CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Nói Thẳng 24 đã viết:Kính thưa bạn MySweetLord!

Tôi xin có đôi lời bàn luận rõ hơn về quan điểm của bạn như sau:
MySweetLord đã viết:Trước tiên hãy để ý và thấy được "bản nguyên" của nó: tức là những "Tướng" rời rạc trong vũ trụ. Phật thấy được tứ đại: Đất, nước, gió, lửa. (Tương tự vậy, khoa học cũng đã thấy được những nguyên tố rời rạc, ở dạng hạt vật chất cơ bản hay dạng năng lượng, dạng phóng xạ trong vũ trụ, chúng ta gọi chung nó là những đơn vị bản nguyên).
Thưa bạn MySweetLord (sau đây xin phép được viết tắt là MSL), không có một sự vật gì mà không do các phần tử khác tạo thành, mọi sự vật đều có một cơ cấu nội tại của nó, kể cả phân tử, nguyên tử. Nền vật lý hiện đại cho thấy nguyên tử do các hạt hạ nguyên tử hình thành và bản thân các hạt này lại do các hạt nhỏ hơn nữa tập hợp. Các hạt đó lại không thường hằng mà có thể chuyển hóa được lẫn nhau. Con số các hạt này được phát hiện càng lúc càng nhiều đến mức độ mà người ta không thể xem đó là hạt "cơ bản" nữa, chúng không thể là những hạt nguyên thủy tạo nên thế giới vật chất nữa. Khoa học hiện đại cũng đã phát hiện rằng thế giới này "có" nhưng không "thực có". Tại sao biết thế giới không có thật ? Vì vật không có tự tính, một hạt proton hay hạt neutron hoặc hạt electron đều không có thuộc tính (properties) gì cả, những thuộc tính như số đo spin, vị trí, khối lượng, điện tích của hạt, đều là do người khảo sát đo đạc gán ghép cho hạt, chứ nó không có sẵn, không chắc chắn có (uncertainty). Nhận thức này do nhà khoa học Niels Bohr đưa ra và một nhà khoa học khác là Alain Aspect kiểm chứng năm 1982 tại Paris trong thí nghiệm về liên kết lượng tử (quantum entanglement). Thí nghiệm đó rút ra hai kết luận quan trọng :

Một là vật không hiện thực (non realism) tức vật chỉ là tưởng tượng không có thật. Hai là vật không có vị trí nhất định (non locality). Một vật ổn định và có vị trí và các thuộc tính xác định trong không gian và thời gian, chỉ là tưởng tượng của bộ não.

Chính vì những hạt cơ bản (elementary particles) chỉ là hạt ảo không có thật, quark, proton, neutron và electron đều là hạt ảo nên nguyên tử do chúng cấu tạo cũng là ảo, nguyên tử không phải là một vật có thật. Niels Bohr nói : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật). Một nhà khoa học khác là Werner Heisenberg nói : “Atoms and elementary particles…form a world of potentialities or possibilities, rather than one of things or facts…atoms are not things” (Nguyên tử và các hạt cơ bản…hình thành một thế giới tiềm thể hay có khả năng hiện hữu, chứ không phải một thế giới của vật thể hay sự vật có thật…Nguyên tử không phải là vật).

Nói cách khác, nguyên tử chỉ là vật ảo nên vạn vật cũng chỉ là ảo.

A.Eddington đã phát biểu sau các phát hiện của khoa học hiện đại như sau: "Khái niệm chất liệu cơ bản đã biến mất khỏi nền vật lý hiện đại" (Xem The Philosophy of Physical Science, University of Michigan Press,1958)

Thú vị thay, những phát hiện của khoa học hiện đại càng ngày càng làm sáng tỏ Chánh kiến của Phật Pháp, đó là không hề có cái gọi là "đơn vị bản nguyên". Thế giới này tất cả đều Vô Ngã, không có tự tính, như huyễn, như mộng, Vô Thường, Duyên Hợp. tangbong

http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 5&start=24
hihi, nhân dịp đọc bài của đạo hữu Nói Thẳng thấy có nhiều cái hay, ngu tui xin trích riêng bài viết của ĐH ở bên kia để lập chủ đề này mổ xẻ về tương quan giữa Khoa học và Chánh pháp hen!

Ở trên là là phần nguyên văn của ĐH Nói Thẳng với đạo hữu MSL, còn dưới đây ngu tôi sẽ 'trích ngang' vài vấn đề khúc mắc để mổ sẻ (để cho Phật tử không chỉ biết về Phật học mà còn hiểu biết cả về Khoa học :D )
Nói Thẳng 24 đã viết:..... không có một sự vật gì mà không do các phần tử khác tạo thành, mọi sự vật đều có một cơ cấu nội tại của nó, kể cả phân tử, nguyên tử.
ngu tôi xin được hỏi là Ánh Sáng có phải do phân/nguyên tử tạo thành hay không nhỉ? mở rộng thêm là Chân Không trong không gian thì do phân/nguyên tử nào tạo thành?? :D nếu câu trả lời là "Không" thì câu kết của ĐH: "Nói cách khác, nguyên tử chỉ là vật ảo nên vạn vật cũng chỉ là ảo." liệu có phải là vơ đũa cả nắm không?? :D

lại nữa, lời Phật dạy trong chánh tạng pali có đoạn ghi rằng:
'Tất cả đều có’, này Kaccàna, là một cực đoan. Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy, này Kaccàna, Như Lai thuyết pháp một cách trung đạo..." ("'Tất cả đều không có' có thể hiểu là Tất cả không thật có, Tất cả là giả ảo)
so sánh quan điểm trên với lời Phật dạy trong kinh ĐH thấy như thế nào??
Nói Thẳng 24 đã viết:Thế giới này tất cả đều Vô Ngã, không có tự tính, như huyễn, như mộng, Vô Thường, Duyên Hợp.
với câu nói này ngu tôi có thể hiểu "Thế giới này tất cả đều Vô thường, đều Vô ngã" có được không? tôi trích kinh Nam Truyền nói ngược quan điểm này liệu có được không??
(ngu tui muốn ĐH suy tư và tự phản biện trước khi ngu tui làm điều này :D )
Thú vị thay, những phát hiện của khoa học hiện đại càng ngày càng làm sáng tỏ Chánh kiến của Phật Pháp
như vậy càng ngày càng hiện đại, càng ngày cáng phát triển thì các nhà Khoac học càng "sáng tỏ" được Chánh kiến của Phật Pháp? liệu là với cách làm như vậy (nghiên cứu Khoa học) thì họ có thể hoàn toàn giải thoát giống như Phật mà không cần học-hành Phật pháp có được không?? nếu "Được" thì tại sao?? nếu "Không" thì sự sáng tỏ đó có ý nghĩa gì trên con đường giải thoát của họ, có ý nghĩa gì cho một người muốn tìm cấu giải thoát nhưng lại 'thích' nghiên cứu Khoa học?? :D

hihi, còn nhiều câu hỏi khúc mắc lắm nhưng tạm thời nhiêu đó cái đã; lâu lắm rồi mới có vị đạo hữu lão thông Khoa học làm khơi gợi trong tôi ngọn lửa bùng cháy năm nào. Xin ĐH đừng nghĩ/cho rằng ngu tôi chọc gậy bánh xe hay móc máy gì ĐH với những câu hỏi như thế nhé! Thật sự tôi muốn làm một phép đối chiếu giữa Khóa học với Chánh pháp xem giống và khác nhau như thế nào. Câu nào ĐH trả lời được thì hãy cứ chia sẻ, câu nào trả lời không được thì hãy cứ để đó. Ngu tôi cũng vậy thôi, cái nào trả lời được thì bay vào 'chém', không trả lời được thì lẳng lặng lắng nghe. Như vậy nhé ĐH!

Thân ái!


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Kính thưa bạn Không biết!

Vì thời gian eo hẹp nên tôi sẽ lần lượt trả lời bạn như sau:
Không biết đã viết:ngu tôi xin được hỏi là Ánh Sáng có phải do phân/nguyên tử tạo thành hay không nhỉ?
Theo lý thuyết lượng tử của ánh sáng và lý thuyết điện từ thì sóng điện từ nói chung, ánh sáng nói riêng có lưỡng tính sóng hạt, trong đó ánh sáng là dòng chuyển động của các hạt riêng lẻ, gọi là quang tử (photon). Trong vật lý, photon được coi là một hạt hạ nguyên tử. tangbong
Không biết đã viết:mở rộng thêm là Chân Không trong không gian thì do phân/nguyên tử nào tạo thành??
Lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng (và năng lượng) dù rất nhỏ. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất này đã giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không.

Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo như lý thuyết. Các thí nghiệm và các ứng dụng thực tế có thể tạo ra các không gian chứa ít vật chất và có áp suất thấp. Những không gian này cũng hay được gọi là "chân không" trong kỹ thuật, như khi nói về máy bơm chân không, tùy theo quy ước về giới hạn áp suất thấp. Như vậy, chân không được hiểu là khoảng không-thời gian cụ thể có mật độ vật chất thấp và/hoặc rất thấp. Lưu ý, khái niệm thấp và rất thấp ở đây được hiểu một cách tương đối... tangbong
Sửa lần cuối bởi Nói Thẳng 24 vào ngày 13/03/16 11:10 với 1 lần sửa.


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Không biết đã viết:lại nữa, lời Phật dạy trong chánh tạng pali có đoạn ghi rằng:
'Tất cả đều có’, này Kaccàna, là một cực đoan. ‘Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy, này Kaccàna, Như Lai thuyết pháp một cách trung đạo..." ("'Tất cả đều không có' có thể hiểu là Tất cả không thật có, Tất cả là giả ảo)
so sánh quan điểm trên với lời Phật dạy trong kinh ĐH thấy như thế nào??
Bạn Không biết thân mến, ở bài viết trả lời bạn MSL, tôi cũng đã trả lời một cách "trung đạo" đó thôi:
Nói Thẳng 24 đã viết: Khoa học hiện đại cũng đã phát hiện rằng thế giới này "có" nhưng không "thực có".
Theo Phật Pháp thì về mặt tướng của sự vật, tất cả đều là . Về mặt tánh của sự vật, tất cả đều là không, tức không thực có, bởi vì sự vật trong thế giới hiện tượng đều có bản chất là Vô Ngã, Vô Thường, Duyên Hợp. tangbong


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Không biết đã viết:với câu nói này ngu tôi có thể hiểu "Thế giới này tất cả đều Vô thường, đều Vô ngã" có được không? tôi trích kinh Nam Truyền nói ngược quan điểm này liệu có được không??
Bạn Không biết thân mến, từ "Thế giới" trong câu trên là viết tắt của "Thế giới hiện tượng", nói theo thuật ngữ Phật học là "Các pháp hữu vi". tangbong


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Không biết đã viết:như vậy càng ngày càng hiện đại, càng ngày cáng phát triển thì các nhà Khoac học càng "sáng tỏ" được Chánh kiến của Phật Pháp? liệu là với cách làm như vậy (nghiên cứu Khoa học) thì họ có thể hoàn toàn giải thoát giống như Phật mà không cần học-hành Phật pháp có được không?? nếu "Được" thì tại sao?? nếu "Không" thì sự sáng tỏ đó có ý nghĩa gì trên con đường giải thoát của họ, có ý nghĩa gì cho một người muốn tìm cấu giải thoát nhưng lại 'thích' nghiên cứu Khoa học?? :D
Hi hi, câu hỏi này thú vị đấy, kính nhường bạn Không biết cho lời chỉ giáo nhé! tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Nói Thẳng 24 đã viết:Kính thưa bạn Không biết!

thời gian eo hẹp nên tôi sẽ lần lượt trả lời bạn như sau:
Không biết đã viết:ngu tôi xin được hỏi là Ánh Sáng có phải do phân/nguyên tử tạo thành hay không nhỉ?
Theo lý thuyết lượng tử của ánh sáng và lý thuyết điện từ thì sóng điện từ nói chung, ánh sáng nói riêng có lưỡng tính sóng hạt, trong đó ánh sáng dòng chuyển động của các hạt riêng lẻ, gọi là quang tử (photon). Trong vật lý, photon được coi là một hạt hạ nguyên tử. tangbong
hihi, có gì đâu mà 'eo hẹp' đạo hữu, cứ từ từ mà mần thôi :D 1 ngày không kịp thì 3 ngày, 3 ngày không kịp thì 1 tuần, 1 tuần không kịp thì nửa tháng... "năm thưa tháng rộng ngày dài" mà ĐH :D

hihi, ĐH quả là có nghiên cứu và có thức căn bản về các vấn đề khoa học, nhưng cách dùng từ "" ở trên chưa hợp lý. Vì lý thuyết Lượng tử của ánh sáng nói riêng và vật chất nói chung ra đời khi các thí nghiệm về bức xạ vật đen được giải thích bởi Max Planck và hiệu ứng quang điện được giải thích bởi Albert Einstein đều cần dùng đến giả thuyết rằng ánh sáng là dòng chuyển động của các hạt riêng lẻ, gọi là quang tử (photon). - https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81nh_s%C3%A1ng

hihi, thấy hem đạo hữu :D lý thuyết lượng tử là Lý Thuyết ra đời dựa trên sự thí nghiệm và giả thuyết (chứ hổng phải 'thật thuyết' :D ) về những hiện tượng khác.

ở đây cần phân biệt một số khái niệm như Thuyết # Định luật # Tiên đề...
- Thuyết: là một 'giả thuyết tạm' về vấn đề gì đó chưa được chứng minh, nhưng người ta dùng nó để giải thích cho những sự vật hiện tượng khác một cách khá hiệu quả cho nên người ta chấp nhận và sử dụng nó. Các lĩnh vực khoa học cần rất nhiều "Thuyết" như thế để mà tồn tại và phát triển, ví dụ: thuyết Lượng tử, thuyết Tương đối, thuyết Tiến hóa..
- Định luật: không phải là một giả thuyết tạm nào cả mà là dựa trên sự đo kiểm thực nghiệm, người ta tìm ra được nguyên lý và cả công thức để biểu đạt nó. Đó là những hiện tượng quan sát từ thực tế và chứng minh được rồi phát biểu thành định luật. Ví dụ: định luật Vạn vật hấp dẫn của Newton về sự 'hút' nhau của các vật thể/các thiên thể, định luật Ôm về dòng điện..
- Tiên đề: là một cái 'mệnh đề đầu tiên' không chứng minh được cũng không phản bác được, chỉ biết rằng nó đúng và ngta áp dụng nó để giải quyết những vấn đề khác; ví dụ như tiên đề Ơ-cờ-lít trong môn hình học phẳng :D

làm một so sánh nhỏ như vậy để thấy rằng cái anh 'Thuyết' là kém nhất về sức thuyết phục trong 3 anh Thuyết # Định luật # Tiên đề

cho nên, câu nói trên của ĐH nên sửa lại thành: "sóng điện từ nói chung, ánh sáng nói riêng có lưỡng tính sóng hạt, trong đó ánh sáng được xem như là (chứ không phải 'là') dòng chuyển động của các hạt riêng lẻ, gọi là quang tử (photon).." thì sẽ hợp lý hơn :D

hihi, bửa nay bao nhiêu đây thôi nha đạo hữu! Bửa sau có time rãnh thì vào 'chém' tiếp, ngu tui với ĐH cùng chơi trò "ăn thịt con voi" hen!

Thân ái !


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Không biết đã viết: cho nên, câu nói trên của ĐH nên sửa lại thành: "sóng điện từ nói chung, ánh sáng nói riêng có lưỡng tính sóng hạt, trong đó ánh sáng được xem như là (chứ không phải 'là') dòng chuyển động của các hạt riêng lẻ, gọi là quang tử (photon).." thì sẽ hợp lý hơn :D
chỗ này tự nhiên tôi sực nhớ đến một ví dụ rất thực tế mà gần gũi, thấy thích hợp để đem ra giải thích thêm :D

trong mỗi gia đình chúng ta ngày này thường dùng công cụ phát sáng Phổ biến là bóng đèn huỳnh quang 1m2 (thường gọi là đèn tuýp 1m2) có nhiều nhãn hiệu khác nhau như Điện Quang, Philips.. trên võ thiết bị thường có ghi thông số kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng như 36W-220V AC-50Hz ý nói là thiết bị hoạt động ở công suất 36 'Quát' (Watt), điện áp nguồn là 220 Volt sử dụng dòng xoay chiều, tần số là 50Héc (Hertz). Hơi phức tạp và rắc rối phải không quý vị, tạm bỏ qua mấy cái kia chúng ta chỉ quan tâm tới cái Tần số thôi.

Tần số là số lần cùng một hiện tượng lặp lại trên một đơn vị thời gian.

như vậy, bóng đèn chúng ta hay dùng ghi 50Hz có nghĩa là nó hoạt động trên nguyên tắc 'Chớp-Tắt, Chớp-tắt..' 50 lần trên đơn vị thời gian là 1 giây (chứ không phải sáng Liên tục). Do vì tốc độ chớp-tắt của nó nhanh hơn 'thời gian lưu ảnh' trên võng mạc của mắt nên chúng ta nhìn cái bóng đèn tưởng đâu là nó phát sáng liên tục. :D

như vậy, mỗi tối chúng ta dùng đèn tuýp thắp sáng để ăn cơm với gia đình thì đó là một nguồn được xem như là sáng liên tục chứ bản chất nó không phải sáng liên tục. Cũng giống như vậy, sóng điện từ nói chung, ánh sáng nói riêng có lưỡng tính sóng hạt, trong đó ánh sáng được xem như dòng chuyển động của các hạt riêng lẻ chứ thực chất không phải '' :D
Nói Thẳng 24 đã viết:
Không biết đã viết:mở rộng thêm là Chân Không trong không gian thì do phân/nguyên tử nào tạo thành??
Lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng (và năng lượng) dù rất nhỏ. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất. Các hạt ngẫu nhiên xuất hiện trong chân không tạo ra một áp suất gọi là áp suất lượng tử chân không. Các thí nghiệm đo đạc áp suất này đã giúp khẳng định độ chính xác của các lý thuyết lượng tử về chân không.

Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo như lý thuyết. Các thí nghiệm và các ứng dụng thực tế có thể tạo ra các không gian chứa ít vật chất và có áp suất thấp. Những không gian này cũng hay được gọi là "chân không" trong kỹ thuật, như khi nói về máy bơm chân không, tùy theo quy ước về giới hạn áp suất thấp. Như vậy, chân không được hiểu là khoảng không-thời gian cụ thể có mật độ vật chất thấp và/hoặc rất thấp. Lưu ý, khái niệm thấp và rất thấp ở đây được hiểu một cách tương đối... tangbong
đoạn này thì ĐH chịu khó search và copy paste nhưng rất tiếc là câu trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi :D

ngu tui hỏi là mở rộng thêm là Chân Không trong không gian thì do phân/nguyên tử nào tạo thành?? chứ không có hỏi về tính chất và hoạt động của Chân không. ĐH copy mà cũng có chút ăn gian hen :D nguyên văn của người ta là Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định... - https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2n_kh%C3%B4ng
đạo hữu cố tình cắt mất chữ "Một số" để gia tăng sự thuyết phục cho câu trả lời của mình nhưng 'một số' đâu phải là tất cả có đúng không ĐH? :D

đúng ra ngu tôi nói thẳng ngay từ đầu Chân không ngoài không gian không do phần tử nào tạo thành để phản biện lập luận của ĐH là không có một sự vật gì mà không do các phần tử khác tạo thành nhưng vì không muốn áp đặt chủ quan nên ngu tôi đặt một câu hỏi mở để ĐH suy tư và trả lời. Rất tiếc ĐH trả lời trật đường ray mất rồi :D

tóm gọn phần trả lời của ĐH là như vầy: Chân không -> dao động ngẫu nhiên -> khối lượng (năng lượng)
cái này là giải thích từ Chân không tạo ra vật chất( khối lượng, năng lượng) chứ đâu phải trả lời cho câu hỏi phần tử nào tạo ra Chân không đâu. Giống như đang hỏi về trái mít mà lại đi nói về trái xoái vậy đó ĐH :D
Nói Thẳng 24 đã viết:
Không biết đã viết:lại nữa, lời Phật dạy trong chánh tạng pali có đoạn ghi rằng:
'Tất cả đều có’, này Kaccàna, là một cực đoan. ‘Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy, này Kaccàna, Như Lai thuyết pháp một cách trung đạo..." ("'Tất cả đều không có' có thể hiểu là Tất cả không thật có, Tất cả là giả ảo)
so sánh quan điểm trên với lời Phật dạy trong kinh ĐH thấy như thế nào??
Bạn Không biết thân mến, ở bài viết trả lời bạn MSL, tôi cũng đã trả lời một cách "trung đạo" đó thôi:
Nói Thẳng 24 đã viết: Khoa học hiện đại cũng đã phát hiện rằng thế giới này "có" nhưng không "thực có".
Theo Phật Pháp thì về mặt tướng của sự vật, tất cả đều là . Về mặt tánh của sự vật, tất cả đều là không, tức không thực có, bởi vì sự vật trong thế giới hiện tượng đều có bản chất là Vô Ngã, Vô Thường, Duyên Hợp. tangbong
hihi, ĐH trả lời tầm bậy thì có chứ "trung đạo" gì với cách trả lời như vậy :D

tôi đã trích từ chánh tạng Nam Truyền đức Phật dạy rằng: 'Tất cả đều có’ là một cực đoan. ‘Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy... thì với cách lập luận 'ba phải' như trên thì thuyết phục được ai :D và câu nói theo Phật Pháp thì về mặt tướng của sự vật, tất cả đều là có. Về mặt tánh của sự vật, tất cả đều là không, tức không thực có thực chất là từ tư kiến của ĐH hoặc là lý thuyết của ngoại giáo (không có trong giáo lý NT) chứ chẳng phải Phật pháp nào cả :D
(khi Khổ sanh thời xem là sanh, khi Khổ diệt thời xem là diệt - Tương Ưng bộ; khi khổ sanh mà xem là không thực sanh là chìm sâu vào vô minh chắc luôn đó ĐH :D ) hoặc khi bật công tắc lên thấy đèn sáng thì xem là sáng (không thể nói là sáng mà không thực sáng) hoặc khi tắt công tắc thấy đèn tối thì xem là tối (chẳng thể nói là tối nhưng không thực tối) lập luận như vậy chẳng có nhà Khoa học nào chấp nhận đâu ĐH :D

thật ra 2 mệnh đề trong lời Phật dạy Tất cả đều có/Tất cả đều không có cũng như câu nói của đạo hữu NT không có sự vật gì... đã vi phạm nguyên tắc Tam Đoạn luận (3 mệnh đề lý luận) vì mệnh đề tiên khởi 'quá Lớn' (nói cách khác là "quơ đũa cả nắm" :D ) TĐL là phương tiện được dùng chủ yếu trong các bản báo cáo, bảo vệ luận án, công trình khoa học, thậm chí là cả kinh văn để lập luận biện chứng cho một vấn đề gì đó.

Ví dụ: đối tượng A có 1 trong 2 tính chất B hoặc C, nếu có tính chất B thì hệ quả là B', nếu có tính chất C thì hệ quả là C'. Để kết nối các yếu tố 'A','B','C'.. lại với nhau một cách logic thì phải dùng tới quy tắc TĐL. Chúng ta thử khảo sát đoạn kinh sau:

"này các Tỷ-kheo, Sắcthường hay vô thường?

- là Vô thường, bạch Thế Tôn.

- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

- là Khổ, bạch Thế Tôn.
......."


hihi, không ngờ 2600 năm trước Thế Tôn đã cách biết dùng phép biện chứng Tam Đoạn luận để thuyết phục và giảng dạy cho để tử, nền tảng của trí tuệ và thông thái chính là đây :D

trong ví dụ trên thì ASắc,
B là tính chất Thường (có hệ quả B'Lạc),
C là tính chất vô thường ( hệ quả C'Khổ)

đoạn kinh trên có thể trình bày lại theo đúng 'chuẩn' của một Tam Đoạn luận như sau:
- Mệnh đề 1: Sắc là Vô thường
- Mệnh đề 2: Cái gì vô thường là Khổ
- Mệnh đề 3: Sắc là khổ

nhưng đức Phật không giảng pháp một cách 'áp đặt' bằng câu khẳng định như thế, ngài đặt câu hỏi mở để cho đệ tử tự suy xét rồi trả lời :D

nhưng đến đây có thể gặp vấn đề như thế này, có một tập hợp các đối tượng 'A1,A2,A3..' có một thuộc tính B, như vậy nếu nói một chi tiết thì nói là A1 có thuộc tính B, A2 có thuộc tính B, A3 có thuộc tính B.. còn nếu nói gọn lại có thể nói là A1,A2,A3.. đều có thuộc tính B. Không được nói 'Tất cả đều có thuộc tính B', như thế thì mắc cái lỗi là Quy Nạp Sai vì mệnh đề kết luận quá Lớn.

Ví dụ: một người sau khi quan sát thấy rằng:
- Sắc là một chất rắn
- Đồng là một chất rắn
- Kẽm là một chất rắn
mà Sắt, Đồng, Kẽm.. đều là kim loại, từ đó suy luận một cách quy nạp: Tất cả mọi kim loại đều là chất rắn <= = =Sai bét. Thủy Ngân (hay còn gọi là nước bạc) là kim loại mà có phải là chất rắn đâu :D

áp dụng với bài kinh trên Sắc Thọ Tưởng Hành Thức có đặc tính Vô thường + Cái gì vô thường là Khổ => Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là Khổ. Không được kết luận Tất cả thế giới hiện tượng là Khổ sẽ mắc lỗi Quy Nạp sai, cục đá nó có biết khổ đâu. Ngu tôi sẽ còn trở lại khảo cứu vấn đề này cả về phương diện Khoa học lẫn Phật học :D

trái ngược với Quy Nạp sai là cách Diễn Dịch sai, đó chính là cách nói của đạo hữu NT ở trên hay như cách nói trong kinh 'Tất cả đều có/không có', không phải sai ở chỗ thuộc tính Có/Không có mà là sai cái chỗ 'Tất cả'

ví dụ:
- Mệnh đề 1: Tất cả chúng sinh đều nhìn thấy bằng mắt
- Mệnh đề 2: con dơi là chúng sinh
- Mệnh đề 3: con dơi nhìn thấy bằng mắt

đây lại thêm một kiểu lý luận Diễn dịch sai do vì mệnh đề tiên khởi là quá lớn :D
thật ra, 'đa phần' các chúng sinh đều nhìn thấy bằng mắt trừ một vài trường hợp ngoại lệ như 'con dơi'. Như vậy, cái sự kiện 'nhìn thấy bằng mắt' không hẳn là sai mà sai ở cái chỗ 'Tất cả'

hihi, bửa nay lại nhiêu đây thôi, bửa sau rãnh lại lên làm tiếp. Mục đích bài viết là phổ cập kiến thức Khoa học lẫn Phật học, thành ra hơi rối rắm và nhức đầu một chút. Mong chư vị thông cảm hỉ! :D

Thân ái!


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Không biết đã viết:đúng ra ngu tôi nói thẳng ngay từ đầu Chân không ngoài không gian không do phần tử nào tạo thành để phản biện lập luận của ĐH là không có một sự vật gì mà không do các phần tử khác tạo thành nhưng vì không muốn áp đặt chủ quan nên ngu tôi đặt một câu hỏi mở để ĐH suy tư và trả lời. Rất tiếc ĐH trả lời trật đường ray mất rồi :D

tóm gọn phần trả lời của ĐH là như vầy: Chân không -> dao động ngẫu nhiên -> khối lượng (năng lượng)
cái này là giải thích từ Chân không tạo ra vật chất( khối lượng, năng lượng) chứ đâu phải trả lời cho câu hỏi phần tử nào tạo ra Chân không đâu. Giống như đang hỏi về trái mít mà lại đi nói về trái xoái vậy đó ĐH
Bạn Không biết lại hiểu sai về chân không rồi, và bạn cũng chưa chứng minh được cái ý "Chân không ngoài không gian không do phần tử nào tạo thành". Chân không chỉ thực sự tồn tại trong trí tưởng tượng của con người thôi bạn ạ.

Chúng ta tham khảo lại trên Wiki một chút nữa bạn nhé:
Ngày nay, lý thuyết lượng tử đã khẳng định rằng: Do sự đúng đắn của nguyên lý bất định mà luôn có sự dao động khối lượng và năng lượng (dù rất nhỏ) trong lòng chân không. Nghĩa là, những hạt mang năng lượng vẫn tồn tại trong chân không. Chúng tạo ra áp suất trong lòng chân không, gọi là áp suất lượng tử chân không.

Và, thực tế đã chứng minh Không tồn tại môi trường chân không hoàn hảo như lý thuyết. Chân không được tạo ra thực tế có ít vật chất, áp suất thấp, được gọi là chân không kĩ thuật.


Nói Thẳng 24
Bài viết: 48
Ngày: 08/09/14 02:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nói Thẳng 24 »

Không biết đã viết: 'Tất cả đều có’ là một cực đoan. ‘Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy... thì với cách lập luận 'ba phải' như trên thì thuyết phục được ai :D và câu nói theo Phật Pháp thì về mặt tướng của sự vật, tất cả đều là có. Về mặt tánh của sự vật, tất cả đều là không, tức không thực có thực chất là từ tư kiến của ĐH hoặc là lý thuyết của ngoại giáo (không có trong giáo lý NT) chứ chẳng phải Phật pháp nào cả
Hi hi, thế bạn Không biết hiểu ý trên của Phật như thế nào? Bạn thử diễn giải lại theo ý hiểu của bạn và cho thí dụ xem? tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

Nói Thẳng 24 đã viết:
Không biết đã viết: 'Tất cả đều có’ là một cực đoan. ‘Tất cả đều không có’ là một cực đoan. Không chấp nhận hai cực đoan ấy... thì với cách lập luận 'ba phải' như trên thì thuyết phục được ai :D và câu nói theo Phật Pháp thì về mặt tướng của sự vật, tất cả đều là có. Về mặt tánh của sự vật, tất cả đều là không, tức không thực có thực chất là từ tư kiến của ĐH hoặc là lý thuyết của ngoại giáo (không có trong giáo lý NT) chứ chẳng phải Phật pháp nào cả
Hi hi, thế bạn Không biết hiểu ý trên của Phật như thế nào? Bạn thử diễn giải lại theo ý hiểu của bạn và cho thí dụ xem? tangbong
hihi, chỗ này thì ngu tui nói có sơ qua trên rồi mà, cái chỗ 'Tất cả' đó ĐH. ĐH đọc kỹ lại và suy ngẫm thêm xem có phát hiện ra điều gì không. Để ngu tui tập trung 'công lực' giải quyết luôn mấy cái còn lở dở, chứ tập trung vô vụ này ngu tui sợ làm loãng topic, sợ kéo anh 'Phật học' ra xa anh 'Khoa học' thì làm mất đi sợi dây liên kết giữa 2 anh đang xây dựng từ đầu đền giờ :D
Nói Thẳng 24 đã viết:
Không biết đã viết:đúng ra ngu tôi nói thẳng ngay từ đầu Chân không ngoài không gian không do phần tử nào tạo thành để phản biện lập luận của ĐH là không có một sự vật gì mà không do các phần tử khác tạo thành nhưng vì không muốn áp đặt chủ quan nên ngu tôi đặt một câu hỏi mở để ĐH suy tư và trả lời. Rất tiếc ĐH trả lời trật đường ray mất rồi :D

tóm gọn phần trả lời của ĐH là như vầy: Chân không -> dao động ngẫu nhiên -> khối lượng (năng lượng)
cái này là giải thích từ Chân không tạo ra vật chất( khối lượng, năng lượng) chứ đâu phải trả lời cho câu hỏi phần tử nào tạo ra Chân không đâu. Giống như đang hỏi về trái mít mà lại đi nói về trái xoái vậy đó ĐH
Bạn Không biết lại hiểu sai về chân không rồi, và bạn cũng chưa chứng minh được cái ý "Chân không ngoài không gian không do phần tử nào tạo thành". Chân không chỉ thực sự tồn tại trong trí tưởng tượng của con người thôi bạn ạ.

Chúng ta tham khảo lại trên Wiki một chút nữa bạn nhé:
Ngày nay, lý thuyết lượng tử đã khẳng định rằng: Do sự đúng đắn của nguyên lý bất định mà luôn có sự dao động khối lượng và năng lượng (dù rất nhỏ) trong lòng chân không. Nghĩa là, những hạt mang năng lượng vẫn tồn tại trong chân không. Chúng tạo ra áp suất trong lòng chân không, gọi là áp suất lượng tử chân không.

Và, thực tế đã chứng minh Không tồn tại môi trường chân không hoàn hảo như lý thuyết. Chân không được tạo ra thực tế có ít vật chất, áp suất thấp, được gọi là chân không kĩ thuật.
chỗ này bị làm sao thế nhỉ? giải thích đủ các kiểu mà vẫn chưa chịu hiểu :D thôi thì kiên nhẫn thêm lần cuối vậy.

bản chất là câu tiên đề của ĐH quá lớn thành ra nó 'không phủ' hết các trượng hợp ngoại lệ, còn câu "Chân không ngoài không gian không do phần tử nào tạo thành" thì ngu tui đã chứng minh rồi mà ĐH, tui chứng minh bằng phương pháp phản chứng rồi đó :D ngay từ đầu tui đã hỏi là Chân Không ngoài không gian do phần tử nào tạo thành <= ĐH phải chỉ rõ ra phần tử nào: Nitơ, Hidrô, photon, neutron, quark hay là hạt gì gì... tạo ra Chân Không?? thì câu nói trên của tôi liền sụp đổ. ĐH không chỉ ra được 'phần tử nào' một cách tường minh như thế thì rõ ràng tuyên bố của tôi vẫn đứng vững :D

còn câu trả lời của ĐH: "Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng (và năng lượng) dù rất nhỏ. Điều này nghĩa là, ở một thời điểm nào đó, luôn có thể xuất hiện một cách ngẫu nhiên các hạt có năng lượng dương và một thời điểm khác hạt này biến mất..." là câu trả lời 'quá yếu' và 'không hợp lý' so với câu hỏi. Không hợp lý vì hỏi gà mà đáp vịt như đã nói ở trên.

còn Quá yếu là vì nó sử dụng các lý thuyết của riêng chuyên ngành cơ học lương tử. Mà lý thuyết thì như ngu tui đã nói từ trước là những thuyết chưa được hoàn toàn chứng minh, và nó bộc lộ ra nhiều yếu điểm, ví dụ:
"Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo như lý thuyết..." <= haha, cái này là dùng lý thuyết để bác bỏ lý thuyết:)) (câu này mắc cái lỗi y như trên đã nói là mệnh đề tiên khởi quá lớn dẫn đến Diễn Dịch sai)
chứ thực tế là vũ trụ này đang dãn nở, chẳng có ai và chẳng có thiết bị nào có thể quan sát toàn vũ trụ đang dãn nở như thế. 300 năm trước thì ngta có thể quan sát được những nơi vài triệu năm ánh sáng, 200 năm trước thì có thể lên vài trăm triệu năm ánh sáng, 100 năm trước thì lên hảng tỷ năm ánh sáng; và hiện nay những nơi xa nhất trong vũ trụ quan sát được là ~ 15 tỷ năm (đây là ngu tui đang nói ví dụ, lịch sử ngành Thiên văn có thể là sai khác :D ). Ý chính mà ngu tui muốn nói là những lý thuyết, quan điểm dựa trên những quan sát như thế thực chất là dựa trên kinh nghiệm và giới hạn của thiết bị sử dụng, càng ngày càng phát triển ngta có thể phát hiện những điều mới mẽ hơn, đó không phải là chân lý tuyệt đối đâu ĐH :D Nói đến đây tự nhiên tui lại nhớ đền câu nói bất hủ của Einstein "Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn. - The difference between stupidity and genius is that genius has its limits."
hihi, sẽ có người hiểu câu nói này theo nghĩa 'châm biểm' những kẻ ngu nhưng ngu tui thì hiểu là Einstein cũng nói đến sự giới hạn của Khoa học; ví dụ, đổi câu nói trên trong trích dẫn của wiki lại một chút:
"Trong thực tế, không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại Địa ngục hay Chư thiên như lý thuyết..." cho nên không có Chư thiên hay Địa ngục như truyền thuyết. ĐH có chấp nhận suy luận diễn dịch này không?? giống như một người mù cả đời chưa bao giờ nhìn thấy mặt trời thì nhất quyết cho rằng không có mặt trời đó ĐH :D

chưa bao giờ nhìn thấy/quan sát được => không có/không tồn tại là một suy luận hết sức chủ quan và võ đoán :D

ĐH Nói Thẳng thân mên! người làm Khoa học hoặc là có tinh thần Khoa học thì không thể chỉ research và copy paste thôi đâu, cần phải có tinh thần phản biện và không phụ thuộc vào kiến thức của những người đi trước, huống hồ Wiki chỉ là một nguồn mở :D hihi, có lần ngu tôi còn có ý tưởng sáng tạo ra 'Thuyết Tuyệt đối' luôn đó ĐH, đại ý phát biểu rằng : "trong cùng một hệ quy chiếu, các đối tượng khảo sát liên kết/tương tác với nhau theo cùng quy luật thì hệ quả/kết quả luôn luôn không đổi"; ví dụ:
nếu ta có 2 nguyên tử Hidro kết hợp với 1 nguyên tử Oxy (theo cùng quy luật) thì chắc chắn 100% kết quả tạo ra là 1 phân tử Nước - bất kể là quá khứ-hiện tại-tương lai, ở trên sao Hỏa sao Kim hay là trên Trái đất thì kết quả này vẫn không thay đổi (tức là vượt thời gian, xuyên không gian luôn đó ĐH :D ) ngu tui không thích cách suy luận dễ dãi và quy chụp kiểu như:
"trên đời không có gì là tuyệt đối" <= phát biểu này phải chăng là tương đối :D
hay "Tất cả thế gian là vô thướng" (khác rất xa với Pháp hữu vi là vô thường)

hihi, những gì cần nói ngu tui đã nói hết, nếu ĐH còn lăn tăn thì hãy suy nghĩ thêm điều này:

nếu quan điểm ở trên của ĐH là đúng thì xin hãy cho biết "NIết-bàn là do phần tử nào tạo thành?" và phải chăng "không có nơi nào trong vũ trụ quan sát được tồn tại chân không hoàn hảo, ý lộn Niết-bàn như lý thuyết.. :D" nên có thể kết luận Niết-bàn là không có thật, chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người mà thôi. ĐH có thấy sự tai hại của những suy luận như thế chưa? cứ từ từ mà suy ngẫm thêm ĐH nhé! :D

p/s thật sự vô cùng cảm ơn ĐH Nói Thẳng đã gieo duyên cho cái chủ đề này ra đời, làm ngu tôi có dịp ôn lại những gì mình đã được học hỏi và nhớ lại cả 'một thời hoang tưởng', đó là cảm hứng cho tôi 'chém' một cách nhiệt tình và mạnh mẽ như vậy, chứ từ khi 'thâm nhập' Phât pháp ngu tui bỏ hết mấy cái đó lâu òi. Hihi, còn mấy cái ý ở trên nữa, khi nào rãnh tui lại vào mần tiếp :D

Thân ái!


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Không biết đã viết:thật ra 2 mệnh đề trong lời Phật dạy Tất cả đều có/Tất cả đều không có cũng như câu nói của đạo hữu NT không có sự vật gì... đã vi phạm nguyên tắc Tam Đoạn luận (3 mệnh đề lý luận) vì mệnh đề tiên khởi 'quá Lớn' (nói cách khác là "quơ đũa cả nắm" )
Tôi đố ĐH Không biết phản biện được mệnh đề tiên khởi quá lớn này đấy:

TẤT CẢ CÁC VỊ PHẬT ĐỀU LÀ NHỮNG BẬC ĐÃ GIẢI THOÁT KHỎI LUÂN HỒI

ĐH Không biết có còn cho rằng mệnh đề trên đã vi phạm nguyên tắc Tam Đoạn Luận, là "quơ đũa cả nắm" không?
tangbong tangbong tangbong


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CHÁNH PHÁP và KHOA HỌC

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

CDHH đã viết: Tôi đố ĐH Không biết phản biện được mệnh đề tiên khởi quá lớn này đấy:

TẤT CẢ CÁC VỊ PHẬT ĐỀU LÀ NHỮNG BẬC ĐÃ GIẢI THOÁT KHỎI LUÂN HỒI

ĐH Không biết có còn cho rằng mệnh đề trên đã vi phạm nguyên tắc Tam Đoạn Luận, là "quơ đũa cả nắm" không?
tangbong tangbong tangbong
hihi, mệnh đề ấy là quá nhỏ chứ không phải là 'quá lớn' đâu ĐH. Thí dụ như nói:

"Tất Cả Chúng Sinh là những bậc đã giải thoát luân hồi" <= quá Lớn vì con bò,con heo... đâu có giải thoát luân hồi :D

"thu nhỏ" mệnh đề này lại một tí:
"Tất Cả Con Người đều là bậc đã giải thoát luân hồi" <= vẫn còn quá lớn vì những người câm điếc,điên loạn,ác kiến.. cũng chẳng thể nào tu giải thoát :D

"thu nhỏ" thêm tí nữa:
"Tất Cả Đệ Tử Phật đều là những bậc đã giải thoát luân hồi" <= vẫn còn Lớn vì có những vị tu không chân chính đã phải hoàn tục, hoặc tệ hơn là có những người chuyên quấy phá thậm chí là âm mưu hại Phật như nhóm Lục sư, Devadatta (Đề-bà-đạt-đa)..

"thu nhỏ" thêm một tí và nói theo kiểu Xác Suất:
"Tất Cả Đệ Tử Phật đều có khả năng tu giải thoát luân hồi" <= ok, mệnh đề này chuẩn vì nhấn mạnh tính 'khả năng' (tức không phải 100%) trong cụm từ 'Tất cả' :D

một vài mệnh đề khác:
"Tất Cả Các Vị A-LA-HÁN đều là những bậc đã giải thoát luân hồi" <= mệnh đề này 'lớn' hơn mệnh đề đạo hữu CDHH (tức không riêng gì các vị Phật) nhưng vẫn đúng :D

"Tất Cả Bậc VÔ LẬU đều là những bậc đã giải thoát luân hồi" <= mệnh đề này 'lớn' hơn mệnh đề đạo hữu CDHH (tất cả Phật thì Vô Lậu nhưng tất cả vị Vô lậu chưa chắc là Phật) nhưng vẫn ok tuốt :D

"Tất Cả Bậc TAM MINH đều là những bậc đã giải thoát luân hồi" <= mệnh đề này cũng 'lớn' hơn mệnh đề đạo hữu CDHH (tương tự như trên) nhưng vẫn good :D

vài lời chia sẻ. Thân ái!


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách