Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Hihi, bửa nay ngu tôi mạo muội lập cái topic này để nói về 2 chiện tưởng như là giống nhau nhưng kỳ thực là rất Khác nhau, đó là: Khổ ĐẾ & Khổ UẨN

- GIỐNG Nhau: chữ KHỔ trong “Khổ đế” và chữ KHỔ trong “Khổ uẩn” đều có cùng nguyên gốc tiếng Pali là dukkha

DUKKHA nt. sự đau khổ, đau đớn, khổ sở, hấp hối, không an vui. --kkhaya m. sự diệt tắt cái khổ. --kkhandha m. sự khổ của ngũ uẩn. --nidāna nt. nguồn gốc sự khổ. adj. nguyên nhân sự khổ. --nirodha m. sự diệt tắt cái khổ. --nirodhagāminī f. thực hành để đến nơi diệt tắt cái khổ. --ntagū a. người đã chinh phục được cái khổ. --paṭikkūla a. người gớm ghê sự khổ. --pareta a. buồn rầu vì sự khổ. --ppatta a. đang đau khổ. --ppahāṇa dứt bỏ cái khổ. --vipāka a. sự hưởng quả khổ, tạo ra cái khổ. --sacca nt. khổ đế. --samudaya m. tập đế (nguyên nhân cái khổ). --camphassa a. tiếp xúc với sự khổ. --seyyā f. sự ngủ không an. --ānubhavana nt. đang bị sự thống khổ. --āgapama m. sự dứt bỏ khổ não. (http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-22-d.htm)

- KHÁC Nhau: hihi, đơn giản là chữ ĐẾ thì đương nhiên là không thể nào giống chữ UẨN cho được :D Đế trong tiếng Pali gọi là sacca còn Uẩn là khandha

SACCA nt. chân lý, sự thật. adj. thật, thật tế, đúng theo chân lý. --kiriyā f. nguyện vọng, thề quyết. --paṭivedha, --ābhisamaya m. sự hiểu biết hay giác ngộ đúng theo chân lý. --vācā f. lời chân thật. --vādī 3.người nói lời chân thật. --sandha a. chắc chắn, đáng tin cậy.

KHANDHA m. một khúc cây, chiều lớn, to, đống, khối, một đoạn, một chương mục --pañcaka nt. ngũ uẩn.

sacca thì có vẻ đơn giản dễ hiểu, nhưng nếu quý vị có tìm hiểu kỹ sẽ thấy có chỗ dịch là Chân lý, có chỗ dịch là Sự thật:
ví dụ trong Cankì Sutta - kinh 95 Trung bộ thì dịch sacca là Chân lý,
còn trong Tương Ưng bộ thì có riêng một chương Sacca-Saṃyutta được HT Minh Châu dịch là 'Tương Ưng Sự Thật', đây là chương chuyên biệt phật giảng về bốn Thánh đế nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy một chữ nào ghi là Chân lý. Nói ra điều này để thấy dễ mà hông phải dễ :D

còn khandha thì khó hơn, định nghĩa theo Từ điển thì hoàn toàn không thấy chữ 'Uẩn' nhưng nếu lấy nghĩa thì có thể hiểu Uẩn là "một nhóm, một khối, một đống" (những đối tượng có cùng tính chất với nhau). Ví dụ trong kinh hay có từ Sắc Uẩn là chỉ cho những đối tượng vật chất có hình tướng như là: xe hơi, máy bay, bàn ghế, tay, chân, thân thể..
hay từ Tưởng Uẩn là chỉ cho những đối tương phi vật chất không có hình tướng như 'cảm nghĩ, tư tưởng' của con người

hihi, đã xuất hiện không ít những đau đầu và “nhức nhối” về khía cạnh văn tự. :D bây giờ chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về ý nghĩa các từ ấy trong bối cảnh kinh văn biết đâu mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn :D

đầu tiên nói về Khổ UẨN trước, một bài kinh tiêu biểu và đặc sắc nói về vấn đề này là Tiểu kinh Khổ uẩn - 14 Kinh Trung bộ:
Và này Mahànàma, thế nào là sự nguy hiểm các dục? Ở đây, này Mahànàma, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác. Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

Này Mahànàma, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, nhưng các tài sản ấy không được đến tay mình, vị ấy than vãn, buồn phiền khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Ôi! Sự nỗ lực của ta thật sự là vô ích, sự tinh cần của ta thật sự không kết quả". Này Mahànàma, như vậy, là sự nguy hiểm các dục thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

Này Mahànàma, nếu thiện nam tử ấy nỗ lực như vậy, tinh cần như vậy, tinh tấn như vậy, và các tài sản ấy được đến tay mình, vì phải hộ trì các tài sản ấy, vị ấy cảm thọ sự đau khổ, ưu tư: "Làm sao các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng khỏi cướp đoạt chúng?" Dầu vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: "Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa". Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua, Sát-đế-lị tranh đoạt với Sát-đế-lị, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủ tranh đoạt với gia chủ, mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ, cha tranh đoạt với con, con tranh đoạt với cha, anh em tranh đoạt với anh em, anh tranh đoạt với chị, chị tranh đoạt với anh, bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt; họ công phá nhau bằng tay; họ công phá nhau bằng đá; họ công phá nhau bằng gậy; họ công phá nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ dàn trận hai mặt, và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Ở đây, họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ đột nhập nhà cửa, họ cướp giật đồ đạc, họ hành động như kẻ cướp, họ phục kích các đường lớn, họ đi đến vợ người. Các vua chúa khi bắt được một người như vậy liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình... Hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa)... chúc thủ hình (đốt tay)... khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt)... bì y hình (lấy vỏ cây làm áo)... linh dương hình (hình phạt con dê núi)... câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt)... tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền)... khối trấp hình... chuyển hình... cao đạp đài... họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm của dục thiết thực hiện tại, thuộc khổ uẩn, lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên, là nguồn gốc của dục, là nguyên nhân của dục.

Lại nữa, này Mahànàma, do dục làm nhân... do chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này Mahànàma, như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do dục làm nhân duyên, do chính dục làm nhân.

một bài kinh quá hay, quá thiết thực. Đức Phật là một người xuất gia, từ nhò sống trong nhung hoa gấm lụa, vậy mà ngài kể về những "nỗi Khổ" nỗi lo của người tại gia một cách tường tận chi tiết như thể ngài đã kinh qua hàng ngàn lần vậy đó :D
có ai trên đời mà không vướng bận vào những "nỗi Khổ" như thế không nhỉ? có lẽ chỉ có 2 hạng người, một là những em bé chưa trưởng thành phải sống nhờ cơm cha áo mẹ vô ưu vô lo; hai là là những người từ bỏ gia đình, bỏ hết gia tài sự nghiệp, sống đời vô sản thanh nhàn và đạo hạnh. Bạn muốn chọn làm hạng người nào? :D
đây rõ ràng là những nỗi khổ mà bất cứ ai cũng sẽ gặp trong cuộc đời, dù là người đạo Phật hay là không đạo Phật. Như vậy, nếu như những ngoại đạo cũng có dạy về những nỗi Khổ thường tình như thế (điều này là chắc chắc, vì trong các buổi nói chuyện hay trả lời khúc mắc cho tín đồ họ vẫn thường nói đến). Vậy thì đâu là sự khác nhau cốt lõi giữa đạo Phật và ngoại đạo về chữ 'KHỔ' ?? để đó, từ từ xử tiếp :D

Khổ UẨN là như thế, còn Khổ ĐẾ thì sao? chúng ta khảo cứu vài đoạn kinh tiêu biểu.

Ở phần Quán Pháp trong kinh Đại Niệm Xứ - 22 Trường Bộ, có một đoạn đức Phật dạy như sau:
Lại nữa này các Tỷ kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo như thật tuệ tri: "Ðây là khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".

18. Và này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi. khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

hihi, một định nghĩa ngắn gọn nhưng đã nêu ra những 'khái niệm" hoàn toàn khác biệt với 'những đối tượng thuộc Khổ uẩn' trong tiểu kinh Khổ Uẩn đã trích ở trên. Lưu ý, ở đây Phật gọi là Khổ THÁNH Đế chứ không phải là Khổ Đế. Như vậy, chữ Khổ Đế mà chúng ta hay nghe là cách nói vắn tắt của Khổ THÁNH Đế (dukkhaṃ ariyasaccaṃ), và nếu nói một cách thuần Việt là "Sự thật của bậc Thánh về Khổ" (khác với Sự thật của Phàm phu về Khổ :D )
Cần đặc biệt lưu ý thêm là không hề có khái niệm 'Tứ đế Bát khổ'! Tứ Đế thì còn đúng chứ Bát Khổ là bắt đầu tầm bậy :D đây là lý do mà ngu tôi miệt mài mòn mỏi ngồi viết cái bài này. Vì thời nay cách đức Phật đã quá xa, ngôn từ chữ nghĩa đều đã lai căn và biến thể chứ không còn "trinh nguyên" như thời của Phật; tuy vậy nếu chịu khó trau dồi và học tập kỹ lưỡng vẫn có thể rút ra những điều tinh túy nhất.

Bát Khổ người đời sau chế tác gồm có: Sanh-Lão-Bệnh-Tử, Cầu bất đắc khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ, Ngũ Ấm xí thạnh khổ <= nếu so sánh đối chiếu với Kinh văn trong chánh tạng thì mấy chữ màu đỏ in đậm là tầm bậy :D

Thật vậy, Khổ Đế của bậc Thánh chỉ bao gồm "Sanh - Già Chết" chứ không hế có chữ Bệnh. Nói lý 1 chút thì nếu nói bệnh là một phần 'Khổ đế' thì tại sao có những người sinh ra trong sung sướng, vui sống đến già rồi chìm vào giấc ngủ là về với ông bà (không có trải qua giai đoạn bệnh); hoặc có người vặn vẹo hàng phàm phu có kẻ bị bệnh, hàng Thánh tăng đệ tử phật (kể cả Phật) cũng có người bị bệnh, vậy tại sao không nói bệnh cũng chính là Khổ đế? (họ không hiểu bệnh đối với phàm phu là khổ chứ đối với bậc Thánh không phải khổ :D )

còn nếu Xem xét đối chiếu với 12 Nhân Duyên: Vô minh -> Hành -> Thức -> ... -> Hữu -> Sanh -> Già Chết (không thấy chữ Bệnh đâu luôn :D ). Như vậy, ngu tôi nói xếp 'bệnh' vào Khổ THÁNH Đế là tầm bậy là có cơ sở phải không quý vị :D

một định nghĩa khác về 'Khổ ĐẾ' trong chánh kinh của Phật hoàn toàn không dính gì tới cái Khổ Uẩn phía trên kia luôn:
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn Thánh đế này. Thế nào là bốn? Thánh đế về Khổ, Thánh đế về Khổ tập, Thánh đế về Khổ diệt, Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ? Cần phải được nói là năm thủ uẩn. Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ.
...............

Tương ưng Sự Thật - TƯƠNG ƯNG BỘ

cái này thì cao quá, không thể giải nghĩa tường tận trong khuôn khổ bài viết này.

Hihi, bây giờ tới cái tưởng như là đúng mà kỳ thực là hông đún luôn nè :D

trong Bát khổ có cái "Cầu bất đắc khổ" có vẻ tương ưng với "Cầu không được là khổ" trong chánh tạng. Vấn đề đặt ra là Cầu cái gì không được mà khổ? Nếu quy vị nghe hầu hết các băng giảng của quý Thầy ngày nay thì quý vị sẽ nghe được nhang nhãng như sau: "nhan sắc mình xấu quá cầu cho nó đẹp lên mà không được là khổ, nhà nghèo quá cầu cho kha khá lên một chút mà không được là khổ,.. hoặc nổ lực làm ăn chân chính mong cho sự nghiệp rạng rỡ mà không được là khổ.." <= cái này nói vui thì đây là Khổ PHÀM Đế chứ không phải là Khổ THÁNH Đế. Vậy như thế nào là "Cầu không được là khổ" theo Khổ THÁNH Đế?? Đức Phật dạy rõ như sau:
Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Đại Niệm Xứ - 22 Trường Bộ

như vậy, nói một cách ngắn gọn thì nỗi lo âu 'đau khổ' của bậc Thánh (Khổ THÁNH Đế) là mong cầu được giải thoát mà không thành tựu mới là KHỔ, chứ không phải mấy cái tầm phào như "nhà, xe, nhan sắc, tiền tài, sự sản..." cầu không được rồi khổ.

hihi, ngay cả khi đồng văn đồng tự như 'Cầu bất đắc khổ' (bát khổ) = 'Cầu không được là khổ' (chánh kinh) thì ý nghĩa cũng bị hiểu sai lạc đi rất nhiều. Cho nên thật tình mà nói, một phàm phu muốn "chạm" được Chánh pháp của Phật thì thật sự là một khoảng cách quá xa. :D

Thân ái!
Sửa lần cuối bởi Không biết vào ngày 29/02/16 07:50 với 1 lần sửa.


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Khố ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Và này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi. khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Này các Tỷ kheo thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sanh.

Này các Tỷ kheo, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này các Tỷ kheo, như vậy là già.

Này các Tỷ kheo, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là chết.

Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là sầu? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sầu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là bi? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là bi.

Này các Tỷ kheo, thế nào là khổ? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là khổ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là ưu? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là ưu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là não? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là não.

Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Này các Tỷ kheo, như thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

(Kinh Đại Niệm Xứ)

Những nỗi khổ trên là chung cho mọi chúng sinh chứ không phải là nỗi khổ của bậc Thánh. Đức Phật giảng Tứ Thánh Đế cho cả những người hiện đang là phàm nhân chứ không phải là chỉ dạy cho riêng bậc Thánh! Khổ Thánh Đế hay còn gọi là "Chân Lý Cao Thượng tức là sự Khổ". Chữ "Thánh" ở đây có thể được hiểu là "Chân Lý Cao Thượng" mà người phàm cần phải hiểu rõ để có thể chứng Thánh quả, chứ không phải Khổ Thánh Đế là nỗi khổ riêng của Thánh.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khố ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

CDHH đã viết:
này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi. khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Này các Tỷ kheo thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sanh.

Này các Tỷ kheo, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này các Tỷ kheo, như vậy là già.

Này các Tỷ kheo, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là chết.

Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là sầu? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sầu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là bi? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là bi.

Này các Tỷ kheo, thế nào là khổ? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là khổ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là ưu? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là ưu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là não? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là não.

Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Này các Tỷ kheo, như thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

(Kinh Đại Niệm Xứ)

Những nỗi khổ trên là chung cho mọi chúng sinh chứ không phải là nỗi khổ của bậc Thánh. Đức Phật giảng Tứ Thánh Đế cho cả những người hiện đang là phàm nhân chứ không phải là chỉ dạy cho riêng bậc Thánh! Khổ Thánh Đế hay còn gọi là "Chân Lý Cao Thượng tức là sự Khổ". Chữ "Thánh" ở đây có thể được hiểu là "Chân Lý Cao Thượng" mà người phàm cần phải hiểu rõ để có thể chứng Thánh quả, chứ không phải Khổ Thánh Đế là nỗi khổ riêng của Thánh.
hihi, cảm ơn đạo hữu CDHH đã tham gia :D

nhưng mà cảm phiền đạo hữu đọc lại đoạn kinh trên xem đức Phật đang giảng mấy cái đó cho ai?

dựa vào đâu mà đạo hữu nói cụm chữ "này các Tỷ-kheo" trong chánh kinh là cho cả phàm nhân và bậc Thánh?

Tại sao trong tiểu kinh Khổ Uẩn ngu tôi trích ở trên (Phật giảng cho người tại gia Mahànàma) nhắc đến rất nhiều điều liên hệ đến phàm nhân như "làm ăn, giữ tài sản, tranh chấp.." mà chẳng thấy nói gì đến "Sanh, Già, Chết.." như trong kinh Đại Niệm Xứ?? :D

đạo hữu muốn thuyết phục tôi cũng như công đồng các pháp hữu Nam Truyền thì xin hoan hỷ nói rõ những chỗ mà ngu tôi đã nêu ra nhé!

Thân ái!


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

VÔ Ngã và PHI Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

hihi, định bàn thêm về sự khác biệt của "Ái biệt ly khổ, Oán tắng hội khổ" trong bát khổ với Khổ Đế của chánh kinh nhưng mà thôi. Cái đó để sau, bửa nay đổi khẩu vị qua món khác cho nó đỡ ngán vậy :D

VÔ Ngã hay PHI Ngã

tại sao ngu tôi lại nói về vấn đề này, tại vì cách đây ít lâu cũng trong box của Nam Truyền ngu tôi có lập cái topic "Linh hồn và Bản ngã" http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 41&t=10840 mà không thấy ai vào cho 1 câu trả lời thỏa đáng. Đó là một phần cơ sở để thấy rằng ngu tôi đặt vấn đề ra là đúng, xin trích lại:
Nếu không nhầm thì người ta hay nói là đạo Phật phủ nhận khái niệm linh hồn và khẳng định không có cái ngã nào cả ( hay còn là vô ngã ).Xin các vị trong nhóm chia sẻ, có chỗ nào trong kinh điển Pali nói về linh hồn và sự không tồn tại của linh hồn không?

http://thaoluantrungbokinh.wordpress.co ... a-ban-nga/
đại ý của người hỏi là muốn xác quyết lại trong chánh tạng Pali chỗ nào Phật dạy về "Linh hồn hoặc là Không linh hồn", hay "Có ngã hoặc là Không có ngã"??
(cá nhân tôi hiểu thâm ý của người hỏi là muốn mỗ sẻ về cái vụ Ngã nhưng mà nói xéo qua cái Linh Hồn cho nó đỡ đụng chạm, tại vì 'linh hồn' thì có nhiều ý kiến chống trái với ngoại đạo chứ còn 'Vô ngã' thì chỉ toàn là phe ta chống trái với phe ta :D )
bài viết này ngu tôi chỉ muốn đào sâu về cái vụ 'Vô Ngã', còn 'linh hồn' thì xin để vào dịp khác.

tham khảo từ chánh kinh:
Tasmātiha bhikkhave yaṃ kiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ rūpaṃ “Netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā”ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Yā kāci vedanā. Pa . Yā kāci saññā. Ye keci saṅkhārā. Yaṃ kiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yaṃ dūre santike vā, sabbaṃ viññāṇaṃ “Netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā”ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ.

Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ các Sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm Thọ nào... Bất cứ Tưởng nào... Bất cứ Hành nào... Bất cứ Thức nào, quá khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả Thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

(KINH VÍ DỤ CON RẮN - kinh số 22 Kinh Trung Bộ)
trích ngang để khảo cứu:
sabbaṃ rūpaṃ .. vedanā .. saññā .. saṅkhārā .. viññāṇaṃ “Netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā” ti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ

Tất cả các Sắc pháp ... các Thọ ... các Tưởng ... các Hành ... tất cả Thức: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ.

"Cái này" là chỉ cho 5 uẩn; như vậy, đoạn kinh này đức Phật chỉ rõ là hành giả trước tiên phải nhân diện được 5 uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức), nhận diện được 5 uẩn rồi mới quán chúng là không phải là tôi, không phải của tôi, tức là Phi Ngã chứ không phải là Ngã :D

Phi = không phải là => Phi Ngã = không phải là ta, không phải là tôi
Vô = không có =====> Vô Ngã = không có ta, không có tôi
:D

đó là về mặt văn bản và từ vựng. Còn về mặt ý nghĩa thì nếu mù quáng cố chấp vào 'Vô ngã' thì chúng ta sẽ rối loạn khi gặp các đoạn kinh như thế này:
-- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cho đến mức độ nào là hộ trì chân lý? Cho đến mức độ nào, chân lý được hộ trì? Chúng con hỏi Tôn giả Gotama về hộ trì chân lý.

-- Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tin và nói: "Ðây là lòng tin của tôi", người ấy hộ trì chân lý, nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là sự hộ trì chân lý. Cho đến như vậy, chân lý được hộ trì. Và cho đến như vậy, chúng tôi chủ trương hộ trì chân lý. Nhưng ở đây, chưa phải là giác ngộ chân lý.
Này Bharadvaja, nếu có người có lòng tùy hỷ, này Bharadvaja, nếu có người có lòng tùy văn; này Bharadvaja, nếu có người có sự cân nhắc suy tư các lý do; này Bharadvaja, nếu có người chấp nhận một quan điểm và nói: "Ðây là sự chấp nhận quan điểm của tôi", người ấy hộ trì chân lý. Nhưng người ấy không đi đến kết luận một chiều: "Chỉ đây là sự thật, ngoài ra là sai lầm". Cho đến như vậy, này Bharadvaja, là hộ trì chân lý.

(kinh Canki - 95 kinh Trung Bộ)
hay:
IV. Thân Ái (S.i,71)

1) Ở tại Sàvatthi.

2) Ngồi xuống một bên, vua Pasenadi nước Kosala bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, ở đây khi con đang ngồi yên tịnh một mình, tư tưởng này khởi lên nơi con: "Ðối với những ai, tự ngã là thân ái? Ðối với những ai, tự ngã là kẻ thù?" Và rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau:

3) "Những ai sống thân làm ác, sống miệng nói ác, sống ý nghĩ ác; đối với người ấy, tự ngã là kẻ thù. Dầu họ có nói: "Tự ngã là thân ái của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là kẻ thù. Vì sao vậy? Những gì kẻ thù làm cho kẻ thù, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù.

4) Những ai sống thân làm thiện, sống miệng nói thiện, sống ý nghĩ thiện, đối với họ, tự ngã là thân ái. Dầu cho họ có nói: "Tự ngã là kẻ thù của chúng tôi", nhưng tự ngã đối với họ là thân ái. Vì sao vậy? Những gì kẻ thân ái làm cho kẻ thân ái, tự ngã của họ làm cho tự ngã của họ như vậy. Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái."

5) -- Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Như vậy là phải, thưa Ðại vương. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm ác... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thù. Thưa Ðại vương, những ai sống thân làm thiện... Do vậy, đối với họ, tự ngã là kẻ thân ái.

(Tương Ưng Kosala - TƯƠNG ƯNG BỘ)
LƯU Ý là cần phải nhận diện cho được 5 Uẩn rồi mới quán như thế, nếu không hiểu chỗ này không khéo sẽ có người ngồi quán cục gạch không phải là tôi, không phải là của tôi để mong cho giải thoát thì tội nghiệp cho ông Phật lắm :D

p/s: diễn đàn ngày trước thật sống động nhưng bây giờ thì như ngọn đèn leo lét treo trước gió, chưa biết là sẽ tắt lúc nào. Nhưng cũng chính từ đây ngu tôi học hỏi được rất nhiều, trong bụng một bồ chữ mà không xả ra bớt thì e là nặng bụng lắm :D thành ra trong những ngày tháng còn hữu duyên với nơi đây, khi nào rãnh thì tôi lại vào "xả" một ít. Cho nên, nghĩ được ý nào hay thì tôi vào đây xả chứ không mở nhiều topic riêng biệt (và cũng đổi tiêu đề cho phù hợp). Xem như là một phần "trả ơn cho Pháp" :D

Thân ái!


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Không biết đã viết:nhưng mà cảm phiền đạo hữu đọc lại đoạn kinh trên xem đức Phật đang giảng mấy cái đó cho ai?

dựa vào đâu mà đạo hữu nói cụm chữ "này các Tỷ-kheo" trong chánh kinh là cho cả phàm nhân và bậc Thánh?
Dựa vào đâu mà đạo hữu cho rằng cụm chữ "này các Tỳ-kheo" là chỉ các bậc Thánh? Chẳng lẽ các vị Tỳ-kheo đều đã chứng Thánh hết rồi chăng? Cứ 1000 vị Tỳ-kheo trong Tăng đoàn thì có bao nhiêu vị đã là Thánh tăng, bao nhiêu vị vẫn còn là Phàm tăng?


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

CDHH đã viết:
Không biết đã viết:nhưng mà cảm phiền đạo hữu đọc lại đoạn kinh trên xem đức Phật đang giảng mấy cái đó cho ai?

dựa vào đâu mà đạo hữu nói cụm chữ "này các Tỷ-kheo" trong chánh kinh là cho cả phàm nhân và bậc Thánh?
Dựa vào đâu mà đạo hữu cho rằng cụm chữ "này các Tỳ-kheo" là chỉ các bậc Thánh? Chẳng lẽ các vị Tỳ-kheo đều đã chứng Thánh hết rồi chăng? Cứ 1000 vị Tỳ-kheo trong Tăng đoàn thì có bao nhiêu vị đã là Thánh tăng, bao nhiêu vị vẫn còn là Phàm tăng?
hihi, thì ra đạo hữu không có cơ sở nào để nói ngữ cảnh trong kinh Đại Niệm xứ là giảng cho phàm phu, vậy thì mỗi lần đọc kinh nhớ đọc kỹ lưỡng Đh nhé! Hãy ghi nhớ lời Phật dạy "mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật" nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm"
đây là lời ngu tôi khuyên thật lòng, không có ý khen chê gì Đh cả :D

còn đây là những đoạn kinh mô tả phong thái và đặc điểm của Thánh chúng Tăng đoàn đệ tử Phật:
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Dubharàma, trong lâu đài của Migàrà. Lúc bấy giờ vào ngày trai giới, Thế Tôn đang ngồi giữa chúng Tỷ kheo. Rồi Tôn giả Ananda, sau khi đêm đã gần mãn, từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn, chúng Tỷ kheo ngồi đã lâu. Bạch Thế Tôn, hãy thuyết giới bổn Pàtimokkha cho chúng Tỷ kheo.

Sau ba lần tác bạch mà Thế Tôn vẫn im lặng vì trong hội chúng có người không thanh tịnh. Rồi tôn giả Moggallàna dùng tâm của mình tác ý đến tâm toàn thể đại chúng. Tôn giả thấy một người ác giới, theo ác pháp không thanh tịnh, tự xưng Sa môn, không theo Phạm hạnh, nội tâm hủ hóa, đầy ứ dục vọng, một đống rác ô uế đang ngồi giữa chúng Tỷ kheo. Tôn giả liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến và mời vị ấy ra ngoài.

Thế Tôn dạy: “Này các Tỷ kheo, biển lớn không chứa chấp xác chết. Nếu có xác chết trong biển lớn, lập tức bị quăng lên bờ hay vất lên trên đất liền. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, người nào là ác giới, theo ác pháp, sở hành bất tịnh, không phải Sa môn mà tự xưng Sa môn, không sống phạm hạnh, nội tâm hôi hám, chứa đầy tham dục. Chúng Tăng không sống chung với người ấy lập tức hội họp lại và đuổi người ấy ra khỏi chúng Tăng

trích lược kinh Ngày Trai Giới, phầm Lớn - TĂNG CHI BỘ KINH
bản đầy đủ tại đây: http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 8-0103.htm

(nếu không lầm thì ngu tôi cũng từng đọc 1 đoạn tương tự như vậy trong tạng Luật nhưng mà quên mất ở phẩm nào :D)
hihi, "một mống" cũng không qua được mắt của Thế Tôn đạo hữu nhé :D
đây là lời khẳng định Tăng chúng đệ tử Phật không chứa chấp thành phần cặn bã phàm phu :D

tiếp nè đạo hữu:
...........
Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nào nghi ngờ hay phân vân gì về đức Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp, thời này các Tỷ-kheo các Người hãy hỏi đi. Sau chớ có hối tiếc: "Bậc Ðạo Sư có mặt trước chúng ta mà chúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn".

Khi được nói vậy, các Tỷ-kheo ấy im lặng. Một lần thứ hai, Thế Tôn.... Một lần thứ ba, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, nếu có một Tỷ-kheo có nghi ngờ hay phân vân gì về đức Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp, thời này các Tỷ-kheo, các ngươi hãy hỏi đi. Sau chớ có hối tiếc: "Bậc Ðạo Sư có mặt trước chúng ta mà chúng ta không tận mặt hỏi Thế Tôn".

Lần thứ ba, các Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, nếu có vị nào vì lòng kính trọng bậc Ðạo Sư mà không hỏi, thời này các Tỷ-kheo, giữa bạn đồng tu, hãy hỏi nhau.

Khi được nói vậy, những vị Tỷ-kheo ấy giữ im lặng.

6. Rồi tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, thật kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay! Bạch Thế Tôn, con tin rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp.

- Này Ananda, ngươi có tín nhiệm nên nói vậy. Nhưng ở đây, này Ananda, Như Lai biết rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp. Này Ananda, trong năm trăm Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác.

kinh Đại bát Niết bàn - 16 TRƯỜNG BỘ KINH
hihi, "bèo" nhất là chứng quả Dự lưu nha đạo hữu :D
đoạn ở trên thì nói là không chứa chấp các hạng phàm phu, đến đoạn này thì nói rõ chỉ toàn là bậc Thánh. Mai mốt đừng có "chém" bừa nữa nha Đh :D

còn nữa, đoạn kinh dưới đây có bối cảnh và nội dung giảng dạy 'gần giống' kinh Đại Niệm Xứ nhưng mà nói về pháp tu "quán niệm hơi thở". Đạo hữu đọc thử xem hàng Thánh chúng đệ tử của Phật gồm có những thành phần nào nhé:
...........

Lúc bấy giờ Thế Tôn vào ngày Bố-tát, ngày rằm, vào đêm trăng tròn, ngày lễ Komudi vào tháng tư, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, chung quanh có chúng Tỷ-kheo đoanh vây. Rồi Thế Tôn sau khi nhìn xung quanh chúng Tỷ-kheo đang yên lặng, hết sức yên lặng liền bảo các Tỷ-kheo:

-- Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thãi. Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây Thanh Tịnh. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng bố thí ít, được phước báo nhiều; bố thí nhiều, càng được phước báo nhiều hơn nữa. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng khó thấy ở đời. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng xứng đáng đi nhiều do tuần (yojana) với một bao lương thực trên vai để đến yết kiến. Chúng Tỷ-kheo này là như vậy, này các Tỷ-kheo; hội chúng này là như vậy, này các Tỷ-kheo.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí. Này các Tỷ-kheo, có những bậc Tỷ-kheo như vậy trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, từ ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, này có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, là bậc Nhất lai, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo, có những Tỷ-kheo đã đoạn trừ ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn niệm xứ. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo là những vị sống chuyên tâm, chú tâm, tu tập bốn chánh cần. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong hội chúng này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bốn như ý túc. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm căn. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập năm lực. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bảy giác chi. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập Thánh đạo tám ngành. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này.

Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập từ tâm. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bi tâm. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập hỷ tâm. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập xả tâm. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo, sống chuyên tâm, chú tâm tu tập bất tịnh. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập vô thường tưởng. Các bậc Tỷ-kheo như vậy, này các Tỷ-kheo, có mặt trong chúng Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, trong chúng Tỷ-kheo này, có những Tỷ-kheo sống chuyên tâm, chú tâm tu tập nhập tức xuất tức niệm.

Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm - 118 TRUNG BỘ KINH
hihi, 3 đoạn kinh ngu tôi vừa trích dẫn đã trả lời câu hỏi 'dựa vào đâu để cho rằng cụm chữ "này các Tỳ-kheo" là chỉ các bậc Thánh?' của đạo hữu :D, còn vấn đề Cứ 1000 vị Tỳ-kheo trong Tăng đoàn thì có bao nhiêu vị đã là Thánh tăng, bao nhiêu vị vẫn còn là Phàm tăng? thì tôi không có bổn phận phải trả lời. Tôi chỉ có bổn phận học tập chánh pháp và truyền bá đạo Phật một cách đúng chánh pháp.
Đạo hữu tham khảo những đoạn kinh ở trên, tìm tòi học hỏi thêm từ Chánh tạng Nam truyền để có câu trả lời cho mình nhé!

p/s Đạo hữu còn nợ câu hỏi số 3
Tại sao trong tiểu kinh Khổ Uẩn ngu tôi trích ở trên (Phật giảng cho người tại gia Mahànàma) nhắc đến rất nhiều điều liên hệ đến phàm nhân như "làm ăn, giữ tài sản, tranh chấp.." mà chẳng thấy nói gì đến "Sanh, Già, Chết.." như trong kinh Đại Niệm Xứ??

nếu như câu hỏi về cụm chữ "này các Tỷ-kheo" là câu hỏi về Đối Tượng nghe pháp thì đây là câu hỏi về Nội Dung của pháp, tại sao khi giảng cho người tại gia thì không thấy nhắc đến "Sanh,Già,Chết.." (thuộc Khổ ĐẾ) và khi giảng cho các thầy Tỷ-kheo thì Phật không nhắc đến mấy vụ "làm ăn, giữ tài sản.." (thuộc Khổ UẨN)

Thân ái!!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Đạo hữu Không Biết kính mến !!!
Hai năm rồi không gặp đạo hữu vẫn khoẻ chứ ? nếu như đạo hữu cho rằng trong tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn chỉ có các bâc̣ thánh tăng, "bèo" lắm thì cũng chứng Tu Đà Hoàn. Vậy xin cho tôi hỏi việc chế ra giới luật là có vị tỳ kheo vi phạm những điều đạo đức, nên buột Đức Phật phải chế ra giới luật để ngăn không cho họ vi phạm, từ đó Tạng Luật được hình thành trên cơ sở những vi phạm thực tế của các vị tu hành không chân chính. Đạo hữu nên nhớ rằng khi Tăng đoàn mới thành lập lúc đó Đức Phật không cần nói giới luật,vì toàn là các bậc thánh Tăng xịn, càng về sau hàng giả tà trộn vào nhiều quá nên để giữ cho Tăng đoàn được thanh tịnh Đức Phật chế ra nhiều giới luật để thanh lọc họ. Vậy thì đh cho rằng Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn là thánh Tăng thì Đức Phật chế ra giới luật để làm gi ?̀


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Đạo hữu Không Biết kính mến !!!
Hai năm rồi không gặp đạo hữu vẫn khoẻ chứ ?
hihi, bị vì nhiễm lời dạy của Phật "tánh già nằm trong tuổi trẻ; tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết ở trong sự sống" (Tương Ưng bộ)
thành ra đạo hữu hỏi tui câu này thì ngu tui chỉ có một câu trả lời duy nhất là: khỏe mà thấy mình không khỏe, như thế mới thật là 'Khỏe' :D
chanhhoitrong_123 đã viết: nếu như đạo hữu cho rằng trong tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn chỉ có các bâc̣ thánh tăng, "bèo" lắm thì cũng chứng Tu Đà Hoàn. Vậy xin cho tôi hỏi việc chế ra giới luật là có vị tỳ kheo vi phạm những điều đạo đức, nên buột Đức Phật phải chế ra giới luật để ngăn không cho họ vi phạm, từ đó Tạng Luật được hình thành trên cơ sở những vi phạm thực tế của các vị tu hành không chân chính. Đạo hữu nên nhớ rằng khi Tăng đoàn mới thành lập lúc đó Đức Phật không cần nói giới luật,vì toàn là các bậc thánh Tăng xịn, càng về sau hàng giả tà trộn vào nhiều quá nên để giữ cho Tăng đoàn được thanh tịnh Đức Phật chế ra nhiều giới luật để thanh lọc họ. Vậy thì đh cho rằng Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn là thánh Tăng thì Đức Phật chế ra giới luật để làm gi ?̀
hihi, câu này ngu tối trích Nguyên Văn từ Chánh tạng NT mà đạo hữu, sao đh lại nói là tôi cho rằng... :D

về vấn đề này, phải chăng đạo hữu cho rằng đức Phật "chém gió" về tăng đoàn của mình hay là đh nghi ngờ đoạn kinh đó không phải nguyên gốc lời Phật dạy?
tôi muốn nghe ý kiến của đạo hữu về vấn đề này trước khi có một câu trả lời thỏa đáng.

Chúc đh an vui trong chánh pháp! :D


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Không biết đã viết:hihi, câu này ngu tối trích Nguyên Văn từ Chánh tạng NT mà đạo hữu, sao đh lại nói là tôi cho rằng...

về vấn đề này, phải chăng đạo hữu cho rằng đức Phật "chém gió" về tăng đoàn của mình hay là đh nghi ngờ đoạn kinh đó không phải nguyên gốc lời Phật dạy?
Không phải là Đức Phật chém gió, mà là ĐH Không biết chủ quan hiểu sai ý Phật thôi. Có những đoạn kinh Đức Phật giảng "Này A Nan", "Này Bà-la-môn" thì không phải là bài kinh đó chỉ giảng riêng cho Ngài A Nan hay vị Bà-la-môn thôi đâu. Căn bệnh "Y kinh giải nghĩa" của ĐH thật là trầm kha rồi đó! 8->


Thí dụ về sự hiểu lầm ý Phật của ĐH nhe:
Sau ba lần tác bạch mà Thế Tôn vẫn im lặng vì trong hội chúng có người không thanh tịnh. Rồi tôn giả Moggallàna dùng tâm của mình tác ý đến tâm toàn thể đại chúng. Tôn giả thấy một người ác giới, theo ác pháp không thanh tịnh, tự xưng Sa môn, không theo Phạm hạnh, nội tâm hủ hóa, đầy ứ dục vọng, một đống rác ô uế đang ngồi giữa chúng Tỷ kheo. Tôn giả liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến và mời vị ấy ra ngoài.
Một Tỳ kheo giữ gìn nghiêm chỉnh giới luật thì vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để được gọi là Thánh tăng đâu ĐH ạ. :-?

Này Ananda, ngươi có tín nhiệm nên nói vậy. Nhưng ở đây, này Ananda, Như Lai biết rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp. Này Ananda, trong năm trăm Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác.
ĐH không đọc kỹ rồi, đây chỉ là 500 vị Thánh tăng có mặt trong thời điểm Đức Phật chuẩn bị nhập Niết bàn, chứ không phải là toàn bộ Tăng đoàn ĐH ạ. :-w


Còn trong đoạn kinh trích trong Kinh Quán niệm hơi thở Đức Phật cũng không hề khẳng định Tăng đoàn của Ngài toàn là Thánh tăng, mà ngược lại, Ngài thuyết giảng theo mạch văn thứ tự giảm dần từ quả vị A la hán đến quả vị Dự Lưu, sau quả vị Dự Lưu là những vị phàm tăng nhưng đang tinh tấn thực hành tu tập trên con đường đi tới Thánh quả.

Thực tế là: Đa phần các vị Tỳ kheo khi mới gia nhập tăng đoàn thì chưa chứng được quả Thánh nào, trừ một số rất ít vị trước khi xuất gia đã chứng được quả vị Tu đà hoàn (Dự Lưu) như Ngài Xà Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên chẳng hạn (Nhưng cũng là do các Ngài nghe được bài kệ của Tôn giả Asaji trước đó).

Thôi tôi không bàn về chuyện này nữa, kẻo mọi người lại bảo tôi là "hấp nặng", vì đi tranh luận một thực tế rõ như ban ngày như thế! :">


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

CDHH đã viết:
Không biết đã viết:hihi, câu này ngu tối trích Nguyên Văn từ Chánh tạng NT mà đạo hữu, sao đh lại nói là tôi cho rằng...

về vấn đề này, phải chăng đạo hữu cho rằng đức Phật "chém gió" về tăng đoàn của mình hay là đh nghi ngờ đoạn kinh đó không phải nguyên gốc lời Phật dạy?
Không phải là Đức Phật chém gió, mà là ĐH Không biết chủ quan hiểu sai ý Phật thôi. Có những đoạn kinh Đức Phật giảng "Này A Nan", "Này Bà-la-môn" thì không phải là bài kinh đó chỉ giảng riêng cho Ngài A Nan hay vị Bà-la-môn thôi đâu. Căn bệnh "Y kinh giải nghĩa" của ĐH thật là trầm kha rồi đó! 8->

Thí dụ về sự hiểu lầm ý Phật của ĐH nhe:
Sau ba lần tác bạch mà Thế Tôn vẫn im lặng vì trong hội chúng có người không thanh tịnh. Rồi tôn giả Moggallàna dùng tâm của mình tác ý đến tâm toàn thể đại chúng. Tôn giả thấy một người ác giới, theo ác pháp không thanh tịnh, tự xưng Sa môn, không theo Phạm hạnh, nội tâm hủ hóa, đầy ứ dục vọng, một đống rác ô uế đang ngồi giữa chúng Tỷ kheo. Tôn giả liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến và mời vị ấy ra ngoài.
Một Tỳ kheo giữ gìn nghiêm chỉnh giới luật thì vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để được gọi là Thánh tăng đâu ĐH ạ. :-?
hihi, cái này người ta gọi là "cố đấm ăn xôi" đó đạo hữu :D

"Một Tỳ kheo giữ gìn nghiêm chỉnh giới luật thì vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để được gọi là Thánh tăng" vậy thì một người chưa từng xuất gia chưa hề thọ giới mới đủ tiêu chuẩn được gọi là Thánh phải không đạo hữu? ngu tôi lại trích kinh Phật gọi một người giữ gìn nghiêm chỉnh giới Luật thì được gọi là bậc Thánh thì đạo hữu sẽ vặn vẹo theo kiểu gì? có cho tôi "y kinh giải nghĩa" là bệnh trầm kha nữa hông Đh :D
Này Ananda, ngươi có tín nhiệm nên nói vậy. Nhưng ở đây, này Ananda, Như Lai biết rằng trong chúng Tỷ-kheo này, không có một Tỷ-kheo nào có nghi ngờ hay phân vân gì đối với Phật, Pháp, chúng Tăng, đạo hay phương pháp. Này Ananda, trong năm trăm Tỷ-kheo này, Tỷ-kheo thấp nhất đã chứng được quả Dự lưu, không còn đọa lạc, chắc chắn hướng đến Chánh giác.
ĐH không đọc kỹ rồi, đây chỉ là 500 vị Thánh tăng có mặt trong thời điểm Đức Phật chuẩn bị nhập Niết bàn, chứ không phải là toàn bộ Tăng đoàn ĐH ạ. :-w
hihi, ngu tôi có nói 500 vị Thánh tăng đó là toàn thể tăng đoàn đâu đạo hữu, cũng như pháp hội nghe Phật giảng bài kinh Đại Niệm Xứ đâu phải là toàn thể tăng đoàn đâu. Chỉ toàn là những bậc Thánh tăng thôi :D
Còn trong đoạn kinh trích trong Kinh Quán niệm hơi thở Đức Phật cũng không hề khẳng định Tăng đoàn của Ngài toàn là Thánh tăng, mà ngược lại, Ngài thuyết giảng theo mạch văn thứ tự giảm dần từ quả vị A la hán đến quả vị Dự Lưu, sau quả vị Dự Lưu là những vị phàm tăng nhưng đang tinh tấn thực hành tu tập trên con đường đi tới Thánh quả.
đây nè đạo hữu: "Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời thừa thãi. Hội chúng này, này các Tỷ-kheo, không có lời dư thừa, đã được an trú trong lõi cây THANH TỊNH. Chúng Tỷ-kheo như thế này, này các Tỷ-kheo, hội chúng như thế này, này các Tỷ-kheo, là một hội chúng đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là Phước Điền vô thượng ở đời"

sao Đh không trích đoạn này ra để "diễn nghĩa" mà Đh nói về cái đoạn đó không vậy? :D
đã được an trú trong lõi cây Thanh Tịnh là vẫn còn phàm phu phải không đạo hữu? và hạng phàm phu cặn bã vẫn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời phải không Đh?? :D
(ngu tôi hỏi câu này ý muốn nói với những lời khẳng định như vậy thì Phật đã cho rằng hội chúng Tỷ-kheo có mặt trong pháp thoại đó hoàn toàn không có thành phần phàm phu bất tịnh)
Thực tế là: Đa phần các vị Tỳ kheo khi mới gia nhập tăng đoàn thì chưa chứng được quả Thánh nào, trừ một số rất ít vị trước khi xuất gia đã chứng được quả vị Tu đà hoàn (Dự Lưu) như Ngài Xà Lợi Phất, Ngài Mục Kiền Liên chẳng hạn (Nhưng cũng là do các Ngài nghe được bài kệ của Tôn giả Asaji trước đó).
thực tế chỗ này là Đh "không y kinh giải nghĩa" mà là đang chém bừa :D ít ra trong trí của họ đã khởi lên điều gì đó 'thoát phàm' rồi mới dám từ bỏ tất cả theo Phật để xuất gia. Đh đọc lại cái đoạn Phật mới chuyển Pháp Luân cho 5 anh em Kiều Trần Như đi, sau thời pháp đó chỉ duy nhất ngài Kiều Trần Như là chứng Thánh và xin phép Phật được xuất gia để tu lên bậc trên, 4 người còn lại thì chưa chứng cho nên chưa được phép :D điều này được tường thuật rõ ràng chi tiết ở trong Luật tạng: http://budsas.org/uni/u-luat-daipham/dp-01a.htm

tôi đã có nói rồi, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu Đh làm được như vậy thì Đh là vị đệ tử thù thắng của Thế Tôn; còn nếu không thì tùy Đh.
Còn mấy cái lý lẽ của Đh ngu tôi thấy nó hơi "cùn cùn", không có sức thuyết phục gì cả :D

p/s cái phần mà tôi hỏi đạo hữu CHT trọng về đoạn kinh trong Đại Bát Niết Bàn thì tôi nghĩ là nên để cho Đh ấy suy nghĩ rồi trả lời. Đạo hữu CDHH không nên cắt xén và chen ngang như vậy thì không đúng phép lịch sự cho lắm. ĐH còn nợ tôi câu hỏi "tại sao Phật không giảng KHỔ đế (về Sanh,Già,Chết..) cho người tại gia Mahànàma mà chỉ thấy giảng cho Tỷ-kheo, trong khi giảng cho Tỷ-kheo thì không thấy nhắc gì đến làm ăn, giữ tài sản.. tức là KHỔ Uẩn" (đây đã là lần thứ 3 ngu tôi hỏi). Cái phần của mình thì hổng lo, lại đâm bang đi lo cái chuyện của người khác. Lêu lêu... .,.,

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết:hihi, câu này ngu tối trích Nguyên Văn từ Chánh tạng NT mà đạo hữu, sao đh lại nói là tôi cho rằng... :D
về vấn đề này, phải chăng đạo hữu cho rằng đức Phật "chém gió" về tăng đoàn của mình hay là đh nghi ngờ đoạn kinh đó không phải nguyên gốc lời Phật dạy?
tôi muốn nghe ý kiến của đạo hữu về vấn đề này trước khi có một câu trả lời thỏa đáng.
Chúc đh an vui trong chánh pháp! :D
Đạo hữu Không Biết kính mến !!!
Đạo hữu đủ thông minh để biết rằng kinh điển pali được kết tập không hề ghi rõ ràng cụ thể ngày... tháng... năm... nào. Do đó chúng ta không thể biết hết được một cách chính xác bài kinh nào Đức Phật nói trước, bài kinh nào Đức Phật nói sau. Chính vì không xác định được ngày.. tháng... năm của mỗi bài kinh nên chúng ta không thể khẳng định Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn thanh tịnh trong suốt chiều dài lịch sử. Tại sao Giới bổn không được thiết lập ngay từ năm đầu của Tăng đoàn ? vì giai đoạn này toàn là Thánh tăng xịn hoàn toàn thanh tịnh, nên khi nào đầy đủ nhân duyên, có một hiện tượng vi phạm gây nên một ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt của Tăng chúng thì Thế Tôn mới kiết giới, thành lập thêm một giới điều để ngăn ngừa hiện tượng xấu ấy xảy ra về sau.Nếu những trích dẫn của đh không có thời gian thì chỉ có thể chứng minh được tăng đoàn của Đức Phật chỉ thanh tịnh ở một thời điểm nào đó, chứ không thể hoàn toàn thanh tịnh 100% trong suốt chiều dài lịch sử thành lập Tăng đoàn. Những trích dẫn của đh đã nói lên được điều đó chính vì tăng đoàn có những giai đoạn không được thanh tịnh bởi những người tu hành không chân chính nên đức phật phải “ra tay” thanh lọc, tuỳ mỗi trường hợp mà Đức Phật có lời dạy khác nhau ở thời điểm khác nhau, nhằm giữ gìn kỷ cương của một đoàn thể. Giới chế định do Đức Phật tạm thời đặt ra vì lợi ích tứ chúng phàm phu, để đem lại sự ổn định trong đời sống tu tập hàng ngày của họ, đồng thời làm nền móng vững chắc cho sự phát triển thiền định. Một hôm, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, do những mục đích nào các học pháp được thiết lập cho các đệ tử của Như Lai và Giới bổn Patimokkha được tuyên đọc?".
Thế Tôn dạy, do mười mục đích mà các học pháp được thiết lập và Giới bổn Pàtimokkha được tuyên đọc:
- Ðể Tăng chúng được cực thịnh,
- Ðể Tăng chúng được an ổn,
- Ðể chặn đứng các người cứng đầu,
- Ðể các thiện Tỷ-kheo được sống an ổn,
- Ðể chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại,
- Ðể chặn đứng các lậu hoặc trong tương lai,
- Ðể đem lại tịnh tín cho những người không tin,
- Ðể làm tịnh tín tăng trưởng cho những người có lòng tin,
- Ðể diệu pháp được tồn tại,
- Ðể luật được chấp nhận. (Tăng Chi bộ Kinh 3B, tr. 73).

Những chổ tôi tô màu để chứng minh Tăng đoàn của Đức Phật có những thời điểm không hoàn toàn thanh tịnh 100% như đ/h nói. Nếu thanh tịnh thì Đức Phật không chế giới,đã chế giới thì tất nhiên có người vi phạm---> :D
KÍNH CHÚC ĐẠO HỮU AN LẠC


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: Khổ ĐẾ và Khổ UẨN

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết:hihi, câu này ngu tối trích Nguyên Văn từ Chánh tạng NT mà đạo hữu, sao đh lại nói là tôi cho rằng... :D
về vấn đề này, phải chăng đạo hữu cho rằng đức Phật "chém gió" về tăng đoàn của mình hay là đh nghi ngờ đoạn kinh đó không phải nguyên gốc lời Phật dạy?
tôi muốn nghe ý kiến của đạo hữu về vấn đề này trước khi có một câu trả lời thỏa đáng.
Chúc đh an vui trong chánh pháp! :D
Đạo hữu Không Biết kính mến !!!
Đạo hữu đủ thông minh để biết rằng kinh điển pali được kết tập không hề ghi rõ ràng cụ thể ngày... tháng... năm... nào. Do đó chúng ta không thể biết hết được một cách chính xác bài kinh nào Đức Phật nói trước, bài kinh nào Đức Phật nói sau. Chính vì không xác định được ngày.. tháng... năm của mỗi bài kinh nên chúng ta không thể khẳng định Tăng đoàn của Đức Phật hoàn toàn thanh tịnh trong suốt chiều dài lịch sử. Tại sao Giới bổn không được thiết lập ngay từ năm đầu của Tăng đoàn ? vì giai đoạn này toàn là Thánh tăng xịn hoàn toàn thanh tịnh, nên khi nào đầy đủ nhân duyên, có một hiện tượng vi phạm gây nên một ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt của Tăng chúng thì Thế Tôn mới kiết giới, thành lập thêm một giới điều để ngăn ngừa hiện tượng xấu ấy xảy ra về sau.Nếu những trích dẫn của đh không có thời gian thì chỉ có thể chứng minh được tăng đoàn của Đức Phật chỉ thanh tịnh ở một thời điểm nào đó, chứ không thể hoàn toàn thanh tịnh 100% trong suốt chiều dài lịch sử thành lập Tăng đoàn. Những trích dẫn của đh đã nói lên được điều đó chính vì tăng đoàn có những giai đoạn không được thanh tịnh bởi những người tu hành không chân chính nên đức phật phải “ra tay” thanh lọc, tuỳ mỗi trường hợp mà Đức Phật có lời dạy khác nhau ở thời điểm khác nhau, nhằm giữ gìn kỷ cương của một đoàn thể. Giới chế định do Đức Phật tạm thời đặt ra vì lợi ích tứ chúng phàm phu, để đem lại sự ổn định trong đời sống tu tập hàng ngày của họ, đồng thời làm nền móng vững chắc cho sự phát triển thiền định. Một hôm, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, do những mục đích nào các học pháp được thiết lập cho các đệ tử của Như Lai và Giới bổn Patimokkha được tuyên đọc?".
Thế Tôn dạy, do mười mục đích mà các học pháp được thiết lập và Giới bổn Pàtimokkha được tuyên đọc:
- Ðể Tăng chúng được cực thịnh,
- Ðể Tăng chúng được an ổn,
- Ðể chặn đứng các người cứng đầu,
- Ðể các thiện Tỷ-kheo được sống an ổn,
- Ðể chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại,
- Ðể chặn đứng các lậu hoặc trong tương lai,
- Ðể đem lại tịnh tín cho những người không tin,
- Ðể làm tịnh tín tăng trưởng cho những người có lòng tin,
- Ðể diệu pháp được tồn tại,
- Ðể luật được chấp nhận. (Tăng Chi bộ Kinh 3B, tr. 73).

Những chổ tôi tô màu để chứng minh Tăng đoàn của Đức Phật có những thời điểm không hoàn toàn thanh tịnh 100% như đ/h nói. Nếu thanh tịnh thì Đức Phật không chế giới,đã chế giới thì tất nhiên có người vi phạm---> :D
KÍNH CHÚC ĐẠO HỮU AN LẠC
hihi, thấy ghê hem. Cái gì cũng biết hết trơn mà bày đặt 'giả mù sa mưa' lên đây hỏi. :D
điều đạo hữu nói ngu tôi hoàn toàn đồng ý, nhưng vấn đề ở đây đang tranh luận xoay quanh 2 nội dung là KHỔ Đế - KHỔ Uẩn. Đạo hữu CDHH trích phần Khổ THánh Đế trong kinh ĐNX và cho rằng Đức Phật giảng Tứ Thánh Đế cho cả những người hiện đang là phàm nhân chứ không phải là chỉ dạy cho riêng bậc Thánh, thấy không hợp lý nên ngu tôi mới hỏi lại là dựa vào đâu mà ĐH ấy nói vậy. ĐH ấy không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng và hỏi lại tôi rằng Dựa vào đâu mà đạo hữu cho rằng cụm chữ "này các Tỳ-kheo" là chỉ các bậc Thánh?
ngu tôi mới trích 3 đoạn kinh ở trong Chánh tạng làm cơ sở dẫn chứng cho cụm chữ "này các Tỳ-kheo" là chỉ các bậc Thánh. Dĩ nhiên là giống như đạo hữu nói, có những giai đoạn Tăng đoàn hưng thịnh (thời kỳ đầu) thì gồm toàn những bậc thượng căn, tu hành chân chánh và là rường cột của Tăng bảo; cũng có giai đoạn phát triển về số lượng, về danh tiếng, lợi dưỡng.. làm nảy sinh ô uế và ô nhiễm Tăng đoàn. cũng vậy, "này các Tỷ=kheo" tùy theo ngữ cảnh mà hiểu cho đúng, tạm gọi: "này các Tỷ-kheo" khi phật giảng pháp hoặc tụng đọc giới bổn là những lúc chư tăng hoàn toàn thanh tịnh, còn "này các Tỷ-kheo" khi Phật ban bố giới luật là có thành phần cặn bã cần thanh lọc. (lưu ý "tụng đọc" là tức là ôn lại những giới luật đã quy định còn "ban bố" là quy định điều luật mới). Chính vì vậy mà Tăng đoàn luôn ở trạng thái được thanh lọc 24/24 và luôn trong "tình trạng" thanh tinh (và lúc nào cũng có nguy cơ bị ô nhiễm bới các pháp bất Thiện).
tóm lại:
- hoàn toàn Thanh Tịnh thì không có Giới
- có Giới là để cho hoàn toàn Thanh Tịnh
như vậy, trong thời kỳ Phật còn tại thế thì khi chưa có giới là chư Tăng luôn thanh tịnh, khi có giới là ở trong trạng thái Thanh Tịnh cao nhất. Cho nên lấy thiêu số mà kết luận cho đa số là việc làm võ đoán :D Giống như biển lớn vậy đó đạo hữu, khởi nguyên ban đầu thì hoàn toàn trong sạch; chỉ khi loài người khai thác du lịch, tắm biển.. thì rác rến mới ngập tràn, nhưng tất cả cũng đều bị sóng đánh dạc vào bờ. Với những thứ nhiễm ô, rác rến ngập tràn 'quanh bờ' đạo hữu có thể thể kết luận "Biển lớn là nhiễm ô" hay không?? :D

vài lời chia sẻ. Thân ái!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách