ĐỊNH LỰC THÂM SÂU ?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

ĐỊNH LỰC THÂM SÂU ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chư hiền hữu kính mến !!!
Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ và Thân Hành Niệm đức Phật có dạy phần quán thân như sau :
"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Cho em được hỏi quán như thế nào để thấy được những thứ bất tịnh sai biệt như lời Phật dạy trong kinh. Vì theo em nghĩ giữa “quán” và “tưởng tượng” là khác nhau, nếu như một hành giả sơ cơ thì lấy gì để quán chiếu điều này, hay là phải có một định lực thâm sâu một trí tuệ thuần tịnh mới thấy được sự bất tịnh trong con người của mình
Kính mong chư hiền hữu mở lòng từ bi chỉ dẫn cho em hiểu thêm những lời dạy thâm sâu của Đức Thế Tôn kinhle kinhle kinhle
KÍNH CHUĆ QÚY THIỆN HỮU TRI THỨC NĂM MỚI THẬT NHIỀU AN LẠC


Hùng
Bài viết: 53
Ngày: 25/11/14 01:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: ĐỊNH LỰC THÂM SÂU ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hùng »

Kính huynh CHT!

Phật dạy chúng ta "quán sát thân này" là dạy chúng ta biết rõ sự thật khách quan về giải phẫu sinh lý của cơ thể để chúng ta bớt dần việc chấp thân, chứ không phải là tưởng tượng hay cần phải có một định lực thâm sâu nào đâu. Huynh CHT là thầy thuốc đông y nên sẽ thuận lợi cho việc quán sát sự thật này. Nếu không chê, huynh CHT có thể tham khảo trong bài giảng sau, nhất là đoạn từ phút 46 đến phút 54:

Chúc huynh một năm mới với nhiều thành công trong cuộc sống và trong con đường tu học! tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: ĐỊNH LỰC THÂM SÂU ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Chư hiền hữu kính mến !!!
Trong bài kinh Tứ Niệm Xứ và Thân Hành Niệm đức Phật có dạy phần quán thân như sau :
"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Cho em được hỏi quán như thế nào để thấy được những thứ bất tịnh sai biệt như lời Phật dạy trong kinh. Vì theo em nghĩ giữa “quán” và “tưởng tượng” là khác nhau, nếu như một hành giả sơ cơ thì lấy gì để quán chiếu điều này, hay là phải có một định lực thâm sâu một trí tuệ thuần tịnh mới thấy được sự bất tịnh trong con người của mình
hihi, câu hỏi này thi ngu tôi không biết nên khen hay chê ĐH nữa :D
bình thường Đh hay hỏi những câu liên quan đến thực tế tu tập trong cuộc sống hằng ngày rất là hay, bửa nay Đh nêu câu hỏi liên hệ trực tiếp đến Chánh pháp cũng là điều đáng tán thán (so với những lời hý luận hay tư biện trên diễn đàn), nhưng mà cách đặt câu hỏi của ĐH cho thấy sự thiếu suy xét và không thông mình, đây lại là điểm đáng chê vậy :D

hihi, như vậy là khen chê rõ ràng rồi hen! bây giờ tới phần trả lời vào câu hỏi của Đh :D

đoan kinh Đh trích dẫn chỉ là một "phân đoạn" nhỏ trong 1 chuỗi tu tâp "quán Thân trên thân" mà Phật dạy đầy đủ và chi tiết trong hai bài kinh TNX & THN; thế mà Đh trích ngang 1 đoạn đó để nói thay cho vấn đề Quán Thân thì hơi bị ẩu, và đương nhiên là không thể nào hiểu đúng được. :D
(Quán thân)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân?
Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.

Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra.
Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài";
hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn".
"Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập;
"An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.


Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. (*)

Lại nữa, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm".
Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.

(*).................

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.

(*).................

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". <= (đoạn kinh đạo hữu CHT trích dẫn ở chỗ này đây nè :P )
Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

(*).................

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".

(*).................

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

(*).................

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

(*).................

đến đây thì còn 2 phân đoạn nữa mới hết phần Quán Thân nhưng ngu tôi xin tạm dừng ở đây vì thấy đã đủ cơ sở để khảo cứu và phân tích, mời quý vị Đh xem đầy đủ nguyên bản kinh văn ở đây: http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
Đao hữu CHT thân mến! ĐH suy ngẫm thử xem, việc Copy + Paste một đoạn kinh như trên với việc "hao hơi tốn sức" thuyết giảng từng li từng tí một bài kinh như thế bằng Miệng thì công việc nào vất vả và mất thời gian hơn? Hãy suy nghiệm kỹ về điều này để cảm niệm Từ Ân của chư Phật (nhờ vậy ĐH có thể hiểu được những điều "nằm bên ngoài" ngôn ngữ)

hihi, ngay đoạn kinh đầu tiên là đã đặt ra nhiều thử thách để cho người đọc có thể hiểu được :D
đoạn đó đã nhắc đến 3 động từ khác nhau: tỉnh giác ... ; tuệ tri ... ; tập ... nhưng đều cùng bổ nghĩa cho câu kinh "như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân" (vấn đề được đặt ra là đối với cái nào thì cần phải tỉnh giác, cái nào phải tuệ tri,... tại sao lại như vậy và tại sao nó đều được gọi là sông "quán thân trên thân" :D )

còn nếu xem xét một cách tổng thể từ trên xuống thì sẽ thấy là Phật thuyết giảng theo thứ lớp từ các pháp thô nhất như "đi, đứng, ngồi, nằm" đến các pháp tế hơn như "co tay, duỗi chân, nhai, nếm.." rồi mới đến các pháp vi tế như là "tế bào, niêm dịch.." :D

hihi, ngay trong cái phân đoạn mà Đh trích dẫn có những pháp "thâm sâu" khó thấy nhưng cũng có những pháp hết sức bình thường, ai cũng có thể nhận biết được chứ chẳng cần phải định lực định liếc gì cả; ví như "lông, tóc, răng, móng, mồ hôi, nước mắt..." (cũng nên lưu ý rằng TNX là tương đương với Chánh Niệm trong 8 Thánh đạo chứ chưa phải là Chánh Định, cách dùng từ của Đh rất dễ gây ngộ nhận và hiểu lầm :D )

Đh học Phật thì câu chữ Phật dạy làm sao cứ hiểu đúng y như vậy, đừng có suy diễn và tưởng tượng ra rằng: "em nghĩ giữa “quán” và“tưởng tượng” là khác nhau, nếu như một hành giả sơ cơ thì lấy gìđể quán chiếu điều này, hay là phải có mộtđịnh lực thâm sâu một trí tuệ thuần tịnh mới thấy được sự bất tịnh trong con người của mình.." :D
Đh làm việc cả ngày giữa trời nắng nóng mô hôi nhễ nhại đầy mình, cái đó là trong sạch hay bất tịnh? hoặc ĐH bị một vết thương lở loét đến lòi mỡ kèm theo cả máu, tình trạng như thế là trong sạch hay bất tịnh??
vậy mà Đh cũng nêu được một câu hỏi hết sức xàm xí như trên :D

cũng xin nói luôn với ĐH là có những trường hợp phải dùng "Tưởng" (hay còn gọi Tưởng tượng) để tu tập thay cho Quán (theo như cách nói hiện nay của nhiều người là Quán các pháp như nó đang là), tỉ dụ như đoạn kinh Phật dạy:
"Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn,..."

(để ý chỗ này Phật dạy là "như thấy" chứ không phải là "đang thấy")
thời đại ngày nay thì một người chết đi thường sẽ được khâm liệm & chôn cất kỹ lưỡng, thế thì việc chứng kiến tận mắt một cái xác chết bị các loài quạ loài chim ăn thịt đã là khó, huống chi là việc "quán" các pháp đó hiện hữu nơi thân như nó đang là 1 điều hết sức hoang đường có phải không Đh? :D

còn đây là lời Phật dạy trong chánh trạng kinh văn nè Đh:
(V) (45) Tưởng (1)
1. - bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là bảy?
2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.
Bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.
(TĂNG CHI 7 PHÁP)
hihi, thấy hem Đh :D như vậy bản chất của pháp "quán Thân bất tịnh" chính là pháp "Tưởng bất tịnh" đó nha ĐH, tức là Thân thể mình có đang cường tráng khỏe đẹp thì cũng cố mà "Tưởng tượng" nó là cái túi da hôi thối để nhàm chán ly tham nha Đh. Dĩ nhiên là điều này chỉ áp dụng đối với những người tin Phật và chấp nhận đi theo đường lối của Phật chứ ra ngoài đời mà nói với người khác như thế không khéo bị ngta chửi khùng :D

mà cách nêu câu hỏi của Đh có vẻ kỳ thị sự "Tưởng tượng" một cách thái quá, thế thì làm sao Đh tu tập các loại tu tập về Tưởng?? :D Đạo hữu tham khảo kinh Potthapala - kinh số 09 trong Trường Bộ để hiểu thêm như thế nào là: "Chính do sự học tập một loại tưởng sanh, chính do sự học tập một loại tưởng diệt."

tóm lại:
- pháp "Quán Thân" mà Phật dạy có chỗ thô có chỗ tế chứ chẳng phải chỗ nào cũng tế, cho nên có những cái 1 người nhận thức bình thường là "quán" được chứ chẳng cần phải định lực thâm sâu chi cả Đh nhé.
- "Quán" đôi khi chính là Tưởng tưởng chứ chẳng phải như Đh nói "theo em nghĩ giữa “quán” và “tưởng tượng” là khác nhau" :D
- lưu ý nhỏ là Phật dạy mấy cái đó cho hàng "Tỷ-kheo" đã xuất gia chứ không có dạy cho hàng tại gia như ngu tôi hay Đh đâu, ôm đồm mấy cái đó cho nhiều mà bỏ bê phận sự của hiện tại của mình thì chỉ tổ "sai người sai việc" chứ chẳng có nên cơm cháo gì, nếu muốn thì Đh hãy xuất gia thọ giới rồi tu hành cho nó thành tựu viên mãn :D

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: ĐỊNH LỰC THÂM SÂU ?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Hùng đã viết:Kính huynh CHT!

Phật dạy chúng ta "quán sát thân này" là dạy chúng ta biết rõ sự thật khách quan về giải phẫu sinh lý của cơ thể để chúng ta bớt dần việc chấp thân, chứ không phải là tưởng tượng hay cần phải có một định lực thâm sâu nào đâu. Huynh CHT là thầy thuốc đông y nên sẽ thuận lợi cho việc quán sát sự thật này. Nếu không chê, huynh CHT có thể tham khảo trong bài giảng sau, nhất là đoạn từ phút 46 đến phút 54:
Chúc huynh một năm mới với nhiều thành công trong cuộc sống và trong con đường tu học! tangbong
Sư huynh Hùng kính !!!
Em nào dám chê thầy, chỉ có hợp hay không hợp ở mỗi bài giảng khác nhau thôi. Ở đoạn kinh em hỏi thật không dễ để hiểu lời Phật dạy, nếu nói theo Giải Phẩu Học bên nghành y việc quán sát điều này rất dễ nhưng có được mấy ông thầy thuốc thấy được các bất tịnh sai biệt đúng nghĩa như lời Phật dạy . Vì tim, gan, phèo, phổi..... nó nằm sâu bên trong cơ thể thì lấy gì để quán sát bên trong ? Như lời thầy nói trong bài giảng biết khách quan về cơ thể của mình không phê phán , thử hỏi một người sơ cơ không hiểu về y học thì lấy gì để biết ? Có người không biết cái Dạ Dày mình nằm ở đâu nữa kìa thưa sư huynh. Ngay như em đã học qua Giải Phẩu học nhưng có quán chiếu được gì đâu :D nói chi đến người bình thường.Bởi thế em nghĩ điều này không đơn giản cho những hành giả sơ cơ như em


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: ĐỊNH LỰC THÂM SÂU ?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó nên quay lại nói thêm cho nó rõ vài ý :D

thứ nhất, về mặt văn bản thì cũng nên trích nguyên gốc Pali làm cơ sở đối chiếu:
110. Puna caparaṃ bhikkhave bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūraṃ nānappakārassa asucino paccavekkhati “Atthi imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco, maṃsaṃ nhāru (Nahāru - Sī, Syā, I) aṭṭhi aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ, hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ, antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ, pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo, assu vasā kheḷo siṅghāṇikā lasikā muttan”ti (Muttaṃ matthaluṅganti - Ka).
"Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
thứ hai, về mặt ý nghĩa thì chữ paccavekkhati trong pali tương ưng với câu hỏi của đạo hữu CHT về cách quán như thế nào” để thấy..
tham chiếu từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn:

PACCAVEKKHATI (pati + ava + ikkh + a) suy nghĩ, xem xét lại, đang nhìn xem. aor. --kkhi. pp. --kkhita. abs. --khitvā. --vekkhiya. --na nt. --nā f. sự cân nhắc, suy nghĩ, xem xét lại, coi lại.

như vậy, nói một cách đơn giản thì ý của đoạn kinh đó Phật dạy là nên "cân nhắc, xem xét" chi tiết các bộ phận gắn liền thân thể gồm có: lông,tóc,răng,móng... (một cách hết sức bình thường)

đây mới là vấn đề cần phải nói thêm nè, lần trước trích đoạn kinh về "bảy tưởng" trong Tăng chi bộ ngu tôi đã liên tưởng đến lời Phật dạy trong kinh TNX. Sau khi đối chiếu thì tôi đi đến kết luận:

Tưởng bất tịnh trong bảy tưởng là tương ưng với phân đoạn này trong kinh TNX: Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu"
(ngoài ra không tìm thấy chỗ nào khác phật dạy về các pháp bất tịnh)

Tưởng chết trong bảy tưởng thì tương ưng với 4 phân đoạn trong TNX:
Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

hihi, càng xem xét càng thấy rõ được vấn đề :D
như ở bài trước tôi có nêu 2 câu hỏi với đạo hữu CHT rất thực tế là: Đh làm việc cả ngày giữa trời nắng nóng mô hôi nhễ nhại đầy mình, cái đó là trong sạch hay bất tịnh? hoặc ĐH bị một vết thương lở loét đến lòi mỡ kèm theo cả máu, tình trạng như thế là trong sạch hay bất tịnh??
cái này là những sự kiện bản thân chúng ta đã từng kinh nghiệm qua, khi ta "nhớ lại" để mà quán xét thì gọi là Hồi Tưởng lại

còn đoạn kinh Phật dạy trong TNX là "Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra"; đây là những sự kiện bản thân chúng ta chưa từng kinh nghiệm qua, và nếu ta cũng chưa từng thấy 1 thi thể nào bị quăng bỏ như thế thì chúng ta phải dùng óc suy diễn, rằng tương lai mai này thân của ta cũng sẽ bị như thế, đây gọi là Tưởng tượng ra.

tóm lại, nhớ lại những điều mình từng có kinh nghiệm là Hồi tưởng, suy diễn những điều mình chưa từng kinh nghiệm là Tưởng tượng; và cả 2 đều thuộc về Tưởng :D

xem xét cái phân đoạn tương ưng với Tưởng bất tịnh thì còn đỡ (vì có nhiều chi tiết mình tiếp xúc hằng ngày nên biết rõ) còn các phân đoạn liên quan đến Tưởng chết mới thật là kinh khủng. Có những đoạn có lẽ phải dùng "Tưởng" rất mạnh mới tưởng tượng ra được, ví dụ: "thi thể như bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các con chim kên ăn, bị các loài giả can ăn,..." (tôi thì chẳng biết "giả can" là con gì làm sao mà tưởng tượng đây ~x( ), nhưng mà Phật dạy như vậy thì mình nghe vậy chứ biết làm sao bây giờ :D

4 đoạn in đậm trong phần liên hệ đến Tưởng chết ờ trên rõ ràng phải "tưởng tượng" thật kỹ, thật nhiều mới có thể thấu đáo được, và sau khi xem xét kỹ lưỡng (bằng "Tưởng" như trên) mới đi đến kết luận: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy"

như vậy, cái đoạn Tưởng chết đó có thể tạm dịch lại như sau:
"Tỷ-kheo hãy tưởng tượng rằng, khi chết đi thân ta sẽ bị quăng bỏ trong nghĩa địa, xanh đen lại, nát thối ra, bị các loại quạ ăn, chim kên ăn, giả can ăn ... cho đến khi chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột, tan biến vào hư vô. Thấy vậy, Tỷ-kheo ấy kết luận: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy"

chữ "quán" trong chánh kinh tương đương với ý nghĩa "xem xét kỹ lưỡng rồi kết luận" :D

Cảm ơn đạo hữu CHT đã gieo duyên chủ đề này, để ngu tôi có cơ hội "soi" nhiều vào Chánh pháp.

Thân ái!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách