CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

tiếp tục chương trình :D

ở bài trước ngu tui có nhắc vài điều nói tới sự 'hạn chế' của Khoa học và sự 'không chắc chắn' của các thuyết trong quá trình Khoa học hình thành và phát triển. Bửa nay chúng ta khảo cứu vài trường hợp xem sao?
tôi có đọc trên trang khoahoc.tv bài viết tiêu đề "8 lầm tưởng Khoa học "chuẩn" nhưng cần phải "chỉnh"" được đăng cách đây 2 tháng, xin trích nguyên văn ở đây:
1. Vật chất chỉ tồn tại ở 3 dạng: Rắn, lỏng, khí
Thức ăn của trẻ em cũng ở ba dạng vật chất: Rắn, lỏng, khí nên học sinh lầm tưởng chỉ có ba dạng vật chất.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường thấy 4 dạng vật chất, thêm dạng plasma nữa (Mặt Trời tồn tại ở dạng trạng thái plasma).

Thực ra vẫn còn những dạng vật chất khác, không phải 4 dạng trên, trong đó có các dạng: Siêu lỏng, siêu rắn, tinh thể lỏng, vật chất sẫm màu và chất rắn vô định hình.

Các đồ vật trong nhà bạn cũng cho ra nhiều ví dụ về các dạng vật chất. Ví dụ: Kem cạo râu là dạng lỏng, gas là dạng khí, đồ vật cứng là dạng rắn. Có nhiều đồ vật khác không biết thuộc dạng gì.

2. Con người có 5 giác quan
Con người có 5 giác quan: Vị giác (lưỡi), xúc giác (da), thính giác (tai), thị giác (mắt) và khướu giác (mũi).

Chúng ta đều biết về 5 giác quan, thậm chí có giác quan thứ 6 nữa. Nhưng thực ra con người có 10 đến 20 giác quan.

Khái niệm "5 giác quan" đã trở nên lỗi thời vào kỷ Aristotle, năm 300 trước Công Nguyên.

Còn những giác quan khác chưa được kể ra, như: Giữ cân bằng, chịu đau, ý thức về cơ thể, thích nghi nhiệt độ và cảm nhận thời gian.

Vẫn còn những giác quan khác đang gây tranh cãi, như: Đói và khát. Bất cứ ai cũng có thể liệt kê thêm những giác quan khác.

Trong hàng loạt các giác quan đã được biết đến, có những giác quan bên trong và bên ngoài, giác quan tinh thần và thể xác, nhưng chưa có giác quan nào liên quan đến người chết.

3. Côn trùng không biết bay

Bạn có biết cách con ong bay như thế nào không?

Vào thập niên 30 thế kỷ trước, kỹ sư hàng không Antoine Magnan – người Pháp, đã viết cuốn sách "Cuộc chiến của côn trùng" cho rằng côn trùng không biết bay.

Vì thế ông áp dụng nguyên tắc hoạt động của cánh máy bay vào cánh côn trùng.

Rõ ràng là ông Antoine Magnan đã sai khi coi côn trùng không biết bay. Tuy nhiên, chúng ta không biết ong bay thế nào.

Nhờ thành tựu của kỹ thuật hiện đại và công sức của các nhà khoa học mà chúng ta đã biết rằng: Ong bay rất nhanh gây tiếng sột soạt đằng sau, tạo thành luồng xoáy không khí nâng ong lên.

4. Kim cương chỉ là than bị nén lại
Có nhiều người có thể hiểu rằng: Than và kim cương như nhau, đều bằng carbon.

Ai cũng biết mọi thứ đều do các thành phần hóa học khác nhau tạo thành, nhưng với than và kim cương lại đơn giản hơn: Than + áp suất nén = kim cương vĩnh viễn.

Thật tuyệt nếu như nghĩ rằng chỉ cần có cục than, nén áp suất là thành kim cương. Nhưng carbon trong kim cương khác với carbon trong than.

Không bao giờ tìm thấy than và kim cương ở cùng một chỗ. Than nằm gần mặt đất, còn kim cương nằm sâu trong vỏ Trái Đất, chỉ được đẩy lên gần mặt đất do núi lửa phun trào.

Mặc dù nhờ thành tựu khoa học hiện đại mà người ta đã tạo ra được kim cương trong phòng thí nghiệm, nhưng kim cương thật vẫn có giá trị gấp nhiều lần so với hàng túi than và hàng túi kim cương nhân tạo.

5. Tắc kè hoa biến đổi màu để ngụy trang
Thực ra, tắc kè hoa đổi màu không phải để ngụy trang. Các loại tắc kè hoa khác nhau đều có nhiều cấp độ đổi màu.

Một số loài tắc kè hoa còn có thể gây ra rung động dọc theo thân mình. Một số loài khác chỉ đổi được thành một vài màu hoặc vài sắc màu nâu.

Tắc kè hoa đổi màu vì nhiều lý do. Ví dụ, tắc kè hoa khi lạnh nó đổi màu thành sắc nâu để hấp thụ được nhiều hơi ấm mặt trời hơn. Khi nóng, nó sẽ làm cho da có màu sáng hơn để phản chiếu ảnh mặt trời nhiều hơn.

Tắc kè hoa còn đổi màu coi như cách để giao tiếp với nhau, phát tín hiệu giận dỗi bạn tình.

Ví dụ, tắc kè hoa cái sẽ đổi da màu nâu nhạt thành màu nâu sẫm có sọc màu cam khi nó mang thai để con đực biết nó không được quan tâm.

Đó là những lý do và cách tắc kè hoa đổi màu chứ không hẳn là để ngụy trang.

Lâu nay chúng ta vẫn lầm tưởng tắc kè hoa đổi màu bằng cách phát tán những chất màu khác nhau dưới da, nhưng thực ra quá trình này không phức tạp như thế.

6. CON NGƯỜI TIẾN HÓA TỪ KHỈ
Nhiều người thắc mắc rằng: "Nếu con người tiến hóa từ khỉ, vậy tại sao vẫn còn khỉ?"

Tuy nhiên, ý kiến cho rằng: "con người tiến hóa từ khỉ không đuôi" cũng không đúng.

Con người và khỉ không đuôi có chung tổ tiên đầu tiên nhưng tiến hóa thành hai hướng khác nhau.

Tinh tinh và con người có chung tổ tiên cuối cùng. Tổ tiên đã tiến hóa thành hai hướng: Thành gene Homo là con người, và gene Pan vẫn là tinh tinh.

Như vậy, câu hỏi "nếu con người tiến hóa từ khỉ, vậy tại sao vẫn còn khỉ?" đã có lời giải đáp. Khi phân chia tiến hóa, có một hướng phát triển vẫn là khỉ.

Có quan niệm rằng "con người tiến hóa hơn khỉ không đuôi" là không đúng. Chúng tiến hóa theo hướng khác thích hợp với nhu cầu của chúng (như: để sống sót trong thế giới hoang dã, ở trần trong rừng).

Có quan niệm sai lầm nữa rằng: Sự tiến hóa là quá trình từ thấp đến cao. Thực ra nó không có trình tự như thế. Sự biến đổi gene diễn ra liên tục nhưng chỉ thay đổi để trở thành một đặc điểm tiến hóa.

7. Hố đen sẽ hút và nghiền nát con người
Các hố đen được coi như cái máy hút bụi trên vũ trụ, nhưng điều đó không hẳn là đúng.

Các hố đen thực ra không hút bạn vào từ xa mà bạn phải đi ngang qua chân trời. Nó như lôi bạn xuống giếng hơn là hút bạn vào ống.

Các hố đen không nghiền nát bạn, mà ngược lại. Lực thủy triều và lực kéo vũ trụ quanh hố đen sẽ kéo bạn đến chết như vào sợi mì ống spaghetti.

Sự hỗn độn giữa nghiền nát và hút vào sợi mì ống spaghetti do hố đen là giai đoạn đầu tiên. Khi vì sao khổng lồ chết đi nó tự sụp xuống một điểm không gian nhỏ xíu nhưng sâu hun hút.

Chúng ta thực sự không biết trong hố đen thế nào. Chúng có màu đen vì ánh sáng không thoát ra được để chúng ta nhìn vào trong. Nó có thể là khoảng không gian đa chiều kỳ lạ, cũng có thể không phải.

8. Vũ trụ không có trọng lực
Trong vũ trụ không có trọng lực – nghe có vẻ là đúng vì con người trên vũ trụ đều bay lơ lửng như bóng bay.

Tuy nhiên, như thế không phải trên vũ trụ không có trọng lực.

Trọng lực tồn tại khắp nơi. Nó giữ cho Mặt Trăng di chuyển trong quỹ đạo của Trái Đất.

Trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời đều xoay quanh Mặt Trời.

Các nhà du hành vũ trụ trên trạm ISS vẫn bị ảnh hưởng của trọng lực. Vì thế họ thường bị rơi xuống chứ không bay ngang trôi nổi.

Bất cứ thứ gì trong quỹ đạo Trái Đất, kể cả trạm ISS, đều luôn có xu hướng rơi vào Trái Đất do trong lực.

xem link nguồn có hình ảnh cho sống động quý vị nhé: http://khoahoc.tv/8-lam-tuong-khoa-hoc- ... hinh-69182
tạm bỏ qua hết những cái khác, chúng ta tập trung nghiên cứu cái vụ Con người tiến hóa từ Khỉ trước; đây có lẽ là vụ án ly kỳ hấp dẫn và thu hút nhiều nhà Khoa học,Khảo cổ,Địa chất.. thậm chí là cả Tâm linh Tôn giáo lao vào nghiên cứu và giải thích. Nếu điều đó là đúng thì không khéo con người chúng ta đi sở thú gặp Khỉ phải kiên nể ba phần hoặc là phải quỳ lạy Khỉ thì mới hợp lẽ đạo :))
ý tưởng 'con Người tiến hóa từ Khỉ' được tìm thấy từ Thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin (người Anh). Không thể phủ nhận Darwin có niềm đam mê lớn và nhiều đóng góp vĩ đại cho các ngành sinh học cũng như tự nhiên học. Nhưng lý thuyết của ông cũng vấp phải nhiều sự nghi hoặc và phản bác của giới Khoa học phương tây (nhất là các tín hữu Kito giáo vì 'đụng chạm' tới quyền năng của Chúa :D ). Bài trích ở trên quá ngắn và chưa đủ cơ sở để tham khảo, mời chư vị đọc tiếp bài dưới đây sẽ có nhiều ý hay để chúng ta phân tích hơn:
Cách đây hơn 150 năm, cuốn sách “ Nguồn gốc các chủng loại” của nhà nghiên cứu sinh học người Anh Charles Darwin ra đời đã làm thay đổi nhận thức của con người về quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời cho đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều nhà khoa học đã tìm ra mâu thuẫn cũng như muốn bác bỏ học thuyết vĩ đại này.

Tranh cãi
Khi nói đến Thuyết tiến hóa, người ta thường nghĩ đến Charles Darwin. Tuy nhiên, sự thật thì Darwin không phải là người đầu, mà cũng không phải là người cuối làm cho Thuyết tiến hóa trở thành một sự kiện khoa học đã được công nhận sâu rộng như ngày nay. Trước Darwin đã có nhiều nhà khoa học như Paley , Lyell, và Malthus... đã có những tư tưởng về tiến hóa nhằm giải thích nguồn gốc con người, tuy nhiên đó chỉ là những tài liệu manh mún và chưa đầy đủ.

Sau khi cuốn sách: “Nguồn gốc các chủng loại” ra đời, có những người đã thần thánh hóa lý thuyết của Darwin và cho rằng ông là một vĩ nhân đã tìm ra nguồn cội của con người. Hiện nay theo nhiều nhà khoa học đánh giá, nếu nhìn vào Thuyết tiến hóa một cách khoa học và khách quan sẽ tìm thấy nhiều lỗ hổng trong công trình nghiên cứu mang tính lịch sử này. Sở dĩ có quan điểm như vậy là do có những khảo cứu thực tiễn trong thời đại của Darwin mà sau này đã không còn thích hợp.

Theo nghiên cứu của một giáo sư người Anh cho biết, trong cuốn “Nguồn gốc các chủng loại” có nhắc tới một tộc người khá lạ lùng ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Đây là tộc người có ngoại hình vô cùng bé nhỏ, sinh sống trên đảo Tasmania mà sau này trở thành thuộc địa của Anh. Sau khi người Anh đến chiếm đóng thì tộc người bé nhỏ này cũng đã bị diệt vong một cách nhanh chóng.

Trong “Nguồn gốc các chủng loại”- Darwin khi viết về câu chuyện này đã có nhận định rằng: Sau khi thực dân Anh xâm chiếm đảo Tasmania, đã dẫn đến sự thay đổi kết cấu của thực vật bản địa. Kết quả là phụ nữ tại đảo Tasmania đã không thể có thai và dẫn tới sự tuyệt chủng.

Theo nhà nghiên cứu người Anh đã nói ở trên thì nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của tộc người này không nằm ở chỗ thay đổi kết cấu thực vật bản địa. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông cho biết: Trong kết quả điều tra dân số của đảo Tasmania thì tổng nhân khẩu khi đó có khoảng 53.700 người. 14 năm sau chỉ còn 36.359, tức là đã giảm mất 32.29%. Nếu so với tốc độ gia tăng dân số của đảo khi đó thì việc diệt vong của tộc người bé nhỏ chỉ nằm ở vấn đề thời gian.

Trong khi đó, bị bào mòn sức lao động rồi trở thành nô lệ trên ngay vùng đất của mình đã khiến cuộc sống của người dân trên đảo Tasmania trở nên vô cùng khó khăn. Hơn thế nữa, do bị lấy sạch nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng lại hạn chế đã khiến phụ nữ trên đảo ít người có khả năng thụ thai. Theo nghiên cứu tại thời điểm đó, cứ 22 phụ nữ của tộc người trên đảo Tasmania thì mới có 1 người có khả năng sinh con. Vì thế chỉ sau một thời gian ngắn tộc người này đã hoàn toàn biến mất.

Lỗ hổng không thể lấp đầy (?)
Không chỉ nêu ra một số nhận định được cho là sai lầm của Darwin trong công trình nghiên cứu vĩ đại của mình, một số người theo Kito giáo thời điểm đó cũng đã “nóng mặt” khi Darwin viết trong cuốn Nguồn gốc các chủng loại rằng: “Không có bàn tay Thượng Ðế trong việc tạo ra vũ trụ, nhất là việc tạo ra các chủng loại mới. Con người cũng như các sinh vật khác là những sản phẩm của sự tiến hóa từ các chủng loại trước”.

Những người theo Kito giáo một cách cuồng tín cho tới ngày nay vẫn luôn chống đối Thuyết tiến hóa vì họ luôn có niềm tin vào sự “sáng tạo” của Thiên Chúa. Vì thế để xoa dịu tư tưởng “phản bác” khoa học của một số người cuồng tín, Giáo hoàng John Paul II , trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng: “Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết”.

Không chỉ có những người cuồng tín mới có tư tưởng phản bác “Thuyết tiến hóa”, trong bài viết của một nhà nghiên cứu khá nổi tiếng của Mỹ cũng ghi rằng: “Có nhiều hệ truyền giống song song với nhau nhưng không bao giờ gặp nhau. Giống như một hệ Khỉ kéo dài hàng triệu năm, một hệ Người chừng vài trăm ngàn năm, hai hệ này có một số đặc tính tương tự nhưng không giao thoa với nhau và không phải là truyền nhân của nhau”. Ý kiến này được đưa ra để phản bác lại học thuyết của Darwin rằng: Những sinh vật xuất hiện trước là cha đẻ của nhửng sinh vật sau.

Để minh chứng cho nhận định của mình, nhà nghiên cứu này đưa ra ví dụ gây sốc: Năm 1967, ở bang Texas của Mỹ xảy ra một vụ tai nạn mà “tang vật” thu được lại hết sức lạ lùng. Trong một cái lọ thủy tinh lớn, cảnh sát Texas dùng để chứa một cái thai “người” gần đủ, với tay chân, mắt mũi. Viên quản thủ tang vật cho biết đó là một cái thai “khỉ”! Một con khỉ Hắc tinh tinh cái, cao gần 5 bộ, có thai, đi lạng quạng từ trong một khu rừng gần nơi ở của người ra ngoài đường và bị xe cán chết. Thấy con khỉ có thai to lớn, các viên chức mới mổ bụng ra, lấy cái thai ra ngoài, và hết sức ngạc nhiên khi đó là một thai người! Giả thuyết cho rằng đó là kết quả giao hợp của một thổ dân nào sống gần đó với con khỉ cái. Các bác sĩ phụ khoa đều xác nhận rằng đó là một phiên bản của một “bé trai” đã chín tháng!

Sau khi đưa ra ví dụ này, nhà nghiên cứu trên đã kết luận: “Đây chỉ là kết quả của một sự pha giống đột biến hiếm hoi trong một môi trường nào đó, một không – thời gian nào đó, mà không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Bằng chứng là cả vài chục ngàn năm nay, chưa có khám phá nào cho thấy những con khỉ có đột biến dần dần thành người như rụng bớt lông, như bập bẹ nói, như bỏ đặc tính leo trèo. Vài chục ngàn năm đối với vũ trụ thì như hạt cát, nhưng với sự tiến hóa của loài người thì đó là một con số lớn. Vậy mà từ khi có lịch sử loài người, không thấy biến đổi thêm gì. Vì thế học thuyết này của Darwin là một lỗ hổng không thể lấp đầy” (?).
.............

http://khoahoc.tv/tranh-cai-co-mot-khon ... -hoa-33083
câu chữ dài dòng nhưng tóm lại như thế này cho dễ: Darwin cho rằng 'con người' và loài 'khỉ/vượn cổ' nào đó có cấu trúc gen gần như giống nhau (trên 90%), chỉ cần 'đột biến' chút xíu ở cái phần sai khác đó là 'con vượn/khỉ' đó trở thành 'con người' ngay. Lý thuyết là vậy, nhưng lý thuyết đó không trả lời được câu hỏi tại sao hàng triệu năm nay, trong hàng trăm triệu con vượn/khỉ đó không có con nào 'đột biến' thành con người mà vẫn chỉ là vượn/khỉ? <= cái Mẫu lớn như vậy mà không kiểm chứng được trong thực tế thì rõ ràng lý thuyết có vấn đề. :D

còn cái vụ tai nạn 'kinh dị' ở Texas năm 1967 không biết gây sốc cho quý vị bao nhiêu chứ với người học Phật như ngu tui thì nó Quá Trời SỐC timeeeout
Vào lúc bấy giờ, tại Mahāvana (Đại Lâm) ở Vesālī, có vị tỳ khưu nọ dùng thức ăn dụ dỗ con khỉ cái rồi thực hiện việc đôi lứa với nó. Khi ấy vào buổi sáng, vị tỳ khưu ấy đã mặc y, cầm y bát, rồi đi vào thành Vesālī để khất thực. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu trong lúc đi dạo quanh các chỗ trú ngụ đã đi đến trú xá của vị tỳ khưu ấy. Con khỉ cái ấy đã nhìn thấy các vị tỳ khưu ấy từ đàng xa đang đi lại, sau khi thấy đã đi đến gần các vị tỳ khưu ấy, sau khi đến gần đã lúc lắc hông ở phía trước các vị tỳ khưu ấy, đã lúc lắc đuôi, đã đưa hông ra, và làm dấu hiệu. Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã khởi ý điều này: “Không còn nghi ngờ gì nữa, vị tỳ khưu ấy thực hiện việc đôi lứa với con khỉ cái này!” rồi đã nấp vào ở một bên. Sau đó, vị tỳ khưu ấy sau khi đi khất thực ở trong thành Vesālī đã mang đồ ăn khất thực quay trở về. Khi ấy, con khỉ cái ấy đã đi đến gần vị tỳ khưu ấy. Rồi vị tỳ khưu ấy đã thọ dụng đồ khất thực ấy một phần và cho con khỉ cái ấy một phần. Sau đó, khi đã ăn xong đồ khất thực ấy con khỉ cái ấy đã đưa hông ra cho vị tỳ khưu ấy. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy thực hiện việc đôi lứa với con khỉ cái ấy. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này:

- Này đại đức, chẳng phải điều học đã được đức Thế Tôn quy định hay sao? Này đại đức, tại sao đại đức lại thực hiện việc đôi lứa với con khỉ cái này?

- Này các đại đức, đúng vậy. Điều học đã được đức Thế Tôn quy định và điều ấy là với người nữ chứ không phải với thú cái.

- Này đại đức, chẳng phải điều ấy là đúng như thế hay sao? Này đại đức, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này đại đức, tại sao đại đức sau khi xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết giảng như vầy lại không thể thực hành Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn đến cuối cuộc đời? Này đại đức, chẳng phải đức Thế Tôn bằng nhiều phương thức đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn tham ái chứ không phải để đưa đến tham ái, ...(như trên)... đã đề cập đến sự lắng dịu của các nỗi thôi thúc do dục vọng hay sao? Này đại đức, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Này đại đức, hơn nữa chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

Sau đó, khi đã khiển trách vị tỳ khưu ấy bằng nhiều phương thức, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

[22] Khi đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi vị tỳ khưu ấy rằng:

- Này tỳ khưu, nghe nói ngươi đã thực hiện việc đôi lứa với con khỉ cái, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này kẻ rồ dại, tại sao ngươi sau khi xuất gia trong Pháp và Luật được khéo thuyết giảng như vầy lại không thể thực hành Phạm hạnh thanh tịnh một cách trọn vẹn đến cuối cuộc đời? Này kẻ rồ dại, không phải ta bằng nhiều phương thức đã thuyết giảng pháp để đưa đến sự không còn tham ái chứ không phải để đưa đến tham ái, ...(như trên)... đã đề cập đến sự lắng dịu của các nỗi thôi thúc do dục vọng hay sao? Này kẻ rồ dại, thà ngươi đặt dương vật vào trong miệng của con rắn có nọc độc khủng khiếp còn là điều cao thượng, nhưng đặt dương vật vào trong âm vật của con khỉ cái là không (cao thượng). Này kẻ rồ dại, thà ngươi đặt dương vật vào trong miệng của con hắc xà còn là điều cao thượng, nhưng đặt dương vật vào trong âm vật của con khỉ cái là không (cao thượng). Này kẻ rồ dại, thà ngươi đặt dương vật vào trong hố than được đốt cháy có ngọn lửa sáng rực còn là điều cao thượng, chớ đặt dương vật vào trong âm vật của con khỉ cái là không (cao thượng). Điều ấy có lý do như thế nào? Này kẻ rồ dại, bởi vì do nguyên nhân kia[10] ngươi có thể đi đến cái chết hoặc khổ gần như chết, nhưng không vì nguyên nhân kia, khi tan rã thân xác và chết đi, ngươi lại có thể bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Này kẻ rồ dại, quả thật do nguyên nhân này,[11] khi tan rã thân xác và chết đi, ngươi có thể bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Này kẻ rồ dại, thế mà ở đây lại là ngươi, tức là việc ngươi bị vướng vào việc kết hợp của hai người, theo từng cặp, ở nơi kín đáo, là việc làm không tốt đẹp, là việc làm của các dân làng, là việc làm của những người thấp kém, là xấu xa, kết cuộc phải dùng nước tẩy rửa. Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: Vị tỳ khưu nào thực hiện việc đôi lứa ngay cả với loài thú cái là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú. Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
CHƯƠNG PĀRĀJIKA THỨ NHẤT
(Paṭhamapārājikakaṇḍaṃ)
: Tội 'thực hiện việc đôi lứa'
http://budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk1-01.htm
haha, không ngờ điều Phật nói tới 2600 năm trước thì đến năm 1967 thêm một lần nữa được chứng minh :)) quý vị có cảm thấy SỐC không? :D

(còn tiếp)

ĐH Nói Thẳng thân mên! lẽ ra ngu tui dành time rãnh để phúc đáp cho những phần còn dang dở ở trên, nhưng vì sực nhớ đến mấy cái vụ này 'kinh quá' nên viết luôn, nếu không tui sợ là quên mất. Còn phần đó ĐH cứ yên tâm nhé! ngu tui sẽ hồi âm trong thời gian tới, nhất là câu hỏi cuối vì nó quá quan trọng :D

p/s nếu không có gì cần thiết xin vui lòng đừng spam làm loãng topic, có time rãnh ngu tui sẽ moi ra nhiều chuyện còn 'kinh Thiên động Địa' hơn nữa :D

Thân ái !!


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Không biết đã viết:hihi, mệnh đề ấy là quá nhỏ chứ không phải là 'quá lớn' đâu ĐH
ĐH Không biết à, pháp giới thì làm gì có giới hạn không gian và thời gian, nên mệnh đề TẤT CẢ CÁC VỊ PHẬT là VÔ LƯỢNG chứ sao lại là quá nhỏ?

Nhưng thôi, chúng ta lại khảo sát một mệnh đề "quá lớn" sau ĐH nhé:

TẤT CẢ CHÚNG SINH CHƯA CHỨNG A-LA-HÁN THÌ ĐỀU CÒN NẰM TRONG VÒNG LUÂN HỒI SINH TỬ

Mệnh đề tiên khởi này thì ĐH khỏi phải chê là "nhỏ" nữa nha. Thế ĐH có còn cho rằng nói như thế là vi phạm nguyên tắc Tam Đoạn Luận và "quơ đũa cả nắm" nữa không?
tangbong tangbong tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

hihi, đạo hữu CDHH này "nhây" quá à nha :D
nếu như pháp giới không có giới hạn không gian và thời gian => TẤT CẢ CÁC 'VỊ PHẬT' là VÔ LƯỢNG thì số 'con giun, con kiến, con mối..' trong thời đại mỗi vị Phật đó gọi là VÔ.. gì hả ĐH? 'Nhỏ' là nhỏ ở chỗ đó đó :D

còn mệnh đề ĐH vừa nêu trên thì thuộc tính 'CHƯA CHỨNG A-LA-HÁN' đã giới hạn lại tập hợp 'TẤT CẢ CHÚNG SINH' rồi, cho nên mệnh đề đó là quơ đúng một đôi đũa để ăn cơm chứ hông phải là quơ cả nắm đâu ĐH :))
thôi, không có ‘xí xọn’ nữa hen! để yên cho ngu tui mần tiếp mấy vụ kia :D

tiếp tục cái vụ CON NGƯỜI 'TIẾN HÓA' TỪ KHỈ đang nói dở ở trên:
trong quá trình nghiên cứu và phát triển, giới Khoa học thường đụng phải cái ngưỡng tạm gọi là "cái ngưỡng của Khoa học"; tức là có những phạm trù những ranh giới mà giới Khoa học dù có nổ lực và phát triển đến đâu cũng không thể 'với' tới được, khi chạm tới cái ngưỡng đó liền sẽ gặp bế tắc hoặc là gặp phải tình trạng Khoa học phủ định Khoa học/Khoa học mâu thuẫn Khoa học :D

ví dụ 1: cách đây ít lâu ngu tui có đọc trên vnexpress bản tin là "NASA sắp hoàn thành cỗ máy nhìn về quá khứ 13,5 tỷ năm ánh sáng", thế nên có câu hỏi đặt ra là: những dữ liệu mà NASA thu được chỉ là thông tin về quá khứ của những ngôi sao/thiên thể quan sát được, NASA vẫn không thể biết được ngôi sao/thiên thể đó Hiện ĐANG ra làm sao? nhỏ to thế nào, năng lượng bao nhiêu,còn tồn tại hay không còn tồn tại..?? <= cái này ngu tui nghĩ Khoa học có phát triển cả ngàn năm nữa cũng không giải quyết được. Đây là vd về sự 'bế tắc' của Khoa học. :D

ví dụ 2: trong các lý giải về 'nguồn gốc của con người' thì có 2 luồng thông tin chính yếu được lan truyền, nghiên cứu và mỗ sẻ nhiều nhất.
Thứ nhất là sách Sáng Thế Ký - phần mở đầu Kinh thánh Cựu ước của bên đạo Công giáo cho rằng Thiên chúa đã tạo ra con người từ chiếc xương sườn rồi lấy thịt đắp vào v.v... <= nói chung là trong này có nhiều cái tầm bậy và hết sức 'phản Khoa học' :D
Thứ hai chính là Thuyết Tiến hóa của Darwin về sự hình thành và phát triển các sinh loài trong đó có Con người. Nhưng như đã phân tích và phản biện ở trên thì thuyết Tiến hóa của Darwin có nhiều lổ hỗng không thể kiểm chứng trong thực tế hàng triệu năm qua.
cứ cho những giả thuyết trong sách Sáng Thế Ký là đúng đi :D thì nọ gặp phải một rào cản thứ hai trong bộ môn di truyền học. Các nhà Khoa học đã phát hiện ra rằng các giống loài giao phối Đồng huyết/Cận huyết với nhau thì thế hệ con cháu sẽ bị sút giảm về sức khỏe, sức đề kháng, thậm chí là dị dạng, quái thai... Như vậy, giả sử ban đầu thiên chúa hoặc ai đó tạo ra một 'gia đình nhỏ' có cả nam lẫn nữ, rồi cho các cá thể đó giao phối với nhau để duy trì nói giống (bỏ qua khía cạnh đạo đức, pháp luật) mà theo kiến thức Y khoa phổ biến hiện nay thì kết quả của việc đó là thế hệ kế tiếp đã bị thui chột và diệt vong mất rồi, làm gì có hiện trạng người Âu da trắng người Á da vàng người Phi da đen.. đa sắc tộc như ngày nay?? Như vậy, theo logic thông thường người xuất hiện trước là cha đẻ của người xuất hiện sauloài người duy trì giống nòi qua con đường thai sanh thì sẽ gặp ngay cái 'nút thắt' này Không Bao Giờ gỡ được <= đây có thể nói là 'Khoa học tự mâu thuẫn Khoa học' :D cái anh di truyền học tự nhiên xuất hiện mần chi hông biết, không có ảnh thì mọi chuyện đỡ rối rồi; ảnh ra đời làm cho câu hỏi "loài người xuất hiện do đâu?" càng trở nên vô vọng :D
nếu là bạn thì bạn sẽ làm sao? bạn có niềm đam mê lớn về thế giới tự nhiên, bạn tha thiết muốn biết về "nguồn gốc của loài người", 2 cái thuyết lưu truyền hàng ngàn năm qua sụp đỗ rồi, đường phía trước đã kin bưng và khép chặc, bạn phải làm sao??
sẽ là rất may mắn nếu bạn đam mê về Khoa học mà lại có nghiên cứu về Phật học. Biết đâu bạn sẽ gặp được tia sáng 'le lói' ở nơi cuối đường hầm, biết đâu được?? :D


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Không biết đã viết: nếu là bạn thì bạn sẽ làm sao? bạn có niềm đam mê lớn về thế giới tự nhiên, bạn tha thiết muốn biết về "nguồn gốc của loài người", 2 cái thuyết lưu truyền hàng ngàn năm qua sụp đỗ rồi, đường phía trước đã kin bưng và khép chặc, bạn phải làm sao??

sẽ là rất may mắn nếu bạn đam mê về Khoa học mà lại có nghiên cứu về Phật học. Biết đâu bạn sẽ gặp được tia sáng 'le lói' ở nơi cuối đường hầm, biết đâu được?? :D

Kính đạo hữu Không biết;


Nguồn gốc của con người, có truy tìm đến tận cùng cũng vẫn là ...do nhân duyên mà có.

Mà "nhân duyên" đó như thế nào, thì lại sinh ra thêm một giả thuyết khác nữa.

Thực tế hơn chúng ta nên tìm kiếm và tìm thấy được những nhân duyên trước mắt...

... khiến chính mình không thể tự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.



Kính, kinhle


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

MySweetLord đã viết:
Không biết đã viết: nếu là bạn thì bạn sẽ làm sao? bạn có niềm đam mê lớn về thế giới tự nhiên, bạn tha thiết muốn biết về "nguồn gốc của loài người", 2 cái thuyết lưu truyền hàng ngàn năm qua sụp đỗ rồi, đường phía trước đã kin bưng và khép chặc, bạn phải làm sao??

sẽ là rất may mắn nếu bạn đam mê về Khoa học mà lại có nghiên cứu về Phật học. Biết đâu bạn sẽ gặp được tia sáng 'le lói' ở nơi cuối đường hầm, biết đâu được?? :D
Kính đạo hữu Không biết;


Nguồn gốc của con người, có truy tìm đến tận cùng cũng vẫn là ...do nhân duyên mà có.

Mà "nhân duyên" đó như thế nào, thì lại sinh ra thêm một giả thuyết khác nữa.

Thực tế hơn chúng ta nên tìm kiếm và tìm thấy được những nhân duyên trước mắt...

... khiến chính mình không thể tự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Kính, kinhle
Theo tôi đã hiểu tâm ý của Lão bà bà rồi :)

Điều đáng làm, không làm.
Chẳng nên làm, lại làm ?

Năng quán thân bất tịnh,
Làm điều đáng nên làm.
Vậy! mới là trí giả. :) :)

Nói nhiều mà không học,
Tổn phước đến người đọc.

Chú Hỉ. :)


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Chú Hỉ đã viết:
MySweetLord đã viết:
Không biết đã viết: nếu là bạn thì bạn sẽ làm sao? bạn có niềm đam mê lớn về thế giới tự nhiên, bạn tha thiết muốn biết về "nguồn gốc của loài người", 2 cái thuyết lưu truyền hàng ngàn năm qua sụp đỗ rồi, đường phía trước đã kin bưng và khép chặc, bạn phải làm sao??

sẽ là rất may mắn nếu bạn đam mê về Khoa học mà lại có nghiên cứu về Phật học. Biết đâu bạn sẽ gặp được tia sáng 'le lói' ở nơi cuối đường hầm, biết đâu được?? :D
Kính đạo hữu Không biết;


Nguồn gốc của con người, có truy tìm đến tận cùng cũng vẫn là ...do nhân duyên mà có.

Mà "nhân duyên" đó như thế nào, thì lại sinh ra thêm một giả thuyết khác nữa.

Thực tế hơn chúng ta nên tìm kiếm và tìm thấy được những nhân duyên trước mắt...

... khiến chính mình không thể tự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Kính, kinhle
Theo tôi đã hiểu tâm ý của Lão bà bà rồi :)

Điều đáng làm, không làm.
Chẳng nên làm, lại làm ?

Năng quán thân bất tịnh,
Làm điều đáng nên làm.
Vậy! mới là trí giả. :) :)

Nói nhiều mà không học,
Tổn phước đến người đọc.

Chú Hỉ. :)


Kính đạo hữu Chú Hỉ,


Những gì Chú Hỉ đã hiểu...

Cũng không nằm ngoài những gì Chú Hỉ đã nói.

kinhle


Chẳng có cái gì nên hay không nên,

Tất cả những gì chúng ta thấy, người ta thấy,

Tất cả những gì chúng ta nói (hay làm), người ta nói (hay làm).

Đều do bởi những nhân duyên ...

Kính, kinhle


Đến từ chính "Tâm" của mỗi người.


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Không biết đã viết: ví dụ 1: cách đây ít lâu ngu tui có đọc trên vnexpress bản tin là "NASA sắp hoàn thành cỗ máy nhìn về quá khứ 13,5 tỷ năm ánh sáng", thế nên có câu hỏi đặt ra là: những dữ liệu mà NASA thu được chỉ là thông tin về quá khứ của những ngôi sao/thiên thể quan sát được, NASA vẫn không thể biết được ngôi sao/thiên thể đó Hiện ĐANG ra làm sao? nhỏ to thế nào, năng lượng bao nhiêu,còn tồn tại hay không còn tồn tại..?? <= cái này ngu tui nghĩ Khoa học có phát triển cả ngàn năm nữa cũng không giải quyết được. Đây là vd về sự 'bế tắc' của Khoa học. :D
hihi, đây là những cái 'không thể nhìn thấy được' hoặc là trong kinh Phật dạy là những điều "Không Thể Nghĩ Ðược" :D

- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?
Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được; nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được; nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được; nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Tầm tư về thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được; nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. (phẩm Không Hý Luận - TĂNG CHI 4 PHÁP)

Phật giới của các đức Phật chính là Niết-bàn, còn Chân không (hoàn hảo) chính là Tầm tư về thế giới vậy. Cảm thấy có chút ăn gian khi đem Niết-bàn và Chân không ra chất vấn ĐH Nói Thẳng vì 2 cái đó đã nằm ngoài giới hạn quan sát của con người hay nói cách khác là 'vượt ngưỡng' của Khoa học :D

như chúng ta đã biết, một sự vật hiện tượng muốn quan sát được phải có sóng/bức xạ/năng lượng... mới 'có tín hiệu' đến các thiệt bị thu như kính thiên văn,kính viễn vọng giúp ta quan sát được chúng; đằng này, Chân không hoàn hảo tức môi trường hoàn toàn không có vật chất (nếu có) sẽ không có bất kỳ sóng/bức xạ nào đến các thiết bị thu, một môi trường như thế con người dùng kính thiên văn/kính viễn vọng quan sát cả ngàn đời cũng không bao giờ nhìn thấy được :D mà như đã nói ở trước, không quán sát được => không có là một lập luận hết sức chủ quan và quy chụp :D
còn Niết-bàn là một pháp vô vi, một trạng thái không còn liên hệ không còn sở duyên với mắt/tai/mũi/lưỡi/thân/ý thì chúng ta dùng mấy thứ đó để 'quan sát' há chẳng phải là một điều ngốc xuẩn lắm sao :D đó là 2 trong 4 lĩnh vực không thể nghĩ đến được :D

mấy vấn đề 'nhạy cảm' này thỉnh thoảng trong kinh Phật cũng có nói đến, nhưng Phật nói với tính cách 'dẫn dụ' để hướng dẫn một điều cao thượng hơn chứ không phải dạy đệ tử tập trung vào mấy cái đó :D
1) Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

-- Thuở trước, này các Tỷ-kheo, một người đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng: "Ta sẽ suy tư về thế giới", và người ấy đi đến hồ sen sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgadhà và suy tư về thế giới.

3) Này các Tỷ-kheo, người ấy trên bờ hồ sumàgadhà thấy một đoàn quân với bốn loại binh chủng (voi, ngựa, xe, bộ binh) đi vào trong một củ sen; thấy vậy, người ấy nghĩ: "Có lẽ ta phát cuồng! Có lẽ ta điên loạn! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời".

4) Rồi người ấy, này Tỷ-kheo, đi vào trong thành và nói với một quần chúng lớn:

"-- Này Quí vị, có lẽ ta phát cuồng; này Quí vị, có lẽ ta điên loạn. Nay ta thấy một điều không thể có ở đời!"

"-- Như thế nào, này Bạn, Bạn phát cuồng? Như thế nào, Bạn điên loạn? Bạn đã thấy gì không thể có ở đời?"

5) "-- Thưa Quí vị, tôi đi ra khỏi Vương Xá, nghĩ rằng: 'Tôi sẽ suy tư về thế giới'. Tôi đi đến hồ sumàgadhà; sau khi đến, ngồi trên bờ hồ sumàgudhà, suy tư về thế giới. Thưa Quí vị, tôi thấy trên bờ hồ sumàgudhà một đoàn quân với bốn loại binh chủng đi vào trong một củ sen. Thấy vậy, thưa Quí vị, tôi nghĩ: 'Có lẽ ta phát cuồng! Có lẽ ta điên loạn! Nay ta thấy một điều không thể có ở đời!'"

"-- Thật vậy, này Bạn, Bạn đã phát cuồng. Thật vậy, Bạn bị điên loạn, Bạn đã thấy một điều không thể có ở đời!"

6) Này các Tỷ-kheo, điều mà người ấy đã thấy là có thật, không phải không thật. Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, chư Thiên và loài Asura (A-tu-la) giàn trận để khai chiến. Và này các Tỷ-kheo, trong trận chiến ấy, chư Thiên thắng trận, các Asura bại trận. Các Asura bại trận, này các Tỷ-kheo, hoảng hốt đi vào thành Asura ngang qua củ sen vì quá sợ hãi chư Thiên.

7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có suy tư về thế giới: ........ Vì sao?

8) Các điều suy tư ấy, này các Tỷ-kheo, không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho Phạm hạnh, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

9) Nếu có suy tư, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy suy tư: "Ðây là Khổ"... "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt". Vì sao?

10) Các suy tư như vậy, này các Tỷ-kheo, liên hệ đến mục đích, các suy tư ấy làm căn bản cho Phạm hạnh, các suy tư ấy đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

11) Do vậy, này các Tỷ-kheo, một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Khổ"... một cố gắng cần phải làm để rõ biết: "Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt".

(phẩm Vực Thẳm, Tương ưng Sự Thật - TƯƠNG ƯNG BỘ)
hihi, 4 loại binh chủng (voi, ngựa, xe, bộ) đi vào trong một củ sen, quý vị có tin được không? :)) đó là hậu quả của việc suy nghĩ những gì không nên suy nghĩ :D cũng may thời đó còn có Phật giảng dạy và nhắc nhở; còn bây giờ lỡ 'xui' mà quý vị gặp cảnh đó (hoặc những cảnh tương tự) trong cuộc đời mình thì sao? hihi, tự mỗi người tìm cách đi hen!

Vịt là phải biết bơi
Giữa bể khổ luân hồi
Dù dưới đất trên trời
Cũng không ai ra khỏi
:D

ĐH Nói Thẳng thân mến! lần trước ĐH có hỏi ngu tui về cái đoạn 'ảo diệu' được ghi lại ở trong kinh Hàng ma, không hẳn là ngu tui không tin đâu; nhưng vì tui biết nó nằm trong các phạm trù 'hý luận', không có ích cho việc suy nghĩ và bàn luận nhiều nên tôi mới phủ nhận nó như một 'giải pháp an toàn' cho tui và ĐH :D vì Phật cũng đã nói rồi: chúng ta có quyền nêu ra quan điểm/lòng tin của mình nhưng không được nói chỉ đây là sự thật ngoài ra là sai lầm :D
MySweetLord đã viết:
Không biết đã viết: nếu là bạn thì bạn sẽ làm sao? bạn có niềm đam mê lớn về thế giới tự nhiên, bạn tha thiết muốn biết về "nguồn gốc của loài người", 2 cái thuyết lưu truyền hàng ngàn năm qua sụp đỗ rồi, đường phía trước đã kin bưng và khép chặc, bạn phải làm sao??

sẽ là rất may mắn nếu bạn đam mê về Khoa học mà lại có nghiên cứu về Phật học. Biết đâu bạn sẽ gặp được tia sáng 'le lói' ở nơi cuối đường hầm, biết đâu được?? :D
Kính đạo hữu Không biết;

Nguồn gốc của con người, có truy tìm đến tận cùng cũng vẫn là ...do nhân duyên mà có.

Mà "nhân duyên" đó như thế nào, thì lại sinh ra thêm một giả thuyết khác nữa.

Thực tế hơn chúng ta nên tìm kiếm và tìm thấy được những nhân duyên trước mắt...

... khiến chính mình không thể tự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Kính, kinhle
hihi, cảm ơn ĐH đã ghé thăm và cho ý kiến! nhưng tui nghĩ là dưới góc độ Khoa học thì mọi chuyện cần phải được phân tích phản biện rõ ràng, không thể dùng chữ 'Nhân duyên' thay thế cho chữ 'Bí lù' một cách dễ dãi như thế được :D Ngu tui biết là ĐH có ý tốt nhưng tiếc là ĐH chưa nắm được cái tinh thần của topic "Chánh Pháp và Khoa Học" thành ra lời của ĐH chưa phải là hữu duyên :D

về vấn đề này thì trong Đai kinh Sư tử hống - 12 Trung Bộ đức Phật đã từng nói đến:
Này Sariputta, có bốn loại sanh. Thế nào là bốn? Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.

Này Sariputta, thế nào là noãn sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá vỏ trứng, mà sanh, này Sariputta như vậy gọi là noãn sanh.
Và này Sariputta, thế nào là thai sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào phá màn da mỏng che chỗ kín mà sanh, này Sariputta, như vậy gọi là thai sanh.
Và này Sariputta, thế nào là thấp sanh? Này Sariputta, những loại chúng sanh nào sanh ra từ cá thúi, từ xác chết thúi, từ cháo cơm thúi, hay trong hồ nước dơ hay trong ao nước nhớp.
Này Sariputta, như vậy gọi là thấp sanh.
Và này Sariputta, thế nào là hóa sanh? Chư Thiên, các chúng sanh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ. Này Sariputta, như vậy gọi là hóa sanh.

* màn da mỏng che chỗ kín là chỉ cho 'màn trinh' của người nữ hoặc là các con cái
haha, một số thuộc loài Người là thuộc về HÓA Sanh chứ không phải là Thai sanh như người ta lầm tưởng :D đây có thể là lý thuyết thứ 3 (ngoài Sáng Thế Ký và thuyết Tiến Hóa) giúp cho con người vượt qua những thành trì kiến thức xưa cũ để tìm thấy chân trời mới. Rất tiếc là nó bị vui lấp trong kho tàng kinh tạng NT quá lâu mà chẳng có ai khai quật lên :D mô tả cho qua trình này đã được đức Phật kể lại chi tiết trong Khởi Thế Nhân Bổn - 27 Trường Bộ kinh:
Như vầy tôi nghe:

1. Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi (Xá-vệ), Pubbàràma (Thành Tín Viên lâm), ở lầu của Migà ramàtu (Lộc Mẫu Giảng đường). Lúc bấy giờ, Vàsettha và Bhàradvàjà sống giữa các vị Tỷ kheo và muốn trở thành Tỷ kheo. Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu.

2. Vàsettha thấy Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi ngôi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Thấy vậy Vàsettha nói với Bhàradvàja:

- Này bạn Bhàradvàja, Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Này bạn Bhàradvàja, chúng ta hãy đến yết kiến Thế Tôn. Rất có thể chúng ta được nghe một thời pháp từ Thế Tôn.

- Thưa vâng, Hiền giả!

Bhàradvàja vâng theo lời Vàsettha. Rồi cả Vàsettha và Bhàradvàja cùng đến gần Thế Tôn, khi đến xong đảnh lễ Ngài và đi theo sau lưng Thế Tôn, khi Ngài đang đi qua đi lại.

3. Rồi Thế Tôn nói với Vàsettha:

- Này Vàsettha, Ngươi sanh trưởng là Bà-la-môn và thuộc gia tộc Bà-la-môn, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình từ gia tộc Bà-la-môn. Này Vàsettha, người Bà-la-môn có chỉ trích Ngươi, phỉ báng Ngươi chăng?

- Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn thật có chỉ trích chúng con, phỉ báng chúng con, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện.

- Này Vàsettha, các vị Bà-la-môn dùng lời lẽ như thế nào để chỉ trích các Ngươi, phỉ báng các Ngươi, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện?

- Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên. Các Ngươi đã từ bỏ giai cấp tối thượng, cúi mình vào giai cấp hạ tiện - giai cấp các Sa môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, giòng giống thuộc bàn chân. Làm vậy thật là không tốt, làm vậy thật là không hợp, khi các Ngươi từ bỏ giai cấp tối thượng, cúi mình vào giai cấp hạ tiệt, giai cấp Bà-la-môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, giòng giống thuộc bàn chân". Bạch Thế Tôn, như vậy các vị Bà-la-môn chỉ trích chúng con, phỉ báng chúng con, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chớ không phải không toàn diện.

4. - Này Vàsettha, các người Bà-la-môn thật đã quên quá khứ khi họ nói: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ tiện. Chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cáp phi Bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có Bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên". Này Vàsettha, các nữ Bà-la-môn, vợ của các Bà-la-môn được thấy là có kinh nguyệt, có mang thai, có sanh con, có cho con bú. Và những Bà-la-môn ấy chính do thai sanh, lại nói rằng: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng... là con cháu thừa tự của Phạm thiên".

5. Này Vàsettha, có bốn giai cấp: Sát đế lỵ, Bà-la-môn, Phệ xá và Sudda (Thủ-đà-la). Này Vàsettha, có người Sát đế lỵ sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tâm tham, có tâm sân, có tà kiến. Này Vàsettha, những pháp ấy là bất thiện và được gọi là bất thiện; những pháp ấy là có tội và được gọi là có tội; những pháp ấy không nên hành trì và được gọi là các pháp không nên hành trì; những pháp ấy không xứng Thánh pháp và được gọi là không xứng Thánh pháp; những pháp ấy là hắc pháp và hắc báo; những pháp ấy bị người có trí quở trách. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Sát đế lỵ. Này Vàsettha có người Bà-la-môn... Này Vàsettha có người Phệ xá... Này Vàsettha, có người Thủ đà la sát sanh... có tà kiến. Này Vàsettha, những pháp ấy là bất thiện và được gọi là bất thiện... là hắc pháp và hắc báo; những pháp ấy bị người có trí quở trách. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Thủ đà la.

6. Này Vàsettha, có người Sát đế lỵ không sát sanh, không lấy của không cho, không có tà hạnh, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói ác khẩu, không nói lời phù phiếm, không có tâm tham, không có tâm sân, có chánh kiến. Này Vàsettha, những pháp ấy là thiện và được gọi là thiện; những pháp ấy không có tội và được gọi là không có tội; những pháp ấy nên hành trì và được gọi là các pháp nên hành trì; những pháp ấy xứng Thánh pháp và được gọi là xứng Thánh pháp; những pháp ấy là bạch pháp và có bạch quả; những pháp ấy được người có trí tán thán. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Sát đế lỵ. Này Vàsettha, có người Bà-la-môn... Này Vàsettha, có người Phệ xá... Này Vàsettha, có người Thủ đà la không sát sanh... không có tham tâm, không có sân tâm, có chánh kiến. Này Vàsettha, những pháp ấy là thiện và được gọi là thiện; những pháp ấy không có tội và được gọi là không có tội; những pháp ấy nên hành trì và được gọi là các pháp nên hành trì; những pháp ấy xứng Thánh pháp và được gọi là xứng Thánh pháp; những pháp ấy là bạch pháp và có bạch quả; những pháp được người có trí tán thán. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Thủ đà la.

7. Này Vàsettha, vì rằng cả hai pháp hắc và bạch được chỉ trích và được tán thán bởi những người có trí, đều có mặt lẫn lộn trong bốn giai cấp này, nên ở đây, những Bà-la-môn nào nói rằng: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, các giai cấp khác là hạ liệt; chỉ có giai cấp Bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen; chỉ có Bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi Bà-la-môn không phải như vậy; chỉ có Bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên." Các vị có trí không thể chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Này Vàsettha, vì rằng nếu có ai trong bốn giai cấp là một vị Tỷ kheo, một vị A la hán, các lậu hoặc đã được diệt tận, phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt mục đích tối thượng, hữu kiết sử đã diệt, nhờ chánh trí đã được giải thoát, vị ấy sẽ được xem là tối thượng so sánh với bốn giai cấp, vì xứng với Pháp, không phải không xứng với Pháp. Này Vàsettha, Phàp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.

8. Này Vàsettha, đây là một chứng minh điển hình để biết vì sao Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.

Này Vàsettha, vua Pasenadi (Ba tư nặc) nước Kosala biết rằng: "Sa môn Gotama xuất gia từ giòng họ liên hệ Sàkyà tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với vua Pasenadi nước Kosala rất lễ độ phải phép. Cũng vậy vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với Như Lai rất lễ độ, phải phép, vì vua nghĩ: "Có phải Sa môn Gotama là thiện sanh? Còn ta không phải thiện sanh; Sa môn Gotama có hùng lực, ta không có hùng lực; Sa môn Gotama có dáng mặt đẹp đẽ, còn ta có dáng mặt thô xấu; Sa môn Gotama là vị có nhiều thế lực, còn ta ít có thế lực?" Vì rằng vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp, kính lễ Pháp nên vua tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chấp tay và đối xử với Như Lai rất lễ độ, phải phép. Này Vàsettha, với chứng minh điển hình này, cần hiểu như thế nào Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.

9. Này Vàsettha, các Ngươi, sanh sai biệt, danh sai biệt, tánh sai biệt, gia hệ sai biệt, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu có ai hỏi: "Các vị là ai?", các Ngươi cần trả lời: "Chúng tôi là Sa môn, dưới sự lãnh đạo của Thích ca tử". Này Vàsettha, ai có lòng tin Như Lai, lòng tin ấy được an trí, có căn đế, an trú và chắc chắn, một lòng tin không bị lôi kéo bởi Sa môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một vị nào ở trên đời, vị ấy có thể nói: "Ta là con chính tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, do Pháp sanh, do Pháp tạo ra, là con cháu thừa tự của Pháp." Vì sao vậy? Này Vàsettha, vì là những chữ đồng nghĩa với Như Lai là Pháp thân, là Phạm thân, là Pháp thể, là Phạm thể.

10. Này Vàsettha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Abhassara (Quang Âm thiên). Ở tại đây, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài. Này Vàsettha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, một số lớn chúng sanh từ Quang Âm thiên thác sanh qua tại đây. Những chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy một thời gia khá dài.

11. Này Vàsettha, lúc bấy giờ, vạn vật trở thành một thế giới toàn nước đen sẫm, một màu đen khiến mắt phải mù. Mặt trăng, mặt trời không hiện ra; sao và chòm sao không hiện ra; không có ngày đêm; không có tháng và nửa tháng; không có năm và thời tiết; không có đàn bà đàn ông. Các loài hữu tình chỉ được xem là loài hữu tình mà thôi. Này Vàsettha, đối với các loài hữu tình ấy, sau một thời gian rất lâu, vị đất tan ra trong nước. Như bọt nổi lên trên mặt cháo sữa nóng đang nguội dần, cũng vậy đất hiện ra. Ðất này có màu sắc, có hương và có vị. Màu sắc của đất giống như đề hồ hay thuần túy như tô, vị của đất như mật ong thuần tịnh.

12. Này Vàsettha, có loài hữu tình, có tánh tham, nói: "Kìa xem, vật này là gì vậy?", lấy ngón tay nếm vị của đất. Khi lấy ngón tay nếm vị của đất, vị ấy thấm vào thân và tham ái khởi lên. Này Vàsettha, các loài hữu tình khác, theo gương hữu tình kia, lấy ngón tay nếm vị của đất. Khi lấy ngón tay nếm vị của đất, vị ấy thấm vào thân và tham ái khởi lên. Rồi các hữu tình kia bắt đầu thưởng thức vị của đất, bằng cách bẻ từng cục đất với bàn tay nhỏ của họ, thời ánh sáng của họ biến mất. Khi ánh sáng của họ biến mất, mặt trăng mặt trời hiện ra. Khi mặt trăng, mặt trời hiện ra, thì sao và chòm sao hiện ra. Khi sao và chòm sao hiện ra, ngày và đêm hiện ra, khi ngày và đêm hiện ra, thì nửa tháng và tháng hiện ra. Khi nửa tháng và tháng hiện ra, thời tiết và năm hiện ra. Như vậy, này Vàsettha, thế giới này bắt đầu thành trở lại.

13. Này Vàsettha, những hữu tình ấy, thưởng thức vị của đất, lấy đất làm chất ăn, lấy đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vàsettha, vì các hữu tình ấy thưởng thức vị của đất, lấy đất làm chất ăn, lấy đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu, thân của họ trở thành cứng rắn, và sắc đẹp của họ trở thành sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: "Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta." Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, vị của đất biến mất. Khi vị của đất biến mất, họ hội họp lại và kêu than: "Ôi vị ngon! Ôi vị ngon!", như ngày nay, khi loài Người có được vị ngon liền nói: "Ôi vị ngon! Ôi vị ngon!" Như vậy họ theo văn tự truyền thống của thời xưa mà không biết ý nghĩa của nó.

14. Này Vàsettha, khi vị đất đã biến mất với các hữu tình ấy, thời một loại nấm đất hiện ra. Như hình con rắn, chúng hiện ra như vậy. Loại nấm ấy có sắc, có hương, có vị. Mầu sắc của loại nấm này giống như đề hồ hay thuần túy như tô. Vị của đất như mật ong thuần tịnh. Này Vàsettha, những hữu tình ấy bắt đầu ăn thứ nấm đất. Họ thưởng thức nấm đất, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vàsettha, vì các chúng sanh ấy thưởng thức nấm đất, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu, nên thân của họ trở thành cứng rắn hơn và sắc đẹp của chúng lại càng sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: "Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta". Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, nấm đất biến mất. Khi nấm đất biến mất cỏ và cây leo hiện ra. Như loại cây tre, chúng hiện ra như vậy. Loại cây leo này có sắc, có hương, có vị. Mầu sắc của loại cây này giống như đề hồ hay thuần túy như tô. Vị của loại cây leo này như mật ong thuần tịnh.

15. Này Vàsettha, các hữu tình này bắt đầu thưởng thức loại cây leo này. Chúng bắt đầu thưởng thức loại cây leo, lấy cây leo làm chất ăn, lấy cây leo làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vàsettha, vì những hữu tình này bắt đàu thưởng thức loại cây leo, lấy cây leo làm chất ăn, lấy cây leo làm món ăn trong một thời gian khá lâu nên thân của họ trở thành cứng rắn hơn và sắp đẹp của họ lại càng sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: "Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta." Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, cỏ và cây leo biến mất. Khi cỏ và cây leo biến mất, họ hội họp lại và kêu than: "Ôi, cái này thuộc của chúng ta! Ôi hại thay cho chúng ta, nay cỏ và cây leo đã biến đi!"; như ngày nay khi loài Người được hỏi cái gì làm cho đau khổ, bèn trả lời: "Ôi, cái này thuộc của chúng ta! Ôi hại thay cho chúng ta!" Như vậy, họ theo văn tự truyền thống của thời xưa mà không biết ý nghĩa của nó.

16. Này Vàsettha, khi các loại cỏ, cây leo biến mất, thời lúa xuất hiện tại các khoảng trống, không có cám, không có vỏ, có mùi thơm và bột trơn nhẵn. Chỗ nào vào buổi chiều họ mang đi để ăn chiều, thời tại chỗ ấy, vào buổi sáng, lúa lại mọc lớn và chín. Chỗ nào vào buổi sáng, họ mang đi để ăn sáng, thời tại chỗ ấy, vào buổi chiều lúa lại mọc lớn và chín, không có gián đoạn. Này Vàsettha, những hữu tình ấy thưởng thức lúa mọc tại các khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vàsettha, vì các chúng sanh ấy thưởng thức lúa mọc tại khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá lâu, thân hình của họ trở thành cứng rắn hơn và sắp đẹp của họ lại càng sai biệt. Về phái nữ, nữ tánh xuất hiện; về phái nam, nam tánh xuất hiện. Phái nữ nhìn phái nam hết sức kỹ lưỡng, phái nam nhìn phái nữ hết sức kỹ lưỡng. Vì họ nhìn nhau kỹ lưỡng như vậy nên tình dục khởi lên, ái luyến đối với thân thể bắt đầu. Do sự ái luyến, họ làm các hạnh dâm. Này Vàsettha, lúc bấy giờ những chúng sanh ấy thấy làm các hạnh dâm như vậy, người thì quăng bùn, người thì quăng tro, người thì quăng phân bò và nói: "Hãy chết đi, đồ ô uế! Hãy chết đi, đồ ô uế! Sao một loài hữu tình lại đối xử với một loài hữu tình khác như vậy?"; như ngày nay, tại một số quốc độ, khi một cô dâu được rước đi, có người quăng bùn, có người quăng tro, có người quăng phân bò. Như vậy, chúng theo văn tự truyền thống xưa mà không biết ý nghĩa của nó.

17. Này Vàsettha, lúc bấy giờ việc làm được xem là phi pháp nay được xem là đúng pháp. Này Vàsettha, lúc bấy giờ các loài hữu tình ấy hành dâm không được phép vào làng hay xã ấp một tháng hay cả hai tháng. Vì những hữu tình ấy lúc bấy giờ chỉ trích mau chóng, vì hành động phi pháp, họ bắt đầu làm lầu, làm nhà để che dấu những hành động phi pháp của họ. Này Vàsettha, có loài hữu tình bản tánh biếng nhác tự nghĩ: "Sao ta lại tự làm ta mỏi mệt bằng cách đi tìm lúa buổi chiều cho buổi ăn chiều, buổi sáng cho buổi ăn sáng? Sao ta lại không tìm lúa một lần cho cả buổi ăn chiều và buổi ăn sáng?" Này Vàsettha, loài hữu tình ấy tìm lúa một lần cho cả buổi ăn chiều, cả buổi ăn sáng. Một hữu tình khác đến vị hữu tình này và nói:

- Này Bạn, chúng ta hãy đi tìm lúa!

- Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần, cả cho buổi chiều và buổi sáng.

Này Vàsettha, vị này noi theo vị hữu tình kia, đi tìm lúa một lần đủ cho cả hai ngày.

- Này Bạn, như vậy là tốt.

Này Vàsettha, rồi một hữu tình khác đến vị hữu tình ấy và nói:

- Này Bạn chúng ta hãy đi tìm lúa.

- Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần đủ cho cả hai ngày rồi.

Này Vàsettha, vị hữu tình này noi theo gương vị hữu tình kia, liền đi tìm lúa một lần đủ cho bốn ngày.

- Này Bạn, như vậy là tốt.

Này Vàsettha, một vị hữu tình khác lại đến vị hữu tình này và nói:

- Này Bạn, chúng ta hãy đi tìm lúa!

- Này Bạn, tôi đã tìm lúa một lần đủ cho cả bốn ngày!

Này Vàsettha, vị hữu tình này noi theo gương vị hữu tình kia, liền đi tìm lúa một lần đủ cho tám ngày.

- Này Bạn, như vậy là tốt.

Này Vàsettha, những vị hữu tình kia, bắt đầu tích trữ lúa để ăn, và cám bắt đầu bao bọc hột gạo trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa; và các cây lúa bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn; và cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm.

18. Này Vàsettha, các loài hữu tình ấy hội họp lại và than phiền:

- Này các Bạn, các ác pháp đã hiện ra giữa các loài hữu tình. Chúng ta trước kia do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy trong một thời gian khá dài. Ðối với chúng ta, sau một thời gian khá dài, vị của đất hiện ra. Vị đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu bẻ đất từng cục bằng tay để ăn vị đất. Vì bắt đầu bẻ đất bằng tay từng cục để ăn, nên hào quang biến mất. Vì hào quang biến mất nên mặt trời, mặt trăng hiện ra. Vì mặt trăng, mặt trời hiện ra nên các sao và chùm sao hiện ra. Vì các sao và chùm sao hiện ra, nên đêm, ngày hiện ra. Vì đêm, ngày hiện ra, nên nửa tháng và tháng hiện ra. Vì nửa tháng và tháng hiện ra, nên thời tiết và năm hiện ra. Chúng ta thưởng thức vị đất, lấy vị đất làm chất ăn, lấy vị đất làm món ăn trong một thời gian khá dài. Khi ác bất thiện pháp khởi lên giữa chúng ta, vị đất biến mất. Vì vị đất biến mất, nên nấm đất hiện ra. Nấm đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức nấm đất ấy, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp này khởi lên giữa chúng ta nên nấm đất biến mất. Vì nấm đất biến mất, nên cỏ và cây leo hiện ra. Cỏ và cây leo này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức cỏ và cây leo ấy, lấy cỏ và cây leo làm chất ăn, lấy cỏ và cây leo làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp này xảy ra giữa chúng ta nên cỏ và cây leo biến mất. Vì cỏ và cây leo biến mất, nên lúa mọc tại khoảng trống hiện ra, không có cám, không có vỏ, thuần tịnh, có mùi thơm và hột trơn nhẵn. Chỗ nào vào buổi chiều, chúng ta mang đi để ăn chiều, thời tại chỗ ấy vào buổi sáng lúa lại mọc lớn và chín. Chỗ nào vào buổi sáng, chúng ta mang đi để ăn sáng, thời tại chỗ ấy vào buổi chiều, lúa lại mọc lớn và chín, không có gián đoạn. Chúng ta thưởng thức lúa mọc tại khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá dài. Vì các ác, bất thiện pháp ấy khởi lên giữa chúng ta, cám bắt đầu bọc hột lúa trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa trơn nhẵn; và các cây lúc bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn. Và các cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm. Vậy nay, chúng ta hãy chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.

Này Vàsettha, các loại hữu tình ấy phân chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.

19. Này Vàsettha, có vị hữu tình, bản tánh biếng nhác, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người ấy và nói:

- Này Ngươi, Ngươi đã làm ác pháp, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Nhà Ngươi chớ có làm như vậy nữa.

- Thưa Bạn, vâng!

Này Vàsettha, người này vâng theo lời nói của những người ấy. Này Vàsettha, một lần thứ hai... Này Vàsettha một lần thứ ba, người này gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người này và nói:

- Này Ngươi, Ngươi đã làm điều ác, vì Ngươi gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy... Ngươi chớ có làm như vậy nữa.

Có người đập anh ta bằng tay, có người đập anh ta bằng đá, có người đập anh ta bằng gậy. Này Vàsettha, bắt đầu như vậy, lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt đánh đập xuất hiện.

20. Này Vàsettha, những loài hữu tình ấy hội họp lại và than khóc:

- Này Tôn giả, ác pháp đã khởi lên giữa các loài hữu tình, trong hình thức lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt xuất hiện. Chúng ta hãy đề cử một người. Người ấy sẽ tức giận khi đáng phải tức giận, khiển trách khi đáng phải khiển trách, hay tẩn xuất khi đáng phải tẩn xuất. Chúng tôi sẽ dành cho Người một phần lúa của chúng tôi.

- Xin vâng, các Tôn giả!

Này Vàsettha, vị hữu tình này vâng theo các vị hữu tình kia, tức giận khi đáng tức giận, khiển trách khi đáng khiển trách, tẩn xuất khi đáng tẩn xuất. Và các vị hữu tình kia chia cho vị này một phần lúa.

21. Này Vàsettha, được lựa chọn bởi đại chúng, tức là Mahà-sammato. Danh từ Mahà-sammato là danh từ đầu tiên được khởi lên. Này Vàsettha, "Vị chủ của ruộng vườn" tức là Khattiyà, là danh từ thứ hai được khởi lên" Làm cho các người khác hoan hỷ bởi Pháp", tức là Ràja (vị vua). Ràja là danh từ thứ ba được khởi lên. Này Vàsettha, như vậy là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của Khattiya theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của chúng ta ở giữa những loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng pháp tắc (dhamma), không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

22. Này Vàsettha, một số các vị hữu tình suy nghĩ:

- Này các Tôn giả, các ác, bất thiện pháp đã hiện ra giữa các loại hữu tình, như lấy của không cho, khiển trách, nói láo, hình phạt, tẩn xuất. Chúng ta hãy loại bỏ các ác, bất thiện pháp.

Các vị ấy loại bỏ các ác, bất thiện pháp, tức là Bràhmanà (Bà-la-môn), và chữ Bràhmanà là danh từ đầu tiên được khởi lên. Những vị nầy lập lên những chòi bằng lá tại các khu rừng và tu thiền trong những nhà chòi bằng lá ấy. Ðối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan, cối và chầy rơi ngả nghiêng, buổi chiều lo buổi ăn chiều, buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào kinh đô để khất thực. Khi họ xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các chòi lá trong các khu rừng để tu thiền. Các người khác thấy vậy, nói như sau:

- Này các Tôn giả, những loài hữu tình này lập lên những chòi bằng lá tại các khu rừng và tu thiền trong những chòi bằng lá ấy.

Ðối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan, cối và chầy rơi ngả nghiêng, buổi chiều lo ăn buổi ăn chiều, buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào kinh đô để khất thực. Khi xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các chòi lá trong khu rừng để tu thiền. Này Vàsettha, họ "Jhàyanti", tu thiền, tức là họ suy tư Jhàyakà. Jahàyakà là danh từ thứ hai được khởi lên.

23. Này Vàsettha, một số loài hữu tình này, không thể tu thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, liền đi xuống xung quanh làng, xuống xung quanh thị xã để làm sách. Các người khác thấy vậy bèn nói:

"Này các Tôn giả, những loài hữu tình này, không thể tu thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, đã đi xuống xung quanh làng, xuống xung quah thị xã để làm sách. Nay những vị này không tu thiền.

Này Vàsettha, "Na dàn ime Jhàyanti" tức là ajjhàyaka, và ajjàyakà (các vị lập lại các tập sách Vedà), cũng có nghĩa là những người không tu thiền, là chữ thứ ba được khởi lên. Này Vàsettha, thời ấy họ thuộc hạ cấp. Nay họ xem là cao thượng nhất. Như vậy, này Vàsettha là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của các Bà-la-môn, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của họ là ở giữa những loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

24. Này Vàsettha, một số loài hữu tình này, theo pháp dâm dục, thiết lập các nghề nghiệp sai khác (Vissuta). Này Vàsettha, những ai theo pháp dâm dục, thiết lập ra các nghề nghiệp sai khác, như vậy gọi là Vessà. Danh từ Vessà được khởi lên. Như vậy, này Vàsettha là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của các Vessà, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của họ là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

25. Này Vàsettha, một số loài hữu tình còn lại lựa chọn săn bắn. Những ai sống săn bắn và theo các nghề hèn nhỏ, này Vàsettha, được gọi là Suddà. Và danh từ Suddà được khởi lên. Như vậy, này Vàsettha, là sự khởi lên nguồn gốc giới vức xã hội của các Suddà, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của chúng là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

26. Này Vàsettha, một thời có vị Khattiya (Sát đế lỵ) tự trách pháp của mình, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Tôi sẽ sống làm người Sa môn". Vị Bà-la-môn, tự trách pháp của mình, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Tôi sẽ sống làm người Sa môn". Vị Vessà, tự trách pháp của mình, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Tôi sẽ sống làm người Sa môn". Vị Suddà, tự trách pháp của mình, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Tôi sẽ sống làm người Sa môn". Này Vàsettha, giai cấp Samana (Sa môn) được khởi lên từ bốn giai cấp ấy. Nguồn gốc của Sa môn là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.

27. Này Vàsettha,vị Khattiya, làm tà hạnh về thân, làm tà hạnh về miệng, làm tà hạnh về ý, có tà kiến. Do tà kiến, tà nghiệp làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này Vàsettha, vị Bà-la-môn ... Này Vàsettha,vị Vessà ... Này Vàsettha, vị Suddà làm tà hạnh về thân, làm tà hạnh về miệng, làm tà hạnh về ý, có tà kiến. Do tà kiến, tà nghiệp làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

28. Này Vàsettha, vị Khattiya làm chánh hạnh về thân, chánh hạnh về miệng, chánh hạnh về ý, có chánh kiến. Do chánh kiến, chánh nghiệp làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới. Này Vàsettha, vị Bà-la-môn... Này Vàsettha, vị Sessà... Này Vàsettha, vị Suddà làm chánh hạnh về thân, chánh hạnh về miệng, chánh hạnh về ý, có chánh kiến. Do chánh kiến, chánh nghiệp làm nhớ duyên, sạu khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, Thiên giới.

29. Này Vàsettha, vị Khattiya, làm hai hạnh về thân, hai hạnh về miệng, hai hạnh về ý, có chánh kiến tà kiến lẫn lộn. Do chánh kiến tà kiến, chánh hạnh tà hạnh lẫn lộn làm nhân duyên, sau khi thân hoại mạng chung, thọ lãnh lạc và khổ thọ. Này Vàsettha, vị Bà-la-môn... Này Vàsettha, vị Vessà... Này Vàsettha, vị Suddà, làm hai hạnh về thân, hai hạnh về miệng, hai hạnh về ý, có chánh kiến, có tà kiến lẫn lộn. Do chánh kiến tà kiến, chánh hạnh tà hạnh lẫn lộn làm nhơn duyên, sau khi thân hoại mạng chung, thọ lãnh lạc và khổ thọ.

30. Này Vàsettha, vị Khattiya, chế ngự về thân, chế ngự về miệng, chế ngự về ý, sau khi tu tập Bảy pháp Giác chi đã diệt trừ hoàn toàn (các ác pháp) ngay trong đời hiện tại. Này Vàsettha, vị Bà-la-môn... vị Vessà... Này Vàsettha vị Suddà, chế ngự về thân, chế ngự về miệng, chế ngự về ý, sau khi tu tập Bảy pháp Giác chi đã diệt trừ hoàn toàn (các ác pháp) ngay trong đời hiện tại.

31. Này Vàsettha, trong bốn giai cấp này, vị Tỷ kheo, là bậc A la hán, lậu hoặc đã diệt tận, việc phải làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục tiêu đã đạt tới, hữu kiết sử đã trừ diệt, chánh trí giải thoát. Vị ấy được gọi là tối thượng trong tất cả giai cấp, đúng với Chánh pháp, không phải phi pháp. Này Vàsettha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cho cả đời sau.

32. Này Vàsettha, bài kệ sau đây được Phạm thiên Sanamkumàra (Thường Ðồng hình Phạm thiên) tuyên thuyết:

Chúng sanh tin giai cấp,
Sát đế lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa Nhân, Thiên.

Này Vàsettha, bài kệ này được Phạm thiên Sanamkumàra, khéo hát chớ không phải vụng hát, khéo nói chớ không phải vụng nói, đầy đủ ý nghĩa chớ không phải không đầy đủ, được Ta chấp nhận. Này Vàsettha, Ta cũng nói như sau:

Chúng sanh tin giai cấp,
Sát đế lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa Nhân, Thiên.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Vàsettha và Bhàradvàja hoan hỷ tín thọ lời giảng Thế Tôn.
hihi, nếu như các nhà Khoa học có duyên được tiếp cận nguồn tri thức này từ sớm thì có lẽ họ đã đỡ phải đau đầu, đỡ phải tốn hàng trăm năm để thu thập chứng cứ, khảo cứu rồi phản biện để biết được rằng Con người không phải tiến hóa từ loài Khỉ :D trong kinh còn kể lại sơ lược thời kỳ đầu khi thế giới này chuyển thành "vạn vật trở thành một thế giới toàn nước đen sẫm, một màu đen khiến mắt phải mù. Mặt trăng, mặt trời không hiện ra; sao và chòm sao không hiện ra; không có ngày đêm..." thiết nghĩ là những dữ kiện lý thú và đầy giá trị cho những người yêu thích và làm công tác Khoa học :D dĩ nhiên là cũng có những điều khó tin/khó chập nhận cần nhiều phản biện nhưng chí ít nó cung cấp cho chúng ta nguồn tri kiến mới mẽ hơn, giúp "giải thoát" khỏi các tư duy xưa cũ đã đi vào ngõ cụt khi mà Khoa học ngày càng phát triển :D

còn bài kệ ở trên thì ngu tui cũng hông được thích lắm, thích cách dịch của HT MInh Châu trong kinh Trung bộ hơn:

Chúng sanh tin giai cấp
Vương tộc là tối thượng
Vị Minh Hạnh cụ túc
Tối thượng giữa Nhơn Thiên

(chữ MInh Hạnh thấy có chút liên hệ với Minh Hạnh Túc trong 10 danh hiệu của Phật hơn, chữ 'Trí Đức' thì có cảm giác còn xa Phật quá :D )

p/s Tầm tư về thế giới là một trong những điều không nên nghĩ tới nhiều (đối với người tu học cầu giải thoát), nhưng như đã nói thì trong kinh Phật có kể rất nhiều những 'chuyện về thế giới' nhưng đó chỉ là phương tiện để dẫn dụ đến những điều cao thượng hơn, cho nên ngu tui phải trích nguyên văn bản kinh để người đọc cùng nắm thành ra nó dài thòn :D

Thân ái!!


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Không biết đã viết:
p/s Tầm tư về thế giới là một trong những điều không nên nghĩ tới nhiều (đối với người tu học cầu giải thoát), nhưng như đã nói thì trong kinh Phật có kể rất nhiều những 'chuyện về thế giới' nhưng đó chỉ là phương tiện để dẫn dụ đến những điều cao thượng hơn, cho nên ngu tui phải trích nguyên văn bản kinh để người đọc cùng nắm thành ra nó dài thòn :D

Thân ái!!


Kính Đạo Hữu Không Biết;


Đạo hữu thật sự là một Thiện Tri Thức đáng kính.

Ngay cả khi ở thời đại giao lưu văn hóa; tôn giáo; triết học như hiện nay.

Khoa học trên thế giới họ vẫn chưa thực sự quan tâm đến Phật pháp.

Lý do nằm ở cái nền tảng, và con đường tạo nên một nhà khoa học...

Và nền tảng và con đường hình thành nên một Vị Phật...

... hoàn toàn khác nhau.



Kính; kinhle


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Con người có nguồn gốc là do từ thuở xưa khi cõi Diêm Phù Đề vừa thành lập, chư Thiên trên cõi trời xuống cõi này, cho nên biết được hình dáng của con người rất giống hình dáng của Thiên chúng, nhưng chánh báo và y báo cõi trời hiện nay khác biệt với cõi này quá xa.

Ngay thời này là đang kiếp giảm cho nên khoa học đừng nói con người thời nay sống thọ, cao lớn, thông minh hơn thời xưa, dần dần con người càng phát triển tiến hóa lên nữa gì đồ ..., hay nói con người là do động vật tiến hóa thành. Xem hình ở đây sẽ thấy lời Phật dạy trong Kinh không hề sai:
http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip- ... 31451.html


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

mấy năm gần đây báo chí hay đưa tin về một hiện tượng kỳ lạ, đó là hiện tượng xuất hiện cùng lúc nhiều Mặt trời.

tháng 10 năm ngoái ở bang Florida của nước Mỹ đã xuất hiện cùng lúc 2 Mặt trời: http://soha.vn/kham-pha/mat-troi-thu-ha ... 353237.htm
làm dấy lên tâm lý lo ngại Ngày Tân Thế đã trở lại. Công nhận, có mấy sự kiện như vậy mới thấy được tâm lý 'ham sống sợ chết' trong mỗi con người còn lớn đến dường nào :D NASA đã vào cuộc và trấn an dư luận, họ lý giải rằng đó chỉ là hiện tượng tán xạ ánh sáng ngang qua lớp khí quyển.

hay trước đó vào năm 2013, đã từng xuất hiện cùng lúc 3 Mặt trời ở Thượng Hải - Trung Quốc: http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news- ... g-luc.html
có khi còn có cả 4 Mặt trời xuất hiện ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

và gần đây nhất là những thông tin về Đại hạn lịch sử ở Tây Nguyên - VIệt Nam:
http://vnexpress.net/photo/thoi-su/tay- ... 78492.html

đối với những người khác thì có thể nảy sinh nghi hoặc nhưng đối với người học Phật thì sẽ không có gì làm lạ với những hiện tượng như thế, kể cả khi đó là những Mặt trời thật chứ không phải là hiện tượng tán sắc :D
(II) (62) Mặt Trời

1. Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Vesàlì, tại rừng Ambapàli. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

2. - Này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường. Này các Tỷ-kheo, các hành là không có kiên cố. Này các Tỷ-kheo, các hành là không an ổn. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để ly tham, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả hành. Núi chúa Sineru, này các Tỷ-kheo, dài 84 ngàn do tuần, rộng 84 ngàn do tuần, chìm xuống biển lớn 84 ngàn do tuần, nổi lên trên biển lớn 84 ngàn do tuần. Này các Tỷ-kheo, rồi có thời, nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, trời không mưa. Khi không có mưa, các loài chủng tử, các loài thực vật, các rừng rậm dược thảo đều khô héo cằn cỗi không có tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường. Này các Tỷ-kheo, các hành là không có kiên cố. Này các Tỷ-kheo, các hành là không an ổn. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để ly tham, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các cành. Này các Tỷ-kheo, rồi có thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ hai hiện ra.

3. Này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ hai có mặt, thời tất cả sông nhỏ, ao nhỏ khô cạn, khô kiệt, không có tồn tại, như vậy, này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường... là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ ba hiện ra.

4. Này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ ba có mặt, thời các sông lớn như sông Hằng, sống Yamunà, Aciravatì, Sarabhù, Mahì, các con sông ấy bị khô cạn, bị khô kiệt, không có tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường... là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ tư hiện ra.

5. Này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ tư hiện ra, thời các biển hồ lớn, từ đấy các sông lớn chảy ra, ví như Anotattà, Sìhapapàtà, Rathakàrà, Kannamunda, Kunàlà, Chaddantà, Mandàkinì, các biển hồ ấy bị khô cạn, bị khô kiệt, không có tồn tại. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường... là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ năm hiện ra.

6. Này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ năm hiện ra, thời nước các biển lớn rút lui một trăm do tuần, nước các biển lớn rút lui hai trăm do tuần, các nước biển lớn rút lui ba trăm do tuần... Nước các biển lớn rút lui bảy trăm do tuần; nước các biển lớn dừng lại sâu đến bảy cây sàla, sáu cây sàla, năm cây sàla, bốn cây sàla, ba cây sàla, hai cây sàla, chỉ một cây sàla. Nước các biển lớn dừng lại, sâu đến bảy đầu người, sâu đến sáu đầu người, năm đầu người, bốn đầu người, ba đầu người, hai đầu người, một đầu người, nửa đầu người. Nước các biển lớn dừng lại, sâu chỉ đến eo lưng của người, chỉ đến đầu gối của người, chỉ đến mắt cá của người. Ví như này các Tỷ-kheo, vào mùa thu khi trời mưa hạt lớn, chỗ này chỗ khác, trong các dấu chân của các con bò cái, có những vũng nước nhỏ đọng lại. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, chỉ còn những vũng nước nhỏ trong dấu chân các con bò cái là nước của biển lớn còn lại, chỗ này chỗ kia. Này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ năm hiện ra, nước biển lớn chỉ bằng độ ngón tay. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường... là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ sáu hiện ra.

7. Này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ sáu hiện ra, thời đất lớn này và núi chứa Sineru, sanh khói lên, thổi khói lên, phun khói lên. Ví như, này các Tỷ-kheo, các lò của người thợ gốm mới đốt lửa lên, sanh khói lên, phun khói lên. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ sáu hiện ra, thời đất lớn này và núi chứa Sineru sanh khói lên, thổi khói lên, phun khói lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường... là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả các hành. Này các Tỷ-kheo, rồi có một thời, sau một thời gian rất dài, mặt trời thứ bảy hiện ra.

8. Này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ bảy hiện ra, trái đất lớn này và núi chứa Sineru bốc cháy, rực cháy, trở thành một màn lửa. Và khi quả đất lớn này và núi chúa Sineru cháy đỏ lên, cháy rực lên ngọn lửa do gió thổi bốc cao đến Phạm thiên giới. Các chóp ngọn của núi Sineru, cao đến một, hai, ba, bốn, năm trăm do tuần, khi bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, bị cả khối lửa to lớn phá hoại và chinh phục, liền sụp đổ xuống. Sau khi quả đất lớn và núi Sineru bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen. Ví như, này các Tỷ-kheo, khi bơ và dầu được cháy đỏ, được cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi quả đất lớn này và núi chứa Sineru bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường. Này các Tỷ-kheo, các hành là không kiên cố. Này các Tỷ-kheo, các hành là không an ổn. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để ly tham, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả hành. Ở đây, này các Tỷ-kheo, ai là người có thể nghĩ rằng, ai là người có thể tin rằng: "Quả đất này và núi chúa Sineru sẽ bị đốt cháy, sẽ bị hủy hoại, sẽ không còn tồn tại nữa", trừ những người đã được chứng kiến.
.............

(Đại phẩm - TĂNG CHI 7 PHÁP)
hihi, ai có thể tin được những hiện tượng như vậy vào thời của Phật 2600 năm trước? :D công nhận ông Phật ổng chơi ác thật. Ổng nói toàn những chuyện cả ngàn năm sau con người ta mới được chứng kiến; nhưng mà cũng không quan trọng, ổng nói ra những điều đó là để cho Đệ tử biết tìm đường giải thoát chứ không phải tập trung vào mấy vụ đó để mà sầu muộn :D
hihi, vậy là có thể yên tâm rồi hen! mới có 3-4 Mặt trời (ảo) xuất hiện thì đâu có thấm vào đâu, chừng nào Mặt trời thứ bảy xuất hiện thì sự sống trên quả đất này mới bị diệt tận, đường đến Ngày Tận Thế vẫn còn xa lắm :D

hihi, xem phim để thư giãn nhé mọi người:
[youtube]A5Q4_UoBKOM[/youtube]
bộ phim khá hay về tư tưởng,văn hóa,triết học.. của người Ấn độ

đặc biết có 2 ý hay mà ngu tui tâm đắc:
- con Robot chết rồi, bị huỷ thành đống sắt vụn quăng bỏ trong bãi rác mà lỡ Yêu (Ái) người thiếu nữ sinh đẹp thì nó khởi lên ham muốn được sống mãnh liệt (để tiếp tục ' Yêu' cô gái đó :D ) <= hông lẽ Khổ tập Thánh đế mà Phật dạy áp dụng đúng luôn cả cho Robot? :D
- khi nó sống lại rồi, có được sức mạnh hủy diệt và chiếm hữu được cô gái thì khi đối diện trước lực lượng thù địch nó vẫn yêu mạng sống và bản thân nó hơn chứ hông phải là cô gái, cái đoạn gây cấn này nằm ở 02:30:10 của phim :D

chúc cả nhà an vui trong Chánh pháp.

Thân ái!


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chân thành cám ơn đạo hữu Không Biết đã giới thiệu một bộ phim rất hay thật nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều bài học ý vị nhân văn đậm đà tính khoa học. Nhưng cho dù khoa học tiến bộ tới đâu đi nữa cũng không thể chiến thắng được Vô minh ái dục. Chỉ có thể thực hành chân chính lời dạy của Thế Tôn mới có thể thoát khỏi vô minh và ái dục để ca khúc khải hoàn sanh đã tận.... xin chân thành cám ơn đạo hữu rất nhiều tangbong tangbong ̉


Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Kính chào chư đạo hữu,

Thưa các vị chư hữu, hầu hết các tôn giáo đều cản trở khoa học, và sự tiến bộ trong nhận thức, tư duy, cũng như văn hóa hiện đại của con người. Bởi lẽ, khi con người nhận thức đúng đắn, giải thích đúng về hiện tượng thế giới khách quan, thì các tôn giáo sẽ bị đe dọa, bởi chính cái giáo lý sai lạc của mình.

Tôi cảm thấy chỉ có Đạo Phật mới gần gũi với Khoa Học mà thôi. Khi càng tìm hiểu về Phật pháp, tôi thấy Phật pháp chứa đựng những triết lý đến bây giờ, khoa học hiện đại đã chứng minh được là đúng.Tuy nhiên, một số tông phái mang nặng tính văn hóa của Trung Quốc, và quan niệm của người việt ta nói chung thường bài bác học vấn, cho rằng vô ích khi tìm hiểu đến, ca tụng những nghi thức tôn giáo nhiều hơn triết lý của phật, như cúng kiến, thời phượng, bùa chú,...

Trong khi đó, Phật tử ở xứ Tây Âu, Châu Mỹ lại tìm đến Phật pháp phương Đông, với tấm lòng tìm hiểu triết lý chân, thiện, mỹ của Ngài. Họ hoàn toàn khác chúng ta và họ ngạc nhiên khi thấy Phật tử phương đông ngày càng sa đà vào chuyện nghi thức tôn giáo, hơn là học hỏi triết lý. Đó là nỗi đau của chúng ta.

Tìm hiểu về thế giới có gì là sai, khi nó phục vụ cho cuộc sống con người?. Con người sẽ văn minh hơn, và con người sẽ có nhiều cơ hội để kiểm chứng lời Phật dạy ngày càng đúng với thực tại cuộc sống. Xin đừng lợi dụng Bức Tượng Phật để chặn đứng con đường phát triển của nhân loại, vì hành động đó chẳng khác nào là hành động treo cổ những vị phát minh, nhà sáng chế, các nhà bác học có chánh tri kiến, có chánh tư duy. Xin đừng giống như những nhà truyền giáo của Đạo Thiên Chúa và thời đen tối của Châu âu. Xin đừng như những đứa con cố chấp, bảo thủ của Khổng Tử...Xin đừng làm vậy

Chư vị hoan hỷ cho


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách