DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: hihi, tui nghĩ là tui đã trả lời cho đạo hữu CHT câu hỏi này rồi thành ra ngu tui không vào ‘chém’ nữa, để cho ĐH tham khảo thêm các câu trả lời từ những ĐH khác nhưng xem ra kết quả không khả quan cho lắm :D thật ra, cách đặt câu hỏi của đạo hữu CHT đã 'vòng vo ngoài da' thành ra ĐH đã nhận được những câu trả lời ngoài da tương ứng :D

lẽ ra muốn xác minh vấn đề 10 Ba la mật có được Phật dạy trong Chánh tạng Nam truyền hay không chỉ cần ĐH nêu câu hỏi yêu cầu trích dẫn từ Chánh tạng NT đoạn kinh nào đực phật dạy như thế là ra ngay? đằng này ĐH lại đi ‘vòng vèo’ qua đoạn kinh về Bahija để chứng minh điều gì?? :D chưa nói tới tính xác thực của đoạn kinh đó thì cách lập luận như vậy là quá yếu và bộc lộ nhiều sơ hở

[nếu chấp nhận về ý nghĩa đoạn kinh đó => sự “chứng ngộ siêu tốc” của Bahija là có thật => ngài đã tích lũy các Ba la mật (hoặc là cái gì gì..) từ trước đó] <== cách lập luận như vậy bộc lộ các yếu điểm sau:

- thứ nhất, tại sao trong hàng trăm hang ngàn đệ tử tu theo Phật không có vị nào chứng ngộ cấp tốc như ngài Bahija (trong đó có những vị căn cơ rất cao như Xá lợi Phật, Mục kiền liên..)? nếu đó là sự thật thì điều gì chứng minh cho Ba la mật của Bahija cao hơn của Mục kiền liên, Xá lợi Phất ?? :D

- thứ hai, đức Phật của chúng ta cũng đã trải qua vô lượng kiếp tu hành (kinh Tướng – kinh 30 TRƯỜNG BỘ có ghi lại ngài đã tu những gì và đạt được những gì) vậy mà ở cái kiếp cuối cùng, trước khi giác ngộ thành Phật ngài cũng đã phải trầy vi tróc vẩy, tu chết lên chết xuống mới chứng ngộ thành Phật, không hề có chuyện “chứng ngộ siêu tốc” giống như ngài Bahija? Vậy nếu chúng ta chấp nhận đoạn kinh trên về ngài Bahija phải chăng ta cũng thừa nhận là "Ba la mật của Phật" không bằng "Ba la mật của Bahija"?? :))

- thứ ba, 10 Ba la mật muốn áp dụng được thì phải đi kém với giá trị thời gian; thí dụ như Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt (paññādhikabodhisatta) thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật trải qua 3 thời kỳ:
Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm suốt 7 a-tăng-kỳ.
Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát phát nguyện ra bằng lời nói suốt 9 a-tăng-kỳ.
Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát được Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giáccó trí tuệ ưu việt. (tham khảo: http://www.budsas.org/uni/u-hophap/rt4-01.htm)

điều này mâu thuẫn với lời kệ mà ĐH HoangTuMongMo trích ở trên:
"Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng"


hay là ngược với tuyên ngôn về chánh pháp được lặp đi lặp lại trong Chánh Tạng NT:
“Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu”

v.v............ còn nhiều điều để nói lắm. Nhưng thôi, lâu lâu vào chém một ít như thế cho vui thôi. Đạo hữu CHT từ từ suy ngẫm thêm nhé.

Thân ái!!
Đạo hữu Không Biết kính mến !

Lúc này vẫn khỏe chứ, lâu quá không thấy đh ghé thăm nhà chắc công việc nhiều lắm hả...hi..hi
Khoa học có thể đo được vận tốc của ánh sáng chứ không thể cân được khối lượng của ánh sáng phải không đạo hữu Không Biết. Cũng vậy các pháp Ba la mật cuả mỗi người, không thể đem đi so sánh giữa người này và người kia được vì nó thuộc về quả thị dục, mà đã là quả thị dục thì đức Phật đã cảnh báo không thể nghĩ bàn, chính vì không thể nghĩ bàn nên chúng ta không thể làm một phép toán so sánh cân đo hơn thua được. Nhân quả là vô hình nhưng chính vì vô hình nên nó thúc đẩy chúng sanh theo ba hướng cơ bản thiện, ác, hoặc vừa thiện vừa ác . Chính vì sự giấu mặt của luật nhân quả tích lũy các yếu tố Ba la mật nên người thuần thiện sẽ tiệm cận dần đến Thánh quả và ngược lại người thuần ác sẽ đoạ xuống cảnh giới thấp vì không có sự tích lũy các công đức Ba la mật . Sự giấu mặt của các yếu tính Ba la mật nên chúng sanh không thể biết mình chừng nào mới chứng ngộ, do đó phải cố gắng tu học quyết liệt không dễ duôi phóng dật, giống như các nhà khoa học không chắc rằng công trình nghiên cứu của mình thành công vào thời điểm chính xác nào, chỉ biết "Ngay Bây Giờ Và Tại Đây" phải cố gắng tích lũy làm việc miệt mài rồi sẽ "bừng ngộ"”nhưng cũng phải trãi qua quá trình "tiệm tu" . Tiến trình từ đạo đến quả xảy ra chỉ một sát na tâm nên gọi là chứng đạo "siêu tốc".Nếu đạo hữu không chấp nhận chuyện chứng đạo siêu tốc và phủ nhận sự tích lũy các Ba la mật của tiền kiếp vì cho rằng không có trong Chánh tạng Pali thì đạo hữu thuộc “phe” nào trong lộ trình tu chứng ? và càng khó hiểu hơn khi đạo hữu cho rằng các pháp Ba La Mật hoàn toàn mâu thuẩn với đoạn thơ trong bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả, lập luận như thế e rằng rơi vào đoạn kiến chăng ?. Đoạn thơ trong bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả đức Phật chỉ dạy mình phải tỉnh thức ở ngay trong giây phút hiện tại thì mới có đầy đủ năng lượng Chánh niệm để quay về quán chiếu trên dòng trôi chảy của Danh và Sắc, để được "Sống Trong Thực Tại" không nghĩa là phủ nhận quá khứ, vì phủ nhận quá khứ tức là phủ nhận luôn cả một tiến trình nhân quả. Tâm phóng dật dễ duôi truy tìm quá khứ chạy theo tương lai là tâm không "Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán"”chính vì lẽ đó mà đức Thế Tôn đã dạy chúng sanh phải thiết lập chánh niệm "trước mặt" là vì lẽ đó . Nếu đọc kỷ lại trong Chánh tạng Pali thì chúng ta vẫn thấy các Ba la mật vẫn được Đức Phật dạy trong các tạng kinh TRƯỜNG BỘ,TRUNG BỘ.... như: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Thiền định, Xuất gia v...v chỉ có cái là Phật không lập một "topic" chuyên về 10 pháp Ba La Mật mà thôi. Như vậy theo đạo hữu trước khi thành Phật thái tử Tất Đạt Đa phải trãi qua thời gian tu sai, tu khổ hạnh là do nhân gì duyên gì mà như thế ? và khi trở lại con đường trung đạo để chứng thành Phật quả do nhân gì duyên gì mà Thái Tử đã tu đúng Bát Chánh Đạo ?

Vài hàng kính gởi đạo hữu kính chúc đh vui khoẻ trong công việc tangbong


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

chanhhoitrong_123 đã viết:
... Cũng vậy các pháp Ba la mật cuả mỗi người, không thể đem đi so sánh giữa người này và người kia được vì nó thuộc về quả thị dục, mà đã là quả thị dục thì đức Phật đã cảnh báo không thể nghĩ bàn, chính vì không thể nghĩ bàn nên chúng ta không thể làm một phép toán so sánh cân đo hơn thua được...
Chào bạn chanhhoitrong_123,

1. Quả "thị dục" là quả gì vậy bạn chanhhoitrong_123 ? =)) Bạn làm KKT buồn cười quá nên lại phải viết thêm ở đây. Thị dục = ham muốn (thị 嗜 = ham thích; dục 慾 = ham muốn). Quả "ham muốn" là quả gì vậy ? =)) Có phải là quả ... "bà Eva" mà Thượng đế đã "ban" cho ông Adam trên vườn địa đàng không ? =)) Cười muốn té ghế luôn! =))

2. Chắc là bạn chanhhoitrong_123 muốn nói đến quả dị thục nhưng khi nói bạn bị "líu lưỡi" nên nói lái thành ... quả thị dục! =)) Khái niệm quả dị thục cũng quan trọng và vì có nhiều bạn hoặc chưa hiểu hoặc hiểu sai nên nói thêm một chút ở đây cũng là chuyện đáng làm. Quả dị thục là dịch của chữ vipākaphala. Quả dị thục (dị 異 = khác; thục 熟 = chín) là quả khi "chín" thì "khác"! :) Khác ở đây có thể là khác về thời gian khi xảy ra hay là khác về bản chất hay hình thái của quả báo. Thí dụ một người phạm tội giết người và sẽ bị một quả báo là chính mình sẽ bị người khác giết lại. Quả báo này có thể xảy ra ngay trong kiếp hiện tại này (quả báo nhãn tiền!) nhưng cũng có thể xảy ra trong một kiếp tương lai xa xôi. Nếu xảy ra trong một kiếp tương lai thì trường hợp này gọi là "khác" về thời gian khi quả "chín" (tức là quả không xảy ra trong hiện kiếp này mà xảy ra trong một kiếp tương lai). Cũng có khi quả báo trổ ra lại không phải là bị giết mà là bị một chuyện gì khác, trường hợp này gọi là "khác" về bản chất hay hình thái của quả báo.

3. Vậy thì quả dị thục là quả của một hành động tạo tác như thế nào ? Quả dị thục chính là quả của một "nghiệp". Quả của một nghiệp được gọi là quả dị thục. Nghiệp cũng là một khái niệm rất quan trọng mà nhiều người hiểu sai. Hiểu sai ở đây là nghĩ rằng bất cứ một hành động tạo tác nào cũng là một nghiệp. Hiểu như vậy là hiểu sai! Theo Phật giáo thì nghiệp (karma/kamma) là một hành động tạo tác có tác ý. Phật Thích Ca nói rằng: "Tác ý chính là nghiệp" (Cetana is karma). Cetana = volition, intention = tác ý. Tức là nghiệp là một hành động có chủ ý, có cố ý, có ý thức, có ý định ở trong đó. Một hành động như vậy sẽ có một hậu quả trở ngược lại chính cái người tạo tác và hậu quả này được gọi là quả dị thục. Đặc điểm của quả dị thục là "xuyên thời gian" tức là không như nhân quả bình thường có thể quan sát thấy được tiến trình diễn tiến tuần tự, quả dị thục khi chín mùi có thể xảy ra ở một kiếp lâu xa sau đó, đùng một cái xảy ra và ta không thể nhìn thấy được cái nguyên nhân nguyên thủy của nó! :D

Định nghĩa của nghiệp là một hành động có tác ý cũng cho thấy một điểm rất quan trọng, đó là: một hành động vô ý (tức là không có tác ý, không có cố ý) thì không phải là một nghiệp! Tức là hành động vô ý này không tạo nên một quả dị thục trong tương lai. Hành động vô ý cũng có một hậu quả ngay khi xảy ra (như diễn tiến nhân quả của bất cứ một hành động nào) nhưng xảy ra xong là chấm dứt mà không có thêm một hậu quả "xa xôi" nào khác nữa trong tương lai (tức quả dị thục) như trong trường hợp của một hành động có tác ý (tức là nghiệp). Phía bên dưới số 5. sẽ có một thí dụ để làm rõ những ý này.

4. Để hiểu rõ hơn và sâu hơn quan điểm của Phật giáo về nghiệp thì không có gì hay bằng so sánh quan điểm này với một quan điểm đối lập. Sự tương phản giữa hai quan điểm sẽ giúp nhìn rõ vấn đề hơn. Như đã nói ở trên, Phật giáo chủ trương rằng chỉ những hành động có tác ý mới tạo nên một nghiệp tức là sẽ có một quả báo (quả dị thục) trong tương lai. Kỳ Na giáo (Jainism) là một tôn giáo xuất hiện đồng thời với Phật giáo ở Ấn Độ thì chủ trương rằng bất cứ một hành động nào có tác ý hay không có tác ý (vô ý) thì cũng đều là nghiệp cả, tức là cũng đều có quả báo trong tương lai cả!

Hãy lấy một thí dụ cụ thể: giả sử bạn đi đường và đạp chết côn trùng. Đây là một hành động sát sinh và hành động này có một quả báo hay không thì tùy theo bạn có cố ý hay không cố ý khi đạp chết côn trùng. Nếu có cố ý thì mới có quả báo, còn ngược lại thì không. Đây là chủ trương của Phật giáo. Còn theo Kỳ Na giáo thì hành động sát sinh trên dù có cố ý hay không cố ý thì cũng đều có quả báo như nhau! Tức là Kỳ Na giáo không coi Tâm đóng một vai trò gì trong việc tạo nghiệp! Chủ trương về nghiệp của Kỳ Na giáo như vậy được gọi là "Nghiệp của Thân" (tức chỉ có Thân là gốc tạo nghiệp). Còn Phật giáo chủ trương rằng chỉ khi có tác ý thì mới tạo ra nghiệp. Chủ trương như vậy được gọi là "Nghiệp của Tâm".

Vì Kỳ Na giáo chủ trương "Nghiệp của Thân" nên những cách tu của họ thường là hành xác, một hình thức "trừng phạt" cái thân là gốc tạo nghiệp và cũng là để trả bớt nghiệp của thân (qua việc hành xác) để cái "linh hồn" (jiva) bên trong thân mới được giải thoát khỏi cái thân để mà hưởng sự tự do vĩnh cửu. Các tu sĩ Kỳ Na giáo khi di chuyển thì họ cầm một cái chổi quét trước mặt để tránh việc giẫm đạp côn trùng (vì sợ tạo nghiệp sát). :) Tín đồ Kỳ Na giáo tập trung nhiều nhất ở Bombay (Mumbai) của Ấn Độ và thường là những thương gia vì đó là một nghề nghiệp không sát sinh. Nhiều người là những thương gia giàu có. Họ cũng không làm nghề nông hay thợ thủ công là vì những nghề nghiệp này cũng sát sinh (Kỳ Na giáo bảo rằng gỗ đá, cây cỏ cũng có "linh hồn"!). Phật giáo chủ trương "Nghiệp của Tâm" nên tất cả những phương pháp tu tập của Phật giáo đều xoay quanh cái Tâm. Tu theo Phật giáo là tu tâm!

5. Để hiểu rõ hơn về nghiệp và quả dị thục thì KKT sẽ dùng một thí dụ. Cũng phải nói ngay rằng thí dụ này được "hư cấu" để hiểu nghiệp và quả dị thục chứ không mang nghĩa là trên thực tế sẽ phải xảy ra như vậy! Giả sử có một người phạm phải một hành vi giết người. Hành động giết người này sẽ kéo theo một chuỗi những hậu quả tiếp theo là người này sẽ bị cảnh sát lùng đuổi, sẽ bị bắt và sẽ bị đưa ra tòa xử, sẽ phải bị ở tù nhiều năm hay ngay cả bị tử hình v.v... chẳng hạn. Tất cả những sự kiện này là một chuỗi những nhân và quả (cause and effect) và cũng chưa hẳn là nghiệp. Chỉ là nhân quả thôi. Bây giờ giả sử rằng người này vô ý giết người (ngộ sát). Vì là một hành động vô ý (tức là không có tác ý) nên hành động này không phải là một nghiệp. Tức là sau khi tất cả những sự kiện kể trên đã xảy ra rồi thì chuyện này chấm dứt, không có gì khác xảy thêm trong tương lai.

Bây giờ giả sử là người này cố ý giết người, có chủ ý giết người (cố sát). Trong trường hợp này thì hành vi giết người này là một nghiệp. Tức là sau khi chuỗi sự kiện nhân quả bên trên đã xảy ra xong rồi thì chuyện này vẫn chưa chấm dứt! Chưa chấm dứt vì hành vi này là một nghiệp nên sẽ có một quả dị thục trong tương lai! Giả sử rằng người bi giết có lòng oán hận muốn trả thù nên hai người sẽ phải đầu thai trong một kiếp nào đó trong tương lai và gặp nhau để người kia có thể giết lại để trả mối thù. Đây là một thí dụ quả dị thục khác thời đó. Rồi cũng có thể người bị giết không có lòng oán hận muốn trả thù (do vì biết tu hành! :-P ) nên sẽ không giết lại để trả thù. Thế nhưng người giết người kia vẫn phải bị giết vì cái nghiệp giết người đã gây ra. Trong trường hợp này có thể trong một kiếp tương lai người này sẽ bị một ai đó giết mình nhưng không phải là cái người mà mình đã giết trong kiếp này. Rồi cũng có trường hợp nữa là người giết người này biết tu hành và tạo phước đức trong những kiếp tiếp theo kiếp này nên đến khi quả dị thục bị giết kia trổ ra ở một kiếp nào đó trong tương lai thì vì nhờ phước đức đỡ cho nên người này sẽ không bị giết chết mà chỉ bị thương hay bị một cái gì khác. Hai trường hợp sau này là thí dụ quả dị thục khác về bản chất và hình thái. :) Đại khái là như vậy.

6. Tóm tắt những ý chính mà bài viết này muốn trình bày:

__Nghiệp là một hành động có tác ý sẽ mang đến một quả trong tương lai
__Quả này được gọi là quả dị thục = quả khi "chín" thì "khác" (dị = khác; thục = chín)
__Phật Thích Ca nói rằng có mấy điều gì đó không nên suy đoán và tìm hiểu vì suy đoán có thể làm điên loạn. Trong những điều này có quả dị thục. Tức là không ai biết được quả dị thục của một nghiệp sẽ xảy ra như thế nào nên đừng suy đoán! :-P Suy đoán về quả dị thục của một nghiệp sẽ là thế này hay thế nọ thì chỉ là đoán nhảm và bàn loạn mà thôi! :))

7. Xin kết thúc cho bài viết này bằng một câu chuyện Thiền:

Có người hỏi Thiền sư Đại Châu Huệ Hải:
__Có người chèo thuyền, lườn thuyền cọ chết con ốc con hến, là người chịu tội hay thuyền chịu tội ?
Sư đáp :
__Người thuyền cả hai đều không tâm, tội chính tại ông.

Tại sao Thiền sư Huệ Hải lại bảo với người kia: "tội chính tại ông" ? :-P Người kia đâu có chèo thuyền hay ngồi trên thuyền đâu mà lại mang tội ? :-P Bạn nào đã "ngộ" lý Thiền thì sẽ thấy là câu trả lời của Sư rất là hiển nhiên, phải trả lời như vậy thôi! :)


tangbong cafene
Sửa lần cuối bởi LaughingHaHa vào ngày 24/07/16 07:32 với 1 lần sửa.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

LaughingHaHa đã viết:Chào bạn chanhhoitrong_123,

1. Quả "thị dục" là quả gì vậy bạn chanhhoitrong_123 ? =)) Bạn làm KKT buồn cười quá nên lại phải viết thêm ở đây. Thị dục = ham muốn (thị 嗜 = ham thích; dục 慾 = ham muốn). Quả "ham muốn" là quả gì vậy ? =)) Cười muốn té ghế luôn! =))
Đạo hữu LaughingHaHa kính mến !
Chân thành xin lỗi đạo hữu cùng chư hiền hữu trong box NT về hai từ "Thị dục" và "Dị thục" . Đây là tai nạn "nghề nghiệp" bất cẩn trong phát ngôn, do nó gần đồng âm nên viết bậy xin chân thành cám ơn đh đã nhắc nhỡ . Bài viết của đh về sự Vận Hành Của Nghiệp rất hay, nhưng hình như hơi bị lạc đề, kính mong đh viết chuyên sâu về chủ đề của topic là do Nhân Gì Duyên Gì mà như thế để tránh làm loãng chủ đề xin cám ơn tangbong
KÍNH CHÚC ĐẠO HỮU AN LẠC
̀


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết: Đạo hữu Không Biết kính mến !

Lúc này vẫn khỏe chứ, lâu quá không thấy đh ghé thăm nhà chắc công việc nhiều lắm hả...hi..hi
Khoa học có thể đo được vận tốc của ánh sáng chứ không thể cân được khối lượng của ánh sáng phải không đạo hữu Không Biết. Cũng vậy các pháp Ba la mật cuả mỗi người, không thể đem đi so sánh giữa người này và người kia được vì nó thuộc về quả thị dục, mà đã là quả thị dục thì đức Phật đã cảnh báo không thể nghĩ bàn, chính vì không thể nghĩ bàn nên chúng ta không thể làm một phép toán so sánh cân đo hơn thua được. Nhân quả là vô hình nhưng chính vì vô hình nên nó thúc đẩy chúng sanh theo ba hướng cơ bản thiện, ác, hoặc vừa thiện vừa ác . Chính vì sự giấu mặt của luật nhân quả tích lũy các yếu tố Ba la mật nên người thuần thiện sẽ tiệm cận dần đến Thánh quả và ngược lại người thuần ác sẽ đoạ xuống cảnh giới thấp vì không có sự tích lũy các công đức Ba la mật . Sự giấu mặt của các yếu tính Ba la mật nên chúng sanh không thể biết mình chừng nào mới chứng ngộ, do đó phải cố gắng tu học quyết liệt không dễ duôi phóng dật, giống như các nhà khoa học không chắc rằng công trình nghiên cứu của mình thành công vào thời điểm chính xác nào, chỉ biết "Ngay Bây Giờ Và Tại Đây" phải cố gắng tích lũy làm việc miệt mài rồi sẽ "bừng ngộ"”nhưng cũng phải trãi qua quá trình "tiệm tu" . Tiến trình từ đạo đến quả xảy ra chỉ một sát na tâm nên gọi là chứng đạo "siêu tốc".Nếu đạo hữu không chấp nhận chuyện chứng đạo siêu tốc và phủ nhận sự tích lũy các Ba la mật của tiền kiếp vì cho rằng không có trong Chánh tạng Pali thì đạo hữu thuộc “phe” nào trong lộ trình tu chứng ? và càng khó hiểu hơn khi đạo hữu cho rằng các pháp Ba La Mật hoàn toàn mâu thuẩn với đoạn thơ trong bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả, lập luận như thế e rằng rơi vào đoạn kiến chăng ?. Đoạn thơ trong bài kinh Nhất Dạ Hiền Giả đức Phật chỉ dạy mình phải tỉnh thức ở ngay trong giây phút hiện tại thì mới có đầy đủ năng lượng Chánh niệm để quay về quán chiếu trên dòng trôi chảy của Danh và Sắc, để được "Sống Trong Thực Tại" không nghĩa là phủ nhận quá khứ, vì phủ nhận quá khứ tức là phủ nhận luôn cả một tiến trình nhân quả. Tâm phóng dật dễ duôi truy tìm quá khứ chạy theo tương lai là tâm không "Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán"”chính vì lẽ đó mà đức Thế Tôn đã dạy chúng sanh phải thiết lập chánh niệm "trước mặt" là vì lẽ đó . Nếu đọc kỷ lại trong Chánh tạng Pali thì chúng ta vẫn thấy các Ba la mật vẫn được Đức Phật dạy trong các tạng kinh TRƯỜNG BỘ,TRUNG BỘ.... như: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Thiền định, Xuất gia v...v chỉ có cái là Phật không lập một "topic" chuyên về 10 pháp Ba La Mật mà thôi. Như vậy theo đạo hữu trước khi thành Phật thái tử Tất Đạt Đa phải trãi qua thời gian tu sai, tu khổ hạnh là do nhân gì duyên gì mà như thế ? và khi trở lại con đường trung đạo để chứng thành Phật quả do nhân gì duyên gì mà Thái Tử đã tu đúng Bát Chánh Đạo ?

Vài hàng kính gởi đạo hữu kính chúc đh vui khoẻ trong công việc tangbong
hihi, vòng vo quanh co thì cuối cùng ĐH cũng không trích ra được các Ba-la-mật được Phật dạy chỗ nào trong Chánh tạng NT :D nó cũng giống như cách đạo hữu Tư duy và tìm cách phản biện cho tư duy của mình, rối rắm và bế tắc. Đoạn in màu mà ĐH viết ở trên vô cùng tối nghĩa và không có giá trị thực hành. Các cụm từ như "không thể nghĩ bàn, sự giấu mặt, nhân quả vô hình.." khiến người đọc dễ rơi vào thuyết Bất khả tri của ngoại đạo Sanjaya Belatthiputta cùng thời đức Phật, hay như được triết gia Immanuel Kant người Đức phát triển sau này. Người ta không thể học được gì từ những điều đó cả, và nó cũng trái ngược hoàn toàn lời Phật dạy trong Chánh tạng NT:
"giáo pháp do Như Lai khéo thuyết là toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, và toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu về ý nghĩa, thành tựu về văn tự. Vị ấy giảng giải về Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn và đầy đủ"
một giáo pháp toàn vẹn như vậy thì không có chỗ các nghi kiết sử về cái "không thể nghĩ bàn, sự giấu mặt.." gì đâu ĐH nhé! :D

Thật ra, rất là đơn giản để tôi có thế chấp nhận mấy cái Ba-la-mật đó giống như đạo hữu, nhưng vấn đề nắm ở chỗ đó là quan điểm cá nhân của tôi và ĐH chứ nó chẳng có cơ sở từ lời Phật dạy trong Chánh tạng NT (chưa nói tới chuyện tu hành, giải thoát). Nếu chúng ta dễ dàng chấp nhân nó thì chẳng khác nào chúng ta tự lừa gạt bản thân minh. Có đúng như vậy không ĐH :D

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết: Nếu đọc kỷ lại trong Chánh tạng Pali thì chúng ta vẫn thấy các Ba la mật vẫn được Đức Phật dạy trong các tạng kinh TRƯỜNG BỘ,TRUNG BỘ.... như: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Thiền định, Xuất gia v...v chỉ có cái là Phật không lập một "topic" chuyên về 10 pháp Ba La Mật mà thôi. Như vậy theo đạo hữu trước khi thành Phật thái tử Tất Đạt Đa phải trãi qua thời gian tu sai, tu khổ hạnh là do nhân gì duyên gì mà như thế ?
Nếu tư duy kỹ lại thì ĐH sẽ thấy mấy cái món như Bố thí, Trì giới,.. Ba la mật là được copy xào nấu từ Chánh tạng NT. Giống như vàng pha thì cũng phải có chiết xuất từ vàng thật vậy đó ĐH, nếu không thì là vàng giả luôn rồi :D
đến đây thì có 2 câu hỏi đặt ra là:
1- lý do gì Phật không lập hẳn một topic về 10 Ba La mật mà có kẻ nào giỏi hơn Phật, thành tựu về nghĩa văn hơn Phật lập ra một "topic" như thế? có mâu thuẫn với lời tuyên bố về một giáo pháp Toàn Vẹn đoạn đầu - đoạn giữa - đoạn kết mà ngu tui đã trích ở trên không Đh?? :D
2 - Bố Thí nằm chỗ nào trong 8 chi phần của Bát Thánh đạo? nếu không thấy nằm chỗ nào thì một người thực hành đầy đủ Bát Thánh đạo mà không có hành Bố Thí có giác ngộ giải thoát được không??

nếu Đh trả lời không thông 2 câu hỏi này thì ngu tui thành thật khuyên ĐH nên xem lại mấy cái Ba La Mật đạo hữu đã được học và thực hành. Đừng có tự lừa gạt bản thân mình nữa :D

Còn trước khi thành Phật, thái tử Tất Đạt Đa đã từng trải qua thời gian tu sai (tương truyền là 6 năm Khổ hạnh) là có nguyên nhân chứ không phải là không có nguyên nhân. Các nguyên nhân thì có thể có nhiêu nhưng chỉ xin nêu 2 cái nổi bật:
- thứ nhất, khi đó Thái tử còn Vô Minh. Có Vô minh làm nhân, có Vô minh là duyên mới dẫn đến tình trạng thái tử tu sai lầm như thế, thậm chí là suýt mất mạng vì kiết sức
- thứ hai, là do "văn hóa tu hành" thời đó của Ấn độ, có thể nói thời đức Phật sinh tiền là thời kỳ nở rộ các trường phái tu hành ở Án độ. Trong đó, một trong những trường phái nổi bật và được người dân sùng kính nhất là tu hành "ép xác khổ hạnh" với quan niệm cái Thân là cội rễ của khổ đau, ai mà nhiếp phục hoàn toàn cái thân này sẽ được giải thoát khỏi mọi khổ đau. Điều đáng nói ở đây là Thái tử trải qua các mức định Khống vô biến xứ, Vô xở hữu xứ với 2 vị đạo sĩ Alara Kalama và Uddaka Ramaputta trước rồi mới tìm tới các pháp tu như Thiền nín thở, nhịn ăn, nhịn uống.. :D Nói một cách khác, trò muốn tìm thầy dạy cho giải thoát mà thầy vẫn còn Vô minh thì trò tu lầm tu bậy cũng là một lẽ thường tình :D
và khi trở lại con đường trung đạo để chứng thành Phật quả do nhân gì duyên gì mà Thái Tử đã tu đúng Bát Chánh Đạo ?
không có đoạn kinh nào trong Chánh tạng NT nói là Phật trở lại "con đường Trung đạo" theo đúng định nghĩa trong kinh là Thánh đạo Tám ngành cả, chỉ thấy các kinh mô tả Thái tử trở lại tu tập các mức Thiền từ Sơ thiền cho đến các tầng Thiền sâu hơn rồi chứng ngộ giải thoát chứ chả thấy kinh nào mô tả Phật trải qua giai đoạn tu Chánh kiến, Chánh tư duy... Đặc biết là ở chỗ đó :))

p/s bái viết của đạo hữu LaughingHaHa có nhiều cái hay và thể hiện trình độ học thuật đáng trân trọng. Có thể nó chưa đi đúng vào trọng tâm câu hỏi của topic nhưng cũng không phải hoàn toàn không liên quan đâu. Diễn đàn giờ đây như cái ao tù đọng, dòng nước như đứng yên nên chẳng thấy con cá nào lui tới; lâu lâu xuất hiện một con cá vẫy đuôi bơi làm cho mặt ao sóng sanh nước xô bơ. Âu cũng phần nào làm gợi lên sức sống cho cái ao tù đọng như thế. "Hy sinh" các quy tắc thảo luận để đổi lại sự sống động cho Diễn đàn âu cũng là một việc đáng lắm nhỉ. ĐH chanhhoitrong có thấy như vậy không? :D

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: Nếu tư duy kỹ lại thì ĐH sẽ thấy mấy cái món như Bố thí, Trì giới,.. Ba la mật là được copy xào nấu từ Chánh tạng NT. Giống như vàng pha thì cũng phải có chiết xuất từ vàng thật vậy đó ĐH, nếu không thì là vàng giả luôn rồi :D
đến đây thì có 2 câu hỏi đặt ra là:
1- lý do gì Phật không lập hẳn một topic về 10 Ba La mật mà có kẻ nào giỏi hơn Phật, thành tựu về nghĩa văn hơn Phật lập ra một "topic" như thế? có mâu thuẫn với lời tuyên bố về một giáo pháp Toàn Vẹn đoạn đầu - đoạn giữa - đoạn kết mà ngu tui đã trích ở trên không Đh?? :D
2 - Bố Thí nằm chỗ nào trong 8 chi phần của Bát Thánh đạo? nếu không thấy nằm chỗ nào thì một người thực hành đầy đủ Bát Thánh đạo mà không có hành Bố Thí có giác ngộ giải thoát được không??

nếu Đh trả lời không thông 2 câu hỏi này thì ngu tui thành thật khuyên ĐH nên xem lại mấy cái Ba La Mật đạo hữu đã được học và thực hành. Đừng có tự lừa gạt bản thân mình nữa :D
Đạo hữu Không Biết kính mến !

Xin lập lại lời đh nói: “Nếu tư duy kỹ lại thì ĐH sẽ thấy mấy cái món như Bố thí, Trì giới,.. Ba la mật là được copy xào nấu từ Chánh tạng NT"....
.Như là một lời thừa nhận các pháp Ba la Mật đã được đức Phật dạy trong chánh tạng NTvì chính đh đã nói như trên, thì cớ sao đh lại cứ khư khư cho rằng đức Phật không dạy 10 Ba la Mật. ĐH nghĩ như thế nào khi lập luận tiền hậu bất nhất. :D Trước khi tôi chứng minh 10 Ba la Mật được đức Thế Tôn dạy rãi rác trong Chánh Tạng NT tôi xin trả lời hai câu hỏi mà đh nêu ra
Về câu 1:
Lý do Phật không lập hẳn một topic 10 Ba la Mật vì sự sai biệt về căn tánh, ngữ cảnh nên Đức Phật không thể nói một lần 10 Ba La Mật. Thế Tôn là bậc Toàn giác lẽ tất nhiên sẽ biết khi nào cần nói và khi nào không cần nói, đối tượng nào cần nói cái gì và không cần nói điều gì....Nhờ các chú giải sau này của các vị thánh tăng đã tổng hợp những công đức nền tảng là 10 Ba la mật cho chúng sanh nào muốn đi trên lộ trình giải thoát, hơn nữa các nhà chú giải sau này chỉ làm công việc gom gọn chú thích những lời Phật dạy chớ nào ai dám vượt rào hơn Phật đâu mà đạo hữu cho họ hơn Phật. Không có gì mâu thuẩn cả, các nhà chú giải sau này chỉ giải nghĩa rõ hơn từ những lời Phật dạy khi mà không phải ai cũng đọc và hiểu những lời dạy thâm sâu từ đức Thế Tôn

về câu số 2:
Trong Bát Chánh Đạo có chi phần Chánh Tinh Tấn còn gọi là Tứ Chánh Cần Đức Thế Tôn có dạy như sau:
.............
5) Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
6) Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất (asammosàya), làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-49.htm
Qua lời dạy trên xin hỏi đh Không Biết Bố thí có phải là một thiện pháp cần được sanh khởi khi chưa sanh khởi, và cần làm cho tăng trưởng khi đã sanh khởi không ?
Người thực hành đầy đủ Bát Chánh Đạo mà không có hành Bố thí có giác ngộ giải thoát được không??
Câu hoỉ này chưa đúng vì Bát Chánh Đạo là "trùm" của các Công đức rồi sao không có Bố thí được phải không hiền hữu :D
KÍNH CHÚC HIỀN HỮU LUÔN KHỎE VÀ TINH TẤN TU HỌC


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết: Đạo hữu Không Biết kính mến !

Xin lập lại lời đh nói: “Nếu tư duy kỹ lại thì ĐH sẽ thấy mấy cái món như Bố thí, Trì giới,.. Ba la mật là được copy xào nấu từ Chánh tạng NT"....
.Như là một lời thừa nhận các pháp Ba la Mật đã được đức Phật dạy trong chánh tạng NTvì chính đh đã nói như trên, thì cớ sao đh lại cứ khư khư cho rằng đức Phật không dạy 10 Ba la Mật. ĐH nghĩ như thế nào khi lập luận tiền hậu bất nhất. :D Trước khi tôi chứng minh 10 Ba la Mật được đức Thế Tôn dạy rãi rác trong Chánh Tạng NT tôi xin trả lời hai câu hỏi mà đh nêu ra
Về câu 1:
Lý do Phật không lập hẳn một topic 10 Ba la Mật vì sự sai biệt về căn tánh, ngữ cảnh nên Đức Phật không thể nói một lần 10 Ba La Mật. Thế Tôn là bậc Toàn giác lẽ tất nhiên sẽ biết khi nào cần nói và khi nào không cần nói, đối tượng nào cần nói cái gì và không cần nói điều gì....Nhờ các chú giải sau này của các vị thánh tăng đã tổng hợp những công đức nền tảng là 10 Ba la mật cho chúng sanh nào muốn đi trên lộ trình giải thoát, hơn nữa các nhà chú giải sau này chỉ làm công việc gom gọn chú thích những lời Phật dạy chớ nào ai dám vượt rào hơn Phật đâu mà đạo hữu cho họ hơn Phật. Không có gì mâu thuẩn cả, các nhà chú giải sau này chỉ giải nghĩa rõ hơn từ những lời Phật dạy khi mà không phải ai cũng đọc và hiểu những lời dạy thâm sâu từ đức Thế Tôn
haha, ngu tui chỉ nói là 10 Ba la mật không thấy dạy trong Chánh pháp NT đạo hữu còn chỉ rõ ra luôn là nó được tổng hợp nhờ các nhà chú giải về sau này :)) và một lần nữa bài ca về căn tánh, ngữ cảnh lại được đem ra 'hát' :D mà hông biết là ĐH có đọc hiểu được mấy chữ in đậm của ngu tui ở trên không ấy nhỉ :D tui thừa nhận là Phật có dạy Bố thí chứ không có dạy Bố thí Ba la mật, "Bố thí" đọc còn không hiểu mà thêm vào 3 chữ Ba la mật chỉ tổ gây thêm rối rắm và làm cho khó hiểu, chẳng có Căn tánh nào tu học theo kiểu ngược đời như thế cả ĐH :D như lời ĐH nói thì rõ là ĐH với các nhà chú giải về sau hiểu rõ căn tánh chúng sanh hơn Phật, chú giải từ ngữ dễ hiểu hơn Phật rồi; vì lời Phật dạy chưa rõ nghĩa chưa đủ ý nên mới cần phải có người chú thích cho nó rõ ràng hơn, có phải như vậy không ĐH? :D ĐH nên nhớ là trước khi chuyển pháp luân thì Phật đã im lặng không muốn hé nửa lời, LÝ DO là vì sự thâm sâu khó hiểu của chánh pháp mà ĐH đã nhắc tới, nhưng sau đó ngài vẫn quyết định rao giảng chánh pháp vì quán thấy những chúng sanh vẫn có thể hiểu được; và sau khi làm xong bổn phận, ngài mới tuyên bố rằng đã truyền trao Phạm hạnh một cách toàn vẹn, giáo Pháp là toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn kết, thành tựu cả về ý nghĩa và văn tự. Như thế thì cái lý do 'thâm sâu khó hiểu' mà ĐH đưa ra chỉ là tư kiến của bản thân, không có chỗ đứng trong giáo pháp này đâu :D
Đạo hữu cũng chẳng thể chứng minh được gì đâu trừ khi là trích dẫn nguyên văn chánh tạng NT lời Phật dạy về các pháp ấy, còn nếu không thì vẫn chỉ là thứ vàng pha được chiết xuất từ vàng nguyên chất mà thôi :D
chanhhoitrong_123 đã viết:về câu số 2:
Trong Bát Chánh Đạo có chi phần Chánh Tinh Tấn còn gọi là Tứ Chánh Cần Đức Thế Tôn có dạy như sau:
.............
5) Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
6) Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất (asammosàya), làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-49.htm
Qua lời dạy trên xin hỏi đh Không Biết Bố thí có phải là một thiện pháp cần được sanh khởi khi chưa sanh khởi, và cần làm cho tăng trưởng khi đã sanh khởi không ?
Người thực hành đầy đủ Bát Chánh Đạo mà không có hành Bố thí có giác ngộ giải thoát được không??
Câu hoỉ này chưa đúng vì Bát Chánh Đạo là "trùm" của các Công đức rồi sao không có Bố thí được phải không hiền hữu :D
hihi, vậy là ĐH chanhhoitrong cho rằng Bố thí được dạy trong chánh Tinh tấn của bát chánh đạo :))
nếu tui nhớ không lầm thì trong mười Ba la mật cũng có cái Tinh tấn ba la mật mà phải không nhỉ? nói như ĐH chẳng phải là dư thừa lắm sao?? :D
lý do gìBố thí lại được đại diện cho các Thiện pháp trong tứ Chánh cần trong khi các pháp thiện như ái ngữ, lợi hành, đồng sự.. thì không thấy nói tới??
lập luận của ĐH càng ngày càng 'củ chuôi', trả lời 1 câu làm nảy sinh thêm 2-3 câu, như thế thì ko biết bao giờ mới có điểm dừng :D

còn câu hỏi in đậm ở trên cũng có phần đúng đó ĐH, vì trong Tăng Chi Bộ Kinh - chương 5 pháp Phật có dạy "một người Không thực hành bố thí vẫn có thể giác ngộ giải thoát và kém sút người có hành bố thí trên 5 phương diện: tuổi thọ, dung sắc, hỷ lạc, danh xưng và tăng thượng; nhưng về phương diện Giải thoát là hoàn toàn như nhau". ĐH cứ từ từ tìm đọc nhé, nếu như không thấy thì lên đây nói ngu tui sẽ trích dẫn cho ĐH. Chỉ có điều e rằng lúc đó cái khái niệm Ba la mật với nghĩa như là "đến bờ kia" hay "đích cuối cùng" phải bay vào thùng rác; tại vì Bố thí chỉ đem lại phước báo cho người thực hành trên 5 phương diện ở hai cõi Nhân Thiên chứ không thế giúp đạt được "đích cuối cùng" theo nghĩa là giải thoát rốt ráo :D như vậy, khái niệm Bố thí Ba la mật về nguyên tắc là sai nội hàm ý nghĩa theo giáo pháp NT.

p/s ban đầu ngu tui cũng không định tham gia thảo luận chủ đề này, tại vì có những cái đã nói rồi, nói nhiều quá thành ra là dư; với lại để ĐH tham khảo thêm từ những vị ĐH khác biết đâu sẽ có cái nhìn mới hơn. Nhưng lướt qua các bài thảo luận ở trên thì thấy bế tắc và có dấu hiệu chẳng đưa tới đâu nên ngu vào chém một tí gọi là góp 'gió'. Đến đây là thì cảm thấy quả đủ rồi, người có trí đọc vào đã đủ cơ sở để nhận định cho vấn đề này, bổn phận của ngu tui xem như cũng đã xong. Chúc ĐH chanhhoitrong cùng các pháp hữu NT an lạc và tinh tấn.

Thân ái!


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Cetana = volition, intention = tác ý
Đ/h dịch lộn rồi,
Cetana = volition, intention = tư; tư ở đây là nghĩ đến (suy tư), tức là có ý (đồ), và ngược lại mới là vô ý (đồ)

Đôi khi một người tuy vô ý mà bị quả phạt rất là trầm trọng; tuy là không tạo nghiệp nhưng đó là lúc nghiệp làm từ trước hoặc từ tiền kiếp đòi trả nợ vậy, chớ biết giải thích sao cho thỏa đáng hơn? :D ?

kinhle


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

hlich đã viết:
tangbong
Cetana = volition, intention = tác ý
Đ/h dịch lộn rồi,
Cetana = volition, intention = tư; tư ở đây là nghĩ đến (suy tư), tức là có ý (đồ), và ngược lại mới là vô ý (đồ)

Đôi khi một người tuy vô ý mà bị quả phạt rất là trầm trọng; tuy là không tạo nghiệp nhưng đó là lúc nghiệp làm từ trước hoặc từ tiền kiếp đòi trả nợ vậy, chớ biết giải thích sao cho thỏa đáng hơn? :D ?

kinhle
Chào bạn hlich,

1. Khi KKT viết rằng Cetana = volition, intention = tác ý thì KKT biết rằng sẽ có người "bắt bẻ" và quả vậy đó là bạn hlich! ;) Tuy nhiên cũng nhờ vậy mà có dịp để nói rõ thêm cái ý nghĩa của chữ cetanā cũng khá quan trọng này (quan trọng vì nghiệp chính là cetanā !) cũng như quan điểm của KKT là những dịch giả Trung hoa thời xưa đã sai khi dịch chữ cetanā = tư 思.

Cetanā là một tâm sở (mental factor) và được dịch sang tiếng Anh là volition. Cetanā = volition. KKT dịch sang tiếng Việt: cetanā = volition = tác ý và bạn hlich bảo là dịch lộn. :) Bạn hlich dịch: cetanā = volition = tư vì căn cứ theo cách dịch của dịch giả Trung hoa nói ở trên. :) Trước hết phải nói ngay là không phải KKT tự ý dịch chữ cetanā = volition = tác ý mà là đã có dịch giả Phạm Kim Khánh dịch như vậy và KKT đồng ý với cách dịch này. Trong quyển "The Buddha and His Teachings" của hòa thượng Nārada Mahāthera chương 19 nói về nghiệp: http://www.budsas.org/ebud/budtch/budteach19.htm
Nārada Mahāthera đã viết:
CHAPTER 19
WHAT IS KAMMA?
"Volition is Kamma." -- ANGUTTARA NIKĀYA

Kamma

The Pāli term Kamma, literally, means action or doing. Any kind of intentional action whether mental, verbal, or physical is regarded as Kamma. It covers all that is included in the phrase: "Thought, word and deed". Generally speaking, all good and bad actions constitute Kamma. In its ultimate sense Kamma means all moral and immoral volition (kusala akusala cetanā). Involuntary, unintentional or unconscious actions, though technically deeds, do not constitute Kamma, because volition, the most important factor in determining Kamma, is absent. [1]

The Buddha says: -- "I declare, O Bhikkhus, that volition (cetanā) is Kamma. Having willed one acts by body, speech and thought."
Dịch giả Phạm Kim Khánh dịch đoạn trên như sau: http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&pp19.htm
Phạm Kim Khánh đã viết:
[19]
Nghiệp là gì?
"Tác ý là Nghiệp" -- Tăng Nhứt A Hàm

Nghiệp (Kamma)

Kamma, Nghiệp, theo đúng nghĩa của danh từ, là hành động, hay việc làm. Định nghĩa cùng tột của Nghiệp là Tác ý (cetana). Tư tưởng, lời nói, việc làm, thường khởi xuất do "ý muốn làm" tạo động cơ. Phật Giáo gọi ý muốn làm ấy là Tác ý (cetana). Tất cả những hành động có tác ý, dầu biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý , đều tạo Nghiệp. Tất cả những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện, đều tạo Nghiệp. Những hành động không có chủ tâm, mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp.

Đức Phật dạy: "Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là Nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý [1]".
2. Bạn hlich viết: cetanā = volition = tư. Bạn hlich viết như vậy vì căn cứ theo dịch giả Tàu ngày xưa dịch cetanā = tư 思. Tuy nhiên nếu dịch như vậy thì chữ tư 思 không thể nào mang nghĩa là volition được! :-P Trước hết để thống nhất cách nói chuyện thì chúng ta phải cùng chấp nhận một ý nghĩa của chữ cetanā trước đã, rồi sau đó mới biết phải dịch chữ cetanā sang tiếng Việt (hay Hán-Việt) như thế nào ? KKT đề nghị là cùng hiểu theo cách dịch sang tiếng Anh: cetanā = volition. Sở dĩ KKT chọn nghĩa này vì ngày nay các nghiên cứu về Phật học bằng tiếng Anh đã tiến rất xa nên khi các nhà Phật học Anh Mỹ dịch cetanā = volition thì hẳn là chữ volition phải đúng là nghĩa của chữ cetanā vậy!

Vậy thì chữ volition nghĩa là gì ? Tự điển Oxford Advanced Learner's Dictionary giải nghĩa: volition = act of using one's will in choosing, making a decision, etc. (hành động dùng ý chí để chọn lựa, lấy quyết định, v.v.). Vậy thì dịch cetanā = volition = tác ý có thể chấp nhận được.

Bây giờ thử xem đến cách dịch của các dịch giả Trung hoa ngày xưa (khi họ dịch các tác phẩm của Duy Thức Học): cetanā = tư 思. Chữ tư 思 có nghĩa là nghĩ và nếu dịch sang tiếng Anh thì là thought. Tư 思 = nghĩ = thought. Đơn giản như vậy thôi! :) Tư 思 chỉ có nghĩa là nghĩ và hành động "nghĩ" này không hề hàm ý rằng có sự "tác ý, cố ý, có chủ ý, có ý định, có ý chí" gì ở trong đó! :) Tức là không có mang cái nghĩa volition! :) KKT vẫn thắc mắc rằng tại sao các dịch giả Tàu ngày xưa (ngài Huyền Trang ?) lại dịch cetanā = tư 思 ? ~x( Nếu họ dịch cetanā = tư 思 thì hẳn là phải có một ý nghĩa gì khác chăng (?) Nếu có bậc thức giả nào có thể chỉ giáo thì KKT xin lắng nghe. kinhle


3. Người Tàu có dùng chữ tác ý để dịch đấy chứ. Thế nhưng họ không dùng chữ tác ý để dịch tâm sở cetanā mà họ lại dùng để dịch tâm sở ‎manasikāra = tác ý 作意 ! :) Người Anh dịch tâm sở này là ‎manasikāra = attention. Chữ attention nếu dịch sang chữ Hán thì là chữ chú ý. Tức là manasikāra = attention = chú ý. Chú ý với tác ý mang nghĩa khác nhau đấy nhé! :-P KKT chấp nhận cách dịch của người Anh nên theo KKT thì hai tâm sở này phải dịch như sau mới là đúng nghĩa:

cetanā = volition = tác ý
manasikāra = attention = chú ý

Còn các dịch giả Tàu ngày xưa thì dịch:

cetanā = tư 思 = thought
‎manasikāra = tác ý 作意 = volition :)

KKT nghĩ rằng Tàu dịch như vậy là sai và làm sai lạc ý nghĩa của 2 tâm sở này! :-P Trừ phi là có bậc cao minh nào đó xin chỉ giáo! :)


4. Mấy cái chuyện "lùng bùng tướng sĩ" dịch diếc này đối với các bạn đọc bình thường khác chắc không ai quan tâm. :) Tuy nhiên cái đề tài nghiệp/quả dị thục thì lại rất nên ... quan tâm vì ý nghĩa rất quan trọng của chúng. :-P KKT nhấn mạnh lại ở đây:

__Nghiệp là một hành động tạo tác có tác ý và sẽ tạo nên một quả tác dụng trở ngược lại với người tạo tác này.
__Như vậy thì một hành động tạo tác không có tác ý tức là không có cố ý, không có chủ ý, chủ định, ý muốn, ý chí, ý định ở trong đó thì không có quả báo! Đây là quan điểm của Phật giáo.
__Quan điểm này rất là quan trọng nếu ta đối chiếu nó với quan điểm đối nghịch của Kỳ Na giáo. Theo Kỳ Na giáo thì bất cứ một hành động tạo tác nào dù có tác ý hay không có tác ý thì cũng đều là một nghiệp và sẽ có một quả báo trở ngược lại với người tạo tác. Quan điểm này thoạt nghe thì cũng chưa thấy rõ điểm sai của nó vì lẽ bất cứ một hành động tạo tác nào cũng đều phải có một hậu quả mà. Nhân quả mà!
__Tuy nhiên thí dụ sau đây sẽ cho thấy cái sai của Kỳ Na giáo. Có hai người phạm tội giết người phải ra tòa. Một người phạm tội cố sát (cố ý giết người) và một người phạm tội ngộ sát (vô ý giết người). Đương nhiên là tòa phải xử tội người cố sát nặng hơn người ngộ sát phải không ? Đó là luật pháp của thế gian không căn cứ vào tôn giáo nào cả mà còn biết xử như vậy (common sense mà). Nếu bây giờ tòa xử tội và trừng phạt hai người như nhau thì có được không ? Vô lý phải không ? Thế nhưng cái vô lý này lại chính là chủ trương của Kỳ Na giáo đó! :-P Theo Kỳ Na giáo thì nếu ta đi trên đường và đạp chết côn trùng thì bất luận có cố ý hay không thì cũng đều là nghiệp sát cả, tức là đều có cùng một quả báo như nhau! :-P
__Nhiều người nghĩ rằng đã tạo ra một nghiệp rồi thì chắc chắn là sẽ phải lãnh quả tương ứng, không cách chi mà tránh khỏi (chạy trời không khỏi nắng!) :) Thí dụ như đã tạo một nghiệp sát (cố ý giết người) thì sẽ phải lãnh một quả là sẽ bị người giết lại, không cách chi tránh khỏi! Không hẳn là như vậy đâu. Quả của một nghiệp được gọi là quả dị thục = quả khi "chín" thì "khác" (dị = khác; thục = chín). Khác ở đây là khác ở thời gian trổ quả (khi quả chín có thể là ở một thời gian rất lâu xa trong tương lai, một kiếp khác chẳng hạn) và khác ở bản chất và hình thái của quả báo nữa. Như thí dụ giết người bên trên khi quả trổ ra chưa hẳn người tạo nghiệp sát trên sẽ bị giết trở lại đâu. Sở dĩ như vậy là vì trong khoảng thời gian khi quả chưa chín người này có thể tu hành và tạo phước đức và công đức nên có thể thay đổi cái kết quả khi quả trổ ra. Có thể còn "hóa giải" để không còn quả báo này nữa!
__Vì nghiệp quả đan kết và ảnh hưởng lẫn nhau trùng trùng như vậy và quả của nghiệp này có thể lại trở thành một nghiệp mới sẽ cho một quả khác nên có lẽ vì vậy mà Phật Thích Ca bảo rằng không nên suy đoán rằng quả dị thục của một nghiệp sẽ là thế này hay thế nọ. Suy đoán như vậy sẽ bị điên loạn! :-P Chỉ cần biết rằng ta có thể thay đổi hay ngay cả "hóa giải" quả dị thục của một nghiệp. Tất cả chỉ tùy vào việc chúng ta "điều" tâm như thế nào.
__Cho nên một chữ Tâm chính là cốt tủy để hiểu Phật giáo. Tâm tạo ra thiên đường mà tâm cũng tạo ra địa ngục, tâm khiến luân hồi nhưng cũng do tâm mà giải thoát, tâm khiến vô minh nhưng tâm cũng sinh ra trí tuệ. Biết "tu tâm" chính là biết cách tu tập theo Phật giáo vậy.


5. Xin kết luận cho bài viết này bằng một bài kệ "Sám Hối" ý nghĩa rất sâu xa mà có lẽ nhiều người đã biết:

Tội từ tâm khởi, đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh, thảy đều không
Ấy mới thật là chân sám hối.

Ngừng lại ở đây được rồi hén ? Merci bạn chanhhoitrong__123. :-P


tangbong cafene
Sửa lần cuối bởi LaughingHaHa vào ngày 24/07/16 07:24 với 1 lần sửa.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Mình bắt đầu với chữ "tư" để đưa đến chữ "có ý đồ". Giữa "tác ý" và "có ý đồ" cái nào dễ hiểu cho người Việt hơn?

Chữ "tác ý" mình hiểu là "sự tác động lên ý" chớ không phải "sự tác động của ý". Với sự tác động lên ý thì ý mới hướng về đối tượng và sau đó có thể bắt đầu tiến trình tạo nghiệp của ý.

;)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính đạo hữu LaughingHaha và đạo hữu Hlich,
Với 1 ít học về vi diệu pháp xin được phép góp ý
Laughinghaha đã viết:Bây giờ thử xem đến cách dịch của các dịch giả Trung hoa ngày xưa (khi họ dịch các tác phẩm của Duy Thức Học): cetanā = tư 思. Chữ tư 思 có nghĩa là nghĩ và nếu dịch sang tiếng Anh thì là thought. Tư 思 = nghĩ = thought. Đơn giản như vậy thôi! :) Tư 思 chỉ có nghĩa là nghĩ và hành động "nghĩ" này không hề hàm ý rằng có sự "tác ý, cố ý, có chủ ý, có ý định, có ý chí" gì ở trong đó! :) Tức là không có mang cái nghĩa volition! :) KKT vẫn thắc mắc rằng tại sao các dịch giả Tàu ngày xưa (ngài Huyền Trang ?) lại dịch cetanā = tư 思 ? ~x( Nếu họ dịch cetanā = tư 思 thì hẳn là phải có một ý nghĩa gì khác chăng (?) Nếu có bậc thức giả nào có thể chỉ giáo thì KKT xin lắng nghe.
Cetana theo TMH đọc được là tác ý, cũng có chỗ dịch là tư. Vì căn của nó là cit - là suy tư.
Đi cùng với các tâm thiện và bất thiện, cetana dịch là tác ý sẽ phù hợp hơn, như đạo hữu Laughinghaha đã trình bày, các tâm này là nghiệp.
Với các tâm quả, cetana có thể dịch là tư, và các tâm này không được coi là nghiệp, không có quả vì bản thân nó đã là quả.
Đi cùng với 54 tâm ở dục giới, tâm sở cetana đều có mặt nhưng chỉ 20 tâm được coi là nghiệp (8 thiện và 12 bất thiện).
Vài chia sẻ và TMH xin lắng nghe.
Kính chúc quý đạo hữu an lạc!


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Nhân tiện có đ/h Thongminhhon nên mình có hứng nói thêm,
Chữ tư 思 có nghĩa là nghĩ và nếu dịch sang tiếng Anh thì là thought. Tư 思 = nghĩ = thought. Đơn giản như vậy thôi! :) Tư 思 chỉ có nghĩa là nghĩ và hành động "nghĩ" này không hề hàm ý rằng có sự "tác ý, cố ý, có chủ ý, có ý định, có ý chí" gì ở trong đó! :) Tức là không có mang cái nghĩa volition! :)
Definition of volition. 1: an act of making a choice or decision; also : a choice or decision made. 2: the power of choosing or determining.

Khi bạn make a choice hay make a decision thì bạn dùng cái gì nếu không phải là sự suy nghĩ? Trước khi làm hay nói ra thì bạn suy nghĩ chi đó rồi mới xuất chiêu, phải không? Cho nên sự suy nghĩ chính là cái đầu mối tạo nghiệp.

Cụm từ "tác ý" là một thuật ngữ phật giáo và mình không thấy có trong từ điển phổ thông. Dĩ nhiên là với "tác ý" thì ta thường hiểu ngay là hành động do có ý đồ từ sự hiểu biết chữ tác chữ ý của chúng ta. Tuy nhiên định nghĩa "tác ý" như vậy thì tội cho thuật ngữ "tác ý" lắm.
Người Anh dịch tâm sở này là ‎manasikāra = attention. Chữ attention nếu dịch sang chữ Hán thì là chữ chú ý. Tức là manasikāra = attention = chú ý. Chú ý với tác ý mang nghĩa khác nhau đấy nhé!
Ngày xưa các dịch giả dùng chữ "tác ý" để dịch tiếng Phạn chớ đâu biết chữ attention nè. Biết đâu ngày xưa người ta nói "tác ý" rồi sau này nó thành "chú ý" .Từ điển phổ thông Hoa ngữ thì không có cụm từ "tác ý" thì lấy đâu mà đ/h nói chú ý với tác ý mang nghĩa khác nhau?

;)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách