TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Các vị A La Hán không còn bị tái sinh bởi Nghiệp lực nhưng các Ngài đều theo Nguyện lực Đại bi mà thị hiện trong tam giới để giáo hóa chúng sinh.

ĐH haizen đã viết như sau trong topic http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... =24#p32678:

Có người cho rằng thiền Nam tông chỉ có mục đích thoát luân hồi, thành A la hán chứ không có mục đích thành Phật?(tức không có Bồ đề tâm). Điều này cũng chính là coi thường quả vị A la hán, cho các vị là ích kỷ, chỉ lo giải thoát cho riêng mình. Thế các vị đại đệ tử A la hán của Phật cũng không có mục đích tu đạt tới quả vị rốt ráo Chánh đẳng chánh giác ư? Như thế có đáng được coi là đại đệ tử của Đức Phật không? A la hán mà không có tâm vô thượng Bồ đề, không có lý tưởng giác ngộ giải thoát viên mãn, không có chí hướng giáo hoá chúng sinh, không có lòng từ bi vị tha rộng lớn, chỉ ích kỷ tu cho riêng mình, không muốn đi tiếp theo con đường của Đức Phật, thì xin lỗi, một người như thế gọi là đệ tử Phật cũng không xững đáng chứ đừng nói đến là một vị Thánh đã chứng Niết bàn! Một vị khi tu hành đã tới quả vị A la hán thì trí tuệ và lòng từ bi buộc các Ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thị hiện trong loài người để thành tựu Phật quả. Đó chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi Đức Phật đều đã đi qua (Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật đã thọ ký cho vô số các vị A la hán đều sẽ thành Phật)


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

chanhhoitrong_123 đã viết:Chư vị hiền hữu kính mến !
khi chứng đắc A La Hán quả các ngài thường tuyên bố sanh đã tận phạm hạnh đã thành........không còn trở lui lại đời sống sanh tử nữa.Trong các tông phái khác của Phật giáo các vị Phật và Bồ Tát thường rất "chịu khó" tái sanh theo nguyện lực để cứu độ thêm chúng sanh, vậy thì tại sao các vị A La Hán không chịu tái sanh theo nguyện lực để tiếp tục một “vài nhiệm kỳ” cứu vớt chúng sanh như những vị Bồ Tát khác.Kính mong chư hiền hữu cứu độ cho em câu hỏi này
chanhhoitrong_123 thân mến,
QT có ví dụ như thế này,

Một người từ Việt Nam muốn đến nước Pháp thì có 2 cách :

-Cách thứ nhất là anh ta đi máy bay, bay cái vèo mất mấy giờ đồng hồ thì tới nơi.

-Cách thứ hai là đi bộ, anh ta đi từ TP HCM đi qua Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kì, Bulgary, Hungary, Áo, ....., Pháp.
Trên con đường đi của mình, anh ta rủ thêm những người anh ta gặp trên đường, cho nên hành trình rất gian khổ và rất lâu xa mới đến nơi, khi đến nơi là một đám đông, không phải chỉ một mình anh ta.

Như vậy, cách thứ nhất tượng trưng cho con đường của các vị Alahan, cách này đòi hỏi phải có tiền nhiều mới đi được, cũng như pháp Nam tông dành cho những vị có trí tuệ căn bản thì mới có kết quả.

Cách thứ 2, là con đường dành cho nhiều hạng, kẻ ít tiền hay nhiều tiền, muốn đến thì cứ đi, cũng như pháp Bắc tông dành cho nhiều hạng căn cơ, từ bậc thượng trí cho đến kẻ phàm phu tục tử đều có thể lên đường. Vì con đường rất dài và nhiều hiểm trở, nên trải qua một thời kỳ rất lâu xa mới có một vị tu thành Phật xuất hiện trên cõi đời.


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Bạn quang_tâm3 thân mến!

Đạo Phật mà Đức Bổn Sư truyền dạy cho nhân loại chỉ có một, không phải chia ra thành hai phái dành cho hai căn cơ khác nhau như bạn vẫn được nghe tuyên truyền đâu.

Đã là đệ tử Phật thì đều phải tu tập theo 37 phẩm trợ đạo và hành Bồ Tát đạo theo di huấn của Ngài:

Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng của đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.


Đã là đệ tử Phật thì đều phải có trách nhiệm tu thiền Tứ Niệm Xứ để Diệu Pháp được trường tồn:

"Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:
--"Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"
--"Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ ... trú, quán tâm trên tâm ... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."

(Tương Ưng, SN-XLVI.25)

Vấn đề này đã có nhiều ĐH trình bày rồi, nhưng lạ là rất nhiều người tự nhận là đệ tử Phật lại luôn bỏ ngoài tai lời dạy của Đức Phật, vậy là sao hả bạn quang_tâm3?


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Canrron70 đã viết:Bạn quang_tâm3 thân mến!

Đạo Phật mà Đức Bổn Sư truyền dạy cho nhân loại chỉ có một, không phải chia ra thành hai phái dành cho hai căn cơ khác nhau như bạn vẫn được nghe tuyên truyền đâu.

Đã là đệ tử Phật thì đều phải tu tập theo 37 phẩm trợ đạo và hành Bồ Tát đạo theo di huấn của Ngài:

Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần. Này các Tỷ-kheo, chính những pháp này do Ta chứng ngộ và giảng dạy, mà các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng của đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.


Đã là đệ tử Phật thì đều phải có trách nhiệm tu thiền Tứ Niệm Xứ để Diệu Pháp được trường tồn:

"Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Cấp Cô Ðộc. Rồi một Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị Bà-la-môn ấy thưa với Thế Tôn:
--"Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài? Do nhân gì, do duyên gì, thưa Tôn giả Gotama, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?"
--"Do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn, này Bà-la-môn, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài. Thế nào là bốn?
Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời, trú, quán thọ trên các thọ ... trú, quán tâm trên tâm ... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Do không tu tập, không làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không được tồn tại lâu dài. Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, này Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài."

(Tương Ưng, SN-XLVI.25)

Vấn đề này đã có nhiều ĐH trình bày rồi, nhưng lạ là rất nhiều người tự nhận là đệ tử Phật lại luôn bỏ ngoài tai lời dạy của Đức Phật, vậy là sao hả bạn quang_tâm3?
Dạ, cảm ơn bạn đã nhắc nhở.
À, lí do nào bạn Canrron70 biết rằng Quang Tâm tôi không tu thiền Tứ Niệm Xứ vậy bạn Canrron70 ?
---

Như lời nói phía trên của một bạn Nam tông, bạn Thongminhhon , QT tôi thực hết sức tán thán, và tôn kính. Vì bạn ấy nói những gì mình hiểu, mình rành.
----
Thongminhhon đã viết:Đạo hữu Chanhoitrong kính,
Hãy thường xuyên quan sát các cảm thọ xuất hiện trên thân thể, hãy khéo quan sát chúng.
Nếu khéo quan sát, có thể 2 điều này sẽ xảy ra:
- Lời nói khả ái, hợp ý đạo hữu sẽ làm đạo hữu thỏa mãn, hài lòng và đáp lại với những lời từ ái, có liên hệ đến Pháp.
- Lời nói không khả ái, nghịch ý đạo hữu sẽ không làm đạo hữu đau khổ, bất mãn và đáp lại với những lời từ ái, có liên hệ đến Pháp.
Nếu không khéo quan sát, có thể 2 điều này sẽ xảy ra:
- Lời nói khả ái, hợp ý đạo hữu sẽ làm đạo hữu thỏa mãn, hài lòng và đáp lại với những lời nói khả ái, dễ nghe nhưng không liên hệ đến Pháp.
- Lời nói không khả ái, nghịch ý đạo hữu sẽ làm đạo hữu đau khổ, bất mãn và đáp lại với những lời nói không đẹp, khó nghe và không liên hệ đến Pháp.
Hãy khéo quan sát các cảm thọ xuất hiện trên thân thể, như vậy là có ích cho việc trao đổi, thảo luận nhất là khi có liên hệ đến Pháp.

Đạo hữu đã suy tư về tâm tư, nguyện vọng của các A lan Hán. Điều này vượt khỏi khả năng như thực biết rõ của chúng ta. Nên nếu nói về những điều chúng ta không biết rõ, sẽ dễ đưa đến hý luận, không liên hệ đến Pháp.
Tuy nhiên chúng ta có thể nói về nguyên nhân của thắc mắc của đạo hữu, điều này đạo hữu biết rõ, và có thể thảo luận như thật.

Đạo hữu đã đề cập đến hai quan điểm trong hai hệ thống kinh điển khác nhau: A Lan Hán đạo trong Phật giáo Nam Tông và Bồ tát đạo trong Phật giáo Bắc Tông.
- Trong Phật giáo Nam tông, A La Hán đạo là con đường cao thượng với A La Hán là quả vị cao nhất dành cho những ai tầm cầu giải thoát dưới sự chỉ dẫn của Bậc Chánh Đẳng Giác (hãy xem đây là một quan điểm). Những ai đã thành tựu A La Hán đạo, với trí tuệ như thật biết rõ, họ tuyên bố: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa". Việc cần làm là gì mà họ đã làm: chính là từ bỏ hoàn toàn tham ái. Vì không có tham ái, không còn nhiên liệu cho sự sanh, họ tuyên bố sanh đã tận. Và họ không tái sanh. Trong Phật giáo Nam Tông, cũng có Bồ Tát Đạo, tuy nhiên không phải là điều Phật nhắc nhở đệ tử thực hành.
- Trong Phật giáo Bắc tông, Bồ tát đạo là con đường cao thượng hơn A La Hán đạo và được khuyến khích bởi Bậc Chánh Đẳng Giác (hãy xem đây là một quan điểm). Cao thượng hơn vì Bồ tát đạo có thể giúp người tu thành tựu Phật quả và giúp được nhiều chúng sanh hơn. Và những ai thành tựu Bồ tát lại có trí tuệ vượt trên A La Hán, cùng rất nhiều thần thông.

Ở đây chỉ là hai quan điểm sai khác, hai hệ thống kinh điển sai khác, đạo hữu chớ nên cho rằng chỉ có điều này đúng, điều còn lại là sai lầm; chớ nên nghĩ rằng điều này là chân lý, điều kia thật phi lý. Ở đây, cũng không thể dùng lập luận trong kinh điển, để củng cố, để ủng hộ cho quan điểm nào cả. Như vậy, không có ích.

Nếu có thể dùng lập luận để sinh ra trí tuệ, để tìm ra con đường ưu việt nhất, trên thế giới sẽ không ai có thể lập luận qua trí tuệ của các đệ tử Bậc Chánh Đẳng Giác. Và trên thế giới sẽ không còn đạo Thiên Chúa, sẽ không còn đạo Hindu, sẽ không còn đạo Hồi... Tuy vậy, các tranh luận giữa các tôn giáo không đi đến đâu vì lập luận không làm sản sinh trí tuệ. Và những ai mê mờ, mong rằng lập luận để tìm ra con đường ưu việt nhất, những vị ấy sẽ mãi mê mờ. Chỉ khi nào thực hành, chúng ta mới như thực biết rõ.

Xin chia sẻ, TMH chỉ bước vài bước trên con đường của Giới Định Tuệ, gột rửa một ít tham ái và TMH biết việc gì nên làm, việc gì có ích cho bản thân và cho người xung quanh. Đạo hữu nghĩ xem, với các vị A La Hán, tâm hoàn toàn thanh tịnh, đã diệt trừ hoàn toàn tham ái, các ngài có biết về những việc có ích cho bản thân, có ích cho người khác không? các ngài có từ chối những việc mình có thể làm để đem lại lợi ích cho người khác không? Với TMH, A La Hán là con đường cao thượng, là đích đến cuối cùng.

Đạo hữu, hãy kiên trì với con đường đã chọn, hãy như thực biết rõ con đường mình đang đi, hãy từng bước gột sạch tham ái.
Chúc đạo hữu và những ai hữu duyên tinh tấn thực hành Giới Định Tuệ.

Nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui, được hòa hợp, được giải thoát.
Nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui, được hòa hợp, được giải thoát.
Nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui, được hòa hợp, được giải thoát.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

chanhhoitrong_123 đã viết:Chư vị hiền hữu kính mến !
khi chứng đắc A La Hán quả các ngài thường tuyên bố sanh đã tận phạm hạnh đã thành........không còn trở lui lại đời sống sanh tử nữa.Trong các tông phái khác của Phật giáo các vị Phật và Bồ Tát thường rất "chịu khó" tái sanh theo nguyện lực để cứu độ thêm chúng sanh, vậy thì tại sao các vị A La Hán không chịu tái sanh theo nguyện lực để tiếp tục một “vài nhiệm kỳ” cứu vớt chúng sanh như những vị Bồ Tát khác.Kính mong chư hiền hữu cứu độ cho em câu hỏi này
Nhìn cái cách nhấn mạnh từ "chịu khó", rồi dùng từ "nhiệm kỳ" là đủ hiểu rồi chủ thớt ám chỉ cái gì rồi. Thiệt là một sự châm biếm cẩu thả. Bồ Tát mà dùng từ "chịu khó". Tào lao thiệt.


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

quang_tam3 đã viết: QT có ví dụ như thế này,

Một người từ Việt Nam muốn đến nước Pháp thì có 2 cách :

-Cách thứ nhất là anh ta đi máy bay, bay cái vèo mất mấy giờ đồng hồ thì tới nơi.

-Cách thứ hai là đi bộ, anh ta đi từ TP HCM đi qua Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kì, Bulgary, Hungary, Áo, ....., Pháp.
Trên con đường đi của mình, anh ta rủ thêm những người anh ta gặp trên đường, cho nên hành trình rất gian khổ và rất lâu xa mới đến nơi, khi đến nơi là một đám đông, không phải chỉ một mình anh ta.

Như vậy, cách thứ nhất tượng trưng cho con đường của các vị Alahan, cách này đòi hỏi phải có tiền nhiều mới đi được, cũng như pháp Nam tông dành cho những vị có trí tuệ căn bản thì mới có kết quả.

Cách thứ 2, là con đường dành cho nhiều hạng, kẻ ít tiền hay nhiều tiền, muốn đến thì cứ đi, cũng như pháp Bắc tông dành cho nhiều hạng căn cơ, từ bậc thượng trí cho đến kẻ phàm phu tục tử đều có thể lên đường. Vì con đường rất dài và nhiều hiểm trở, nên trải qua một thời kỳ rất lâu xa mới có một vị tu thành Phật xuất hiện trên cõi đời.
Nói như bạn quang_tâm3 thì khác nào bạn cho rằng các vị A La Hán chỉ ích kỷ đi một mình trên con đường tu tập? Thưa với bạn rằng trong Đạo Phật không có chỗ nào dung chứa cho sự ích kỷ cả. Đã ích kỷ thì lập tức người đó lạc đường sang ma đạo, không thể chứng bất cứ một quả vị Thánh nào. Bạn đọc kỹ lại xem Đức Phật đã truyền dạy Bồ tát đạo trong kinh nguyên thủy như thế nào:

Này các Tỷ-kheo, nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để Phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người


Bạn quang tâm cho rằng Bắc tông thì có thể độ cho những người căn cơ thấp kém ư? Xin thưa rằng dù là Nam tông hay Bắc tông thì nếu không có thiện nghiệp từ quá khứ thì ngay đến cả Đức Phật hiện tiền cũng khó lòng độ được người đó từ bỏ những tín điều sai lầm mà trở về với Chánh pháp.

Chẳng lẽ Bắc tông thì được phép phớt lờ lời dạy của Đức Phật, không thèm tu tập 37 phẩm trợ đạo ư? Còn nếu bạn quang tâm trả lời rằng không, tôi vẫn tu tập 37 phẩm trợ đạo đó chứ, thế thì sự phân chia Nam tông Bắc tông mà bạn viết trong comment trên là sai lầm rồi. 8->


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Canrron70 đã viết:
Nói như bạn quang_tâm3 thì khác nào bạn cho rằng các vị A La Hán chỉ ích kỷ đi một mình trên con đường tu tập? Thưa với bạn rằng trong Đạo Phật không có chỗ nào dung chứa cho sự ích kỷ cả. Đã ích kỷ thì lập tức người đó lạc đường sang ma đạo, không thể chứng bất cứ một quả vị Thánh nào. Bạn đọc kỹ lại xem Đức Phật đã truyền dạy Bồ tát đạo trong kinh nguyên thủy như thế nào:
Tôi thì trả lời cho bạn chanhhoitrong_123 với câu hỏi của bạn ấy.

Còn bạn Canrron70 giỏi quá, hãy cho tôi biết " Đức Phật đã truyền dạy Bồ tát đạo trong kinh nguyên thủy" là như thế nào ? Mời bạn trích đầy đủ bản kinh đó giùm tôi.

coi bạn có biết rành về cái bạn đang nói không ? (hay là bạn thích nói dóc cho sướng miệng).
cafene
---
và bạn lờ câu hỏi phía trên của tôi, nếu bạn không thể trả lời thì tôi ghi nhận bạn đã có một lời nói dóc, nói không có chứng cứ ! Tôi lặp lại:
À, lí do nào bạn Canrron70 biết rằng Quang Tâm tôi không tu thiền Tứ Niệm Xứ vậy bạn Canrron70 ?


Canrron70
Bài viết: 50
Ngày: 23/11/14 17:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi Canrron70 »

Bạn quang_tâm thân mến!

Tất cả những câu hỏi của bạn tôi đã trả lời ở những comment trên rồi, bạn đọc kỹ lại giùm tôi với nhé! :-c


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

pucaquynhnga22 đã viết: Nhìn cái cách nhấn mạnh từ "chịu khó", rồi dùng từ "nhiệm kỳ" là đủ hiểu rồi chủ thớt ám chỉ cái gì rồi. Thiệt là một sự châm biếm cẩu thả. Bồ Tát mà dùng từ "chịu khó". Tào lao thiệt.
Kính chào đạo hữu pucaquynhnga22
Đạo hữu cũng khéo có óc tưởng tượng thật, trong 6 BA LA MẬT bên BT trong đó có NHẪN NHỤC BA LA MẬT nếu dịch theo nghĩa đen là chịu thương, chịu khó, chịu cực.... vì chúng sanh mà thị hiện cứu đô,̣ tôi dùng từ “chịu khó” là hoàn không có ý châm biếm gì cả, chỉ có "chịu khó" dùng từ bình dân cho dễ đọc mà thôi, còn từ "nhiệm kỳ" là theo văn phong hiện đại không nhằm ám chỉ bất cứ tông phái nào.Trong nội quy diễn đàn không hề cấm chuyển ngữ cho dễ đọc dễ hiểu. Mong đạo hữu xem lại chứ đừng có tật rồi giật mình nhe cám ơn đạo hữu đã tham gia trả lời :D


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

chanhhoitrong_123 đã viết:Trong nội quy diễn đàn không hề cấm chuyển ngữ cho dễ đọc dễ hiểu. Mong đạo hữu xem lại chứ đừng có tật rồi giật mình nhe cám ơn đạo hữu đã tham gia trả lời :D
Thấy sao nói vậy thôi ĐH à. Mà công nhận đọc "dễ hiểu" thật. Đọc cái là hiểu liền.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

pucaquynhnga22 đã viết:Thấy sao nói vậy thôi ĐH à. Mà công nhận đọc "dễ hiểu" thật. Đọc cái là hiểu liền
.
Hi hi hi .. ĐH hữu quá thông minh nên đọc vô là hiểu liền, hổm nay có rất nhiều người đọc nhưng chưa thấy phản ứng. Chắc có lẽ nhờ Niệm Phật nên trí tuệ của đh phát sáng. Bởi thế có câu pháp môn niệm phật thâu nhiếp cả ba căn thượng, trung, hạ không biết đh thuộc căn cơ nào đây ?́


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁI SANH THEO NGUYỆN LỰC

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

Kính chư hiền hữu Nam truyền, tangbong
Trước đây, có một người nói với tôi rằng Bậc A La hán còn phải học tiếp, tôi nghĩ rằng kẻ ngu si này không có học nên nói bậy, thôi bỏ qua. Nhưng thật ngạc nhiên, hôm nay tôi lại nghe lại câu này ở đây nhiều lần, mà không có ai phản bác.

Chứng tỏ tà kiến này đã được luyện tập, truyền bá bởi kẻ ngu, và được phần lớn các bạn ở đây chấp nhận.
Một vị khi tu hành đã tới quả vị A la hán thì trí tuệ và lòng từ bi buộc các Ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thị hiện trong loài người để thành tựu Phật quả. Đó chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi Đức Phật đều đã đi qua (Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật đã thọ ký cho vô số các vị A la hán đều sẽ thành Phật)
Đây là một loại tà kiến nguy hiểm cho Phật giáo Nam truyền, lẫn lộn giữa giáo lý Bắc tông và Nam tông. Quang Tâm này tuy rằng nông cạn, nhưng cũng muốn đem sức mình phá bỏ tà kiến này, để các bạn bớt đi chướng ngại trên đường tu học.

Hãy nghe lời nói của một vị sau khi thành tựu Thánh quả A la hán, tuệ tri như sau:
Vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa".
Như vậy, với Phật giáo Nam truyền, ngay câu nói "những việc cần làm đã làm", thì phải hiểu rằng vị ấy không còn trở lại thế gian này để làm gì nữa. Đây mới là chánh kiến, chánh tư duy về lời nói của bậc giải thoát.

Con đường Nam truyền là con đường tự lực, lời dạy, kinh điển của Phật hãy còn mà người học thời nay chẳng thể hiểu được, còn đem cái ngu của người khác truyền bá lung tung. Đó là do chẳng gần gũi được bậc trí tuệ, vì ở gần kẻ ngu nên bị nhiễm cái ngu.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách