CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

tiếp tục trả nợ :D
Không biết đã viết: đến đây ngu tui có 1 câu đố vui: 2 đường thẳng song song thì gặp nhau ở điểm nào?? :D
nếu bạn dùng óc của mình suy luận hoặc vào hỏi anh Google thì có thể câu trả lời sẽ là 2 đường thẳng song song thì gặp nhau ở Vô Cực
chúng ta lại bắt gặp khái niệm "Vô Cực" :D trong hàm lim Toán học ở trên thì vô cực (∞) biểu thị cho giá trị còn trong câu trả lời này thì vô cực biểu thị cho vị trí/địa điểm. Thí dụ:
bạn đặt 1 vật cần quan sát tại Tiêu điểm của một thấu kính Hội tụ, theo nguyên lý quang học thì ánh sáng phản xạ từ vật đi qua thấu kính sẽ tạo thành 1 chùm tia sáng song song. Nếu theo logic thông thường đường thẳng/ánh sáng song song 'không gặp nhau' thì có nghĩa là chúng ta không quan sát được ảnh của vật ấy. Điều này là trái với thực nghiệm nên ngta chấp nhận khái niệm "tia sáng song song gặp nhau ở Vô cực" :D

hoặc là bạn đi trên một con đường, giả sử con đường ấy là thẳng hoàn toàn và 2 lề đường song song với nhau; thực tế là khi càng nhìn ra xa bạn sẽ thấy 2 lề đường cùng "chụm" lại tại một điểm.

đó là câu trả lời thông dụng, hợp với logic và thực nghiệm nhưng ngu tui thì lại không thích câu trả lời này cho lắm :D ở đây, tui đưa ra câu trả lời của mình:

2 đường thẳng song song thì gặp nhau tại Võng mạc của mắt :D
Nói Thẳng 24 đã viết:
Không biết đã viết:như vậy càng ngày càng hiện đại, càng ngày cáng phát triển thì các nhà Khoac học càng "sáng tỏ" được Chánh kiến của Phật Pháp? liệu là với cách làm như vậy (nghiên cứu Khoa học) thì họ có thể hoàn toàn giải thoát giống như Phật mà không cần học-hành Phật pháp có được không?? nếu "Được" thì tại sao?? nếu "Không" thì sự sáng tỏ đó có ý nghĩa gì trên con đường giải thoát của họ, có ý nghĩa gì cho một người muốn tìm cấu giải thoát nhưng lại 'thích' nghiên cứu Khoa học?? :D
Hi hi, câu hỏi này thú vị đấy, kính nhường bạn Không biết cho lời chỉ giáo nhé! tangbong
lẽ ra tui định "chém" vài nhác về các vần đề Khoa học và Phật học thêm nữa, nhưng mà thấy mình chém cũng khá nhiều rồi; dân mình có câu
Rượu ngọt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm

nên thôi, để nhường những phần lại cho người khác. Ở đây, ngu tui chỉ trả lời dứt điểm cái chỗ này đang còn 'nợ' ĐH Nói Thẳng :D

ĐH Nói Thẳng thân mến! nếu đạo hữu tinh ý thì sẽ thấy các câu hỏi ngu tui nêu ra có mức độ khó và sâu dần, cốt lõi là để dẫn đến cái ý chính cuối cùng này đây. Không giấu gì Đh, ngu tui học và tốt nghiệp ngành Vật lý khoa Vật lý Ứng dụng của trường ĐH KHOA HỌC Tự Nhiên TPHCM. Thật tình mà nói thì ngu tui bị kích thích và có niềm đam mê lớn với thế giới Khoa học. Hồi nhỏ, chiều chiều nhìn thấy "ráng Trời" đem hỏi ba thì ba tui nói là "ông Trời nấu cơm", lến lơn khi tiếp cận với kiến thức khoa học thì mình mới nhận ra là "À, thì ra đó chỉ là hiện tượng khúc xạ ánh sáng" chứ chả có ông trời nào nấu cơm cả... đó là cả một sự "trưởng thành" về mặt nhận thức và tri kiến Khoa học. Lúc đó, ngu tui nghĩ Khoa học là tất cả, Khoa học là chén thánh có thể giải thích hết mọi sự việc hiện tượng trên đời. Đó là lý do tui yêu thích Vật lý và quyết định chọn chuyên ngành này để theo học. Nhưng thật là không may cho tui, ngu tui đã vấp phải 'hòn đá tảng' Phật pháp trên đường đi của mình. Về sau khi thâm nhập vào Phật pháp, nó tạo ra hiệu ứng 'va đập-giao thoa-đối kháng' trong tôi một cách dữ dội, hệ quả của việc đó là tui phát hiện ra mình đã bị mắc chứng "mê tín Khoa học". Tui tự mình đặt ra khái niệm đó để chỉ cho những người làm Khoa học "ảo tưởng" rằng Khoa học có thể giải quyết được mọi chuyện trên đời (giống như tui từng bị trước đây :D). Chẳng hạn như các nhà Khoa học vẫn nghĩ rằng mình có thể khám phá được thế giới, có thể thấu hiểu ngọn nguồn vũ trụ bằng các kính Thiên văn, các kính Hubble càng ngày càng hiện đại và được theo dõi kỹ càng trong nhiều năm; nếu sự thật là như vậy, thì hãy trở lại với câu hỏi mà ngu tui đã nêu ra ngay từ đầu:
vnexpress đưa bản tin là "NASA sắp hoàn thành cỗ máy nhìn về quá khứ 13,5 tỷ năm ánh sáng", thế nên có câu hỏi đặt ra là: những dữ liệu mà NASA thu được chỉ là thông tin về quá khứ của những ngôi sao/thiên thể quan sát được, NASA vẫn không thể biết được ngôi sao/thiên thể đó Hiện ĐANG ra làm sao? nhỏ to thế nào, năng lượng bao nhiêu,còn tồn tại hay không còn tồn tại..??
ngày nay, hễ sau vài năm là MicroSoft nâng cấp phiên bản của Windows, thế giới công nghệ (nhất là Smartphone) sau 12 tháng mà không có gì đổi mới thì đã bị xem là lạc hậu; thế mà các nhà khoa học đang theo đuổi các sự kiện cách đây hàng Tỷ năm lại "ảo tưởng" rằng mình có thể khám phá và hiểu được thế giới, há chẳng phải là lố bịch lắm sao?? :D

trong kinh điển NT có kể lại câu chuyện một vị dùng cách còn 'độc chiêu' hơn để khám phá thế giới:
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thiên tử Rohitassa sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chiếu sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:

- Tại chỗ nào, bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới không?

- Này Hiền giả, tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới.

2. - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con là vị ẩn sĩ tên là Rohitassa, con của Bhoja, có thần thông, đi được trên hư không. Tốc độ của con là như thế này, bạch Thế Tôn; ví dụ như một người bắn cung kiên cường, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ có thể dễ dàng bắn xuyên qua bóng một cây ta-la. Bước chân của con là như vậy, như từ khoảng cách từ biển Ðông qua biển Tây. Với con, bạch Thế Tôn, thành tựu được với tốc độ như vậy, với bước chân như vậy, con khởi lên ý muốn như sau: "Với bước chân đi, ta sẽ đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Bạch Thế Tôn, trừ khi ăn uống nhai nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức, dầu thọ đến 100 tuổi, dầu đã sống một trăm tuổi, dầu đi đến 100 năm, cũng không có thể đạt được tận cùng của thế giới, nhưng giữa đường con đã chết. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới".

3. - Này Hiền giả, Ta tuyên bố rằng: "Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới". Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt.

( phẩm Rohitassa - TĂNG CHI 4 PHÁP )
cứ cho 1 bước chân đi được "khoảng cách từ biển Ðông qua biển Tây" là ngang bằng vận tốc Ánh sáng đi, thì với phương tiện đó dù đã đi suốt 100 năm vị ấy vẫn bị chết giữa đường chứ chẳng thế đến được nơi mình muốn :))
câu trả lời của Phật còn kinh khủng hơn: "tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không thể đi đến để thấy để biết" mà phải "ngồi yên một chỗ" thì mới biết mới thấy. ĐH cứ từ từ suy ngẫm sẽ thấy vô cùng thấm :D

tôi tự hỏi, những nhà Khoa học bỏ công sức cả đời để đi tìm bằng chứng hóa thách, "khảo cổ" mọi vùng đất họ đến để truy nguyên nguồn gốc của con người để mà làm gì? khi mà ngay cái thân hiện tại họ đang có mặt ở đây thì không biết vì sao mà có và khi Chết thì sẽ đi về đâu?? <= đây là một trong những biểu hiện của "mê tín Khoa học" :))

gặp một người như thế, nếu hữu duyên ngu tui sẽ không ngần ngại nói với họ rằng:
"này bạn, một người không biết vì sao mình sinh ra, cũng không biết mình chết đi về đâu; lại chú tâm đi tìm cái gọi là nguồn gốc của loài người thì đó chỉ là một kẻ vô trí" (kinh phật gọi là Vô minh)
các ĐH có đồng ý với ngu tui hông nhỉ?? :D

không chỉ hạng phàm phu mới bị 'vướng kẹt' vào những khúc mắc phàm tình như thế, ngay cả những vị tu hành có ít nhiều chứng ngộ cũng khó mà thoát được cái "hệ quy chiếu" của bản thân mình. Chẳng hạn một vị tu chứng được Túc Mạng thông biết rằng mình đã tái sinh qua nhiều kiếp luận hồi, vị ấy muốn truy nguyên nguồn gốc kiếp đầu tiền thì sẽ gặp phải tình huống này:
1) ... Trú ở Sàvatthi.

2) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...

3) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Có bao nhiêu kiếp, bạch Thế Tôn, đã đi qua, đã vượt qua?

4) -- Rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.

5) -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho một ví dụ được không?

6) -- Có thể được, này các Tỷ-kheo. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có bốn vị đệ tử, tuổi thọ một trăm tuổi, sống đến một trăm năm. Cứ mỗi ngày họ nhớ đến trăm ngàn kiếp, này các Tỷ-kheo, các kiếp được họ nhớ đến là vậy. Bốn đệ tử ấy tuổi thọ một trăm tuổi, sống đến một trăm năm, sau một trăm năm đi đến mệnh chung.

7) Nhiều như vậy, này các Tỷ-kheo, là những kiếp đã đi qua, đã vượt qua. Thật không dễ gì để có thể đếm chúng được là một vài kiếp, một vài trăm kiếp, một vài ngàn kiếp, một vài trăm ngàn kiếp.

Tương ưng Vô thỉ - TƯƠNG ƯNG BỘ
hihi, mỗi ngày nhớ được trăm ngàn kiếp, ngồi nhớ như thế cho đến một trăm năm rồi mạng chung cũng không thấy được đầu mối của luân hồi :)) cái này ngày nay ngta gọi là "ngu mà lì" :D

như vậy, trên cả 2 phương diện Khoa học lẫn Phật học, phạm trù Thế giới là không thể truy cùng đuổi tận; nếu sử dụng không khéo léo mà 'cố đấm ăn xôi' thì chỉ tổ mắc họa diệt thân. Cái này phật gọi là "Hý luận" :
10. X. Lời Nói (S.v,419)
1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, chớ có nói những câu chuyện của loài súc sanh, như câu chuyện về vua chúa, câu chuyện về ăn trộm, câu chuyện về đại thần, câu chuyện về binh lính, câu chuyện về hãi hùng, câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về đồ ăn, câu chuyện về đồ uống, câu chuyện về vải mặc, câu chuyện về giường nằm, câu chuyện về vòng hoa, câu chuyện về hương liệu, câu chuyện về bà con, câu chuyện về xe cộ, câu chuyện về làng xóm, câu chuyện về thị tứ, câu chuyện về thành phố, câu chuyện về quốc độ, câu chuyện về đàn bà, câu chuyện về đàn ông, câu chuyện về vị anh hùng, câu chuyện bên lề đường, câu chuyện tại chỗ lấy nước, câu chuyện người đã chết, các câu chuyện tạp thoại, các câu chuyện biến trạng của thế giới, câu chuyện về biến trạng của đại dương, câu chuyện về sự hiện hữu và sự không hiện hữu. Vì sao?

3) Những câu chuyện này, này các Tỷ-kheo, không đưa đến mục đích, không phải căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

( Tương ưng Sự thật - TƯƠNG ƯNG BỘ _
ui da, nghe xúc phạm ghê nhỉ! chiếu theo những lời phật dạy thì 'đa phần' các ngành nghiên cứu Khoa học ngày nay đều rơi vào một hoặc nhiều lĩnh vực trong danh sách nêu trên. Nếu có ai làm Khoa học đi ngang đọc thấy những dòng này thì xin hãy lưu ý cho, phật dạy là "này các Tỷ-kheo.." chứ phật hông có dạy "này các Khoa học gia.."; thành ra các vị chớ vội ôm vào mình mà sanh lòng bất kính :D
còn với người bình thường thì ngu tui nghĩ chỉ có nước dùng kim may cái miệng lại họa may mới làm được :D
................

nói gần nói xa chẳng qua nói thật: Khoa học dù có phát triển hiện đại đến đâu thì vẫn có những 'cái ngưỡng' và giới hạn nhất định, không thể là phương tiện để thâm nhập Phật pháp và càng chẳng thể giúp các Khoa học gia giải thoát giác ngộ giống như Phật; ngay như những người tu hành lâu năm theo pháp phật còn 'chưa chắc' được huống chi là các Khoa học gia chưa "học hành" phật pháp ngày nào. Cho nên, nếu các vị ĐH có dùng Khoa học làm phương tiện dẫn dụ cho PHật học thì cũng nên có giới hạn và tránh sa đà quá trớn. Nếu không sẽ rơi vào hỳ luận và dễ dẫn đến cuồng loạnthông khổ. Một điều đã nói rồi những thiết nghĩ không thừa khi nhắc lại:

Chánh pháp là phương tiện, Khoa học cũng là phương tiện; cần phải khéo sử dụng phương tiện cho đúng với mục đích và ước nguyện của mình :D

Thân ái !


Dị Nhân
Bài viết: 15
Ngày: 30/09/14 22:55
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Dị Nhân »

ĐÚNG - SAI
Nhiều người nhìn bề ngoài có vẻ bình tĩnh thanh thản, song trong tâm lại vô cùng bất an bởi họ luôn yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo chuẩn mực. Mọi thứ phải diễn ra đúng như dự định, nếu không họ sẽ cảm thấy vô cùng bực bội, lo lắng. Do vậy, đôi khi lời chỉ trích nhẹ nhàng nhất hay một câu nói đùa cũng có thể khiến thế giới bên trong họ dường như xáo trộn. Xu hướng bám chấp mạnh mẽ về “đúng” và “sai” khiến họ bị bó hẹp chẳng còn chút không gian để xoay xở. Vì cố gắng đạt được mọi thứ và luôn chạy theo sự hoàn hảo nên tâm họ lúc nào cũng bất an, luôn đánh giá dò xét tất cả. Họ luôn chỉ ra những điểm yếu của người khác, song lại vô cùng nhạy cảm dễ bị kích động khi nghe đề cập tới những điểm yếu của chính mình.

Câu chuyện “Ai cũng đúng”:
Sau một buổi học pháp, hai vị tăng ra về và hăng hái tranh luận về chủ đề vừa được nghe giảng. Vị nào cũng ra sức biện luận rằng cách hiểu của mình mới là đúng. Để minh định đúng sai, họ cùng nhau tìm đến nhờ thầy mình phân xử.
Sau khi nghe hết phần trình bày quan kiến của vị tăng thứ nhất, bậc thầy nói “Con đúng!” Nghe xong, vị tăng vô cùng hoan hỷ, rời khỏi phòng và không quên liếc nhìn người bạn đồng tu đầy ngụ ý.
Vị tăng thứ hai vô cùng bực bội và bắt đầu trình bày với bậc thầy về cách hiểu của mình đối với bài pháp vừa được học. Sau khi nghe xong, người thầy đáp lại “Con cũng đúng.” Nghe xong lời thầy, vị tăng thứ hai phấn khởi hẳn lên và ra về.
Một vị tăng thứ ba cũng có mặt trong phòng vô cùng ngạc nhiên về những gì được chứng kiến. Ngài hỏi “Con không hiểu thưa Thầy! Cách hiểu của hai vị hoàn toàn đối lập nhau. Không thể có chuyện cả hai vị đều đúng!”. Người thầy mỉm cười nhìn vào mắt vị tăng thứ ba và đáp “Cả con cũng đúng!”

~ Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa ~


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách