DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Câu trả lời của bạn là những điều cơ bản rồi. Để mình cho ví dụ dùng màu sắc. Có ba sơn màu xanh, đỏ, vàng trộn vào nhau và kết quả là một màu mà tùy độ bỏ vào của mỗi màu xanh, đỏ, vàng mà màu kết quả sẽ khác nhau.

Cũng vậy tùy cường độ của mỗi tâm sở mà tâm có hành trạng khác nhau. Khi tâm có hành trạng chưa rõ ràng về khía cạnh nào đó thì có thể nói tâm sở "ý muốn", hoặc tâm sở "chú ý", ... còn yếu. Cho nên mình nghĩ mỗi tâm sở diễn tả hành trạng của tâm về khía cạnh của tâm sở đó.

:)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính quý đạo hữu,
Kính đạo hữu Hlich,
hlich đã viết:tangbong

Câu trả lời của bạn là những điều cơ bản rồi. Để mình cho ví dụ dùng màu sắc. Có ba sơn màu xanh, đỏ, vàng trộn vào nhau và kết quả là một màu mà tùy độ bỏ vào của mỗi màu xanh, đỏ, vàng mà màu kết quả sẽ khác nhau.

Cũng vậy tùy cường độ của mỗi tâm sở mà tâm có hành trạng khác nhau. Khi tâm có hành trạng chưa rõ ràng về khía cạnh nào đó thì có thể nói tâm sở "ý muốn", hoặc tâm sở "chú ý", ... còn yếu. Cho nên mình nghĩ mỗi tâm sở diễn tả hành trạng của tâm về khía cạnh của tâm sở đó.

:)
Xin cảm ơn ví dụ của đạo hữu. Quả thật, khi phối màu thì việc cho lượng màu ban đầu sẽ ảnh hưởng đến màu sắc chung. Khi phân tích tâm, chúng ta sẽ không nhìn chung các tâm, như nhìn màu sau cùng. Chúng ta cần nhìn, đâu là màu vàng, đâu là màu xanh lá, đâu là màu đỏ.
Về cường độ của mỗi tâm sở, đạo hữu muốn nói đến là gì? Có phải là có tâm sở cetana cường độ mạnh, tâm sở cetana cường độ yếu? Hay có ý gì khác?

Theo TMH thì từ cường độ không phù hợp khi phân tích tâm. Chúng ta đi đến cấu phần nhỏ nhất của thực tại, đơn vị cuối cùng. Các tâm là như vậy, các tâm sở là như vậy, không có mạnh hay yếu. Tâm sở cetana là tâm sở cetana, không có cetana mạnh, cetana yếu. Ví dụ phân tích một chất ra làm Oxy (Oxygen), Nitơ (Nitrogen), Cacbon (Carbon)... Không có oxygen mạnh, yếu hay nặng nhẹ. Oxy là oxy.

Thông thường, bên ngoài nhìn vào nói rằng sự chú ý của người này thật là cao độ, sự chú ý của người này kém. Sự khác biệt ở đây không phải là do bên trong một người có manasikara mạnh, còn người còn lại có manasakira yếu. Mà chính là trong quá trình dài đó, với người chú ý cao độ, manasakira được sinh ra nhiều do duyên các tâm, tâm sở đồng sinh, đã sinh, thậm chí có thể có mặt tâm sở khác như tầm (vitakka) hay không có mặt của phóng dật (uddhacca).

Đạo hữu có đồng ý là tâm có vai trò riêng, tâm sở có vai trò riêng khi chúng ta phân tích tâm?Việc thể hiện ra bên ngoài (lúc này đã là cả một quá trình dài) là tùy thuộc vào loại tâm, loại tâm sở đang có, số lượng tâm, số lượng tâm sở đang có. Ví dụ tâm thiện số 1, sẽ khác tâm thiện số 2, không vì các tâm sở đồng sanh mà vì bản chất đã khác rồi. Như oxygen và carbon khác nhau không phải vì có mặt hay không có mặt của sắt (Fe).

Kính chúc đạo hữu an lạc!


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Ví dụ phân tích một chất ra làm Oxy (Oxygen), Nitơ (Nitrogen), Cacbon (Carbon)... Không có oxygen mạnh, yếu hay nặng nhẹ. Oxy là oxy.
Trời ơi đ/h nói như vậy là cho danh có tính chất như sắc rồi? :D
manasakira được sinh ra nhiều
Cũng là một cách nói, không được chỉnh lắm, manasikara (M) mạnh vậy? vì mỗi tâm luôn có tâm sở này, bất kỳ ai đang hành động gì. Tỉ dụ trong lớp hai người đang nghe thầy giảng bài, một người chú ý một người không chú ý. Trong lúc này thì mỗi tâm của mỗi người đều có một tâm sở M thôi. Cho nên dùng "cường độ" để nói đến những thứ không đo lường được chớ đừng dùng con số .

:)


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính quý đạo hữu,
Kính đạo hữu Hlich,
hlich đã viết:tangbong
Ví dụ phân tích một chất ra làm Oxy (Oxygen), Nitơ (Nitrogen), Cacbon (Carbon)... Không có oxygen mạnh, yếu hay nặng nhẹ. Oxy là oxy.
Trời ơi đ/h nói như vậy là cho danh có tính chất như sắc rồi? :D
Không còn khái niệm danh đối với sắc, chỉ còn thực tại đây là sắc, đây là tâm, đây là tâm sở, đây là Niết Bàn, là những thứ quán sát được. Cũng như đây là O, đây là C, đây là N, đây là H. Khác nhau vì quán sát chúng khác nhau, không phải do cái tên.
manasakira được sinh ra nhiều
Cũng là một cách nói, không được chỉnh lắm, manasikara (M) mạnh vậy? vì mỗi tâm luôn có tâm sở này, bất kỳ ai đang hành động gì. Tỉ dụ trong lớp hai người đang nghe thầy giảng bài, một người chú ý một người không chú ý. Trong lúc này thì mỗi tâm của mỗi người đều có một tâm sở M thôi. Cho nên dùng "cường độ" để nói đến những thứ không đo lường được chớ đừng dùng con số .

:)
Đúng thật, TMH đã nói không chỉnh. Cần bổ sung các manasikara này có cùng đối tượng. Theo ví dụ của đạo hữu, trong thời gian ấy, số manasikara như nhau nhưng số manasikara có cùng đối tượng (cần chú ý) của người chú ý hơn nhiều hơn, cũng như có thể có các vitakka cùng đối tượng đó. Như đã nói trước, khia chia đến nguyên tố sẽ không còn khái niệm mạnh yếu, nặng nhẹ. Giống như nói một chùm sáng thì hợp lý khi dùng từ cường độ , nhưng khi nói đến các photon (đơn vị cấu thành chùm sáng) thì không có cường độ photon. Việc đạo hữu gợi ý "Cường độ" khác với hiểu của TMH, nhưng hiện tại TMH cũng không phủ nhận vì chưa thể quán sát được các tâm ý đã trao đổi, TMH xin ghi nhận tham khảo.
Xin trân trọng sự trao đổi của đạo hữu!

Kính chúc đạo hữu an lạc!


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Trong Chương IV của Thắng pháp tập yếu luận ở phần Phân loại đối tượng có nói đến lộ trình tâm của đối tượng thuộc loại nhỏ bị chấm dứt trước khi giai đoạn Javana được bắt đầu. Nếu sự hiện diện của các tâm sở trong một tâm chỉ có tính cách liệt kê thì với bất kỳ đối tượng nào lộ trình tâm cũng dài như nhau rồi. Mình chỉ có thể giải thích là vì với đối tượng này các tâm sở hoặc ý muốn yếu hoặc chú ý yếu chẳng hạn cho nên lộ trình tâm sống tới đó thôi.

Đ/h tham khảo rồi cho ý kiến nhe. Cám ơn đ/h đã chịu khó thảo luận. Cám ơn đ/h KKT đã mở màn. Cám ơn đ/h chanhhoitrong_123 đã cho tá túc :D

kinhle


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính quý đạo hữu,
Kính đạo hữu Hlich,
hlich đã viết:tangbong

Trong Chương IV của Thắng pháp tập yếu luận ở phần Phân loại đối tượng có nói đến lộ trình tâm của đối tượng thuộc loại nhỏ bị chấm dứt trước khi giai đoạn Javana được bắt đầu. Nếu sự hiện diện của các tâm sở trong một tâm chỉ có tính cách liệt kê thì với bất kỳ đối tượng nào lộ trình tâm cũng dài như nhau rồi. Mình chỉ có thể giải thích là vì với đối tượng này các tâm sở hoặc ý muốn yếu hoặc chú ý yếu chẳng hạn cho nên lộ trình tâm sống tới đó thôi.

Đ/h tham khảo rồi cho ý kiến nhe. Cám ơn đ/h đã chịu khó thảo luận. Cám ơn đ/h KKT đã mở màn. Cám ơn đ/h chanhhoitrong_123 đã cho tá túc :D

kinhle
Lộ trình tâm ngắn dài theo đối tượng cũng không cần thiết phải quy định cường độ cho tâm sở.
Về vấn đề này, TMH muốn nghe ý kiến của đạo hữu về lộ trình tâm lúc ngủ. Sau đó, TMH sẽ trình bày ý kiến của mình vì sao với một số đối tượng lộ trình tâm ngắn, với một số đối tượng lộ trình tâm dài.
Kính chúc đạo hữu an lạc!


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Chào bạn hlich, bạn Thongminhhon và tất cả các bạn,

1. Cám ơn bạn hlich và bạn Thongminhhon đã góp ý với nhiều thông tin rất bổ ích. KKT không tham dự bàn luận chỉ vì sợ bị "đau đầu"! ;) Bàn luận về chữ nghĩa và khái niệm thì rất dễ bị rơi vào "mê hồn trận" và "lùng bùng tướng sĩ", hơn nữa các độc giả cũng thường không đọc đâu vì họ cũng sợ bị "đau đầu"! baibaibai Nay KKT có thêm một vài thông tin mới nên góp ý với bài viết này. Đây là bài viết thứ 3 của KKT trong đề tài nghiệp/quả dị thục này. Để các độc giả không bị ... đau đầu KKT xin tóm tắt rằng loạt bài này của KKT chỉ xoay quanh hai điểm chính thôi. Điểm đầu tiên là trình bày quan điểm của Phật giáo về chữ nghiệp (kamma/karma) qua "định nghĩa" của Phật Thích Ca trong Tăng Chi Bộ Kinh: "Cetanā là nghiệp" (Cetanā is kamma). Câu này rất quan trọng nên nếu bạn nào hãy còn "lùng bùng" với ý nghĩa của chữ nghiệp thì nên ghi nhớ câu này. Điểm thứ hai là bàn luận về chữ cetanā. Vì cetanā chính là nghiệp nên cũng đáng tìm hiểu ý nghĩa của chữ này. Chữ cetanā đã được dịch ra chữ Hán là cetanā = tư 思 (có lẽ chính là ngài Huyền Trang dịch). Vì KKT không đồng ý với cách dịch này nên nội dung của bài 2 và bài 3 này là xoay quanh ý nghĩa của chữ cetanā cũng như thử tìm xem có thể dịch Việt (hay Hán-Việt) bằng những chữ nào khác không.


2. Nếu vào google tìm chữ cetanā thì sẽ thấy Wikipedia giải nghĩa: Cetanā (Sanskrit, Pali) is a Buddhist term commonly translated as "volition", "intention", "directionality", etc. = Cetanā là một thuật ngữ Phật giáo thường được dịch là volition, intention, directionality, v.v. Trong bài viết đầu tiên KKT viết: cetanā = volition, intention = tác ý. Chữ tác ý là chữ dịch giả Phạm Kim Khánh dùng để dịch cetanā và KKT đồng ý nên dùng ở đây. Nay suy nghĩ lại thì KKT thấy chữ tác ý cũng không được rõ ràng lắm. Tác ý chỉ có nghĩa là: tác ý = khởi lên ý. Khởi lên ý chưa đủ để tạo nghiệp. Ý này phải là ý định thì mới thành nghiệp (xem chữ ý định bên dưới đây). Cho nên nếu muốn dùng chữ tác ý để dịch cetanā thì lại phải cần thêm một giải thích phụ nữa. Chẳng hạn dịch giả Phạm Kim Khánh phải giải thích thêm rằng tác ý ở đây có nghĩa là ý muốn (xem bài viết của bạn Thongminhhon).

Chữ intention nếu dịch ra tiếng Việt là chữ ý định. KKT thấy chữ ý định là một chữ rất hay và đúng để dịch cetanā. Cetanā = intention = ý định. Là vì ý nghĩa chính của nghiệp là khi một hành động tạo tác có ý định (tức là có cố ý, có chủ ý) thì nó mới thành một nghiệp. Có một điểm lý thú là chữ ý định tuy có thể viết được ra chữ Hán là ý định 意定 thế nhưng chữ này không có trong ngôn ngữ Tàu! Tức là người Tàu không hề dùng chữ này! :) Tìm trong các từ điển Hán-Việt hay các từ điển của Tàu đều không thấy chữ này! :) Chữ ý định là một chữ hoàn toàn của Việt nam, made in Vietnam! :) Vậy thì khi người Việt nói ý định thì người Tàu nói chữ gì ? Người Tàu dùng chữ gì để dịch chữ intention ? Câu trả lời là: chữ ý đồ 意圖. Intention = ý định (Việt) = ý đồ (Tàu). Đó là lý do bạn hlich đề nghị dùng chữ ý đồ để dịch chữ cetanā. Tuy nhiên chữ ý đồ có vấn đề là vì trong tiếng Việt chữ ý đồ mang ý nghĩa xấu. Tức là ý đồ (Việt) = ý định xấu. Chẳng hạn trong tiếng Việt chúng ta có thể đọc được những câu như "hắn ta có ý đồ bất chính" hay "ý đồ của anh ta là muốn lường gạt" nhưng không thể có những câu như "cô ta có ý đồ ... bố thí"! =)) Té ghế! =))


3. Bây giờ thử tìm xem chữ volition dịch Việt thành chữ gì ? Tự điển Oxford Advanced Learner's Dictionary giải nghĩa: volition = act of using one's will in choosing, making a decision, etc. = hành động dùng ý chí để chọn lựa, quyết định, v.v. (will = ý chí). Tiếng Pháp cũng có chữ volition. Tự điển Micro Robert giải nghĩa: volition = acte de volonté = hành động của ý chí (volonté = ý chí). Như vậy thì cetanā = volition = hành động dùng ý chí / hành động của ý chí. Trong hai ngôn ngữ này chữ volition nhiều khi được hiểu là chính ý chí. Volition = will (Anh) = volonté (Pháp) = ý chí. KKT đi đến kết luận là có thể dùng chữ ý chí để dịch chữ cetanā. Cetanā = volition = ý chí. Không như chữ ý định là một chữ của riêng Việt Nam, chữ ý chí 意志 là một chữ mà cả Việt Nam và Trung Hoa đều dùng như nhau.

Thế nhưng phải hiểu chữ ý chí như thế nào đây ? Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh định nghĩa: ý chí 意志 = cái tác dụng trong tâm lý để nghĩ ngợi, lựa chọn và quyết đoán. Định nghĩa này gần giống với định nghĩa sau đây của chữ will (ý chí) = the faculty by which a person decides on and initiates action = khả năng lấy quyết định cho một hành động và thể hiện hành động đó ra.

Nếu bạn thấy định nghĩa trên còn mơ hồ thì hãy hiểu như thế này có lẽ sẽ rõ nghĩa hơn: mỗi khi có một tiến trình nghĩ ngợi, chọn lựa, quyết định thì đó là ý chí; đem thể hiện cái tiến trình này thành hành động = hành động của ý chí = volition = cetanā = NGHIỆP !!! =D>

Hãy lấy một thí dụ: anh A cố ý giết người (cố sát) và như vậy thì hành động này là một nghiệp sát, OK ? Diễn dịch ra thì như thế này: anh B làm một cái gì đó khiến anh A rất giận. Anh A nghĩ rằng (nghĩ ngợi) phải "xử lý" anh B (quyết định) bằng cách giết anh B (chọn lựa) và anh A thực hiện quyết định này (hành động) ------> hành động này là một NGHIỆP SÁT !!! :-P

Như vậy là đã tìm được 2 chữ để dịch chữ cetanā là ý chí và ý định. Cetanā = volition, intention = ý chí, ý định.
Tức là mỗi khi một hành động tạo tác có ý chí, có ý định thì hành động đó mới là một nghiệp (karma/kamma).


4. Các dịch giả Trung hoa ngày xưa dịch chữ cetanā = tư 思 (có lẽ chính là ngài Huyền Trang vì Huyền Trang dịch và truyền bá Duy Thức Học ở Trung hoa nên có lẽ các thuật ngữ của Duy Thức Học đều do Huyền Trang dịch). Chữ tư 思 chỉ mang nghĩa là nghĩ. Trong ngôn ngữ Tàu có 4 chữ đồng nghĩa là tư 思 = tưởng 想 = ý 意 = niệm 念 = nghĩ, ý nghĩ. Chỉ nghĩ thôi thì không đủ tạo nghiệp. Phải là một ý nghĩ ý chí hay ý định thì mới thành nghiệp. Đó là lý do KKT bảo rằng dịch cetanā = tư 思 không được đúng.

Một câu hỏi hiện ngay ra ở đây: vậy thì tại sao Huyền Trang lại không dùng chữ ý chí 意志 để dịch ? Chữ ý chí là một chữ của Tàu mà ? Câu trả lời đơn giản là: thời đó chưa có chữ ý chí ! :) Chữ ý chí là một từ mới của ngôn ngữ Tàu hiện đại. Đọc thấy trong tác phẩm "Quán Tâm - Khai Tâm: Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Giải Thuyết" của Y Dục Pháp sư trong phần giải thích chữ tư 思 (cetanā) tác giả bảo là chữ này (cetanā) tương đương với chữ ý chí 意志 trong ngôn ngữ Trung hoa hiện đại. Thông tin này cho thấy là thời xưa chưa có chữ ý chí và rằng tác giả xác nhận rằng dịch cetanā = ý chí là đúng. :)


5. Loạt bài này khởi đầu với câu nói của Phật Thích Ca "định nghĩa" chữ nghiệp trong Tăng Chi Bộ Kinh: "Cetanā là nghiệp" (Cetanā is kamma). Vì câu này rất quan trọng trong việc hiểu cho đúng ý nghĩa chữ nghiệp theo quan điểm của Phật giáo nên có lẽ cũng có độc giả muốn biết câu này nằm ở chỗ nào trong Tăng Chi Bộ Kinh cũng như ở nguyên văn chữ Pali là như thế nào. KKT tìm thấy ở đây: http://www.buddhaviews.com/Learning_Dha ... _kamma.htm

Cetanàhaü bhikkhave kammaü vadàmi = Bhikkhus, intention I say is action = Ý định, này các tỳ kheo, ta nói là nghiệp

Người viết trang nhà đó cũng lưu ý người đọc là nếu chỉ giữ nguyên câu đó đứng một mình như vậy và coi đó là định nghĩa của nghiệp thì dễ gây ngộ nhận. Ngộ nhận ở chỗ là người đọc tưởng rằng cứ có ý định là đủ để thành nghiệp (tức là sẽ có quả báo/quả dị thục). Theo người viết trang nhà trên thì hiểu như vậy là hiểu sai! Ý định phải được thể hiện ra thành hành động thì khi đó mới thành nghiệp. Còn nếu chỉ có ý định "suông" thôi và dừng lại ở đó mà không có hành động gì tiếp theo thì không có nghiệp. Cho nên người đó bảo rằng câu trên phải được hiểu trong đoạn kinh đầy đủ mà nó được trích ra như sau:

Cetanàhaü bhikkhave kammaü vadàmi, cetayitvà kammaü karoti kàyena vàcàya manasà
(Anguttara Nikaya -6.2.1.9-Nibbedhika suttaü)
Bhikkhus, intention I say is action. Having intended one does action by body, speech and mind.
Ý định, này các Tỳ kheo, ta bảo là nghiệp. Từ ý định mới có hành động qua thân, khẩu, ý.

Đoạn kinh này được hòa thượng Nārada Mahāthera dịch trong quyển "The Buddha and His Teachings" mà KKT có đề cập đến trong bài viết trước: "I declare, O Bhikkhus, that volition (cetanā) is Kamma. Having willed one acts by body, speech and thought."

Dịch giả Phạm Kim Khánh dịch Việt trong bản dịch "Đức Phật và Phật Pháp" của sách trên: "Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là Nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý."

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch thẳng từ tiếng Pali trong bản dịch Tăng Chi Bộ Kinh: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch ... 6-0612.htm
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.

KKT có thêm một chút suy nghĩ như sau: không hẳn rằng chỉ có ý định không thôi và dừng lại ở đó mà không thể hiện ra bằng hành động (thân, khẩu) thì như vậy là không tạo nghiệp. KKT nghĩ rằng cứ có ý định là đủ để thành nghiệp rồi. Theo như Phật Thích Ca nói trong đoạn kinh trên thì ý cũng được coi là hành động như thân và khẩu. Thành ra "có ý định" là một hành động, một hành động của ý, và ý này lại "có ý định", nên như vậy là một nghiệp. Đã đành rằng ý định được thể hiện ra thân, khẩu thì chắc chắn là nghiệp rồi và sẽ có một quả dị thục rõ ràng. Thế nhưng có ý định không thôi thì cũng thành nghiệp và sẽ có một quả dị thục, dĩ nhiên rằng quả này không "nặng" và rõ ràng như trường hợp thân, khẩu thế nhưng vẫn có và có thể ở một dạng "tế nhị" hơn. KKT thử "hư cấu" một thí dụ: anh A có ý định giết anh B và thường suy nghĩ về chuyện này, tuy nhiên anh không hề đem ý định này ra thực hiện. Dĩ nhiên rằng anh A không thể nào có một "quả dị thục" là bị anh B hay một ai khác giết. Thế nhưng việc thường xuyên suy nghĩ về chuyện giết anh B (một ý nghĩ xấu ác!) cũng vẫn là một nghiệp và sẽ có một quả: ý nghĩ độc ác giết người như vậy sẽ "chiêu cảm" anh vào những môi trường xấu thí dụ như của những kẻ giết người, băng đảng, xã hội đen và một môi trường xấu như vậy sẽ dễ dẫn đến những hoàn cảnh không tốt xảy ra cho anh, đại khái là như vậy. Cho nên phải hết sức cẩn thận vì nghiệp bắt đầu từ ý, chính xác là bắt đầu từ "ý định"! Không được nghĩ rằng vì mình không bao giờ đem những ý định xấu ra thực hiện nên sẽ không có quả xấu và như vậy thì tha hồ có những "ý định" luông tuồng! 8-> Chết đó! :-P Ngược lại, thường xuyên có những ý định tốt dù không đem ra thực hiện được thì vẫn có quả tốt! :)


6. Ở bên trên các bạn có để ý là hòa thượng Thích Minh Châu dùng chữ suy tư để dịch cetanā không ? Hòa thượng dùng chữ suy tư để dịch là vì hòa thượng căn cứ theo cách dịch của người Tàu ngày xưa: cetanā = tư 思. Tư có nghĩa là tư = nghĩ, suy tư. Trong khi dịch tạng kinh Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Việt thì mỗi khi gặp những thuật ngữ Phật giáo đã có sẵn bằng chữ Hán và phật tử người Việt đã quen thuộc rồi qua các bản kinh Đại Thừa được dịch ra từ chữ Hán thì hòa thượng đều dùng những chữ này để dịch. Hòa thượng làm như vậy trước hết có lẽ là vì trước khi sang Tích Lan du học thì hòa thượng đã tinh thông chữ Hán rồi vì hòa thượng xuất thân trong truyền thống Phật giáo Đại thừa Việt nam tu tập theo kinh điển chữ Hán và kế đó có lẽ vì hòa thượng muốn giữ sự thống nhất trong việc dịch các thuật ngữ của Phật giáo cho dù là dịch từ kinh điển chữ Hán hay kinh điển chữ Pali mục đích là để các phật tử Việt đã quen thuộc với những thuật ngữ Hán-Việt không bị bỡ ngỡ khi đọc bản dịch của các kinh Nikaya nếu dịch giả dùng những chữ hoàn toàn mới (chữ Việt thuần túy "chăm phần chăm" chẳng hạn). :-P Đây cũng là trường hợp của các tác phẩm về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) mặc dầu được soạn dịch từ chữ Pali hay các ngôn ngữ Tây phương (nhưng không từ chữ Hán) nhưng các soạn giả trong đa số các trường hợp đều dùng những thuật ngữ Hán-Việt đã có sẵn trong những bản dịch về Duy Thức Học.

KKT không phản đối việc giữ sự thống nhất của các thuật ngữ Phật giáo bằng tiếng Việt trong việc dịch thuật kinh sách Phật giáo từ nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngược lại là khác, việc này rất cần thiết để độc giả người Việt thấy được cái cốt lõi của Phật pháp vẫn là một xuyên suốt qua các truyền thống Phật giáo rất khác nhau như Ấn độ, Trung hoa, Tây tạng dùng những ngôn ngữ cũng rất khác nhau như phạn văn (sanskrit), pali, hán văn, tạng văn. KKT chỉ "phàn nàn" rằng thuật ngữ Phật giáo của người Việt có quá nhiều từ ngữ bằng chữ Hán! KKT dám chắc rằng rất nhiều phật tử Việt đã bị "dội ngược" khi đọc những dịch phẩm từ chữ Hán! :-P Giống như gặp một bức "tường đồng vách sắt", không cách chi qua khỏi, không hiểu gì cả! :-P Kết quả là ... thôi dẹp, không đọc nữa! =)) Việc này không thể trách được vì những thế hệ dịch giả đầu tiên là những người tiên phong trong việc dịch kinh sách từ chữ Hán sang tiếng Việt nên không tránh được những khó khăn khi tìm những chữ "thuần túy Việt" để dịch những thuật ngữ chuyên môn chữ Hán. Nhiều khi tìm không ra nên thôi, tạm thời để ... nguyên si chữ Hán luôn! :)) Việc hòa thượng Minh Châu dịch tạng Kinh Nikaya thẳng từ chữ Pali sang tiếng Việt quả là một cơ hội hãn hữu lần đầu tiên có thể dùng "tiếng Việt thuần túy" để dịch kinh Phật mà không bị chi phối và ảnh hưởng bởi chữ Hán (vì trong tiếng Pali làm gì có ... chữ Hán!) =)) Thế nhưng hòa thượng đã không làm chỉ vì những lý do đề cập đến ở bên trên. :)

Tuy nhiên không có chuyện gì là ... cuối cùng cả! :) Các bản dịch kinh bộ Nikaya hay các bản dịch kinh Đại thừa từ Hán văn sang Việt văn không phải dịch như vậy là ... xong! Ngược lại, các bản kinh này có thể được dịch lại và không phải là một lần mà có thể nhiều lần! Các kinh Nikaya tiếng Pali được dịch lần đầu sang Anh văn từ cuối thế kỷ thứ 19 và từ đó đến nay đã được dịch đi dịch lại nhiều lần bởi nhiều thế hệ dịch giả khác nhau. Không hẳn là những bản dịch của thế hệ sau thì hay hơn thế hệ trước. Bản dịch nào cũng có những ưu điểm và khuyết điểm, chưa chắc là bản dịch nào đã hay hơn bản dịch nào. Dù sao thì việc này cũng cho thấy một khuynh hướng cầu tiến luôn muốn tiến đến một bản dịch hoàn hảo nhất. Cho nên các kinh Phật dù từ bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có thể được dịch trở lại bằng một thứ tiếng Việt thuần túy hơn, trong sáng hơn, dễ hiểu hơn và ... hay hơn! :) Tuy nhiên để làm việc này thì trước hết phải xây dựng một kho từ vựng những thuật ngữ Phật giáo tiếng Việt thật trong sáng, dễ hiểu nhưng không kém phần chính xác (càng ít chữ Hán càng tốt!) ;) Phải thống nhất trong việc dùng những thuật ngữ này thì việc dịch thuật mới được hiệu quả và thật sự ích lợi. Nếu bạn nào còn chưa hẳn tự tin rằng tiếng Việt là hay thì hãy mở truyện Kiều ra mà đọc. Đọc để mà thấy rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ có âm điệu rất là hay, rất trong sáng, giản dị mà lại vẫn ... mượt mà! =D> Hay hơn rất nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới! :) Nếu bạn không tin thì mỗi lần có cơ hội được gặp người ngoại quốc hãy lắng nghe cái âm thanh mà họ phát ngôn (không cần phải hiểu họ nói gì, chỉ nghe cái âm thanh của ngôn ngữ họ) :)


7. Một chuyện "khôi hài" về việc dịch thuật: chắc nhiều bạn cũng biết Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm (Kinh Quán niệm hơi thở) (Trung Bộ Kinh 118). Tên kinh ở nguyên văn Pali là Anàpànasati Sutta (Majjhima Nikaya 118). Đây là một bản kinh rất là quan trọng trong đó Phật Thích Ca dạy một phương pháp thiền quán: tỉnh thức quán niệm hơi thở ra vào. Có lẽ cũng là một bản kinh độc nhất mà Phật Thích Ca dạy "ngồi" thiền: Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là tu tập nhập tức xuất tức niệm? Như thế nào là làm cho sung mãn? Như thế nào là quả lớn, công đức lớn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra.

Bản kinh tương đương với kinh này ở phạn văn (sanskrit) là Ānāpānasmṛti Sūtra đã được An Thế Cao dịch sang hán văn rất sớm vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên tức là vào giai đoạn đầu Phật giáo vừa được du nhập vào Trung quốc. Tên chữ hán của bản dịch là Đại An Ban Thủ Ý Kinh 大安般守意經. Dịch như vậy chỉ là "phiên âm" Ānāpānasmṛti thành An Ban Thủ Ý chứ không phải là "dịch". Dịch có nghĩa là phải dịch "nghĩa" của tên kinh ra chữ hán. Hòa thượng Minh Châu dịch tên kinh từ tiếng pali Anàpànasati Sutta thành Kinh Nhập Tức Xuất Tức Niệm. Hòa thượng dịch như vậy là dịch sang ... tiếng Tàu chứ không phải tiếng Việt! =)) Nhập Tức Xuất Tức Niệm 入息出息念 là tiếng Tàu, là cách nói của người Tàu, người Việt không ai nói như vậy! =)) Ngay cả chữ tức (tức = thở) chưa chắc đã mấy người Việt biết. :)

Cho nên "khôi hài" là vì ngài An Thế Cao đáng lẽ phải dịch tên kinh thành "nghĩa" tương đương ở chữ Hán thì lại chỉ phiên âm, còn hòa thượng Minh Châu đáng lẽ phải dịch tên kinh sang tiếng Việt thì lại dịch sang tiếng Tàu! :)) Cho nên để cho đúng thì hòa thượng phải cho ngài An Thế Cao mượn mấy chữ "Nhập Tức Xuất Tức Niệm" để dịch, còn hòa thượng thì phải mượn ai đó dịch sang tiếng Việt. Mượn ai bây giờ ? Có, có KKT nè! :-P KKT sẽ dịch tên kinh thành Kinh Nhận Biết Hơi Thở Ra Vào! Trong 6 chữ "Nhận Biết Hơi Thở Ra Vào" chỉ có chữ Nhận là chữ Hán còn 5 chữ kia là tiếng Việt thuần túy "chăm phần chăm". :)) Các bạn có đồng ý rằng mấy chữ "nhận biết hơi thở ra vào" đúng là một thứ tiếng Việt trong sáng, giản dị, rõ ràng, ai cũng hiểu ? Ai dám bảo rằng tiếng Việt không ... sáng trong ? =))


8. Xin kết thúc bài viết bằng một chuyện cười (vì KKT rất thích cười!) =))

Yên sĩ phi lý thuần: what the heck does it mean? =))

Khi văn minh Tây phương bắt đầu xâm nhập Trung quốc và sách vở ở các ngôn ngữ Tây phương bắt đầu được dịch sang tiếng Tàu thì có một chữ là inspiration không hiểu sao lại không tìm được một chữ Hán tương đương để dịch (?) Học giả Lương Khải Siêu (1873-1929) mới đề nghị là giữ nguyên chữ đó và chỉ dịch phiên âm thôi thành yên sĩ phi lý thuần. Người Việt thời đó chỉ đọc sách của Tàu nên cũng chỉ biết chữ yên sĩ phi lý thuần thôi (không biết có mấy người hiểu nghĩa ? không hiểu nghĩa nhưng đọc dài lòng thòng như vậy chắc cũng đoán là ... cao siêu!) =)) Sau này người Việt tìm được chữ cảm hứng để dịch chữ inspiration. Chữ cảm hứng xuất hiện trong Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh năm 1931. Thế nhưng vì chữ yên sĩ phi lý thuần đã trở thành một chữ phổ thông trong tiếng Việt nên chữ cảm hứng cạnh tranh với yên sĩ phi lý thuần hàng chục năm mà không bứt lên nổi. Chữ cảm hứng là một chữ rất hay và để dịch inspiration thì rất là sát nghĩa. Điều lý thú là chữ cảm hứng viết được bằng chữ Hán cảm hứng 感興 nhưng lại là chữ made in Vietnam "chăm phần chăm"! :) Người Tàu không biết chữ này. :) Người Tàu ngày nay dịch inspiration = linh cảm 靈感. Người Việt cũng dùng chữ linh cảm nhưng không phải trong nghĩa inspiration. :)

Chuyện cười năm 2016:
Có anh kia nói với cô bạn gái: "Em là nguồn ... yên sĩ phi lý thuần của anh."
Cô gái mở to mắt ngạc nhiên: "Hả ? Cái gì ? Em là cái ... yên xe cho anh cưỡi à ?" Té ngửa! =)) Hiểu được ... chít liền! =))

Bonus: Đố biết đức mô khắc lạp tây là gì ?
Giải đáp: Democracy = đức mô khắc lạp tây! Té ngửa! =))
Đó là khi người Tàu chưa biết dịch democracy = dân chủ. :)


tangbong cafene


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách