Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

ĐH Không biết vào xem tạng Luật đi nhé, có cả "siêu quậy" trong tăng đoàn của Phật như nhóm Lục sư chẳng hạn. #-o

(http://www.budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk2-00.htm)


Hay như tỳ kheo Sati với những ác tà kiến trong Đại kinh Đoạn tận ái (http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung38.htm)

Thí dụ còn rất nhiều đó, ĐH Không biết là người chịu khó "cày cuốc" kinh điển mà lại có nhận định kỳ cục thế sao? :-c


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Kiến An đã viết:ĐH Không biết vào xem tạng Luật đi nhé, có cả "siêu quậy" trong tăng đoàn của Phật như nhóm Lục sư chẳng hạn. #-o

(http://www.budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk2-00.htm)


Hay như tỳ kheo Sati với những ác tà kiến trong Đại kinh Đoạn tận ái (http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung38.htm)

Thí dụ còn rất nhiều đó, ĐH Không biết là người chịu khó "cày cuốc" kinh điển mà lại có nhận định kỳ cục thế sao? :-c
Hihi, vị đạo hữu này ăn nói có dẫn chứng hẳn hoi nè, không có chém bừa :D nhưng ngu tôi chưa hiểu là Đh trích luật về ông siêu quậy trong nhóm lục sư cũng như trích kinh về tỳ kheo ác kiến Sati thì liên quan gì đến chủ đề KHỐ Đế - KHỔ Uẩn đang thảo luận?? :D
(còn muốn hỏi thêm là ngu tôi có nhận định kỳ cục ở chỗ nào? thì cái này có thể để đó sau khi giải quyết xong cái khúc mắc ở trên :D )

Cảm ơn ĐH đã ghé thăm và đóng góp ý kiến. Thân ái!


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Hi hi, kỳ cục ở cái vụ ĐH Không biết cho rằng Tăng đoàn của Phật toàn là Thánh tăng hết đó! :-c


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Không biết đã viết: Đạo hữu CDHH trích phần Khổ THánh Đế trong kinh ĐNX và cho rằng Đức Phật giảng Tứ Thánh Đế cho cả những người hiện đang là phàm nhân chứ không phải là chỉ dạy cho riêng bậc Thánh, thấy không hợp lý nên ngu tôi mới hỏi lại là dựa vào đâu mà ĐH ấy nói vậy. ĐH ấy không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng và hỏi lại tôi rằng Dựa vào đâu mà đạo hữu cho rằng cụm chữ "này các Tỳ-kheo" là chỉ các bậc Thánh?
ĐH Không biết thân mến, tôi thấy trong Đại Phẩm của Luật Tạng, Thế Tôn giảng Tứ Thánh Đế cho năm anh em Kiều Trần Như tại Vườn Nai ngay từ khi họ chưa chứng Thánh, thậm chí lúc đó thì họ danh chính ngôn thuận vẫn là những tu sĩ ngoại đạo. Còn nữa, Thế Tôn đã khuyến khích giảng Tứ Thánh Đế không chỉ cho Tăng sĩ mà còn phải giảng rộng rãi đến cả tầng lớp cư sĩ như sau:
26.VI. Thân Hữu (S.v,434)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các Ông nghĩ cần nghe theo như bạn bè, hay thân hữu, hay bà con, hay huyết thống, thì này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải khích lệ những người ấy, huấn luyện, an trú các người ấy trong sự chứng ngộ như thật bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?

3) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt.

4) Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn... như thật bốn Thánh đế.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm)


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Kiến An đã viết:
Không biết đã viết: Đạo hữu CDHH trích phần Khổ THánh Đế trong kinh ĐNX và cho rằng Đức Phật giảng Tứ Thánh Đế cho cả những người hiện đang là phàm nhân chứ không phải là chỉ dạy cho riêng bậc Thánh, thấy không hợp lý nên ngu tôi mới hỏi lại là dựa vào đâu mà ĐH ấy nói vậy. ĐH ấy không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng và hỏi lại tôi rằng Dựa vào đâu mà đạo hữu cho rằng cụm chữ "này các Tỳ-kheo" là chỉ các bậc Thánh?
ĐH Không biết thân mến, tôi thấy trong Đại Phẩm của Luật Tạng, Thế Tôn giảng Tứ Thánh Đế cho năm anh em Kiều Trần Như tại Vườn Nai ngay từ khi họ chưa chứng Thánh, thậm chí lúc đó thì họ danh chính ngôn thuận vẫn là những tu sĩ ngoại đạo.
ngày Thế Tôn chưa thành đạo thì làm gì có ai trên thế gian này là Thánh (theo quan điểm của đạo Phật); và thậm chí là Phật giảng xong bài kinh Chuyển Pháp luân (trong đó có nói về 4 Thánh đế) thì chỉ có 1 mình ngài Kiều Trần Như là 'chứng thánh' và được Phật cho phép tu lên bậc trên còn 4 vị kia thì vẫn chưa chứng :D
Kiến An đã viết:Còn nữa, Thế Tôn đã khuyến khích giảng Tứ Thánh Đế không chỉ cho Tăng sĩ mà còn phải giảng rộng rãi đến cả tầng lớp cư sĩ như sau:
26.VI. Thân Hữu (S.v,434)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn, những ai mà các Ông nghĩ cần nghe theo
như bạn bè, hay thân hữu, hay bà con, hay huyết thống, thì này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải khích lệ những người ấy, huấn luyện, an trú các người ấy trong sự chứng ngộ như thật bốn Thánh đế. Thế nào là bốn?

3) Thánh đế về Khổ... Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt.

4) Này các Tỷ-kheo, những ai mà các Ông có lòng lân mẫn... như thật bốn Thánh đế.

5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-56a.htm)
haha, có phải ĐH vì mấy chữ màu đỏ trong chánh kinh mà cho rằng Phật khuyến khích các thầy tỷ-kheo giảng 4 Thánh Đế cho hàng cư sĩ không? hihihi :)) thế ra hàng đệ tử xuất gia của Phật toàn thành phần gian dối lọc lừa người ta à, vẫn còn vợ con quyến thuộc mà lại tự cho mình là hạnh thánh Sa-môn. Và đao hữu có thấy mâu thuẫn với đoạn kinh này không?
"Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình." (Tiểu kinh Dụ dấu chân voi)

ĐH hiểu như vậy thì chết ông Phật rồi :D ổng khuyến khích đệ tử ổng giảng dạy chánh pháp cho bà con quyến thuộc của mình thôi, còn người dưng nước lã thì bỏ mặc nha? (cái này người ta gọi là tử tưởng 'Gia Đình trị' đó đạo hữu :D )

có 1 cách phản biện đanh thép và hữu hiệu hơn cách của đạo hữu là như vậy nè:
29. IX. Sirivaddha (Tạp 37,13, Ðại 2,270b) (S.v,176)

1) Một thời Tôn giả Ananda trú ở Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Lúc bấy giờ, cư sĩ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.

3) Rồi gia chủ Sirivaddha bảo một người:

-- Hãy đến, này Bạn. Hãy đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và thưa: "Thưa Tôn giả, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda, và thưa như vầy: ‘Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn"".

-- Thưa vâng, Gia chủ.

Người ấy vâng đáp gia chủ Sirivaddha, đi đến Tôn giả Ananda.

4) Sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Tôn giả Ananda và ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị ấy thưa với Tôn giả Ananda:

-- Thưa Tôn giả Ananda, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và thưa: "Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn".

Tôn giả Ananda im lặng nhận lời.

5) Rồi Tôn giả Ananda đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda nói với gia chủ Sirivaddha:

6) -- này Gia chủ, Gia chủ có thể kham nhẫn được chăng? Gia chủ có thể chịu đựng được chăng? Có phải các khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không có tăng trưởng?

-- Thưa Tôn giả, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Các khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu; có dấu hiệu tăng trưởng, không có giảm thiểu.

7) -- Vậy, này Gia chủ, hãy tự học tập như sau: "Tôi sẽ trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán thọ trên các cảm thọ... Tôi sẽ trú, quán tâm trên tâm... Tôi sẽ trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập.

8) -- Thưa Tôn giả, bốn niệm xứ này được Thế Tôn thuyết giảng, những pháp ấy có ở trong con, và con hiện thực hành những pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán thọ trên các cảm thọ... Con trú, quán tâm trên tâm... Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
............

Tương Ưng Niệm Xứ - TƯƠNG ƯNG BỘ
hihi, có phải đoạn kinh này rõ ràng và đanh thép hơn không đạo hữu? :D ( tôi đã từng bị một ai đó trên diễn đàn này phản biện như vậy đó :D )

nhưng ngu tôi lại hỏi, tại sao lại là ngài Ananda chứ không phải là đức Thế Tôn? không phải là lời dạy của chính đức Phật sẽ có sức thuyết phục hơn so với ngài Ananda hay sao?? và chúng ta cũng biết là cho đến trước ngày kết tập kinh điển lần thứ I ở hang Tất-bát-la (sau khi Phật niết-bàn 3 tháng) thì ngài Ananda vẫn chưa chứng A-la-hán? vậy đoạn kinh trên thuật lại câu chuyện diễn ra trước hay sau lần kết tập đó? nếu là Trước thì lời của 1 vị chưa chứng Quả Vị rốt ráo có đáng tin cậy không? còn nếu là sau thì... hahaha :)) (đây là vài câu hỏi về bối cảnh của bài kinh, cũng không quan trọng lắm)
quan trọng là chỗ này nè: vị ấy trú quán thân trên thân ... quán pháp trên các pháp như thế nào?? có quán rằng: 'tôi xấu quá, cầu cho tôi đẹp hơn chút xíu mà hông được là Khổ' rồi cho rằng đó là quán cầu bất đắc khổ thuộc Khổ THÁNH Đế hay không? :)) chừng nào ĐH trích được đoạn kinh nào nêu rõ bối cảnh chính đức Phật giảng dạy rằng: "Này Gia Chủ, như thế nào là Khổ THÁNH Đế?.. này Gia chủ, như thế nào là Khổ tập THÁNH Đế??.." thì mang lên đây chúng ta thảo luận tiếp :D

hihi, với những câu hỏi phản biện như vậy thì vị ấy BÍ, cũng giống như câu hỏi 'tại sao Phật không giảng KHỔ đế (về Sanh,Già,Chết..) cho người tại gia Mahànàma mà chỉ thấy giảng cho Tỷ-kheo, trong khi giảng cho Tỷ-kheo thì không thấy nhắc gì đến làm ăn, giữ tài sản.. tức là KHỔ Uẩn' mà tôi hỏi đạo hữu CDHH đến 3 lần vẫn chưa thấy câu trả lời :D

hihi, cảm ơn ĐH Kiến An đã quan tâm và có nhiều chia sẻ. Tôi rất thích những người có học tập nghiên cứu và ăn nói chừng mực như đạo hữu, nói câu nào là trích dẫn Kinh Luật đàng hoàng và chứ không có ba hoa chém bừa :D
nhưng mà đạo hữu biết sao không? Biển mênh mông rộng lớn lắm, ai có mắt đứng trên bờ từng nhìn thấy biển cũng không ít lần trầm trồ thốt lên rằng "wow, biển bao la rộng lớn quá" nhưng sự thật là họ chỉ thấy được biển Rộng chứ không thấy được biển Sâu (còn bao nhiêu là tài nguyên, khoáng sản, sinh vật.. nằm sâu dưới lòng biển). Chỉ những người can đảm dám dấn thân "lặn sâu" xuống dưới đó mới biết là biển sâu đến dường nào. Biển Pháp của Như Lai cũng vậy đó ĐH.
Hy vọng ĐH là sẽ bậc đệ tử trí tuệ của đức Phật, không phải là chỉ biết Copy + Paste :D

Mến chúc ĐH an vui trong chánh pháp. Thân ái!


Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

Không biết đã viết: haha, có phải ĐH vì mấy chữ màu đỏ trong chánh kinh mà cho rằng Phật khuyến khích các thầy tỷ-kheo giảng 4 Thánh Đế cho hàng cư sĩ không? hihihi :)) thế ra hàng đệ tử xuất gia của Phật toàn thành phần gian dối lọc lừa người ta à, vẫn còn vợ con quyến thuộc mà lại tự cho mình là hạnh thánh Sa-môn. Và đao hữu có thấy mâu thuẫn với đoạn kinh này không?
"Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình." (Tiểu kinh Dụ dấu chân voi)

ĐH hiểu như vậy thì chết ông Phật rồi :D ổng khuyến khích đệ tử ổng giảng dạy chánh pháp cho bà con quyến thuộc của mình thôi, còn người dưng nước lã thì bỏ mặc nha? (cái này người ta gọi là tử tưởng 'Gia Đình trị' đó đạo hữu :D )
ĐH Không biết hiểu nhầm rồi. Người xuất gia từ bỏ gia đình không có nghĩa là các ngài phải chốn chạy, cách ly hoàn toàn với gia đình. Mà ngược lại, họ hàng thân quyến, bạn bè thân hữu hồi trước khi xuất gia lại chính là những đối tượng hữu duyên cần phải ưu tiên hóa độ (không phải vì các ngài phân biệt người thân với chúng sinh khác mà là vì khi đã có duyên lành nhiều đời với nhau thì việc hóa độ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều). Chính Đức Phật đã trở về hóa độ cho cha mẹ, vợ con, quyến thuộc dòng họ Thích Ca đó thôi. Hay như Tôn giả Yasa đã hóa độ dẫn dắt các người bạn cũ của mình đến với Đạo.

ĐH đọc Đại Phẩm trong Luật Tạng sẽ thấy Thế Tôn giảng Tứ Thánh Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) cho cả hàng cư sĩ như cha, mẹ, vợ của công tử Yasa đó. (http://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-01a.htm) tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Kiến An đã viết:
Không biết đã viết: haha, có phải ĐH vì mấy chữ màu đỏ trong chánh kinh mà cho rằng Phật khuyến khích các thầy tỷ-kheo giảng 4 Thánh Đế cho hàng cư sĩ không? hihihi :)) thế ra hàng đệ tử xuất gia của Phật toàn thành phần gian dối lọc lừa người ta à, vẫn còn vợ con quyến thuộc mà lại tự cho mình là hạnh thánh Sa-môn. Và đao hữu có thấy mâu thuẫn với đoạn kinh này không?
"Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe Pháp ấy, sau khi nghe Pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng, vị này suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Một thời gian sau, người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hay từ bỏ tài sản lớn, từ bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay từ bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình." (Tiểu kinh Dụ dấu chân voi)

ĐH hiểu như vậy thì chết ông Phật rồi :D ổng khuyến khích đệ tử ổng giảng dạy chánh pháp cho bà con quyến thuộc của mình thôi, còn người dưng nước lã thì bỏ mặc nha? (cái này người ta gọi là tử tưởng 'Gia Đình trị' đó đạo hữu :D )
ĐH Không biết hiểu nhầm rồi. Người xuất gia từ bỏ gia đình không có nghĩa là các ngài phải chốn chạy, cách ly hoàn toàn với gia đình. Mà ngược lại, họ hàng thân quyến, bạn bè thân hữu hồi trước khi xuất gia lại chính là những đối tượng hữu duyên cần phải ưu tiên hóa độ (không phải vì các ngài phân biệt người thân với chúng sinh khác mà là vì khi đã có duyên lành nhiều đời với nhau thì việc hóa độ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều). Chính Đức Phật đã trở về hóa độ cho cha mẹ, vợ con, quyến thuộc dòng họ Thích Ca đó thôi.

hihi, mới khen ĐH ở trên thì bây giờ phải nhắc nhở ĐH lại thôi. ĐH hãy nhớ rằng: bất kể khi nào ĐH 'xa rời chánh tạng' mà suy diễn pháp phật theo 'ý mình' thì xác suất trên 90% là ĐH tầm bậy đó :D để tránh trích dẫn quá dài làm tốn tài nguyên DĐ mà lại xa rời chủ để chính thì ngu tôi xin gợi ý thế này:

- trước tiên, ĐH hãy đọc lại kinh Đại Bổn trong Trường Bộ Kinh thì sẽ thấy Phật Thích Ca giảng về hội chúng Tăng đoàn của 7 vị Phật quá khư như vầy: Này các Tỷ-kheo, trong thời Thế Tôn Vipassì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội sáu mươi tám triệu Tỷ-kheo, một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo ... trong thời Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội mười vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo ... trong thời Thế Tôn Vessabhù, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có ba Tăng hội: một Tăng hội tám vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội bảy vạn Tỷ-kheo, một Tăng hội sáu vạn Tỷ-kheo ... trong thời Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội bốn vạn Tỷ-kheo ... trong thời Thế Tôn Konàgamana, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội ba vạn Tỷ-kheo ... trong thời Thế Tôn Kassapa, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có một Tăng hội hai vạn Tỷ-kheo ... Này các Tỷ kheo, nay trong thời của Ta có một Tăng hội một ngàn hai trăm năm mươi Tỷ-kheo, tất cả đều là bậc Lậu tận.
- sau đó đối chiếu với tạng Luật thì sẽ thấy quá trình hình thành Tăng đoàn như thế này, ngu tôi xin liệt kê tóm gọn: "Phật + 5 ae Kiều Trần Như + Yasa và 54 người bạn + 30 vương tử ở Uruvela + 1000 đạo sĩ bện tóc Uruvela Kassapa + Moggallāna và Sārīputta cùng 250 du sĩ huynh đệ" ( http://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-01b.htm ) Nếu tính toán chi li thì Tăng Đoàn thời kỳ đầu phải nhiều hơn con số 1250 một chút, nhưng có lẽ Phật chỉ nói gọn lại là "1000 đs bện tóc + 250 du sĩ" (những người đã lâu ngày xuất gia Từ Bỏ đời sống thế tục nhưng chưa cò con đường Chánh để đi) là đệ tử 'nòi' chính gốc, tạm gọi là thế hệ f1, còn những vị xuất gia với ngài Moggallāna, Sārīputta.. (không trực tiếp với Phật) là thế hệ f2, f3...
- rồi so sánh tiếp với Tăng Chi 8 Pháp phẩm Gotamì thì sẽ thấy bà Mahàpajàpatì Gotamì (vú nuôi của Phật ngày còn nhỏ) 3 lần cầu thỉnh Phật cho xuất gia tu học nhưng cả 3 lần ngài đều từ chối (bà được xuất gia là nhờ lời cầu thỉnh 'thông minh' của ngài Ananda và là Ni Trưởng đầu tiên của Ni đoàn). Như vậy, công chúa Yashodara (vợ Phật) nếu có xuất gia là dưới sự cho phép và hướng dẫn của bà Mahàpajàpatì Gotamì chứ không phải là của chính Phật.

hihi, với những dữ kiện như trên thì sự kiện "Chính Đức Phật đã trở về hóa độ cho cha mẹ, vợ con, quyến thuộc dòng họ Thích Ca đó thôi" là hoàn toàn bịa đặt; không tương ưng kinh Đại Bổn,kinh Tăng Chi thuộc tạng Kinh và cũng tầm bậy so với lịch sử hình thành tăng đoàn theo tạng Luật.

1 lần nữa vẫn không thừa khi ngu tôi phải nhắc lại lời Phật dạy: mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm
(bắc chước ông Phật, có mỗi một câu mà ổng lặp đi lặp lại hàng trăm lần vẫn không mỏi miệng thì việc mình copy + paste lại nhiều lần 1 đoạn kinh vẫn còn khỏe chán :D )

hihi, đến đây thì ĐH Kiến An thử đọc lại bài kinh "Thân Hữu" trong Tương Ưng Sự Thật ở trên xem có phát kiến gì mới hem (nhất là mấy chữ mà ngu tôi tô đỏ :D )


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

còn cái vụ này
Kiến An đã viết:Hay như Tôn giả Yasa đã hóa độ dẫn dắt các người bạn cũ của mình đến với Đạo.

ĐH đọc Đại Phẩm trong Luật Tạng sẽ thấy Thế Tôn giảng Tứ Thánh Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) cho cả hàng cư sĩ như cha, mẹ, vợ của công tử Yasa đó. (http://www.budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-01a.htm) tangbong
ĐH đọc lại đường link ĐH trích dẫn xem, vì ngưỡng mộ danh tiếng và tò mò chánh pháp vi diệu của Phật mà mấy vị đó tự tìm tới đễ cầu học hay là từ chủ ý ban đầu của Yasa :D từ chủ ý của bản thân các vị đó mà đạo hữu lại cho rằng Yasa hóa độ các người bạn của mình thì có phải là ĐH đọc kinh luật 'ba chớp ba nhoáng' hem? :D

còn cái vụ "Phật giảng 4 Thánh Đế cho hàng cư sĩ" thì ngu tôi đã nói rồi (không biết ĐH có đọc bài kinh về cư sĩ Sirivaddha mà ngu tôi trích ở trên không nữa). Ngay cả những lời thoại trực tiếp kiểu như: "này gia chủ, ... này gia chủ ..." còn có nhiều lỗ hổng chưa đủ sức thuyết phục thì hành động copy paste đường link trên của ĐH chỉ là căn bệnh mãn tính như một thói quen mà thôi.
Thật ra vấn đề này trên DĐ đã từng có người nói rồi, nó không chỉ có trong phẩm đó của Luật tạng thôi đâu ĐH, và có vị đạo hữu đã trả lời toàn vẹn và đầy đủ cho vấn đề này rồi; nhưng trước khi ĐH Kiến An đọc câu trả lời đó ngu tối khuyến nghị ĐH 'chịu khó' đọc và suy ngẫm lại những gì chúng ta đã thảo luận: vấn đề "Khổ ĐẾ - Khổ UẨN" bối cảnh và nội dung, bài kinh "Thân Hữu" đạo hữu đã trích dẫn + những lời bình phẩm và phản biện của tôi, bài kinh Sirivaddha + lời phản biện của ngu tôi...
ĐH kỹ lưỡng và sâu chuỗi tất cả lại xem có phát hiện ra điều gì hông (tại vì đọc phải có suy tư, ngâm cứu và đối chiếu nhiều chiều mới có thể nắm vững; chứ còn Cưỡi ngựa xem hoa rồi copy paste thì không có ích lợi gì đâu :D )

rồi cho dù có phát hiện hay không phát hiện điều gì thì ĐH cũng hãy vào đây đọc câu trả lời rất đầy đủ và toàn vẹn của Đh cục đất về vấn đề này: http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 3&start=12
( nhớ chuẩn vị trà bánh trước khi đọc, bài đó dài kinh khủng lắm cafene )

p/s sau bài viết này ngu tôi sẽ không 'hý luận' gì thêm mấy cái vụ này nữa, cà quần cà quần mãi vẫn không thoát ra được, để dành hơi sức mà làm những chuyện khác :D

Thân ái!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách