Khi đói, muốn hết đói, chúng ta ăn hay nhìn thức ăn?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Khi đói, muốn hết đói, chúng ta ăn hay nhìn thức ăn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính chư đạo hữu,

Trong một bài giảng, Thiền sư S. N. Goenka đưa ra một ví dụ:
Có một người đói bụng. Anh ấy bước vào một nhà hàng. Nhân viên nhà hàng đưa thực đơn. Nhìn thực đơn với đầy tên của những món ăn hấp dẫn, anh ta cho rằng, ôi các món ăn thật là ngon. Anh ấy gọi món. Trong khi chờ người phục vụ đem món ăn ra. Nhìn xung quanh, thấy nhiều người đang ăn thật ngon lành, anh ta cho rằng, chắc chắn các món ăn thật là ngon. Rồi khi người phục vụ đem món ăn đến, ăn các thức ăn, anh ta biết rằng thức ăn đúng thật là ngon.
Ba trạng thái của thực khách này khi tiếp cận thức ăn giống như ba hạng người khi tiếp cận Pháp (Dhamma).
___Khi nhìn thực đơn với đầy tên những món ăn hấp dẫn và cho rằng các món ăn thật là ngon, hạng người này đến với Pháp bằng lòng tin, một sự tin tưởng mù quáng. Hạng này không có ích trong Pháp, không tự mình hưởng được lợi ích từ Pháp.
___Khi nhìn nhiều người đang ăn ngon lành và cho rằng chắc chắn các món ăn thật là ngon, hạng người này đến với Pháp bằng sự suy luận, tư duy dựa trên sự kiện xung quanh. Hạng này tuy có vẻ tiến bộ hơn hạng đầu tiên, nhưng thực ra cũng không có ích trong Pháp, không tự mình được lợi ích từ Pháp.
___Chỉ khi nếm thức ăn, biết như thật thức ăn ngon, hạng người này đã sống trong Pháp, tự mình được lợi ích từ sống trong Pháp và sẽ đem lợi ích cho người xung quanh.

Lại một ví dụ nữa của Thiền sư Goenka:
Một người mắc bệnh. Anh ta được một bác sỹ cho toa thuốc. Bác sỹ dặn anh: hãy uống những thuốc này để khỏi bệnh. Mừng quá, anh ta đem toa thuốc về nhà, giữ như bảo vật, tôn thờ, ngày ngày đem ra lễ bái, nhưng anh ta không uống thuốc.
Một người khác mắc bệnh. Anh ta được một bác sỹ cho toa thuốc. Bác sỹ dặn anh: hãy uống những thuốc này để khỏi bệnh. Anh ta tư duy, hỏi cặn kẽ: "thuốc này thế nào, làm sao trị được bệnh của tôi?". Bác sỹ giải thích: "bệnh của anh do nguyên nhân này, thuốc tôi có hợp chất thế này, trị được nguyên nhân của anh như thế này..." Được thỏa mãn với lời giải thích hợp lý, anh ta đem toa thuốc về nhà, đi đó đi đây, rao giảng, tuyên thuyết với bạn bè: "thuốc của tôi hay ho thế này, sẽ trị bệnh thế này. Thuốc của các bạn chẳng tốt lành gì đâu. Bởi vì thuốc của tôi trị nguyên nhân thế này, tương tác với bệnh thế này..." Anh ta không ngừng chê bai thuốc của người khác, không ngừng khen ngợi thuốc của mình nhưng anh ta không uống thuốc.
Lại một người khác mắc bệnh. Anh ta được một bác sỹ cho toa thuốc. Bác sỹ dặn anh: hãy uống những thuốc này để khỏi bệnh. Anh ta mua thuốc, uống, và khỏi bệnh.


___Người bệnh thứ nhất, chỉ với lòng tin, ngày ngày không làm việc nên làm với toa thuốc: mua thuốc và uống, nên anh ta không khỏi bệnh. Hạng người này giống như những tín đồ tôn giáo cuồng tín. Với những bậc đạo sư của họ, họ vái lạy, cầu xin nhưng không noi theo những đức hạnh tốt đẹp của những đạo sư mà học tập. Hạng này không thể được lợi ích.
___Người bệnh thứ hai, với tư duy, dựa trên kiến thức, suy luận, cho rằng thuốc hay, nhưng lại không uống thuốc, lại còn chê bai thuốc của người khác, khen ngợi thuốc của mình. Hạng người này giống như những người học tập các loại kinh điển của các đạo sư, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp rồi cho rằng đây là lời dạy hay, đây là lời dạy tuyệt vời vì nó phù hợp với kiến thức của chính mình. Hạng này cũng không thể được lợi ích.
___Chỉ với người bệnh thứ ba, uống thuốc và hết bệnh. Hạng này giống như những người sau khi nghe được Pháp, thực hành Pháp và được lợi ích.

Qua hai ví dụ, Thầy Goenka muốn chỉ ra rằng Pháp được tuyên thuyết giảng dạy chỉ có ích khi chính những người được nghe thực hành. Bạn thực hành ít, bạn được lợi ích ít. Bạn thực hành nhiều, bạn được lợi ích nhiều. Bạn không thực hành, thì không có lợi ích. Bạn thực hành Giới (Sila), bạn được lợi ích do thực hành Giới. Bạn thực hành Định (Samadhi), bạn được lợi ích do thực hành Định. Bạn thực hành Tuệ (Panna), bạn được lợi ích do thực hành Tuệ. Nhưng bạn phải thực hành. Nếu chỉ nói về Giới, nếu chỉ nói về Định, nếu chỉ nói về Tuệ, bạn không có lợi ích.
Giới, Định, Tuệ là toàn bộ Pháp. Không ai có thể xuyên tạc Giới, nó toàn hảo. Không ai có thể xuyên tạc Định, nó toàn hảo. Không ai có thể xuyên tạc Tuệ, nó toàn hảo. Pháp toàn hảo chặng đầu, toàn hảo chặng giữa, toàn hảo chặng cuối. Tuy vậy, nếu không có người duy trì, Pháp sẽ biến mất khỏi thế gian. Khi nào tự thân sống trong Pháp, tự thân thực hiện Giới, tự thân thực hiện Định, tự thân thực hiện Tuệ, bạn biết Pháp còn ở thế gian. Hãy bảo vệ Pháp bằng cách thực hành, không phải bằng cách rao giảng với lời nói. Nếu đói, bạn phải ăn. Bạn không thể nhìn mà hết đói.

Cầu cho tất cả chúng sinh được hưởng sự an vui, hòa hợp, giải thoát. Cầu cho tất cả chúng sinh được hưởng sự an vui, hòa hợp, giải thoát. Cầu cho tất cả chúng sinh được hưởng sự an vui, hòa hợp, giải thoát.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Khi đói, muốn hết đói, chúng ta ăn hay nhìn thức ăn?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

chào bạn THONGMINHHON

ĐÚNG VẬY, khi đói mà cứ khen đồ ăn ngon, hay thấy người khác ăn mà khen thì đói vẩn đói!
" cả ngàn năm nhân tâm xao xuyến
sao tu hoài chẳng thấy ai thành" là nghĩa ấy vậy.

bởi vì chúng ta quá chấp nhặt vào cái hiểu kinh luật luận của chúng ta, chúng ta đọc, rồi hiểu, rồi suy luận nói ra hay nói lại lời người khác thì chỉ là ông thầy thôi, chỉ lãnh lương thôi.

mà một khi càng chấp nhặt vào kinh điển cho là cái hiểu của ta thì khó vứt bỏ cái hiểu ấy lắm.
nên pháp Phật dạy ta chỉ nói được bên ngoài , chứ bên trong chưa nếm được mùi vị pháp, nên tại sao ta tu hành lâu năm mà không tiến bộ, và ta chỉ thành ta thôi! ít có phật quá?

mình muốn hỏi bạn THONGMINHHON một câu nhá.
vậy bạn đã ăn hay chỉ nhìn thức ăn?
nếu bạn đã ăn thì bạn hãy mô tả cái mùi vị thức ăn đó ra cho TRÍ biết với. Mình rất thích cái mùi vị thức ăn của bạn,
bạn không được từ chối mình đó nha.


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Khi đói, muốn hết đói, chúng ta ăn hay nhìn thức ăn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính đạo hữu Nguyenviettri,
ĐÚNG VẬY, khi đói mà cứ khen đồ ăn ngon, hay thấy người khác ăn mà khen thì đói vẩn đói!
Những lời đã nói thật hợp lý cho những người biết mình đói, tuy vậy không chịu ăn.
Lại nữa đạo hữu, còn có những người không biết mình đang đói, hạng này cần phải nỗ lực thêm một bước nữa để có thể gia nhập những nhóm người đói nói ở trên. Với những người này, sự kiện để họ có thể no còn khó xảy ra hơn những người trên rất nhiều. Do vậy ở đây TMH sẽ hỏi: đạo hữu đang thấy mình no hay đói?
mình muốn hỏi bạn THONGMINHHON một câu nhá.
vậy bạn đã ăn hay chỉ nhìn thức ăn?
nếu bạn đã ăn thì bạn hãy mô tả cái mùi vị thức ăn đó ra cho TRÍ biết với. Mình rất thích cái mùi vị thức ăn của bạn,
bạn không được từ chối mình đó nha.
Đạo hữu, nếu hỏi một cách đúng đắn, câu hỏi nên là: vị TMH đã nếm có phải là vị giải thoát? Ngoài tầm cầu vị giải thoát khi thực hành pháp tu, chúng ta còn có thể mong chờ vị gì nữa thưa đạo hữu.
Và dù TMH có miêu tả chi tiết mùi vị đã nếm trải, liệu có ích gì cho đạo hữu! Tiếp tục câu hỏi đúng đắn ở trên nên là một câu hỏi: làm thế nào để có thể nếm được vị giải thoát đó?

Đạo hữu kính, nhân duyên để có trạng thái mà đạo hữu đang mô tả cũng thật đáng quý. Tuy vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm. Đạo hữu hãy trả lời câu hỏi TMH đã hỏi: đạo hữu đang thấy mình no hay đói? tức là đạo hữu có đang tìm cầu các pháp giải thoát?


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Khi đói, muốn hết đói, chúng ta ăn hay nhìn thức ăn?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

Dạ! chào bạn Thongminhhon

20h 33', mình mới ăn cơm với vợ xong và ngồi trước máy này đây. giờ này bạn cũng đã ăn cơm xong rồi.
Mình chân thành hỏi trước bạn thiệt mà, sao bạn không trả lời mình trước đã, còn hỏi ngược lại mình nữa phải không! Thôi thì bạn không trả lời, thì mình đành chịu vậy, mình sẽ trả lời bạn trước nha! Mình vừa ăn cơm nên no lắm! nhưng nếu có món gì tráng miệng vẩn có thể ăn tiếp! hi hi hi!...

Mình đang mĩm cười đang gõ cho bạn từng chữ một, mình rất vui khi được tâm tình cùng bạn như vầy.
Bạn ạ! mình không có nghĩ ngợi sâu xa, mình rất dốt kinh điển, và mình chỉ hỏi bạn thật lòng mà thôi, nếu bạn đã ăn được thức ăn thì kể cho TRÍ và mọi người cùng nghe cho vui thôi, TRÍ không có ý gì thách đố đâu bạn ạ, hơn thua nhau có ích gì đâu phải không bạn!

Dạ! hôm nay TRÍ còn ngồi đây gõ gõ cho bạn dài dòng biết đâu sáng mai mình đã đi thật xa thế gian này rồi thì sao!
Dạ! thưa bạn, có phải không? và bạn cũng thế, biết đâu sáng mai bạn sẽ vĩnh biệt ngàn thu thì sao! Thôi thì đêm nay mình tâm tình thân thiết, và thành thật, hoan hỉ và luôn nghĩ tốt về nhau bạn nhá!

HI HI HI!.....
Cười lên đi nhá! hi hi hi!...

Hổm rày mình lên diendanphatphaponline học lớm được bài kinh Nhất dạ hiền giả, thật là hay:

"Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy nên tu tập
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng."

Ai biết chết ngày mai phải không bạn!
.......
Dạ! mình không dám hỏi mấy câu hỏi mà bạn đã tô đậm đâu.
Mình nói rồi, mình mới ăn cơm no lắm, vậy bạn hài lòng chưa!
Và còn nữa bạn ạ, mình bị kiến cắn-kiến tánh đau lắm, mình vác cái thân này lên đây cũng để làm cái thùng rỗng kêu to mà thôi, chắc bạn nghe rồi hở! mình muốn thật lòng chia cái cảm giác đau kia nếu người nào không có ngại.

Năm 2011 mình lên đây, rồi bặt đi 6 năm nay là 2017 mới trở lại thăm nơi này thật là vui vui! vui thật là vui!
Bạn biết không, mình trò chuyện với bất kỳ ai ở đây mình đều rất vui, một cảm giác thật ấm áp thật hạnh phúc.
Mình xin bạn cho mình mượn đỡ hai từ : "hạng này" xài thử nha, mình rất thích cách dùng từ của bạn.

hãy luôn nghĩ tốt về người khác như ta từng nghĩ tốt về ta vậy.
hãy luôn mĩm cười với người bên kia máy tính như ta từng mĩm cười với ta vậy.
Ờ mà này ông bạn, mình chưa ăn quả chà là, nếu bạn đã ăn xin nói sơ sơ cho mình nghe cho vui thôi, không cần phải nghĩ ngợi gì nhiều ích hay không ích đâu bạn ạ!

Dạ! TRí nảy giờ nói giởn thôi cốt để vui là chính, đừng quá trịnh trọng phải không bạn, như mình vừa đi uống cà phê vừa nói chuyện ấy mà! Nếu lên đây không vui Trí đã xuống lâu rồi! lên chi cho thêm phiền hà còn cản trở sự hành trì của ta nữa thì không có ích gì đâu phải không bạn! hi hi hi!...

Quên một việc rất quan trọng nữa, sao bạn biết mình còn nhiều việc phải làm!?
(bạn nói : Đạo hữu kính, nhân duyên để có trạng thái mà đạo hữu đang mô tả cũng thật đáng quý. Tuy vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm.)

Dạ nói thật với bạn, mình có thấy mình cần "làm" cái gì đâu? không có "việc gì" để làm hết! đó mới thật là "việc cần làm"!
Để TRÍ kể bạn nghe một ngày của TRÍ:
Sáng 4h thức dậy đưa vợ đi chợ bán rau trái cây, 5h vào diễn đàn dạo chơi, 6h ăn sáng cà phê, 7h làm việc nhà rửa chẹn giặt đồ làm vườn, 12h mới ăn cơm với vợ, xong ngủ trưa còn khỏe lên diễn đàn, xong làm việc nhà việc vườn tiếp, 19h ăn cơm tối, xong vợ bảo cúng lạy thì cúng lạy mất 10 phút thôi! hi hi, xong lại vào diễn đàn, 22h mệt rồi! đi ngủ thôi!

Ngày nào cũng vậy! vậy bạn có thấy mình "làm việc" gì đâu?
Dạ! bạn đọc kỹ xem thời khóa biểu của mình coi, theo bạn mình "CÒN NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM" LÀ VIỆC GÌ!??? mình chân tình và thành thật xin bạn chỉ cho TRÍ đi nha! Chớ mình thấy nhiêu việc đó đủ mệt lắm rồi ạ!

Mình không có ngồi niệm Phật, hay tọa thiền gì cả, ngồi kiết già đau chân quá à, mình cũng không thích đọc chú nữa nhưng nếu vợ mình bảo làm gì thì mình đều làm theo, bắt mình lạy mình lạy, bắt mình niệm Phật mình niệm Phật, bắt mình nấu cơm mình nấu cơm, bắt mình quét rác mình quét rác; nhưng mà có một điều vui vui ...là vợ mình không bắt mình phải ngủ riêng nhưng mình thích ngủ riêng thì mới kỳ lạ chứ! hi hi hi!...

Ông có vợ con gì chưa? có cháu chưa? hàng ngày ông bạn hành trì pháp gì nói tôi nghe được không? nếu ông ngại ở đây xin meo về cho tôi: [email protected] . Tôi rất muốn biết, ông không từ chối chứ!

Tôi cảm ơn ông trước!
Thôi tôi đi ngủ ông ơi! buồn ngủ quá rồi gần 10 giờ đêm rồi. Ờ! mà tôi CÒN NO LẮM! vì hồi chiều ăn khô chay chiên mặn uống hơi nhiều nước đá no quá no.
Hi hi hi!
Chào!


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Khi đói, muốn hết đói, chúng ta ăn hay nhìn thức ăn?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính đạo hữu Nguyenviettri,
Nguyenviettri đã viết:Mình xin bạn cho mình mượn đỡ hai từ : "hạng này" xài thử nha, mình rất thích cách dùng từ của bạn.
Nếu đạo hữu thích từ "hạng người", TMH sẵn sàng tặng thêm:


"Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo. "Chư Hiền Tỷ-kheo". --"Thưa Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
-- Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn? Chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây, có hạng người có cấu uế, và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Lại nữa chư Hiền, ở đây có hạng người không có cấu uế, nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế". Lại nữa, chư Hiền, ở đây, có hạng người không có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta không có cấu uế".
Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế nhưng không như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người hạ liệt. Chư Hiền, ở đây, hạng người có cấu uế và như thật tuệ tri: "Nội thân ta có cấu uế". Trong hai hạng người có cấu uế, hạng người này vì vậy được gọi là hạng người ưu thắng.
[...] "
(Trung Bộ Kinh - Kinh Không Uế Nhiễm)
Mình nói rồi, mình mới ăn cơm no lắm, vậy bạn hài lòng chưa!
Và còn nữa bạn ạ, mình bị kiến cắn-kiến tánh đau lắm, mình vác cái thân này lên đây cũng để làm cái thùng rỗng kêu to mà thôi, chắc bạn nghe rồi hở! mình muốn thật lòng chia cái cảm giác đau kia nếu người nào không có ngại.
Đạo hữu, hình ảnh ẩn dụ người no và đói để chỉ cho người có thực hành pháp giải thoát và không có thực hành pháp giải thoát. Vì vậy TMH đã hỏi rõ ràng:
Thongminhhon đã viết:Đạo hữu hãy trả lời câu hỏi TMH đã hỏi: đạo hữu đang thấy mình no hay đói? tức là đạo hữu có đang tìm cầu các pháp giải thoát?
Tuy vậy, đạo hữu đã không trả lời thẳng thắn mà chỉ nói :
Mình nói rồi, mình mới ăn cơm no lắm, vậy bạn hài lòng chưa!
Ông có vợ con gì chưa? có cháu chưa? hàng ngày ông bạn hành trì pháp gì nói tôi nghe được không?
Đây là pháp TMH đang thực hành : Chánh niệm tỉnh giác, học tập thực hành, từ phương pháp giảng dạy trong các khóa thiền này: Các khóa thiền Vipassana trong năm 2017
Nguyenviettri đã viết: Quên một việc rất quan trọng nữa, sao bạn biết mình còn nhiều việc phải làm!?
Dạ nói thật với bạn, mình có thấy mình cần "làm" cái gì đâu? không có "việc gì" để làm hết! đó mới thật là "việc cần làm"!
TMH hiện tại không thể nói thêm vì cho dù đã liên hệ đến pháp:
Thongminhhon đã viết: Đạo hữu, nếu hỏi một cách đúng đắn, câu hỏi nên là: vị TMH đã nếm có phải là vị giải thoát?
...
Tiếp tục câu hỏi đúng đắn ở trên nên là một câu hỏi: làm thế nào để có thể nếm được vị giải thoát đó?
Đạo hữu đã không quan tâm:
Nguyenviettri đã viết: Dạ! mình không dám hỏi mấy câu hỏi mà bạn đã tô đậm đâu.
Mình nói rồi, mình mới ăn cơm no lắm, vậy bạn hài lòng chưa!
Do vậy, hiện tại TMH không thể nói thêm. Nếu TMH tiếp tục nói pháp cho đạo hữu, nhưng đạo hữu không thể hiểu lời TMH nói, như vậy sẽ làm TMH mệt mỏi, sẽ làm TMH phiền muộn.
Nguyenviettri đã viết: Và còn nữa bạn ạ, mình bị kiến cắn-kiến tánh đau lắm, mình vác cái thân này lên đây cũng để làm cái thùng rỗng kêu to mà thôi, chắc bạn nghe rồi hở! mình muốn thật lòng chia cái cảm giác đau kia nếu người nào không có ngại.
Kính đạo hữu, hãy làm những gì đạo hữu cho là phải. Hãy nói về kiến tánh, hãy nói về bản thân, hãy nói về chuyện gia đình mình, hãy nói về câu chuyện bên lề đường nếu đạo hữu muốn.
Đến khi nào đạo hữu thấy mệt mỏi khi nói về kiến tánh, mệt mỏi khi nói về bản thân, mệt mỏi khi nói về chuyện gia đình mình, mệt mỏi khi nói về chuyện bên lề đường, khi ấy là lúc TMH có thể nói pháp cùng đạo hữu.

Vài chia sẻ
TMH kính.


nguyenviettri
Bài viết: 178
Ngày: 22/10/11 17:11
Giới tính: Nam

Re: Khi đói, muốn hết đói, chúng ta ăn hay nhìn thức ăn?

Bài viết chưa xem gửi bởi nguyenviettri »

20h58 ngày 21/6/17

TRÍ vô cùng xin lỗi THONGMINHHON.
TRÍ cũng thành thật đa tạ tấm lòng hoan hỉ bao dung và nhẫn nại mà bạn đã giành cho mình, vậy chừng nào mình mõi mệt thì bạn sẽ nói pháp cùng mình nha. Bạn giữ uy tín chứ? hi hi hi...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách