NIỆM PHÁP ???

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

NIỆM PHÁP ???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

kính thưa chư hiền hữu :
Trong Tăng Chi Bộ kinh phẩm Một pháp Đức Thế Tôn có dạy rằng :
Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp... niệm Tăng... niệm Giới... niệm Thí... niệm Thiên... niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra... niệm Chết... niệm Thân... niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Vậy cho tôi được hỏi Niệm pháp trong phẩm Một Pháp có gì giống và khác nhau Niệm Pháp trong Tứ Niệm Xứ ? Kính mong chư hiền hữu niệm tình thương tưởng chỉ dẫn cho tôi được hiểu thêm vấn đề nêu trên kinhle kinhle kinhle tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: NIỆM PHÁP ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:kính thưa chư hiền hữu :
Trong Tăng Chi Bộ kinh phẩm Một pháp Đức Thế Tôn có dạy rằng :
Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đế nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Pháp... niệm Tăng... niệm Giới... niệm Thí... niệm Thiên... niệm Hơi thở vô, Hơi thở ra... niệm Chết... niệm Thân... niệm An tịnh. Chính một pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Vậy cho tôi được hỏi Niệm pháp trong phẩm Một Pháp có gì giống và khác nhau Niệm Pháp trong Tứ Niệm Xứ ? Kính mong chư hiền hữu niệm tình thương tưởng chỉ dẫn cho tôi được hiểu thêm vấn đề nêu trên kinhle kinhle kinhle tangbong
hihi, câu hỏi hay thế mà sao lại ế vậy nhỉ :D

về những vấn đề này ngu tui thấy trong kinh Tăng Chi bộ được đức Phật giảng rộng và khai triển một cách rõ ràng hơn:
(X) (10) Mahànàma
Một thời, Thế Tôn trú giữa các vị Thích-ca, tại Kapilavatthu, khu vườn Nigrodha. Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:
- Vị Thánh đệ tử này, bạch Thế Tôn, đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, đời sống gì vị ấy sống một cách sung mãn?
- Này Mahànàma, Thánh đệ tử nào đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, với nếp sống này, sống một cách sung mãn.
(1) Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Phật".
(2) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu!". Này Mahànama, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị Tham chi phối, không bị Sân chi phối, không bị Si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Pháp. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Pháp. Người có hân hoan, nên HỶ sanh. Người có hỷ, nên thân được KHINH AN. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được ĐỊNH tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Pháp".

(3) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử Thế Tôn này đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời". Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm chúng Tăng, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Tăng. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Tăng. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Tăng".
(4) Lại nữa, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm các Giới của mình: "Giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không có uế tạp, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định". Này Mahànàma, trong khi Thánh đệ tử tùy niệm Giới, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Giới. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Giới. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Giới".
(5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử tự mình niệm Thí của mình: "Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta, vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí". Này Mahànàma, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm bố thí, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Thí. Và này Mahànama, Thánh đệ tử với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến Thí. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Thí".
(6) Lại nữa, này Mahànama, Thánh đệ tử tu tập tùy niệm Thiên: "Có chư Thiên bốn Thiên vương Thiên, có chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, có chư Thiên Yàma, có chư Thiên Tusità (Ðâu-suất), có chư Thiên Hóa lạc Thiên, có chư Thiên Tha hóa Tự tại, có chư Thiên Phạm chúng, có chư Thiên cao hơn nữa. Ðầy đủ với lòng tin như vậy, chư Thiên ấy, sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Lòng tin như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với giới như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Giới như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với nghe pháp như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Nghe pháp như vậy cũng có đầy đủ nơi ta. Ðầy đủ với Thí như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Thí như vậy cũng có đầy đủ ở nơi ta. Ðầy đủ với Tuệ như vậy, chư Thiên ấy sau khi chết ở chỗ này, được sanh tại chỗ kia. Tuệ như vậy cũng đầy đủ nơi ta". Khi vị ấy niệm Tín, Giới, nghe Pháp, Thí và Tuệ của tự mình và chư Thiên ấy; trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào chư Thiên. Và này Mahànàma, Thánh đệ tử với tâm chánh trực được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh.
Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Thiên".
Này Mahànàma, vị Thánh đệ tử nào đã đi đến quả, đã liễu giải giáo pháp, vị ấy sống một cách sung mãn với nếp sống này.
(kinh 10, Phẩm Đáng Được Cung Kính – TĂNG CHI 6 PHÁP)
đọc bản kinh này làm ngu tui nhớ ngay đến bảy pháp Giác chi:

Niệm - Trạch pháp - Tinh tấn - Hỷ - Khinh an - Định - Xả
(làm phép so sánh đơn giản thì bài kinh trên đã nhắc đến 4 pháp trong 7 pháp Giác chi: Niệm- Hỷ - Khinh an - Định)

và trong phần quán Pháp (ko phải niệm Pháp) của bốn Niệm xứ cũng có nhắc đến điều này:
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi?
Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nội tâm có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có niệm giác chi"; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ý niệm giác chi". Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay Tỷ-kheo nội tâm có trạch pháp giác chi... (như trên)... hay nội tâm có tinh tấn giác chi... (như trên)... hay nội tâm có hỷ giác chi... (như trên)... hay nội tâm có khinh an giác chi... (như trên)... hay nội tâm có định giác chi... (như trên)... hay nội tâm có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có xả giác chi"; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có xả giác chi". Và với xả giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với xả giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
lại nữa, trong tuyên ngôn về Pháp mà Phật dạy cho ngài Mahànàma đã khẳng định rõ:
"Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu"
vấn đề ở đây là cần phải hiểu như thế nào là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy.....?? <= lại phải tìm kiếm và đối chiếu thêm với những bản kinh khác để hiểu rõ hơn cái chỗ này :D
(V) (47) Cho Ðời Này (1)

1. Rồi du sĩ ngoại đạo Moliyasìvaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, său khi nói lên những lời hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ ngoại đạo Moliyasìvaka bạch Thế Tôn:

-Pháp là thiết thực hiện tại, Pháp là thiết thực hiện tại, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?

2.- Vậy này Sìvaka, ở đây Ta sẽ hỏi Ông; nêu Ông có thể kham nhẫn thời hãy trả lời. Ông nghĩ thế nào, này Sìvaka? Nội tâm có tham, Ông có biết: "Nội tâm ta có tham"? Nội tâm không có tham, Ông có biết: "Nội tâm ta không có tham"?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Này Sìvaka, nội tâm có tham, Ông có biết: "Nội tâm ta có tham". Nội tâm không có tham, Ông có biết: "Nội tâm ta không có tham". Như vậy này Sìvaka, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Ông nghĩ thế nào, này Sìvaka? Nội tâm có sân...( Như trên)...Ông nghĩ thế nào, này Sìvaka? Nội tâm có si, Ông có biết: "Nội tâm ta có si"? Hay nội tâm không si, Ông có biết: "Nội tâm ta không si"?

-Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Này Sìvaka, nội tâm có si, Ông có biết: "Nội tâm ta có si", hay nội tâm không có si, Ông có biết: "Nội tâm ta không si". như vậy, này Sìvaka, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Ông nghĩ thế nào, này Sìvaka? Nội tâm có tham pháp,... hay nội tâm có sân pháp..., hay nội tâm có si pháp..., Ông có biết: "Nội tâm ta có si pháp"?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Hay nội tâm không có si pháp. Ông có biết: "Nội tâm ta không có si pháp"?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Này Sìvaka, nội tâm có si pháp, Ông có biết: "Nội tâm ta có si pháp", hay nội tâm không có si pháp, Ông có biết: "Nội tâm ta không có si pháp. "Như vậy, này Sìvaka, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu.

- Thật vi diệu thay! ... Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(phẩm Dhammika - TĂNG CHI 6 PHÁP)
bản kinh lặp đi lặp lại nhiều quá, những người mới đọc chưa quen sẽ cảm thấy rối rắm và không hiểu gì cả; đó cũng là điều bất lợi trong thời cách Phật đã xa, phải chi có mặt ngay trong thời pháp đó thì hay biết mấy đạo hữu nhỉ :D
ý chính là nội tâm ta như thế nào thi mình nhận biết nó như thế ấy: Có/Không có Tham pháp-Sân pháp-Si pháp thì minh biết nó y như thế; ban đầu Phật hỏi từng cái riêng lẻ, về sau là 3 cái đồng thời.

nếu so sánh với phần quán Pháp (đối với 5 triền cái trong Bốn Niệm xứ) thì giống nhau ở 2 phần quán Tham pháp và Sân pháp, chỉ khác là ở bản kinh này có thêm phần Si pháp còn trong quán Pháp (thuộc Bốn Niệm xứ) thì không có.

lại nữa:
55.- Niết-bàn

Rồi Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

- Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?

- Bị Tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
THAM ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị Sân làm uế nhiễm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
SÂN được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Bị Si làm mê mờ, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
SI được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

Khi vị ấy, này Bà-la-môn, cảm thọ Tham ái được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ Sân được đoạn tận, không có dư tàn, cảm thọ Si được đoạn tận, không có dư tàn. Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.

(phẩm các Bà-La-Môn - TĂNG CHI 3 PHÁP)
hihi, đoạn kinh này đức Phật giới thiệu một Niết-bàn hết sức đơn giản và dễ hiểu, quan trọng là có làm được hay không :D và nó cũng hội tụ với Bốn Niệm xứ ở một điểm chung là đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly Tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn

đến đây có 2 câu hỏi "nhỏ" đặt ra là:

1. Tại sao tựa đề bản kinh là Niệm xứ (Satipatthàna sutta) mà nội dung lại là: - Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ. Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo
sống QUÁN thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
sống QUÁN thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
sống QUÁN tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
sống QUÁN pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

toàn Quán với Quán chứ chả thấy Niệm ở đâu <= TẠI SAO ?
(câu hỏi này chắc phải nhờ những vị giỏi tiếng Pali, chiết tự văn cú và ngữ nghĩa thì mới có thể hiểu đúng được :D )
2.
"nội tâm có tham, Ông có biết: 'Nội tâm ta có tham' ... như vậy này Sìvaka, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu." Rồi lại nói:
"Thánh đệ tử tùy niệm Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được những bậc trí tự mình giác hiểu!". Này Mahànama, trong khi vị Thánh đệ tử tùy niệm Pháp, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, không bị ... "
chỗ này tiền hậu bất nhất, có mâu thuẫn không nhỉ?? :D

p/s để tiện khảo cứu về mặt văn phạm và ý nghĩa ngu tui xin trích đăng những bản gốc Pali có liên quan

‘‘Ekadhammo, bhikkhave, bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Katamo ekadhammo?
Dhammānussati = Niệm Pháp
• saṅghānussati
• sīlānussati…
• cāgānussati…
• devatānussati…
• ānāpānassati…
• maraṇassati…
• kāyagatāsati…
• upasamānussati.
Ayaṃ kho, bhikkhave, ekadhammo bhāvito bahulīkato ekantanibbidāya virāgāya nirodhāya upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattatī’’ti. - http://palikanon.com/pali/anguttara_mul ... 96_365.htm
(TĂNG CHI 1 PHÁP - đây là nguyên bản trong phần câu hỏi của ĐH chanhhoitrong)

‘‘Puna caparaṃ, mahānāma, ariyasāvako dhammaṃ anussarati – ‘svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī’ti. Yasmiṃ, mahānāma, samaye ariyasāvako dhammaṃ anussarati nevassa tasmiṃ samaye rāgapariyuṭṭhitaṃ cittaṃ hoti, na dosapariyuṭṭhitaṃ cittaṃ hoti, na mohapariyuṭṭhitaṃ cittaṃ hoti; ujugatamevassa tasmiṃ samaye cittaṃ hoti dhammaṃ ārabbha. Ujugatacitto kho pana, mahānāma, ariyasāvako labhati atthavedaṃ, labhati dhammavedaṃ, labhati dhammūpasaṃhita pāmojjaṃ. Pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vediyati, sukhino cittaṃ samādhiyati. Ayaṃ vuccati, mahānāma – ‘ariyasāvako visamagatāya pajāya samappatto viharati, sabyāpajjāya pajāya abyāpajjo viharati, dhammasotaṃ samāpanno dhammānussatiṃ bhāveti’’’. - http://palikanon.com/pali/anguttara_mul ... 01_010.htm
(phẩm Đáng Được Cung Kính trong TĂNG CHI 6 PHÁP - tương ưng phần in đậm trong bản Việt dịch ngu tui đã trích ở trên)

‘‘Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ [pariddavānaṃ (sī. pī.)] samatikkamāya, dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya, ñāyassa adhigamāya, nibbānassa sacchikiriyāya, yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā.

‘‘Katame cattāro? Idha, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; vedanāsu vedanānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; citte cittānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ; dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ - http://palikanon.com/pali/majjhima/maj010.htm
(phần giới thiệu về Bốn niệm xứ như đã trích trong câu hỏi số 1)
...............

Thân ái!


koa
Bài viết: 49
Ngày: 04/08/09 21:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hanoicity

Re: NIỆM PHÁP ???

Bài viết chưa xem gửi bởi koa »

Đây chính là Tứ Niệm Xứ , con đường cuối độc nhất đưa đến chứng thánh Đạo , thành một bậc Alahan .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách