TÁNH KHÔNG ???

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nghiên cứu trên danh tự.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Kiến An
Bài viết: 46
Ngày: 29/01/15 19:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Kiến An »

chanhhoitrong_123 đã viết:Nếu như mọi sự vật điều là là mộng huyển, như ánh chớp, như sương tan....Vậy thì tiền của bác nhớ đưa cho em xài nhé vì em rất cần ai xem nó như huyển như mộng......

Xem tiền như không có, không có tác dụng gì là Chấp Không.

Xem tiền như là cái gì đó vĩnh cửu, tuyệt đối, vạn năng là Chấp Có.

Người học Phật dều phải tránh hai biên kiến đó. tangbong

Tánh Không không phải là không có gì, mà là Không có một tự ngã vĩnh cửu bất biến tồn tại một cách độc lập, đó là ý nghĩa của cụm từ "trống không, trống rỗng, không có lõi cứng" mà Thế Tôn đã nhắc đi nhắc lại ở trong kinh điển. tangbong


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

CDHH đã viết:
VII. Có Nhân Là Vô Thường (Tạp 1.11 Nhân. Ðại 2,2a) (S.iii,23)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Sắc đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?

4) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thọ sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Thọ đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?

5) Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô thường...


6) Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô thường...

7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thức sanh khởi; cái ấy cũng vô thường. Thức đã được cái vô thường làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu có thể thường được?

8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc... "... không còn trở lui với trạng thái này nữa".

...........................

IX. Có Nhân Là Vô Ngã (S.iii,23)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho sắc sanh khởi; cái ấy cũng vô ngã. Sắc đã được cái vô ngã làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu là ngã được?

4-6) Thọ... Tưởng... Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô ngã...

7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Cái gì là nhân, cái gì là duyên cho thức sanh khởi; cái ấy cũng vô ngã. Thức đã được cái vô ngã làm cho sanh khởi, này các Tỷ-kheo, từ đâu là ngã được?

8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22a.htm)

III. Bọt Nước (Tạp 10, Ðại 2,86b) (S.iii,114)

1) Một thời Thế Tôn ở Ayujjàya, trên bờ sông Hằng.

2) Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...

3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Có người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được?

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?

5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong mùa thu, khi trời mưa những giọt mưa lớn, trên mặt nước, các bong bóng nước hiện ra rồi tan biến. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, bong bóng nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong bong bóng nước được?

6) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát thọ ấy. Do Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, thọ ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong thọ được?

7) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tháng cuối mùa hạ, vào đúng giữa trưa đứng bóng, một ráng mặt trời rung động hiện lên. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, nên ráng mặt trời ấy hiện rõ ra là trống không, rỗng không, không có lõi cứng... Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ráng mặt trời được?

8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có tưởng gì...

9) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người cần có lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi tìm lõi cây, cầm cái búa sắc bén đi vào ngôi rừng. Ở đây, người ấy thấy một cụm cây chuối lớn, mọc thẳng, mới lớn, cao vút. Người ấy chặt rễ cây ấy. Sau khi chặt rễ, người ấy chặt ngọn. Sau khi chặt ngọn, người ấy lột vỏ chuối ngoài. Khi lột vỏ chuối ngoài, giác cây còn tìm không được, tìm đâu cho có được lõi cây?

10) Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy, cụm chuối ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong cụm chuối được?

11) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm các hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát hành ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, hành ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong các hành được?

12) Ví như, này các Tỷ-kheo, một ảo thuật sư hay đệ tử một ảo thuật sư, tại ngã tư đường bày trò ảo thuật. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát trò ảo thuật ấy. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, ảo thuật ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ảo thuật được?

13) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại... hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát, thức ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong thức được?

14) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.

15) Thế Tôn thuyết như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

1) Sắc ví với đống bọt,
Thọ ví bong bóng nước,
Tưởng ví ráng mặt trời,
Hành ví với cây chuối,
Thức ví với ảo thuật,
Ðấng bà con mặt trời,
Ðã thuyết giảng như vậy.

2) Nếu như vậy chuyên chú,
Như lý chơn quán sát,
Như lý nhìn các pháp,
Hiện rõ tánh trống không.

3) Bắt đầu với thân này,
Bậc Ðại Tuệ thuyết giảng,
Ðoạn tận cả ba pháp,
Thấy sắc bị quăng bỏ.

4) Thân bị quăng, vô tri,
Không thọ, sức nóng, thức,
Bị quăng đi, nó nằm,
Làm đồ ăn kẻ khác.

5) Cái thân liên tục này,
Ảo sư, kẻ ngu nói,
Ðược gọi kẻ sát nhân,
Không tìm thấy lõi cây.

6) Hãy quán uẩn như vậy,
Vị Tỷ-kheo tinh cần,
Suốt cả đêm lẫn ngày,
Tỉnh giác, chánh tư niệm.

7) Hãy bỏ mọi kiết sử,
Làm chỗ mình nương tựa,
Sống như lửa cháy đầu,
Cầu chứng cảnh bất động.
(http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22f.htm)

Những đoạn kinh mà Đức Phật giảng về tính chất Vô Ngã của vạn pháp, về tính Vô Thường của các pháp hữu vi nhiều bàng bạc trong kinh điển nguyên thủy. Mà Tánh Không chính là một cách gọi khác của Vô Thường, Vô Ngã mà thôi. tangbong
tangbong tangbong tangbong cafene =D>
kính chư hiền hữu!
tôi lời của hiên hữu CD HH : CHÍNH XÁC _ HỮU ÍCH.
Kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:Kinh Tạp A Hàm Quyển 13
KINH 335. ĐỆ NHẤT NGHĨA KHÔNG

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại xóm Điều ngưu, Câu-lưu-sưu. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Nay, Ta sẽ vì các ông mà nói pháp ban đầu, khoảng giữa, sau cùng đều thiện, thiện nghĩa, thiện vị, thuần nhất thanh tịnh, phạm hạnh trong sạch, đó là kinh Đệ nhất nghĩa không. Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì ngươi mà nói.

“Thế nào là kinh Đệ nhất nghĩa không? Này các Tỳ-kheo, khi mắt sanh thì nó không có chỗ đến; lúc diệt thì nó không có chỗ đi. Như vậy mắt chẳng thật sanh, sanh rồi diệt mất; có nghiệp báo mà không tác giả. Ấm này diệt rồi, ấm khác tương tục, trừ pháp tục số[53]. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng nói như vậy, trừ pháp tục số.

“Pháp tục số, tức là nói, cái này có thì cái kia có, cái này khởi thì cái kia khởi, như vô minh duyên hành, hành duyên thức, nói chi tiết đầy đủ cho đến thuần một khối khổ lớn tập khởi. Lại nữa, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt, vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt. Như vậy, nói rộng cho đến thuần một khối khổ lớn tụ diệt.

“Này các Tỳ-kheo, đó gọi là kinh Đệ nhất nghĩa không.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành
http://tuvientuongvan.com.vn/phap-bao/k ... p1682.html
tangbong tangbong tangbong cafene =D>


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

chanhhoitrong_123 đã viết:"Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị".
Tôi xin được mạn phép trích một đoạn bài kinh Bát Nhã của PGBT để được hỏi Đức Phật dạy về Tánh Không trong Chánh Tạng Pali như thế nào ? lợi ích thiết thực khi thực hành quán chiếu Tánh Không trong cuộc sống ?
kính mong chư hiền hữu thương tình chỉ dẫn thêm cho tôi được học hỏi từ những lời dạy cao thượng của Đức Thế Tôn kinhle kinhle kinhle


Kính chào dh CHT,


Theo chỗ thấy của mình thì,

Pháp BÁT NHÃ hay PHÁP Nguyên thủy (Kinh tạng Pali) đều là các pháp phương tiện để hành giả tu hành đạt đến đích là Ngộ TÁNH, hay Kiến Tánh. Cho nên, dù có dùng Pháp nào cũng không quan trọng. Nhưng nếu bạn dùng Pháp nào đó, mà nó không thể giúp bạn KIẾN TÁNH, thì chỉ uổng công (đồng nghĩa với việc uổng phí thời gian tu tập).

TÁNH KHÔNG, là cái lý, hay có thể gọi là cái Đạo, của TƯỚNG KHÔNG (như trong Bát nhã Tâm Kinh đã chỉ).

TƯỚNG KHÔNG, không có nghĩa là TƯỚNG "Hư không", hay TƯỚNG "tịch diệt" mà đó là TƯỚNG có bản chất Tự thanh tịnh, chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp". Đây là chỗ THỰC TƯỚNG của các Pháp. Những bản chất của TƯỚNG KHÔNG kể trên, cũng chính là cái lý, cái Đạo của nó. Đó cũng chính là TÁNH KHÔNG.

Để đạt tới TÁNH KHÔNG, chúng ta không thể tu bằng pháp Quán Chiếu Tánh Không như đối với các Pháp Tu bằng quán chiếu khác. Mà chúng ta chỉ có thể sử dụng pháp tu hạnh BÁT NHÃ đối với TÁNH KHÔNG: đó là KHÔNG TÁNH. Nói đầy đủ tức là: KHÔNG CHẤP TRƯỚC VÀO BẤT KỲ MỘT TÁNH NÀO (Xin lưu ý: Tánh = Lý, đạo lý). Lợi ích thiết thực của pháp tu này là giải thoát sinh tử luân hồi, có thể tự tại trong mọi cảnh giới, không còn chướng ngại.

* * *

Xin nói thêm:

Đức Phật dạy về TÁNH KHÔNG trong các KInh tạng Pali cũng có. Đặc biệt ở TỨ THIỀN (Xả niệm thanh tịnh) cũng chính là Pháp tu hướng tới TÁNH KHÔNG. Tuy nhiên, do tập quán, tập khí của các tỳ kheo bấy giờ còn nặng về PHÁP TU "Thiền Định: của ngoại đạo, nên không thể đạt đến TÁNH KHÔNG: do còn có "Đối tượng" để ĐỊNH trong "Xả niệm", hay ĐỊNH trong "Thanh tịnh", cho nên khả chứng của họ chỉ đạt đến THANH VĂN, hoặc DUYÊN GIÁC (thường gọi là NHỊ THỪA). Dù sao thì ở ngay trong đời này, chúng ta có thể đạt đến đây cũng khá lắm rồi.

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm:

http://thuvienhoasen.org/a19200/ban-ve- ... guyen-thuy


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

MySweetLord đã viết:TƯỚNG KHÔNG, không có nghĩa là TƯỚNG "Hư không", hay TƯỚNG "tịch diệt" mà đó là TƯỚNG có bản chất Tự thanh tịnh, chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp". Đây là chỗ THỰC TƯỚNG của các Pháp. Những bản chất của TƯỚNG KHÔNG kể trên, cũng chính là cái lý, cái Đạo của nó. Đó cũng chính là TÁNH KHÔNG.
Đây là quan điểm Hữu Ngã - Chân Ngã của ngoại đạo trà trộn vào Phât giáo Trung Quốc. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với các Pháp Ấn của Giáo Pháp, trái ngược với lời dạy của Thế Tôn rằng thân-tâm ngũ uẩn là Vô Ngã, Vô Thường, Duyên Hợp, là "trống không, trống rỗng, không có lõi cứng" hay nói như trong Bát Nhã Tâm Kinh là "ngũ uẩn giai không". Đến bây giờ tà kiến đó vẫn còn có tác hại cho những người học Phật không có căn bản. Nét chung của những người này là không hiểu rõ về lịch sử Phật Giáo cũng như các nền tảng căn bản của Giáo Pháp như Vô Ngã, Vô Thường, 12 Nhân Duyên, Ngũ Uẩn, Tứ Niệm Xứ, các quả vị Sa Môn; phát ngôn thì thiếu logic, ba hoa nhưng rỗng tuếch, ôm ảo tưởng mình là hàng thượng căn đang tu theo pháp tối thượng thừa, hơn cả những đại đệ tử của Đức Phật! 8->

Thật đáng thương! :-?


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

cafene
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 13/03/16 18:53 với 1 lần sửa.


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

quang_tam3 đã viết:Các vị mod không biết có nắm được nội quy diễn đàn hay không ? mà để cho một người đem giáo lý Bắc Tông vào chỗ Nam tông, còn người kia thì phỉ báng.
Lại thêm một "ông kẹ" nữa!

Bắc tông và Nam tông là hai tôn giáo khác nhau, với giáo lý khác nhau hả ông quang_tam?

Còn nói về phỉ báng thì ở đây chỉ có ông MySweetLord thôi, vì ông ấy mang tà kiến của ngoại đạo trà trộn vào trong Phật Pháp. Các ông mang danh là học Bắc tông nhưng không chịu học hành căn bản, chỉ mờ mắt trước những lời khoa trương hoa mỹ để rồi nhận giặc làm cha. Kinh điển nguyên thủy các ông không chịu nghiên cứu đã đành, mà những bài giảng của các vị giáo thọ Bắc tông các ông cũng bỏ ngoài tầm mắt. khungbo

Để hiểu về Tánh Không, các ông nên nghiên cứu bài giảng của Hòa Thượng Thích Thanh Từ (http://thuvienhoasen.org/p17a2289/ii-giang-van-kinh), sẽ thấy cái quan điểm mà ông MySweetLord bị nhồi sọ (vỏ tên là Tánh Không nhưng nội dung giải thích lại là Tánh Hữu) nó hoàn toàn trái ngược với Chánh kiến trong Phật Giáo nói chung và Bắc Tông nói riêng vậy. 8->


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

cafene
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 13/03/16 18:53 với 1 lần sửa.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

quang_tam3 đã viết: Các vị mod không biết có nắm được nội quy diễn đàn hay không ? mà để cho một người đem giáo lý Bắc Tông vào chỗ Nam tông, còn người kia thì phỉ báng.
Hay là phải chờ đợi có người kiện tụng thì mới ra tay, còn không thì bỏ mặc ?
Thật đáng thương cho diễn đàn!
Đạo hữu Quang _tâm3 kính mến !
Cái vụ này chính đh là người thọc gậy vào bánh xe pháp để kích động gây chia rẽ tông phái, khi trích dẫn một đoạn kinh Bát Nhã tôi cũng đã xin phép cẩn trọng và chỉ muốn những comment thuần chất Nguyên thuỷ về vấn đề Tánh Không.Và chính đh cũng đã nhảy vào yêu cầu tôi trích dẫn kinh pali sao bây giờ quay lại "cắn" tôi. Lòng dạ nào lại làm như vậy,thâm hiểm hơn nữa còn cho tôi và đh Nói Thẳng 24 như là kẻ đồng loã vậy đó. NGay như comment của bác Binh cũng đã dùng kiến thức BT để lý giải Tánh Không có ai nói gì đâu, miễn là không quá đi xa và công kích lâñ nhau mà thôi.Mỗi người có quyền đưa ra chánh kiến của mình khi tham gia thảo luận quan trọng là người ta không xuyên tạc và bóp méo sự thật. Nếu như đh có đủ kiến thức trình độ để bẻ lại những lập luận của đh Nói Thẳng 24 tại sao không nhảy vào để tranh luận . Đừng làm người không quân tử sống một mặt nhưng hai ba lòng muốn chia rẽ người khác 8->
p/s:Tôi cũng đã biết bản chất con người của ông như thế từ lâu rồi, cố gắng né tránh nhưng hôm nay lại gặp hạn rồi


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

cafene
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 13/03/16 18:53 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Than ôi!

Khi nói tợ ngộ, đối cảnh sinh mê.
Diễn đàn sắp đóng cửa, cùng tại mình quá tệ!
Hình ảnh


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách