BẢN NĂNG SINH TỒN

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Thiểu Dục Tri Trúc là pháp tu Đức Phật dạy để hạn chế bớt lòng tham, nhưng trong hoàn cảnh phải chiến đấu với nạn đói để duy trì bản năng sinh tồn chúng ta ứng dụng lời Phật dạy trong trường hợp này như thế nào ? kính mong chư hiền hữu chỉ dẫn thêm cho tôi điều này để ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống hiện nay vì em đang "đói" =)) =))


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

em đang "đói" nhưng còn ngồi gõ bàn phím được thì chưa có gì phải sợ, chỉ sợ lười biếng ko chịu cày bừa.
---
Nói vui thôi nhe đạo hữu, QT vừa đọc được đoạn kinh nói đến "nạn đói" nên chia sẻ cùng các bạn.
1. - Này các Tỷ-kheo, do quán thấy năm sự sợ hãi về tương lai này, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Thế nào là năm?

...
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát như sau: "Nay không có đói kém, được mùa, đồ ăn khất thực dễ kiếm được, thật dễ dàng để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Nhưng rồi đến thời có nạn đói, mất mùa, đồ ăn khất thực nỗ lực được, không dễ gì nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Và những người bị nạn đói sẽ dời đến chỗ nào được nhiều đồ ăn; tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp. Khi phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị đói kém, ta sẽ sống được thoải mái".

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ ba này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
...
(Tăng Chi Bộ kinh, chương năm pháp, phẩm Chiến Sĩ)
ĐH chanhhoitrong_123 quán thấy sự sợ hãi về tương lai này, thật là dịp tốt để đạo hữu nhiệt tâm, hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến. tangbong


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính quý đạo hữu,
Về vấn đề thọ dụng món ăn, Thế Tôn có giảng dạy cho các Tỳ kheo trong một số bài Kinh mà chúng ta có thể học hỏi về cách hành trì.
Chẳng hạn:
Kinh Tất cả các lậu hoặc - Trung Bộ Kinh

Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung02.htm

Kinh Thanh tịnh - Trường Bộ Kinh
Này Cunda Ta không thuyết giảng chỉ để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại. Này Cunda, Ta không thuyết pháp, chỉ để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai mà thôi. Này Cunda, Ta thuyết pháp vừa để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại mà cũng để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai nữa. Do vậy, này Cunda, tấm y mà Ta cho phép các Ngươi mặc, như vậy vừa đủ cho các Ngươi ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của các loài ruồi muỗi, của gió, mặt trời và các loài rắn, và các che dấu sự hổ thẹn. Các món ăn khất thực mà Ta cho phép các Ngươi dùng, như vậy vừa đủ để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp đời sống phạm hạnh với hy vọng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc."
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong29.htm

Kinh Jivaka - Trung Bộ Kinh
Vị Tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy". Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung55.htm

Kinh Niệm xứ - Trung Bộ Kinh
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Trên chỉ là các đoạn trích, quý đạo hữu có thể tìm đọc toàn văn bài kinh.

Các chỉ dẫn của Thế Tôn cho chúng ta khi thọ dụng vật thực có thể chia theo trình tự như sau: trước khi ăn quan sát giới nơi thân, minh sát để có chánh niệm khi ăn, sau khi ăn khẳng định lại giới nơi thân và liên hệ mục tiêu phạm hạnh.

- Trước khi thọ dụng thức ăn, người dùng hiểu rõ thức ăn có lợi cho thân thể hay không, có phù hợp để thọ dụng hay không? Thức ăn là thịt động vật phù hợp để thọ dụng là 3 loại thức ăn mà Thế Tôn đã nêu trong Kinh Jivaka. Việc thọ dụng có lợi vì các cảm thọ bất khả ái do sự thiếu vật thực đem lại, người thọ dụng ngay khi này biết rõ.
- Khi thọ dụng thức ăn, người dùng chánh niệm trên các động tác giúp cho việc ăn: co tay, duỗi tay, nhai, nuốt... nhờ đó thấy được tứ đại sinh diệt, không có cái gì là bản ngã đang thọ dụng.
- Sau khi thọ dụng thức ăn, các cảm thọ bất khả ái, khó chịu do thiếu vật thực không còn nữa, nhờ minh sát tuệ, người ấy không tham đắm vào thức ăn, người ấy ly tham. Và người ấy hiểu rõ, việc thọ dụng thức ăn hoàn toàn không có lỗi lầm.

Với người tại gia, việc thực hiện đầy đủ các bước trên sẽ gặp nhiều khó khăn vì tuệ minh sát còn yếu , bỏ sót rất nhiều động tác khi thọ dụng (và sẽ tốn nhiều thời giờ). Cho nên chỉ chọn vài động tác nổi bật trước, rồi sau đó mới tăng quan sát nhiều động tác hơn.

Việc thọ dụng thức ăn không chỉ là cách để diệt đói (diệt trừ đau khổ hiện tại) mà còn là cách để ly tham (diệt trừ đau khổ có thể phát sinh trong tương lai).
Quý đạo hữu kính, hãy trân trọng Pháp, thảo luận Pháp với mục tiêu hướng đến sự an tịnh, ly tham. Như vậy là đền đáp được ân đức của Thế Tôn.

Kính chúc quý đạo hữu an lạc!
Nguyện cho tất cả được an vui, hòa hợp, giải thoát! NGuyện cho tất cả được an vui, hòa hợp, giải thoát!
Nguyện cho tất cả được an vui, hòa hợp, giải thoát!!!

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

quang_tam3 đã viết:em đang "đói" nhưng còn ngồi gõ bàn phím được thì chưa có gì phải sợ, chỉ sợ lười biếng ko chịu cày bừa.
---
Nói vui thôi nhe đạo hữu, QT vừa đọc được đoạn kinh nói đến "nạn đói" nên chia sẻ cùng các bạn.
1. - Này các Tỷ-kheo, do quán thấy năm sự sợ hãi về tương lai này, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Thế nào là năm?

...
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát như sau: "Nay không có đói kém, được mùa, đồ ăn khất thực dễ kiếm được, thật dễ dàng để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Nhưng rồi đến thời có nạn đói, mất mùa, đồ ăn khất thực nỗ lực được, không dễ gì nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Và những người bị nạn đói sẽ dời đến chỗ nào được nhiều đồ ăn; tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp. Khi phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị đói kém, ta sẽ sống được thoải mái".

Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ ba này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.
...
(Tăng Chi Bộ kinh, chương năm pháp, phẩm Chiến Sĩ)
ĐH chanhhoitrong_123 quán thấy sự sợ hãi về tương lai này, thật là dịp tốt để đạo hữu nhiệt tâm, hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến. tangbong
Sư huynh Quang_ tâm 3 kính mến !
Chân thành cám ơn bài kinh sư huynh trích dẫn những lời này của Đức Phật dạy cho chúng ta chớ có phóng dật, dãi đãi không lo tu hành trong điều kiện hoàn cảnh đầy thuận duyên .Nhưng ở đây ý tôi hỏi đứng trước hoàn cảnh sắp chết đói liệu rằng chúng ta có đủ chánh niệm tỉnh giác được hay không ? giống như tình cảnh hiện nay trên TV người dân Syria đói khô,̉ nếu như đặt mình trong trường hợp này đạo hữu Quang_ tâm ứng dụng lời Phật dạy để tu như thế nào ? khi không còn gì để ăn :(( :(( =)) =))


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Thongminhhon đã viết:Kính quý đạo hữu,
Về vấn đề thọ dụng món ăn, Thế Tôn có giảng dạy cho các Tỳ kheo trong một số bài Kinh mà chúng ta có thể học hỏi về cách hành trì.
Chẳng hạn:
Kinh Tất cả các lậu hoặc - Trung Bộ Kinh

Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, không phải để đam mê, không phải để trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, mà chỉ để thân này được sống lâu và được bảo dưỡng, để thân này khỏi bị thương hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như vậy, ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới, và ta sẽ không có lỗi lầm, sống được an ổn".
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung02.htm

Kinh Thanh tịnh - Trường Bộ Kinh
Này Cunda Ta không thuyết giảng chỉ để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại. Này Cunda, Ta không thuyết pháp, chỉ để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai mà thôi. Này Cunda, Ta thuyết pháp vừa để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại mà cũng để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai nữa. Do vậy, này Cunda, tấm y mà Ta cho phép các Ngươi mặc, như vậy vừa đủ cho các Ngươi ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của các loài ruồi muỗi, của gió, mặt trời và các loài rắn, và các che dấu sự hổ thẹn. Các món ăn khất thực mà Ta cho phép các Ngươi dùng, như vậy vừa đủ để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp đời sống phạm hạnh với hy vọng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc."
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong29.htm

Kinh Jivaka - Trung Bộ Kinh
Vị Tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy". Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung55.htm

Kinh Niệm xứ - Trung Bộ Kinh
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Trên chỉ là các đoạn trích, quý đạo hữu có thể tìm đọc toàn văn bài kinh.

Các chỉ dẫn của Thế Tôn cho chúng ta khi thọ dụng vật thực có thể chia theo trình tự như sau: trước khi ăn quan sát giới nơi thân, minh sát để có chánh niệm khi ăn, sau khi ăn khẳng định lại giới nơi thân và liên hệ mục tiêu phạm hạnh.

- Trước khi thọ dụng thức ăn, người dùng hiểu rõ thức ăn có lợi cho thân thể hay không, có phù hợp để thọ dụng hay không? Thức ăn là thịt động vật phù hợp để thọ dụng là 3 loại thức ăn mà Thế Tôn đã nêu trong Kinh Jivaka. Việc thọ dụng có lợi vì các cảm thọ bất khả ái do sự thiếu vật thực đem lại, người thọ dụng ngay khi này biết rõ.
- Khi thọ dụng thức ăn, người dùng chánh niệm trên các động tác giúp cho việc ăn: co tay, duỗi tay, nhai, nuốt... nhờ đó thấy được tứ đại sinh diệt, không có cái gì là bản ngã đang thọ dụng.
- Sau khi thọ dụng thức ăn, các cảm thọ bất khả ái, khó chịu do thiếu vật thực không còn nữa, nhờ minh sát tuệ, người ấy không tham đắm vào thức ăn, người ấy ly tham. Và người ấy hiểu rõ, việc thọ dụng thức ăn hoàn toàn không có lỗi lầm.

Với người tại gia, việc thực hiện đầy đủ các bước trên sẽ gặp nhiều khó khăn vì tuệ minh sát còn yếu , bỏ sót rất nhiều động tác khi thọ dụng (và sẽ tốn nhiều thời giờ). Cho nên chỉ chọn vài động tác nổi bật trước, rồi sau đó mới tăng quan sát nhiều động tác hơn.

Việc thọ dụng thức ăn không chỉ là cách để diệt đói (diệt trừ đau khổ hiện tại) mà còn là cách để ly tham (diệt trừ đau khổ có thể phát sinh trong tương lai).
Quý đạo hữu kính, hãy trân trọng Pháp, thảo luận Pháp với mục tiêu hướng đến sự an tịnh, ly tham. Như vậy là đền đáp được ân đức của Thế Tôn.

Kính chúc quý đạo hữu an lạc!
Nguyện cho tất cả được an vui, hòa hợp, giải thoát! NGuyện cho tất cả được an vui, hòa hợp, giải thoát!
Nguyện cho tất cả được an vui, hòa hợp, giải thoát!!!

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!! Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!!!
Đạo hữu TMH kính mến !
Đạo hữu có nhầm lẫn chăng khi tôi hỏi một đàng lại trả lời một nẽo, :D những trích dẫn của đạo hữu chỉ là những lời dạy của Đức Phật về cách thọ dụng thức ăn, chánh niệm tỉnh giác khi ăn ,ăn để duy trì sự sống, để thực hành phạm hạnh...... đặt trường hợp đh đang lâm vào nạn đói không có gì để ăn thì trong trường hợp này đh thực hành TỨ NIỆM XỨ như thế nào ? quán sát cảm thọ đói như thế nào để giác ngộ và giải thoát .Mong chia sẽ kinh nghiệm tu tập thực tế này cho mọi người rút kinh nghiệm học hỏi


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đạo hữu Chanhhoitrong_123 kính,

TMH đã thiếu hiểu biết khi đã nói ra những lời không hợp thời. Mong đạo hữu hoan hỷ bỏ qua vì có thể những lời ấy có thể có ích về sau.
Xin cảm ơn đạo hữu Chanhhoitrong đã chỉ ra thiếu sót trong câu trả lời của TMH nhờ đó có cơ hội bổ sung thiếu sót này.

Xin cảm ơn đạo hữu Quang_tam3 đã trích dẫn bài kinh rất phù hợp nhờ đó TMH có cơ sở để bổ sung cho hồi đáp của mình.
Chanhhoitrong đã viết:đặt trường hợp đh đang lâm vào nạn đói không có gì để ăn thì trong trường hợp này đh thực hành TỨ NIỆM XỨ như thế nào ?
Quang_tam đã viết: Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát như sau: "Nay không có đói kém, được mùa, đồ ăn khất thực dễ kiếm được, thật dễ dàng để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Nhưng rồi đến thời có nạn đói, mất mùa, đồ ăn khất thực nỗ lực được, không dễ gì nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Và những người bị nạn đói sẽ dời đến chỗ nào được nhiều đồ ăn; tại đấy, phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp. Khi phải sống với quần chúng, phải sống với hỗn tạp, thật không dễ gì để tác ý đến giáo pháp của các đức Phật, thật không dễ gì để sống tại các trú xứ rừng núi cao nguyên xa vắng. Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị đói kém, ta sẽ sống được thoải mái".
Quý đạo hữu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu Pháp trong kinh và liên hệ đến câu hỏi của đạo hữu Chanhhoitrong!

Khi nạn đói đến, không có vật thực, có 2 trường hợp có thể kể đến:
- Người gặp nạn đói là người không nghe Pháp, không thực hành Pháp (chúng ta hãy gọi gọn là phàm phu), và không có thiện pháp nào có thể khởi sinh cho người ấy .
- Người gặp nạn đói là người có nghe Pháp và có thực hành Pháp (chúng ta hãy gọi gọn là vị hữu học), và có thiện pháp có thể khởi sinh nơi người ấy.

Như trong Kinh Tất cả các lậu hoặc, cảm giác đói là lậu hoặc phải được diệt trừ bằng thọ dụng. Nay không có gì để thọ dụng, lậu hoặc này không thể diệt trừ. Chính vì vậy, phàm phu cảm thọ các đau khổ do đói mang đến, sự bất mãn trước các cảm thọ ấy càng làm họ thêm đau khổ. Nhưng với vị hữu học, vị ấy có thể thấy các cảm thọ sinh diệt, thấy các cảm thọ vô thường, vị ấy không bất mãn, không làm gia tăng thêm đau khổ, dù rằng khổ thọ do sự đói vẫn có. Trong kinh, Thế Tôn có nói: "Trước khi trạng thái ấy đến với ta, không đáng ưa, không đáng thích, không khả ý, ta hãy hăng hái tinh cần trước khi thời ấy đến, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ. Và nếu thành tựu trạng thái ấy, có bị đói kém, ta sẽ sống được thoải mái" là ý nghĩa này. Sự thoải mái là sự bình thản trước khổ thọ do đói mang lại. Hơn nữa, nếu muốn, vị ấy có thể quan sát các lạc thọ khởi sinh nơi thân thể hoặc nhập định để qua cơn đói.

TMH chưa từng ở vào tình huống không có vật thực để ăn nên không cho một ví dụ liên hệ tới bản thân được. Nhưng một tình huống gần giống xảy ra với TMH nêu sau đây nếu đạo hữu muốn nghe. Đó là trường hợp khi TMH ngồi thiền trong một thời gian dài, đau nhức đến với TMH. Ban đầu đau nhức đó chắc đặc, TMH bất mãn, sự đau nhức càng gia tăng. Nhưng khi chú tâm vào vùng đau nhức với sự bình thản ngày một nhiều , nó vỡ tan. TMH càng chú tâm, càng bình thản thì càng thấy rõ nó không phải là cái gì chắc đặc, mà là những gợn sóng cảm giác, sinh diệt liên tục. Khi đó sự bất mãn biến mất, cảm giác có đó nhưng đã được thấy như thật, không có sự bất mãn với cảm giác. Nếu muốn, TMH có thể quan sát ở những vùng có cảm giác mát mẻ trên thân.
Trở lại với tình huống với những người dân đang bị đói, cách duy nhất ngay lúc đó có thể làm cho họ là cung cấp vật thực để diệt trừ các khổ thọ do đói đang mang lại cho họ. Việc thực hành minh sát khi đói không phải là điều có thể làm với một phàm phu.
Với những người có nghe Pháp nhưng không thực hành, thì những gì chờ đợi phàm phu cũng chờ đợi những người ấy khi nạn đói đến, không thể có ngoại lệ.
Do vậy mà Thế Tôn đã sách tấn: Này các Tỷ-kheo, do quán thấy sợ hãi thứ ba này về tương lai, như vậy là vừa đủ để vị Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, để chứng đạt những gì chưa chứng đạt, chứng đắc những gì chưa chứng đắc, chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Kính quý đạo hữu, TMH đã hành thiền tâm từ trước khi hồi đáp. Mong quý đạo hữu cảm thấy sự mát mẻ trong thảo luận Pháp này. Cảm ơn quý đạo hữu đã thảo luận về Pháp.
Kính chúc quý đạo hữu tinh tấn trong Pháp .
Cúi đầu kính tri ân Đức Thế Tôn.
Trong tâm từ!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Thiểu Dục Tri Trúc là pháp tu Đức Phật dạy để hạn chế bớt lòng tham, nhưng trong hoàn cảnh phải chiến đấu với nạn đói để duy trì bản năng sinh tồn
chúng ta ứng dụng lời Phật dạy trong trường hợp này như thế nào ?
kính mong chư hiền hữu chỉ dẫn thêm cho tôi điều này để ứng dụng vào trong thực tế cuộc sống hiện nay vì em đang "đói"
hihi, đạo hữu CHT trong dễ thương quá à. Câu hỏi của đh rất thiết thực và có liên quan trực tiếp đến thực tế tu tập trong cuộc sống.
Tôi nghĩ là Đh đã trích dẫn nhưng chưa hiểu nghĩa chữ "Thiểu Dục" một cách Trung đạo. Đa phần người ta thường hiểu chữ Thiểu Dục thành Vô dục, đó là một suy nghĩ cực đoan (không Trung đạo) và thậm chí có người từng hủy báng đức Phật vì cho rằng ngài là một vị hủy hoại sự sống.
Đúng như đạo hữu nói, cuộc sống này cần phải có những "yếu tố căn bản cần thiết" mới có thể duy trì được nó, nếu không thì "no way". Về vấn đề này thì giới khoa học hiện đại thường dùng "Tháp nhu cầu Maslow" để mô phỏng nó:
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.

5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng.
Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.

quý Đh vào đây https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p ... A7a_Maslow
để xem tháp bằng hình vẽ để nắm bắt ý tưởng.
như vậy, cơ bản thì con người có 2 loại nhu cầu chính yếu: nhu cầu căn bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Thiếu cái meta needs thì con người sống trong khô khan chán ngắt chứ còn thiếu cài basic needs thì sự sống không thể duy trì. Hay như cách nói của đh CHT về bản năng sinh tồn/bản năng hưởng thụ... cũng là cùng một ý.
dân gian Việt Nam mình cũng có câu "Thực mới vực được đạo". Tôi không rõ là câu này có nguồn gốc từ đâu nhưng phải nói là nó mô tả hoàn toàn chân thật và xác đáng về thực tế tu tập giữa cuộc đời.

Đh còn nhớ không? trong khi còn là một vị bồ-tát đi tìm đạo, đức Phật đã từng rơi vào trạng thái "ăn mỗi ngày chỉ có một hạt mè, thân thể teo tóp chỉ còn da bọc xương"; và điều này đã được Phật gọi là cực đoan thứ hai trong bài pháp đầu tiên ngài Chuyển Pháp luân cho nhân loại.
như vậy, nếu ở trong hoàn cảnh đói kém và bất an như đh CHT nêu ra trong câu hỏi lập topic mà vẫn có thể an nhiên tự tại,chánh niệm tỉnh giác.. thì có thể gọi là "chém gió" cho mát mà thôi :D
đây nè Đh, có năm trường hợp, năm hoàn cảnh mà Phật dạy là không thể tinh cần tinh tấn:
(IV) (54) Thời Gian Ðể Tinh Cần
1.- Có năm phi thời để tinh cần, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo già yếu, bị già chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời thứ nhất để tinh cần.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo bệnh hoạn, bị bệnh hoạn chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời thứ hai để tinh cần.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi có nạn đói, mất mùa, đồ ăn khất thực khó được, không dễ gì để nuôi sống bằng khất thực nỗ lực. Này các Tỷ-kheo, đây là thời gian phi thời thứ ba để tinh cần.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có sự sợ hãi về giặc cướp rừng, dân chúng trong nước leo lên xe đi trốn. Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời thứ tư để tinh cần.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng bị chia rẽ. Khi chúng Tăng bị chia rẽ, này các Tỷ-kheo, có sự mắng nhiếc lẫn nhau, có sự đấu khẩu lẫn nhau, có sự kết tội lẫn nhau, có sự tẩn xuất lẫn nhau. Ai không có tịnh tín, không tìm được tịnh tín, và những ai có tịnh tín có thể đổi khác. Này các Tỷ-kheo, đây là phi thời thứ năm để tinh cần.
Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm phi thời để tinh cần.
(TĂNG CHI 5 PHÁP)
hihi, cái phi thời thứ 3 + thứ 4 mà Phật dạy đã nói rõ cái thực trạng ĐH hỏi rồi đó. Mà đọc lại đoạn kinh này tôi thấy ông Phật dễ nể thật, điều ổng đã tuyên bố cách đây hơn 2600 năm thì đến thời gian gân đây con mới nghiên cứu và phát biểu. Cái phi thời thứ 3 trong kinh phật tương ứng tấng thứ 1 của tháp Maslow, cái phi thời thứ 4 tương ứng với tầng thứ 2 tháp Maslow. :D

tóm lại, rơi vào trường hợp phi thời như thế thì tốt nhất là nên tìm cách thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy càng nhanh càng tốt (rồi sau đó muốn tu kiểu gì thì tu). Chẳng hạn như đạo hữu đang ở Syria thì nên tìm cách tỵ nạn sang nước khác, hoặc là liên hệ các tổ chức cứu trợ trên thế giới giúp đỡ, v.v.. Trong hoàn cảnh đó mà ngồi tụng kinh gõ mõ niệm phật, hay kinh hành tọa thiền.. không khéo còn bị ngta chửi là khùng đó Đh. :D

Thân ái!!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: Tôi nghĩ là Đh đã trích dẫn nhưng chưa hiểu nghĩa chữ "Thiểu Dục" một cách Trung đạo. Đa phần người ta thường hiểu chữ Thiểu Dục thành Vô dục, đó là một suy nghĩ cực đoan (không Trung đạo) và thậm chí có người từng hủy báng đức Phật vì cho rằng ngài là một vị hủy hoại sự sống.
Đạo hữu Không Biết kính mến !!!
Hổm nay bận quá hả nên không thấy vào diễn đàn :D sẵn tiện câu trả lời của đh cho tôi được hỏi Phật dạy Thiểu dục Tri túc muốn hiểu điều này cho đúng Trung đạo thì phải hiểu như thế nào? vấn đề này rất khó đưa ra một chuẩn mực như thế nào là Trung đạo ? vì đủ với người này nhưng có thể thiếu với người kia. Trong khoa học thì không bao giờ biết đủ, vì biết đủ là dừng lại và lạc hậu. Như vậy thì theo đạo hữu người làm công tác khoa học phải Thiểu dục Tri túc như thế nào cho đúng Trung đạo ?


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết: Tôi nghĩ là Đh đã trích dẫn nhưng chưa hiểu nghĩa chữ "Thiểu Dục" một cách Trung đạo. Đa phần người ta thường hiểu chữ Thiểu Dục thành Vô dục, đó là một suy nghĩ cực đoan (không Trung đạo) và thậm chí có người từng hủy báng đức Phật vì cho rằng ngài là một vị hủy hoại sự sống.
Đạo hữu Không Biết kính mến !!!
Hổm nay bận quá hả nên không thấy vào diễn đàn :D sẵn tiện câu trả lời của đh cho tôi được hỏi Phật dạy Thiểu dục Tri túc muốn hiểu điều này cho đúng Trung đạo thì phải hiểu như thế nào? vấn đề này rất khó đưa ra một chuẩn mực như thế nào là Trung đạo ? vì đủ với người này nhưng có thể thiếu với người kia. Trong khoa học thì không bao giờ biết đủ, vì biết đủ là dừng lại và lạc hậu. Như vậy thì theo đạo hữu người làm công tác khoa học phải Thiểu dục Tri túc như thế nào cho đúng Trung đạo ?
hihi, bận túi bụi Đh ơi :D bửa hổm chỗ tôi làm còn vào được DĐ nhưng không hiểu sao mấy bửa nay vào hết được. Nên chỉ có thể sử dụng máy ở nhà, mà về nhà thì thôi rồi, hổng có thời gian riêng cho mình. Cho nên hên xui, khi nào rảnh vào được thì tôi vào "chém" vài nhát cho nó dzui :D

còn vấn đề Trung Đạo thì đã được Phật tuyên bố lần đầu tiên trong bài Chuyển Pháp luân:
"- Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?

Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích.
Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích.
Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn."

(Tương Ưng Sự Thật - TƯƠNG ƯNG BỘ KINH)

nguyên bản pali của từ "Trung Đạo" là Majjhima Patipada
chiết tự:
MAJJHIMA a. trung bình, chính giữa, trung tâm, có điều độ
PAṬIPADĀ f. đường thực hành, phương cách của sự tiến hóa.
( http://www.budsas.org/uni/u-tudien-palv ... v-29-m.htm )

như vậy, một cách đơn giản và dễ hiểu thì "Trung Đạo" là âm Hán việt của "Con đường Chính Giữa" theo cách nói Thuần việt :D mà muốn có "con đường chính giữa" thì phải có con đường phải có con đường thiên lệch,con đường hai bên phải không Đh?
thường thì dân mình hay có câu nói là "cái gì quá đều không tốt, quá thiếu cũng không được mà quá dư cũng không nên" <= đây là câu thần chú trong thực tế cuộc sống đó ĐH, nó áp dụng trong hầu hết mọi vấn đề như "tiền bạc, thời gian, sức khỏe, phước báo.."
nhưng tôi thấy mục đích Chính của "Trung Đạo" là đem đến An lạcGIẢI THOÁT (theo đúng tinh thần Phật dạy trong toàn bộ Kinh Luật). Như vậy, câu hỏi đạo hữu CHT về "Trung Đạo cho các nhà Khoa học" là sai đối tượng và đương nhiên là không có câu trả lời thỏa đáng.

Nhưng tôi đồng ý với Đh là khó đưa ra một chuẩn mực thế nào là Trung đạo? (vì đủ với người này nhưng có thể thiếu với người kia). Cái này thì nó phụ thuộc vào trí tuệ và sự khéo léo của mỗi người. Ví dụ:

Trung đạo cho Tỷ-kheo, Phật quy định mỗi ngày chỉ được ăn 1 bửa trước giờ ngọ (có lẻ vì người xuất gia công việc chính yếu là "tu" nên phật không muốn đệ tử mất thời gian và tâm trí cho cái việc ăn uống, kế nữa đồ ăn cho các vị xuất gia là phải đi xin từ các vị thí chủ cúng dường, ăn nhiều quá họ kham không nỗi dễ xảy ra đói kém và sinh lòng bất kính, v.v...)
Trung đạo cho Cư sĩ, là "ăn thoải mái" miễn sao đảm bảo sức khỏe tùy theo chức nghiệp và ngành nghề của mình, nói thêm là ngoài Ngũ giời căn bản thì tôi chả thấy Luật nào Phật quy định cư sĩ phải ăn ngày 3 bửa, thế mà chả ai bảo ai cư sĩ trên toàn thế giới (nêu ko ăn kiêng) đều ăn ngày 3 bửa. Đh có thấy "Trung Đạo" nó đi vào đời sống con người ta một cách hoàn toàn tự nhiên không? :D

vấn đề này lớn, có thời gian tôi sẽ lập topic riêng để mổ sẻ và phân tích "Trung Đạo" trong tu tập + đối chiếu nhiều lãnh vực trong cuộc sống. Ở trên là vài ý tôi muốn chia sẻ với Đh trong khuôn khổ topic này và thời gian cho phép. ĐH tự tư duy quán chiếu thêm nhé!

Thân ái !


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: BẢN NĂNG SINH TỒN

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: nhưng tôi thấy mục đích Chính của "Trung Đạo" là đem đến An lạc và GIẢI THOÁT (theo đúng tinh thần Phật dạy trong toàn bộ Kinh Luật). Như vậy, câu hỏi đạo hữu CHT về "Trung Đạo cho các nhà Khoa học" là sai đối tượng và đương nhiên là không có câu trả lời thỏa đáng.
Đao hữu Không Biết kính mến
ĐH thật thông minh và tinh tế, chổ này tôi tính giăng một cái bẫy lớn để bắt "cá bư"̣, nhưng không ngờ đh lại phát hiện và né tránh hi ..hi buồn quá. Thật ra khoa học chỉ làm cho con người thoả mãn những tiện nghi trong cuộc sống một cách tương đối về mặt vật chất , nhưng chỉ giúp cho con người sở hữu cái của ta nhiều hơn. Chúng ta không phủ nhận những mặt tốt cuả khoa học, nhưng bản chất của khoa học làm cho con người tham lam hơn, lười biếng hơn nếu như lạm dụng nó.Còn giáo lý đức Phật giúp cho con người xả ly, Thiểu Dục Tri Túc cũng là hình thức Phật dạy mình xả ly nhưng tuỳ vào nhận thức của mỗi người mà dụng công nó như thế nào, ở cấp độ nào để đạt được Thắng trí
KÍNH CHÚC HIỀN HỮU LUÔN XẢ LY TRONG CÔNG TÁC KHOA HỌC LÀM NHƯNG CHẲNG THẤY MÌNH LÀM, CHỈ CÓ NGŨ UẨN LÀM NHƯNG KHÔNG CÓ CÁI TA LÀM



Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách