TÁNH KHÔNG ???

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật,
Đạo Hữu Chanhhoitrong123 đã viết:
....
"Quán tự tại bồ tát hành thâm Bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị".
Tôi xin được mạn phép trích một đoạn bài kinh Bát Nhã của PGBT để được hỏi Đức Phật dạy về Tánh Không trong Chánh Tạng Pali như thế nào ? lợi ích thiết thực khi thực hành quán chiếu Tánh Không trong cuộc sống ?
kính mong chư hiền hữu thương tình chỉ dẫn thêm cho tôi được học hỏi từ những lời dạy cao thượng của Đức Thế Tôn"

TPTS đã trích dẫn:
Kinh Tạp A Hàm Quyển 13
KINH 335. ĐỆ NHẤT NGHĨA KHÔNG
với ngưỡng nguyện đó là một trong những câu trả lời thiết thực nhất cho câu hỏi thứ nhất của Đạo Hữu.
Còn câu hỏi thứ 2 thú thực là tùy thuộc vào sự thực hành cụ thể của mỗi người. Như thể ai ăn người đó no. Ai tu người đó sáng. Mà tự thể nghiệm và tự liễu ngộ. Mình có chia sẻ ra e chỉ như bắt người khác coi bánh vẽ...
Nhưng tới hôm nay, TPTS thấy hình như Quý Vị đang thảo luận ra ngoài nội dung Tối Quan Trọng của Người học Phật là Tánh Không trong thời kỳ sơ khởi Giáo Hóa Chúng sanh của Đấng Thế Tôn.
Do vậy, TPTS xin thành kính viết đôi lời cầu học nơi các Bậc Thiện Tri Thức Thập Phương.

TÁNH KHÔNG là hạt giống chủng tử kim cương bất hoại được Đức Phật từ bi gieo vào Tâm Thức Hàng Đệ Tử đầu tiên bằng giáo Lý Tứ Diệu Đế.
Đúng vậy, Là Người học Phật, chắc hẳn ai cũng từng đọc, hoặc từng nghe qua những dòng sau trong Kinh Tạp A Hàm:

...“Hỡi các Tỳ kheo, các thầy đừng để tâm trí vào việc coi thế giới là hữu hạn hay vô hạn. Điều đó không quan trọng, điều quan trọng là phải hiểu thế nào là sự khổ, nguyên nhân của cái khổ và con đường đi đến diệt khổ. Những điều đó rất có ích, vì chắc chắn sẽ đưa các thầy đến cứu cánh của giác ngộ và giải thoát vậy”.
......

“Một lần nọ, Đức Thế Tôn đi đến một khu rừng. Lúc ấy, Ngài nắm trong tay một nắm lá, Ngài hỏi các vị tỳ kheo: "Các con nghĩ thế nào, này các tỳ kheo, số lá nằm trong bàn tay Như Lai và số lá trên cây trong khắp khu rừng này, số lượng nào nhiều hơn?”.

- “Bạch Đức Thế Tôn, số lá nằm trong tay Ngài thật không có bao nhiêu, nhưng lá trên cây trong khắp khu rừng này thì rất nhiều”.

- “Cũng vậy, này các tỳ kheo, những gì Như Lai chứng ngộ mà không truyền dạy, quả thật là nhiều như số lá trên cây. Như Lai chỉ truyền dạy một ít. Tại sao? Này các tỳ kheo, tại sao Như Lai không truyền dạy tất cả? Này các tỳ kheo, là bởi vì có những điều quả thật vô ích, không thiết yếu để có đời sống thanh cao trong sạch, những điều không dẫn đến nhàm chán, dứt bỏ, chấm dứt, an tịnh, thấu đạt trọn vẹn, giác ngộ, Niết bàn. Vì vậy, này các tỳ kheo, Như Lai không công bố những điều ấy. Và này các tỳ kheo, Như Lai công bố những gì?

Đây là đau khổ;
Đây là nguyên nhân sinh ra đau khổ;
Đây là sự chấm dứt đau khổ;
Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.

Đó là những điều mà Như Lai công bố. Và tại sao, này các tỳ kheo, Như Lai công bố những chân lý ấy? Bởi vì các chân lý ấy hữu ích, thiết yếu để có đời sống thanh cao, trong sạch, dẫn đến nhàm chán, dứt bỏ, chấm dứt, an tịnh, thấu đạt trọn vẹn, giác ngộ, Niết bàn. Vì vậy, này các tỳ kheo, Như Lai công bố các chân lý ấy."

Từ Hạt giống TÁNH KHÔNG là Tứ diệu Đế này. Hàng Đệ Tử Phật hành 37 Phẩn trợ Đạo để thực chứng dần Tứ Thánh quả Thanh Văn.
Sau khi thực sự thành Bậc A La Hán. Trực tiếp chứng kiến Đức Thế Tôn giáo hóa chúng sanh. Những Bậc A La Hán bắt đầu xin phép Đức Thế Tôn đi truyền bá Giáo Pháp tới những vùng xa xôi nhằm Trên Tri Ân Phật. Dưới cứu độ quần sanh.
Cùng thời tại Ấn độ thịnh hành cả gần trăm Giáo Phái khác. Tuy số lượng Giáo phái ngoại đạo rất nhiều như vậy. Song tựu trung không ngoài hai thái cực đối đãi của Nhị Nguyên. Do vậy, Đức thế Tôn trang bị cho Hàng A La Hán khi đó Giáo Lý Thập Nhị Nhân Duyên để Hàng Đệ Tử của mình khẳng định sự viên tròn, tỏa sáng vượt trội của Trí Tuệ Phật Đà so với hai thái cực Chân Thần hoặc Tự Nhiên của Ngoại Đạo.
Sau thời gian truyền bá Giáo Pháp của Đấng Như Lai tới khắp mọi miền đất nước Ấn Độ... Hàng Đệ Tử của Thế Tôn khi đó tiến dần từ Hàng Sơ A La Hán tới Đại A La Hán.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu từ sự thăng hoa mà Hàng Đệ Tử của mình đã tinh tấn đạt tới. Đức Phật nâng giáo Lý nên một tầm cao mới. Nhằm giúp Hàng Đệ tử của mình tiếp tục tự thân Hoằng Nguyện độ sanh được lâu dài hơn, rộng sâu hơn...
Đó là những nội dung không thuộc Trương Mục này....TPTS xin phép không đề cập tới...

Như vậy, Tứ Diệu Đế là Hạt giống Tánh Không trong Giáo Lý Phật Đà. Là người học Phật, mỗi chúng ta thực sự thực hành Tứ Niệm Xứ là khai hoang mảnh đất Tâm để gieo hạt giống Tánh Không này.
Sau đó chuyên cần, tinh tấn chăm sóc bằng cách thực hành Kinh Pháp Cú theo tinh thần:
Chư Ác Mạc Tác: là trông coi nhổ sạch cỏ dại ...
Chúng Thiện Phụng Hành: là chăm bón dưỡng chất cho hạt giống nảy mầm sinh trưởng
Tự Tịnh Kỳ Ý: là tưới nước từ bi cho cây Tánh Không lớn mạnh.

Được vậy, Hành Giả sẽ tự thực chứng dần Tứ Diệu Niết Bàn Tự Tâm.

Tới khi đó mỗi người tự cảm nhận được giá trị thực sự của những lời Phật dạy vi diệu cụ thể ra sao với Thân Tâm và đời sống thực tại của chính mình.

Đôi lời thô thiển, nông cạn tỏ bày cùng Quý Đồng Tu.
TPTS thành kính đảnh lễ thỉnh cầu Bậc Thiện Tri Thức thập Phương chỉ dạy.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật
TPTS kính ghi


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

tangbong tangbong tangbong tangbong


quang_tam3
Điều Hành Viên
Bài viết: 684
Ngày: 03/10/08 05:48
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: HCM
Đã cảm ơn: 21 time
Được cảm ơn: 1 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi quang_tam3 »

cafene
Sửa lần cuối bởi quang_tam3 vào ngày 13/03/16 18:54 với 1 lần sửa.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Nguyên Chiếu xin Tán Thán bài viết của Đạo Hữu Tây Phương Tịnh Sĩ. Đạo hữu là một Thiện Tri Thức, là người Phật Tử chánh pháp. tangbong tangbong tangbong

Kính. tangbong


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tôi thấy tình trạng này vẫn luôn xảy ra trong diễn đàn, nên viết lời mấy lời trên, không nói riêng một người nào hết. Mọi người nên tự lượng sức mình vậy!

Kính.
Hình ảnh


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

battinh đã viết:Than ôi!

Khi nói tợ ngộ, đối cảnh sinh mê.
Diễn đàn sắp đóng cửa, cùng tại mình quá tệ!
Hình ảnh

Kính chào Dh Battinh,


Diễn đàn vẫn chưa đóng cửa... Cho dù thế nào, cũng chớ nên để lòng phiền não.

Pháp do nhân duyên sinh thì phải còn rất lâu, nó mới đến được chỗ cùng tận.

Dù sao thì mình vẫn thấy ở diễn đàn này còn nhiều sự gia hộ của Bồ Tát..

..Nó sẽ không sớm đóng cửa đâu. Hãy giữ mục tiêu của người tu hành... khi còn kịp.


caunguyen


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

battinh đã viết:Tôi thấy tình trạng này vẫn luôn xảy ra trong diễn đàn, nên viết lời mấy lời trên, không nói riêng một người nào hết. Mọi người nên tự lượng sức mình vậy!

Kính.
Hình ảnh

Kính chào DH Battinh,


Chớ nên thấy... như vậy.

Ở mọi diễn đàn nào cũng sẽ như vậy thôi.

Hãy để cho mỗi thành viên được tự do phát biểu.

Đây là nơi để chúng ta thực hiện các pháp quán chiếu và các hạnh khác.

Thật sự tất cả những gì mình nói ra... có thể sẽ không tránh khỏi nhân quả.

Đừng để chướng ngại làm lạc mất.. mục tiêu tối hậu, của một đời tu hành.



tangbong


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Tây Phương Tịnh Sỹ đã viết:
Đôi lời thô thiển, nông cạn tỏ bày cùng Quý Đồng Tu.
TPTS thành kính đảnh lễ thỉnh cầu Bậc Thiện Tri Thức thập Phương chỉ dạy.
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật

TPTS kính ghi

Kính chào Đạo hữu TPTS;

Đạo hữu quả thật là một người chân chánh tu hành.

Xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ.

kinhle


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Nói Thẳng 24 đã viết:
MySweetLord đã viết:TƯỚNG KHÔNG, không có nghĩa là TƯỚNG "Hư không", hay TƯỚNG "tịch diệt" mà đó là TƯỚNG có bản chất Tự thanh tịnh, chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp". Đây là chỗ THỰC TƯỚNG của các Pháp. Những bản chất của TƯỚNG KHÔNG kể trên, cũng chính là cái lý, cái Đạo của nó. Đó cũng chính là TÁNH KHÔNG.
Đây là quan điểm Hữu Ngã - Chân Ngã của ngoại đạo trà trộn vào Phât giáo Trung Quốc. Quan điểm này hoàn toàn trái ngược với các Pháp Ấn của Giáo Pháp, trái ngược với lời dạy của Thế Tôn rằng thân-tâm ngũ uẩn là Vô Ngã, Vô Thường, Duyên Hợp, là "trống không, trống rỗng, không có lõi cứng" hay nói như trong Bát Nhã Tâm Kinh là "ngũ uẩn giai không". Đến bây giờ tà kiến đó vẫn còn có tác hại cho những người học Phật không có căn bản. Nét chung của những người này là không hiểu rõ về lịch sử Phật Giáo cũng như các nền tảng căn bản của Giáo Pháp như Vô Ngã, Vô Thường, 12 Nhân Duyên, Ngũ Uẩn, Tứ Niệm Xứ, các quả vị Sa Môn; phát ngôn thì thiếu logic, ba hoa nhưng rỗng tuếch, ôm ảo tưởng mình là hàng thượng căn đang tu theo pháp tối thượng thừa, hơn cả những đại đệ tử của Đức Phật! 8->

Thật đáng thương! :-?

Kính chào DH Nói thẳng 24,


Xin tạ ơn đạo hữu đã có lời chỉ giáo.

Phật nhãn ở khắp mọi nơi.

Nếu những lời mình nói, có sai với Chánh Pháp.

Mình sẽ tự gánh chịu tất cả trách nhiệm.


kinhle


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

MySweetLord đã viết:

Kính chào dh CHT,

Theo chỗ thấy của mình thì,
Pháp BÁT NHÃ hay PHÁP Nguyên thủy (Kinh tạng Pali) đều là các pháp phương tiện để hành giả tu hành đạt đến đích là Ngộ TÁNH, hay Kiến Tánh. Cho nên, dù có dùng Pháp nào cũng không quan trọng. Nhưng nếu bạn dùng Pháp nào đó, mà nó không thể giúp bạn KIẾN TÁNH, thì chỉ uổng công (đồng nghĩa với việc uổng phí thời gian tu tập).
TÁNH KHÔNG, là cái lý, hay có thể gọi là cái Đạo, của TƯỚNG KHÔNG (như trong Bát nhã Tâm Kinh đã chỉ).
TƯỚNG KHÔNG, không có nghĩa là TƯỚNG "Hư không", hay TƯỚNG "tịch diệt" mà đó là TƯỚNG có bản chất Tự thanh tịnh, chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp". Đây là chỗ THỰC TƯỚNG của các Pháp. Những bản chất của TƯỚNG KHÔNG kể trên, cũng chính là cái lý, cái Đạo của nó. Đó cũng chính là TÁNH KHÔNG.
Để đạt tới TÁNH KHÔNG, chúng ta không thể tu bằng pháp Quán Chiếu Tánh Không như đối với các Pháp Tu bằng quán chiếu khác. Mà chúng ta chỉ có thể sử dụng pháp tu hạnh BÁT NHÃ đối với TÁNH KHÔNG: đó là KHÔNG TÁNH. Nói đầy đủ tức là: KHÔNG CHẤP TRƯỚC VÀO BẤT KỲ MỘT TÁNH NÀO (Xin lưu ý: Tánh = Lý, đạo lý). Lợi ích thiết thực của pháp tu này là giải thoát sinh tử luân hồi, có thể tự tại trong mọi cảnh giới, không còn chướng ngại.
Xin nói thêm:
Đức Phật dạy về TÁNH KHÔNG trong các KInh tạng Pali cũng có. Đặc biệt ở TỨ THIỀN (Xả niệm thanh tịnh) cũng chính là Pháp tu hướng tới TÁNH KHÔNG. Tuy nhiên, do tập quán, tập khí của các tỳ kheo bấy giờ còn nặng về PHÁP TU "Thiền Định: của ngoại đạo, nên không thể đạt đến TÁNH KHÔNG: do còn có "Đối tượng" để ĐỊNH trong "Xả niệm", hay ĐỊNH trong "Thanh tịnh", cho nên khả chứng của họ chỉ đạt đến THANH VĂN, hoặc DUYÊN GIÁC (thường gọi là NHỊ THỪA). Dù sao thì ở ngay trong đời này, chúng ta có thể đạt đến đây cũng khá lắm rồi.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm:
http://thuvienhoasen.org/a19200/ban-ve- ... guyen-thuy
Đạo hữu MySweetLord kính mến !!!

Xin chân thành cám ơn bài viết của đh, một chia sẽ rất bổ ích, nhưng có chổ này mình chưa được hiểu xin trích lại đoạn văn của đạo hữu :
"TƯỚNG KHÔNG, không có nghĩa là TƯỚNG "Hư không", hay TƯỚNG "tịch diệt" mà đó là TƯỚNG có bản chất Tự thanh tịnh, chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp". Đây là chỗ THỰC TƯỚNG của các Pháp".
Đ/H có thể cho một ví dụ cụ thể có một Tướng nào đó mà bản chất nó tự thanh tịnh chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp ??? Vì điều này trái với kinh Nguyên thủy Đức Phật thường phủ nhận tính thường hằng của vạn pháp tự nó sinh ra tất cả, giống lý thuyết của ngoại đạo thường cho rằng có một thượng đế tạo ra muôn loài :((
Đức Phật dạy về TÁNH KHÔNG trong các KInh tạng Pali cũng có. Đặc biệt ở TỨ THIỀN (Xả niệm thanh tịnh) cũng chính là Pháp tu hướng tới TÁNH KHÔNG. Tuy nhiên, do tập quán, tập khí của các tỳ kheo bấy giờ còn nặng về PHÁP TU "Thiền Định: của ngoại đạo, nên không thể đạt đến TÁNH KHÔNG: do còn có "Đối tượng" để ĐỊNH trong "Xả niệm", hay ĐỊNH trong "Thanh tịnh", cho nên khả chứng của họ chỉ đạt đến THANH VĂN, hoặc DUYÊN GIÁC (thường gọi là NHỊ THỪA). Dù sao thì ở ngay trong đời này, chúng ta có thể đạt đến đây cũng khá lắm rồi.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm:
CHo tôi hỏi cụm từ đạo hữu viết xả niệm thanh tịnh hướng đến Tánh Không có gì mâu thuẩn với Định trong "thanh tịnh" không? Vì theo tôi hiểu chữ Định trong Thiền định tức là còn có chổ hướng tâm đến để an trú .Trong khi Thiền thứ tư Đức Phật dạy :"xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh". Lên Thiền thứ tư, lạc được xả thay thế và như vậy Thiền thứ tư chỉ còn xả niệm thanh tịnh đã là xả niệm thì làm gì còn "định" trong thanh tịnh kính mong hiền hữu giải nghi cho tôi chổ này ??
....ĐỊNH trong "Thanh tịnh", cho nên khả chứng của họ chỉ đạt đến THANH VĂN, hoặc DUYÊN GIÁC (thường gọi là NHỊ THỪA). Dù sao thì ở ngay trong đời này, chúng ta có thể đạt đến đây cũng khá lắm rồi.
Quả vị A LA HÁN được Đức Phật ca ngợi là tuyệt vời rồi, hình như dưới cách nhìn của đ/h quả vị Thanh Văn còn có gì kém kém....thời nay kiếm được một vị thánh Tu Đà Hoàn là đỏ con mắt đó đạo hữu

KÍNH CHÚC HIỀN HỮU AN LẠC tangbong


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Đạo hữu MySweetLord kính mến !!!

Xin chân thành cám ơn bài viết của đh, một chia sẽ rất bổ ích, nhưng có chổ này mình chưa được hiểu xin trích lại đoạn văn của đạo hữu:
"TƯỚNG KHÔNG, không có nghĩa là TƯỚNG "Hư không", hay TƯỚNG "tịch diệt" mà đó là TƯỚNG có bản chất Tự thanh tịnh, chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp". Đây là chỗ THỰC TƯỚNG của các Pháp".
Đ/H có thể cho một ví dụ cụ thể có một Tướng nào đó mà bản chất nó tự thanh tịnh chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp ??? Vì điều này trái với kinh Nguyên thủy Đức Phật thường phủ nhận tính thường hằng của vạn pháp tự nó sinh ra tất cả, giống lý thuyết của ngoại đạo thường cho rằng có một thượng đế tạo ra muôn loài :((

Kính chào Đạo hữu CHT,


Trước tiên, cho phép mình xin được trân trọng cảm tạ sự quan tâm đến Phật pháp của Quý Đạo hữu.

Có được những tinh thần như thế thật là một phúc lớn cho diễn đàn này.

Mình xin giải thích thắc mắc của DH như sau:

"Về "Tướng" trong Phật pháp, nghĩa là những gì chúng ta có thể nhìn được, thấy được, hình dung được và cảm nhận được.. do đó có thể nó có thể có hình tướng nhất định, hoặc không có hình tướng nhất định. Thực chất, "Tướng" là tất cả những gì có thể tiếp cận, tiếp xúc với 6 Trần, ở đây chưa nói đến khả năng sanh tâm (Thành 6 thức).

Chúng ta cũng không cần phải tìm kiếm xem Liệu có một "Tướng nào" có bản chất "tự thanh tịnh chẳng sanh diệt, tự trọn đủ, không lay động, và hay sanh muôn pháp" hay không, bởi tất cả các "Tướng" đều có bản chất như thế.

Trước tiên hãy để ý và thấy được "bản nguyên" của nó: tức là những "Tướng" rời rạc trong vũ trụ. Phật thấy được tứ đại: Đất, nước, gió, lửa. (Tương tự vậy, khoa học cũng đã thấy được những nguyên tố rời rạc, ở dạng hạt vật chất cơ bản hay dạng năng lượng, dạng phóng xạ trong vũ trụ, chúng ta gọi chung nó là những đơn vị bản nguyên). Đó là lý do chúng ta không thể nói Không, như là một bản thể hoàn toàn Không có gì.

Thế còn tại sao chúng ta có thể nói rằng, bản chất của các "Tướng" này là:

- Tự thanh tịnh, và không lay động: bởi nếu không có tác nhân, hay tác duyên nào lôi cuốn, kết hợp với nó: NÓ sẽ cứ tồn tại như thế.

- Chẳng sanh diệt và Tự trọn đủ: Sự hiện diện của những đơn vị bản nguyên này chẳng ai có thể biết nó có từ bao giờ và cũng không ai có thể tạo ra những đơn vị "bản nguyên" này, cho nên cũng thể nói nó đã tự trọn đủ.

- Và Hay sanh muôn pháp: Khi không có duyên thì chúng có thể rời rạc, khi có duyên thì chúng lại kết hợp với nhau tạo ra vạn vật, như chúng ta đang gọi là muôn pháp vậy. Ngay cả những ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc, cảm thọ của chúng ta cũng được tạo nên từ những "bản nguyên" rời rạc này đấy thôi.

Và sau đó, ngay cả trong các Tướng "duyên hợp" cũng thế, nó cũng có những bản chất như thế, vì thực chất các Tướng "Duyên hợp" cũng chứa những đơn vị bản nguyên ấy thôi. Mình thấy đã có người nói rằng, con người chúng ta cũng chưa từng sanh, tử, chưa từng luân hồi... Như thế cũng chẳng sai, Vì cái họ nhìn thấy là những đơn vị bản nguyên ấy, thấy nó tồn tại dưới dạng một kết hợp của các đơn vị bản nguyên này.

Tuy nói rằng nó (hay Tự Tánh) hay sanh muôn pháp: nhưng vẫn có chỗ khác với quan điểm Thượng Đế, là những gì nó tạo nên (gọi là sanh ra) hay phân rã (gọi là chết đi), đều dựa trên nhân duyên, mà chỗ Phật pháp thấy được gọi là Lý nhân duyên. Quan điểm về Thượng Đế là Duy ý chí, còn chỗ thấy của Phật pháp là Nhân Duyên. Cần phân biệt rõ.



chanhhoitrong_123 đã viết:
Đức Phật dạy về TÁNH KHÔNG trong các KInh tạng Pali cũng có. Đặc biệt ở TỨ THIỀN (Xả niệm thanh tịnh) cũng chính là Pháp tu hướng tới TÁNH KHÔNG. Tuy nhiên, do tập quán, tập khí của các tỳ kheo bấy giờ còn nặng về PHÁP TU "Thiền Định: của ngoại đạo, nên không thể đạt đến TÁNH KHÔNG: do còn có "Đối tượng" để ĐỊNH trong "Xả niệm", hay ĐỊNH trong "Thanh tịnh", cho nên khả chứng của họ chỉ đạt đến THANH VĂN, hoặc DUYÊN GIÁC (thường gọi là NHỊ THỪA). Dù sao thì ở ngay trong đời này, chúng ta có thể đạt đến đây cũng khá lắm rồi.
CHo tôi hỏi cụm từ đạo hữu viết xả niệm thanh tịnh hướng đến Tánh Không có gì mâu thuẩn với Định trong "thanh tịnh" không?

Vì theo tôi hiểu chữ Định trong Thiền định tức là còn có chổ hướng tâm đến để an trú .Trong khi Thiền thứ tư Đức Phật dạy :"xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh". Lên Thiền thứ tư, lạc được xả thay thế và như vậy Thiền thứ tư chỉ còn xả niệm thanh tịnh đã là xả niệm thì làm gì còn "định" trong thanh tịnh kính mong hiền hữu giải nghi cho tôi chổ này ??

Đạo hữu CHT kính,


Chỗ thấy "làm gì còn "Định" trong Thanh tịnh" của ĐH đã hoàn toàn đúng với đại ý Phật Pháp rồi.

Lý do mình đã nói những ý đó vì để tránh sự lầm lạc, vô tình biến chỗ An Trú của "Xả niệm" hay "Thanh Tịnh" thành chỗ Định. Bởi vì: "Xả niệm" cũng không phải là "Bặt niệm", "hoàn toàn không có một niệm" và "Thanh Tịnh" cũng thế, chẳng phải là bất động, tịch tĩnh. Thực tế, ở tầng thiền thứ 4 này, gọi là "Xả niệm Thanh tịnh" cũng có nghĩa là xả tất cả các Định (nếu có) trước đó và không dính mắc vào bất kỳ một Tướng, hay Pháp nào nữa.


chanhhoitrong_123 đã viết:
....ĐỊNH trong "Thanh tịnh", cho nên khả chứng của họ chỉ đạt đến THANH VĂN, hoặc DUYÊN GIÁC (thường gọi là NHỊ THỪA). Dù sao thì ở ngay trong đời này, chúng ta có thể đạt đến đây cũng khá lắm rồi.
Quả vị A LA HÁN được Đức Phật ca ngợi là tuyệt vời rồi, hình như dưới cách nhìn của đ/h quả vị Thanh Văn còn có gì kém kém....thời nay kiếm được một vị thánh Tu Đà Hoàn là đỏ con mắt đó đạo hữu

KÍNH CHÚC HIỀN HỮU AN LẠC tangbong

Đạo hữu CHT Kính,


Do chúng ta đang có tâm nghi, hoặc có ý muốn tìm kiếm một vị Thánh, nên mới chẳng thấy.

Những quả vị Thánh: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ tát, Phật nằm ngay tại căn duyên và đường lối tu hành của mỗi người.

Chỉ là do chúng ta không nhận ra và hoặc không duy trì được tâm hạnh của chính mình cho đến tận cùng mà thôi.

Kính chúc Đạo hữu luôn tinh tấn và trọn thành Phật quả.



tangbong caunguyen


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: TÁNH KHÔNG ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Kính thưa bạn MySweetLord!

Tôi xin có đôi lời bàn luận rõ hơn về quan điểm của bạn như sau:
MySweetLord đã viết:Trước tiên hãy để ý và thấy được "bản nguyên" của nó: tức là những "Tướng" rời rạc trong vũ trụ. Phật thấy được tứ đại: Đất, nước, gió, lửa. (Tương tự vậy, khoa học cũng đã thấy được những nguyên tố rời rạc, ở dạng hạt vật chất cơ bản hay dạng năng lượng, dạng phóng xạ trong vũ trụ, chúng ta gọi chung nó là những đơn vị bản nguyên).
Thưa bạn MySweetLord (sau đây xin phép được viết tắt là MSL), không có một sự vật gì mà không do các phần tử khác tạo thành, mọi sự vật đều có một cơ cấu nội tại của nó, kể cả phân tử, nguyên tử. Nền vật lý hiện đại cho thấy nguyên tử do các hạt hạ nguyên tử hình thành và bản thân các hạt này lại do các hạt nhỏ hơn nữa tập hợp. Các hạt đó lại không thường hằng mà có thể chuyển hóa được lẫn nhau. Con số các hạt này được phát hiện càng lúc càng nhiều đến mức độ mà người ta không thể xem đó là hạt "cơ bản" nữa, chúng không thể là những hạt nguyên thủy tạo nên thế giới vật chất nữa. Khoa học hiện đại cũng đã phát hiện rằng thế giới này "có" nhưng không "thực có". Tại sao biết thế giới không có thật ? Vì vật không có tự tính, một hạt proton hay hạt neutron hoặc hạt electron đều không có thuộc tính (properties) gì cả, những thuộc tính như số đo spin, vị trí, khối lượng, điện tích của hạt, đều là do người khảo sát đo đạc gán ghép cho hạt, chứ nó không có sẵn, không chắc chắn có (uncertainty). Nhận thức này do nhà khoa học Niels Bohr đưa ra và một nhà khoa học khác là Alain Aspect kiểm chứng năm 1982 tại Paris trong thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement). Thí nghiệm đó rút ra hai kết luận quan trọng :

Một là vật không hiện thực (non realism) tức vật chỉ là tưởng tượng không có thật. Hai là vật không có vị trí nhất định (non locality). Một vật ổn định và có vị trí và các thuộc tính xác định trong không gian và thời gian, chỉ là tưởng tượng của bộ não.

Chính vì những hạt cơ bản (elementary particles) chỉ là hạt ảo không có thật, quark, proton, neutron và electron đều là hạt ảo nên nguyên tử do chúng cấu tạo cũng là ảo, nguyên tử không phải là một vật có thật. Niels Bohr nói : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật). Một nhà khoa học khác là Werner Heisenberg nói : “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).

Nói cách khác, nguyên tử chỉ là vật ảo nên vạn vật cũng chỉ là ảo.

A.Eddington đã phát biểu sau các phát hiện của khoa học hiện đại như sau: "Khái niệm chất liệu cơ bản đã biến mất khỏi nền vật lý hiện đại" (Xem The Philosophy of Physical Science, University of Michigan Press,1958)

Thú vị thay, những phát hiện của khoa học hiện đại càng ngày càng làm sáng tỏ Chánh kiến của Phật Pháp, đó là không hề có cái gọi là "đơn vị bản nguyên". Thế giới này tất cả đều Vô Ngã, không có tự tính, như huyễn, như mộng, Vô Thường, Duyên Hợp. tangbong

(Còn nữa)
Sửa lần cuối bởi Nói Thẳng 24 vào ngày 12/03/16 15:54 với 3 lần sửa.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách