tạng Phật Giáo Nguyên Thủy . Tôi càng sống lâu càng nhận ra ngài đúng là bậc Siêu Xuất Tam Giới .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách