DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Kính thưa chư hiền hữu !
Trong kinh Phật Tự Thuyết- Phẩm Bồ Ðề-Tiểu Bộ Kinh. Thế Tôn thuyết pháp cho ngài Bàhiya Daruciriya:
"Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri "....... Như vậy là đoạn tận khổ đau ". Trong chánh tạng NT có một số đạo hữu cho rằng Đức Phật không có dạy 10 Ba La Mật ,nếu không tu tập 10 Ba La Mật cho tròn đầy thì do nhân gì ? duyên gì ? mà ngài Bàhiya Daruciriya chứng đạo một cách nhanh chóng

Kính mong các vị đạo hữu hoan hỷ chỉ dẫn cho em hiểu được điều này kinhle kinhle


koa
Bài viết: 49
Ngày: 04/08/09 21:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hanoicity

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi koa »

Tu 10 Balamat giống như là tu phước , tích lũy vốn thật nhiều rồi tung ra kinh doanh cho chắc ăn .
Nhưng tu phứoc mãi mà không tu Tuệ thì giống như người có vôn mà không đi học để mà làm giàu vậy . Do đó Thánh Đạo Tám Ngành là con đường duy nhất .


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đạo hữu Chanhhoitrong kính,

Hãy thường xuyên quan sát các cảm thọ xuất hiện trên thân thể, hãy khéo quan sát chúng.
Nếu khéo quan sát, có thể 2 điều này sẽ xảy ra:
- Lời nói khả ái, hợp ý đạo hữu sẽ làm đạo hữu thỏa mãn, hài lòng và đáp lại với những lời từ ái, có liên hệ đến Pháp.
- Lời nói không khả ái, nghịch ý đạo hữu sẽ không làm đạo hữu đau khổ, bất mãn và đáp lại với những lời từ ái, có liên hệ đến Pháp.
Nếu không khéo quan sát, có thể 2 điều này sẽ xảy ra:
- Lời nói khả ái, hợp ý đạo hữu sẽ làm đạo hữu thỏa mãn, hài lòng và đáp lại với những lời nói khả ái, dễ nghe nhưng không liên hệ đến Pháp.
- Lời nói không khả ái, nghịch ý đạo hữu sẽ làm đạo hữu đau khổ, bất mãn và đáp lại với những lời nói không đẹp, khó nghe và không liên hệ đến Pháp.
Hãy khéo quan sát các cảm thọ xuất hiện trên thân thể, như vậy là có ích cho việc trao đổi, thảo luận nhất là khi có liên hệ đến Pháp.

Đạo hữu kính,
Trong một khóa thiền, TMH được nghe giảng về 10 phẩm hạnh ba la mật (parami) với ý như sau: 10 parami được tròn đầy, chúng ta sẽ hoàn thành mục đích tối hậu - trạng thái vô ngã, giải thoát.
Và TMH đã khởi lên suy nghĩ: "tôi đến đây, chỉ thực hiện được mỗi parami tuệ - panna; còn 9 parami kia phải trao dồi thế nào?" . Rồi TMH đem suy nghĩ này trình lên thiền sư: "Thưa thầy, con được nghe phải đầy đủ 10 parami mới có thể giải thoát. Con chỉ tu tuệ panna, con cần phải học thêm gì?"
Thiền sư mỉm cười nói: "Hãy thực hành tuệ, các parami kia sẽ được trao dồi một cách tự nhiên".
Như người dẫn đường cùng 9 người khác tiến về mục tiêu phía trước, tuệ panna và 9 parami được trao dồi để giúp những người thực hành hoàn thành mục đích tối hậu. Chỗ nào người dẫn đường đi, 9 người khác cùng đi theo. Cũng vậy, khi nào tuệ phát sinh, 9 parami khác sẽ được thiện xảo trao dồi. Khi nào 10 người cùng đến đích, công việc được làm xong. Khi nào 10 parami tròn đầy, mục đích tối hậu được hoàn thành. Tuy vậy, có những phương pháp hỗ trợ để 9 người cùng người dẫn đường tiến nhanh hơn. Đạo hữu hãy thực hành và tự nhận ra.
Về sự giải thoát của các vị A la hán lúc xưa, trong kinh điển nói rằng sau khi được nghe Thế Tôn giảng một bài pháp họ đạt trí tuệ vô lậu giải thoát. Đạo hữu nên biết rằng, trước đó họ đã thực hành tinh tấn pháp, họ đã nghiêm giới, đạt định và có tuệ. Không có những điều trên, họ không thể nào tiếp thu pháp một cách hiệu quả.

Ở đây, nếu không có gì khó khăn cho đạo hữu, đạo hữu có thể chia sẻ vì sao đạo hữu lại có những suy nghĩ về 10 ba la mật này? Đạo hữu liên hệ thế nào với con đường mà đạo hữu đang đi? Nó đang đem lại lợi ích gì cho đạo hữu?
Chúc đạo hữu an lạc!

Nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui, hòa hợp, giải thoát!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Kính thưa chư hiền hữu NT
Do nhân gì duyên gì mà có giới tính nam, giới tính nữ, người đồng tính, lưỡng tính ? Trong bài kinh nào Đức Phật dạy điều này (xin trích dẫn kinh Nam Truyền dùm) . Đức Phật chủ trương xoá bỏ giai cấp bình đẳng nam nữ, nhưng tại sao lại chế ra Bát kỉnh Pháp quy định Ni sư phải tôn trọng Chư Tăng ? do nhân gì duyên gì mà như thế ?. Kính mong chư hiền hữu giảng trạch cho tôi hiểu thêm điều này chân thành cám ơn kinhle kinhle kinhle


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

chanhhoitrong_123 đã viết:Kính thưa chư hiền hữu !
Trong kinh Phật Tự Thuyết- Phẩm Bồ Ðề-Tiểu Bộ Kinh. Thế Tôn thuyết pháp cho ngài Bàhiya Daruciriya:
"Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri "....... Như vậy là đoạn tận khổ đau ". Trong chánh tạng NT có một số đạo hữu cho rằng Đức Phật không có dạy 10 Ba La Mật ,nếu không tu tập 10 Ba La Mật cho tròn đầy thì do nhân gì ? duyên gì ? mà ngài Bàhiya Daruciriya chứng đạo một cách nhanh chóng

Kính mong các vị đạo hữu hoan hỷ chỉ dẫn cho em hiểu được điều này kinhle kinhle


Kính đạo hữu chanhhoitrong_123;


Thiết nghĩ với đoạn kinh này:

..

"Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy;

Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe;

Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng;

Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri"



.. đã quá đầy đủ cho một pháp tu Đoạn tận khổ đau và Giải thoát.

.. nếu mình hoặc một ai đó giải thích thêm về đoạn kinh này,

.. thì cũng chỉ khiến cho đạo hữu trở nên.. "Trong Thức có Tưởng"...

.. không còn là trong Thức chỉ có thức, trong tưởng chỉ có tưởng.


Như vậy sẽ làm sai lệch ý nghĩa của pháp tu trên.

Pháp tu này tương tự đối với Đại thừa là pháp tu lục căn Viên-Thông-Thường.

Đạo hữu cứ theo pháp trên mà tinh tấn hành trì, sẽ có kết quả.


Kính, kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

"Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy;
Có nghĩa là : Khi mình thấy một cái gì, thì chỉ biết là thấy cái đó thôi, chẳng khởi lên yêu ghét, giận hờn v.v...
Thí dụ : Thấy một cô gái đẹp, chỉ biết rằng cô gái ấy như vậy thôi, không khởi lên cảm giác yêu thích, hay ham muốn, v.v...


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

MySweetLord đã viết: Kính đạo hữu chanhhoitrong_123;

Thiết nghĩ với đoạn kinh này:

.."Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy;

Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe;

Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng;

Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri"

.. đã quá đầy đủ cho một pháp tu Đoạn tận khổ đau và Giải thoát.

.. nếu mình hoặc một ai đó giải thích thêm về đoạn kinh này,

.. thì cũng chỉ khiến cho đạo hữu trở nên.. "Trong Thức có Tưởng"...

.. không còn là trong Thức chỉ có thức, trong tưởng chỉ có tưởng.

Như vậy sẽ làm sai lệch ý nghĩa của pháp tu trên.

Pháp tu này tương tự đối với Đại thừa là pháp tu lục căn Viên-Thông-Thường.

Đạo hữu cứ theo pháp trên mà tinh tấn hành trì, sẽ có kết quả.

Kính, kinhle
Đạo hữu MySweetLord kính mến !!!

Chủ đích của câu hỏi là 10 yếu tố Ba la Mật Đức Phật có dạy trong Chánh Tạng Nam Truyền hay không ? Vì̀̀ có một số đạo hữu NT cho rằng Đức Phật không có dạy 10 Ba La Mật trong Chánh Tạng, nhưng khi đọc đoạn kinh Đức Phật thuyết pháp cho ngài Bàhiya Daruciriya, ngài lại nhanh chóng đắc đạo "siêu tốc" như thế. Vậy thì nếu như ngài Bàhiya Daruciriya không tích luỹ một số Ba la mật ở nhiều kiếp thì tại sao ngài lại đắc đạo nhanh như thế, do nhân gì duyên gì mà được như thế ? Bài viết trả lời của đạo hữu hơi bị lạc chủ đề topic vì đh không giải thích được do nhân gì duyên gì mà ngài Bahija Daruciriya lại chứng đạo nhanh như thế ? ĐH chỉ vòng vo ngoài da của đoạn kinh trên mà thôi .

KÍNH CHÚC ĐẠO HỮU AN LẠC tangbong tangbong tangbong


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

chanhhoitrong_123 đã viết: Đạo hữu MySweetLord kính mến !!!

Chủ đích của câu hỏi là 10 yếu tố Ba la Mật Đức Phật có dạy trong Chánh Tạng Nam Truyền hay không ? Vì̀̀ có một số đạo hữu NT cho rằng Đức Phật không có dạy 10 Ba La Mật trong Chánh Tạng, nhưng khi đọc đoạn kinh Đức Phật thuyết pháp cho ngài Bàhiya Daruciriya, ngài lại nhanh chóng đắc đạo "siêu tốc" như thế. Vậy thì nếu như ngài Bàhiya Daruciriya không tích luỹ một số Ba la mật ở nhiều kiếp thì tại sao ngài lại đắc đạo nhanh như thế, do nhân gì duyên gì mà được như thế ? Bài viết trả lời của đạo hữu hơi bị lạc chủ đề topic vì đh không giải thích được do nhân gì duyên gì mà ngài Bahija Daruciriya lại chứng đạo nhanh như thế ? ĐH chỉ vòng vo ngoài da của đoạn kinh trên mà thôi .

KÍNH CHÚC ĐẠO HỮU AN LẠC tangbong tangbong tangbong

Đạo hữu chanhhoitrong_123 kính;


Do mình thiết nghĩ; ngay tại pháp tu "Trong Thấy chỉ có Thấy"..

Tự bản thân nó đã là pháp tu Ba la mật rồi.

Thay vì đạo hữu cố tìm Nhân duyên gì..

... mà các đạo hữu NT nghi vấn trước đó Phật có dạy 10 ba la mật hay không?

... đã giúp ngài Bàhiya Daruciriya chứng đạo nhanh chóng..?


Thì cớ sao đạo hữu lại không tư duy xem...

... do nhân duyên gì mà đạo hữu lại không thể ngộ ngay pháp tu ấy?

... do nhân duyên gì mà đạo hữu lại dính mắc theo những vị NT khác?

... do nhân duyên gì mà lúc thì Phật dạy pháp tu này, lúc thì dạy pháp tu khác?


Bởi vì:

Phật nói Pháp dựa theo căn cơ của mỗi người chứ đâu phải theo bài vở sắp sẵn..

Cái quan trọng, đối với người tu Phật là tìm thấy cửa, tìm thấy phương tiện..

.. để chứng đạo, để giải thoát, để đoạn tận khổ đau và sinh tử luân hồi.


Mình đã nói thẳng vào ngay mục đích của Pháp ấy,

nhưng xem ra đã không đúng ý muốn của đạo hữu.

Thành thật xin cáo lỗi.



Kính, kinhle


Hình đại diện của người dùng
HoangTuMongMo
Bài viết: 122
Ngày: 31/05/12 11:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô minh nghiệp thức

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi HoangTuMongMo »

Sao tâm, chấp thủ chưa buông
Khởi duyên, hành thức sắc luôn vận hành.
Trở về Chánh Niệm thực hành
Tuệ tri thấy biết diệt sanh hiện tiền.
Chánh niệm an trú triền miên
Vạn duyên danh sắc sanh liền diệt ngay.
Pháp hành tinh tấn từ đây,
Hành Tứ Niệm Xứ, có ngày xả ly.

---

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.

Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,

Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?

Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,

Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

[Trung Bộ Kinh - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung132.htm]

Kính chúc quý ĐH luôn tinh tấn, an tịnh trong pháp hành, buông xả các hành, thức, chấp thủ, trừ diệt các triền cái, đoạn tận các kiết sử, thực hành tấn hóa, viên mãn, quả lành giác ngộ giải thoát.

Araham Đức Phật Trọn Lành


phi ngã
Bài viết: 29
Ngày: 27/03/14 05:30
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi phi ngã »

tangbong
Sửa lần cuối bởi phi ngã vào ngày 06/06/16 00:58 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Về lý thuyết thì tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Nhưng do nghiệp báo nên có chúng sanh nghiệp nhẹ, có chúng sanh nghiệp nặng. Có chúng sanh phải làm súc sanh, làm ngạ quỉ v.v... có chúng sanh làm người, làm trời.
Chúng sanh làm thân nữ có nghiệp nặng hơn chúng sanh làm thân nam. Hơn nữa thân nữ tượng trưng cho dục lạc, làm chướng ngại việc tu đạo, cho nên Phật chế ra bát kỉnh pháp để giới hạn sự tiếp xúc nam nữ trong chúng tăng ni.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: DO NHÂN GÌ DUYÊN GÌ ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết: Đạo hữu MySweetLord kính mến !!!

Chủ đích của câu hỏi là 10 yếu tố Ba la Mật Đức Phật có dạy trong Chánh Tạng Nam Truyền hay không ? Vì̀̀ có một số đạo hữu NT cho rằng Đức Phật không có dạy 10 Ba La Mật trong Chánh Tạng, nhưng khi đọc đoạn kinh Đức Phật thuyết pháp cho ngài Bàhiya Daruciriya, ngài lại nhanh chóng đắc đạo "siêu tốc" như thế. Vậy thì nếu như ngài Bàhiya Daruciriya không tích luỹ một số Ba la mật ở nhiều kiếp thì tại sao ngài lại đắc đạo nhanh như thế, do nhân gì duyên gì mà được như thế ? Bài viết trả lời của đạo hữu hơi bị lạc chủ đề topic vì đh không giải thích được do nhân gì duyên gì mà ngài Bahija Daruciriya lại chứng đạo nhanh như thế ? ĐH chỉ vòng vo ngoài da của đoạn kinh trên mà thôi .

KÍNH CHÚC ĐẠO HỮU AN LẠC tangbong tangbong tangbong
hihi, tui nghĩ là tui đã trả lời cho đạo hữu CHT câu hỏi này rồi thành ra ngu tui không vào ‘chém’ nữa, để cho ĐH tham khảo thêm các câu trả lời từ những ĐH khác nhưng xem ra kết quả không khả quan cho lắm :D thật ra, cách đặt câu hỏi của đạo hữu CHT đã 'vòng vo ngoài da' thành ra ĐH đã nhận được những câu trả lời ngoài da tương ứng :D

lẽ ra muốn xác minh vấn đề 10 Ba la mật có được Phật dạy trong Chánh tạng Nam truyền hay không chỉ cần ĐH nêu câu hỏi yêu cầu trích dẫn từ Chánh tạng NT đoạn kinh nào đực phật dạy như thế là ra ngay? đằng này ĐH lại đi ‘vòng vèo’ qua đoạn kinh về Bahija để chứng minh điều gì?? :D chưa nói tới tính xác thực của đoạn kinh đó thì cách lập luận như vậy là quá yếu và bộc lộ nhiều sơ hở

[nếu chấp nhận về ý nghĩa đoạn kinh đó => sự “chứng ngộ siêu tốc” của Bahija là có thật => ngài đã tích lũy các Ba la mật (hoặc là cái gì gì..) từ trước đó] <== cách lập luận như vậy bộc lộ các yếu điểm sau:

- thứ nhất, tại sao trong hàng trăm hang ngàn đệ tử tu theo Phật không có vị nào chứng ngộ cấp tốc như ngài Bahija (trong đó có những vị căn cơ rất cao như Xá lợi Phật, Mục kiền liên..)? nếu đó là sự thật thì điều gì chứng minh cho Ba la mật của Bahija cao hơn của Mục kiền liên, Xá lợi Phất ?? :D

- thứ hai, đức Phật của chúng ta cũng đã trải qua vô lượng kiếp tu hành (kinh Tướng – kinh 30 TRƯỜNG BỘ có ghi lại ngài đã tu những gì và đạt được những gì) vậy mà ở cái kiếp cuối cùng, trước khi giác ngộ thành Phật ngài cũng đã phải trầy vi tróc vẩy, tu chết lên chết xuống mới chứng ngộ thành Phật, không hề có chuyện “chứng ngộ siêu tốc” giống như ngài Bahija? Vậy nếu chúng ta chấp nhận đoạn kinh trên về ngài Bahija phải chăng ta cũng thừa nhận là "Ba la mật của Phật" không bằng "Ba la mật của Bahija"?? :))

- thứ ba, 10 Ba la mật muốn áp dụng được thì phải đi kém với giá trị thời gian; thí dụ như Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác có trí tuệ ưu việt (paññādhikabodhisatta) thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật trải qua 3 thời kỳ:
Thời kỳ đầu: Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm suốt 7 a-tăng-kỳ.
Thời kỳ giữa: Đức Bồ Tát phát nguyện ra bằng lời nói suốt 9 a-tăng-kỳ.
Thời kỳ cuối: Đức Bồ Tát được Đức Phật Chánh Đẳng Giác thọ ký xác định thời gian còn lại là 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giáccó trí tuệ ưu việt. (tham khảo: http://www.budsas.org/uni/u-hophap/rt4-01.htm)

điều này mâu thuẫn với lời kệ mà ĐH HoangTuMongMo trích ở trên:
"Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng"


hay là ngược với tuyên ngôn về chánh pháp được lặp đi lặp lại trong Chánh Tạng NT:
“Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu”

v.v............ còn nhiều điều để nói lắm. Nhưng thôi, lâu lâu vào chém một ít như thế cho vui thôi. Đạo hữu CHT từ từ suy ngẫm thêm nhé.

Thân ái!!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách