CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Em vẫn thường nghe một số thầy giảng trên mạng cho rằng Thiền Định là "Thiền tưởng" [-( nhưng khi đọc kinh Nguyên Thủy chưa thấy Đức Phật dạy điều này, trong Tứ thiền của Đức Phật vẫn dạy Tứ thiền Bát Định một cách rõ ràng. Như vậy cái tưởng trong cái định là như thế nào ? kính mong chư hiền hữu từ bi lân mẫn giảng trạch cho em hiểu thêm điều này một cách rõ ràng hơn thông qua những lời Phật dạy trong Chánh tạng Pali kinhle kinhle kinhle


Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Định tức là chống sự xao nhãng của tâm, nên không thể có cái "tưởng trong cái định"
Tưởng là một trong số: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.( ngũ uẫn)
Phật đã chỉ rõ : "ngũ uẫn giai không", tức là năm uẫn đều không có thật
Vậy, sao ta còn bám trụ vào cái tưởng để làm gì?

kính!


Dị Nhân
Bài viết: 15
Ngày: 30/09/14 22:55
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM

Re: CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Dị Nhân »

Một số trường hợp, tưởng là cần thiết để luyện tập phương pháp quán thân bất tịnh.
Bằng phương thức cửu tưởng quán, tức quán sát tử thi theo thứ tự:
1. Quán thây mới chết bầm xanh;
2. Lần lần sình trương;
3. Kế đến nứt nẻ;
4. Máu chảy ra;
5. Rục rã;
6. Lầy thúi;
7. Giòi, thú đục, ăn;
8. Xương mục;
9. Tiêu rụi.

Ðó là quán Cửu tưởng bất tịnh.

Từ đó, mới thành tựu ở chánh Định, khi gặp một người xinh đẹp có thể an trú trong định mà không bị cuốn theo sắc dục


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

chanhhoitrong_123 đã viết:Em vẫn thường nghe một số thầy giảng trên mạng cho rằng Thiền Định là "Thiền tưởng" [-( nhưng khi đọc kinh Nguyên Thủy chưa thấy Đức Phật dạy điều này, trong Tứ thiền của Đức Phật vẫn dạy Tứ thiền Bát Định một cách rõ ràng. Như vậy cái tưởng trong cái định là như thế nào ? kính mong chư hiền hữu từ bi lân mẫn giảng trạch cho em hiểu thêm điều này một cách rõ ràng hơn thông qua những lời Phật dạy trong Chánh tạng Pali kinhle kinhle kinhle

Kính chào đạo hữu CHT;


"Thiền Tưởng" thực ra có thể chỉ là một tên gọi khác của "Thiền Quán".

Tức là dùng Tư Duy để quán chiếu, xem xét các sự vật hiện tượng.

Tuy nhiên, nếu không có Định hỗ trợ, thì tưởng khi ấy chỉ là "Vọng Tưởng".

Việc tham khảo kinh điển chỉ là phụ, cái chính vẫn là sự hành trì tu Thiền.


Kính, kinhle


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:Em vẫn thường nghe một số thầy giảng trên mạng cho rằng Thiền Định là "Thiền tưởng" [-( nhưng khi đọc kinh Nguyên Thủy chưa thấy Đức Phật dạy điều này, trong Tứ thiền của Đức Phật vẫn dạy Tứ thiền Bát Định một cách rõ ràng. Như vậy cái tưởng trong cái định là như thế nào ? kính mong chư hiền hữu từ bi lân mẫn giảng trạch cho em hiểu thêm điều này một cách rõ ràng hơn thông qua những lời Phật dạy trong Chánh tạng Pali kinhle kinhle kinhle
hihi, bên kia mới trích kinh Phật dạy "Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được; nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ" gặp cái chủ đề này là ngu tui đã muốn chạy mặt rồi :D
nhưng mà lướt sơ vài câu trả lời đã thấy có cái gì đó 'sai sai' nên đành phải bay vào chém vài nhát xem có giúp ích gì được không :D
Bạch Thế Tôn, thuở xưa xưa lắm, nhiều vị Sa-môn, Bà-la-môn ngoại đạo tụ họp, ngồi hội thảo trong giảng đường nêu lên vấn đề sự diệt tận các tăng thượng tưởng.

"Này Tôn giả, tăng thượng tưởng diệt tận như thế nào?" Một vài vị trả lời: "Không nhân, không duyên, các tưởng của con người sinh và diệt! Khi tưởng sanh con người có tưởng, khi tưởng diệt con người không có tưởng". Như vậy, một vài vị giải thích sự diệt tận các tăng thượng tưởng.

Về vấn đề này, người khác lại nói như sau: "Các Tôn giả, sự kiện không phải như vậy. Này Tôn giả, tưởng là tự ngã của con người, chính tưởng ấy đến và đi. Khi tưởng ấy đến thì con người có tưởng, khi tưởng ấy đi thì con người không có tưởng". Như vậy một vài vị giải thích sự diệt tận các tăng thượng tưởng.

Vấn đề này, người khác lại nói như sau: "Các Tôn giả, sự kiện không phải như vậy. Này Tôn giả, có những Sa-môn, Bà-la-môn có đại thần thông và đại oai lực. Chính những vị này khiến tưởng nhập vào trong người và cũng kéo tưởng ra ngoài người ấy. Khi các vị này khiến tưởng nhập vào trong người, người ấy có tưởng, khi kéo tưởng ra ngoài, người ấy không có tưởng". Như vậy một vài vị giải thích sự diệt tận các tăng thượng tưởng.

Về vấn đề này, người khác lại nói như sau: "Các Tôn giả, sự kiện không phải như vậy. Này Tôn giả, có những vị thiên thần có đại thần thông, có đại oai lực, chính những vị này khiến tưởng nhập vào trong người và kéo tưởng ra ngoài người ấy. Khi các vị này khiến tưởng nhập vào trong người, người ấy có tưởng, khi kéo tưởng ra ngoài, người ấy không có tưởng". Như vậy một vài vị giải thích sự diệt tận các tăng thượng tưởng. Bạch Thế Tôn, lúc bấy giờ con tưởng niệm đến Thế Tôn: "Mong Thế Tôn có mặt ở đây! Mong Thiện thệ có mặt ở đây! Ngài rất tinh thông những pháp này. Chắc chắn Thế Tôn biết rõ sự diệt tận các tăng thượng tưởng". Bạch Thế Tôn, sự diệt tận các tăng thượng tưởng như thế nào?

7. Này Potthapàda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào đã nói: "Không nhân, không duyên, các tưởng của con người sinh và diệt". Những vị này đã sai lạc ngay từ ban đầu. Vì sao vậy? Này Potthapàda, chính vì có nhân, có duyên, các tưởng của con người sinh và diệt. Chính do sự học tập, một loại tưởng sanh, chính do sự học tập, một loại tưởng diệt.

....... đoạn 8 và đoạn 9 Phật nói về giai đoạn tu tập giữ Giới thành ra ngu tui cắt bớt cho nó ngắn gọn .......

10. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan, nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm, với tứ. Dục tưởng xưa kia của vị ấy được diệt trừ, và khi tưởng hỷ lạc vi diệu chân thật do ly dục sanh khởi lên, vị ấy có tưởng hỷ lạc vi diệu chân thật, do ly dục sanh. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập, một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

11. Lại nữa, này Potthapàda, Tỷ-kheo diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tưởng hỷ lạc vi diệu chơn thật do ly dục sanh xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng hỷ lạc vi diệu chơn thật do định sanh khởi lên, vị ấy có tưởng hỷ lạc vi diệu chơn thật do định sanh. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

12. "Lại nữa này Potthapàda, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "Xả niệm lạc trú", chứng và trú thiền thứ ba. Tưởng hỷ lạc chơn thật vi diệu do định sanh xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng xả lạc vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng xả lạc vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên và cũng do học tập, một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

13. Lại nữa này Potthapàda, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ, ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Như vậy xả lạc chơn thật vi diệu xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng xả lạc, xả khổ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng xả lạc xả khổ vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập một tưởng khởi lên, cũng do học tập một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

14. Lại nữa này Potthapàda, với sự vượt thoát mọi sắc tưởng, với sự diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, với sự không tác ý đối với dị tưởng, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. Như vậy sắc tưởng xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật. Như vậy do sự học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

15. Lại nữa này Potthapàda, với sự vượt thoát mọi Không vô biên xứ, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. Như vậy tưởng Không vô biên xứ vi diệu chơn thật xưa kia của vị ấy được diệt trừ, và khi tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập, một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

16. Lại nữa này Potthapàda, với sự vượt thoát mọi Thức vô biên xứ, Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy tưởng Thức vô biên xứ vi diệu chơn thật xưa kia của vị ấy được diệt trừ. Và khi tưởng Vô sở hữu xứ vi diệu chơn thật khởi lên, vị ấy có tưởng Vô sở hữu xứ vi diệu chơn thật. Như vậy do học tập, một tưởng khởi lên, cũng do học tập, một tưởng diệt trừ. Và Thế Tôn nói: "Ðó là sự học tập Thế Tôn nói đến".

17. Lại nữa này Potthapàda, khi Tỷ-kheo ở nơi đây tự mình khởi tưởng, vị này tiếp tục đi từ tưởng này đến tưởng khác cho đến tưởng tột đỉnh. Và vị này khi đứng tại tưởng tột đỉnh có thể nghĩ: "Tâm còn suy tưởng có hại cho ta, tâm không suy tưởng mới tốt cho ta. Nếu ta cứ tiếp tục suy tưởng, khi những tưởng này của ta diệt đi, các thô tưởng khác lại khởi lên, ta hãy đừng có suy tưởng". Do không có suy tưởng, các tưởng kia diệt tận và các thô tưởng khác không khởi lên, vị ấy cảm thọ sự diệt tận. Như vậy, này Potthapàda, là sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần các tăng thượng tưởng.

18. Này Potthapàda, ngươi nghĩ thế nào? Trước đây ngươi đã nghe sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần các tăng thượng tưởng này không?

- Bạch Thế Tôn, con không có nghe. Bạch Thế Tôn, nhưng nay con hiểu lời nói của Thế Tôn.

- Này Potthapàda, khi Tỷ-kheo ở đây tự mình khởi tưởng, vị này tiếp tục đi từ tưởng này đến tưởng khác cho đến tưởng tột đỉnh. Và vị này, khi đứng lại tưởng tột đỉnh có thể nghĩ: "Tâm còn suy tưởng, có hại cho ta, tâm không suy tưởng mới tốt cho ta. Nếu ta cứ tiếp tục suy tưởng khi những tưởng này của ta diệt đi, các thô tưởng khác lại khởi lên. Vậy ta hãy đừng có suy tưởng". Và vị này không có suy tưởng. Do không có suy tưởng, các tưởng kia diệt tận và các thô tưởng khác cũng không khởi lên. Vị ấy cảm thọ sự diệt tận. Như vậy này Potthapàda là sự chứng đạt trí tuệ diệt trừ dần dần các tăng thượng tưởng.

- Như vậy là phải, này Potthapàda!

19. - Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chỉ nói đến một tưởng tuyệt đỉnh hay nhiều tưởng tuyệt đỉnh?

- Này Potthapàda, Ta nói đến một tưởng tuyệt đỉnh và cũng nói đến nhiều tưởng tuyệt đỉnh.

- Bạch Thế Tôn, làm sao Thế Tôn nói đến một tưởng tuyệt đỉnh và cũng nói đến nhiều tưởng tuyệt đỉnh?

- Này Potthapàda, tùy theo vị ấy cảm thọ sự diệt tận (của một tưởng) sau tưởng khác, vị ấy đạt tới nhiều tuyệt đỉnh sai khác, cái này tiếp theo cái kia cho đến tuyệt đỉnh cuối cùng mà Ta nói đến nhiều tưởng tuyệt đỉnh. Này Potthapàda như vậy Ta nói đến một tưởng tuyệt đỉnh và cũng nói đến nhiều tưởng tuyệt đỉnh.

20. - Bạch Thế Tôn, tưởng khởi trước, trí khởi sau; hay trí khởi trước tưởng khởi sau; hay tưởng và trí cùng khởi một lần không trước không sau?

- Này Potthapàda, tưởng khởi trước trí mới khởi sau, do tưởng sanh, trí mới sanh. Vị ấy tuệ tri: "Do duyên tưởng, trí sanh ra nơi ta". Này Potthapàda, với lời dạy này cần phải hiểu tưởng sanh trước trí sanh sau, tưởng sanh trí mới sanh.
...............

(kinh Potthapàda - 09 TRƯỜNG BỘ)
ban đầu là do có những vị trả lời tầm bậy: không Nhân không Duyên... nên xuyên suốt bản kinh đức Phật giảng dạy từng bước và cuối cùng ngài khẳng định rõ do Tưởng sanh Trí mới sanh, do duyên Tưởng trí sanh ra :D
nói chung, hễ ai nói rằng không Nhân không Duyên... thì bất kể chỗ "..." là nội dung gì cũng đều trái với Chánh pháp của Phật-đà:
các Pháp do duyên sanh
và cũng do duyên diệt
đại sa-môn Cồ Đàm
thầy của tôi dạy thế
:D

tiếp tục:
- Này các Tỷ-kheo, Sariputta (Xá-lợi-phất) là bậc Hiền trí; này các Tỷ-kheo, Sariputta là bậc Ðại tuệ; này các Tỷ-kheo, Sariputta là bậc Quảng tuệ; này các Tỷ-kheo, Sariputta là bậc Hỷ tuệ (Hasupanna); này các Tỷ-kheo, Sariputta là bậc Tiệp tuệ (javanapanna); này các Tỷ-kheo, Sariputta là bậc Lợi tuệ (tikkhapanna); này các Tỷ-kheo, Sariputta là bậc Quyết trạch tuệ (nibbedhikapanna). Này các Tỷ-kheo, cho đến nửa tháng, Sariputta quán bất đoạn pháp quán. Này các Tỷ-kheo, đây là do bất đoạn pháp quán của Sariputta:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sariputta ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ nhất như tầm, tứ, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; các pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi an trú, được Sariputta biết đến khi đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta diệt tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Và những pháp thuộc về Thiền thứ hai như nội tĩnh, hỷ, lạc, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý, những pháp ấy được an trú bất đoạn. Các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta biết rõ như sau: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ ba, như xả, lạc, niệm, tỉnh giác, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm, thanh tịnh.

Và những pháp thuộc về Thiền thứ tư, như xả, bất khổ bất lạc thọ, thọ (passivedana), vô quán niệm tâm (Cetaso anabhogo), thanh tịnh nhờ niệm, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta vượt lên hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng, nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ.

Và những pháp thuộc về Không vô biên xứ như hư không vô biên xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn, các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy, không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta vượt lên hoàn toàn Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ.

Và những pháp thuộc về Thức vô biên xứ như Thức vô biên xứ tưởng, nhất tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn; các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta vượt lên hoàn toàn Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ.

Và những pháp thuộc về Vô sở hữu xứ, như Vô sở hữu xứ tưởng, nhứt tâm, và xúc, thọ, tưởng, tư, tâm, dục, thắng giải, tinh tấn, niệm, xả, tác ý; những pháp ấy được Sariputta an trú bất đoạn; các pháp ấy được Sariputta biết đến khi chúng khởi lên, được Sariputta biết đến khi chúng an trú, được Sariputta biết đến khi chúng đoạn diệt. Sariputta đối với những pháp ấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không có hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta vượt lên hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Với chánh niệm, Sariputta xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Sariputta thấy các pháp ấy thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: "Như vậy các pháp ấy trước không có nơi ta, nay có hiện hữu, sau khi hiện hữu chúng đoạn diệt". Sariputta đối với những pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế. Sariputta biết: "Còn có sự giải thoát hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, còn có nhiều việc phải làm hơn thế nữa".

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Sariputta vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và an trú Diệt thọ tưởng (định). Sau khi thấy với trí tuệ, các lậu hoặc được đoạn tận.

Với chánh niệm, Sariputta xuất khỏi định ấy. Sau khi với chánh niệm xuất khỏi định ấy, Sariputta thấy các pháp ấy thuộc về quá khứ, bị đoạn diệt, bị biến hoại: "Như vậy các pháp ấy, trước không có nơi ta, sau có hiện hữu, sau khi hiện hữu, chúng đoạn diệt". Sariputta đối với các pháp ấy cảm thấy không luyến ái, không chống đối, độc lập, không trói buộc, giải thoát, không hệ lụy, an trú với tâm không hạn chế. Sariputta biết: "Không có sự giải thoát nào vô thượng hơn thế nữa. Ðối với Sariputta, không có việc phải làm nhiều hơn thế nữa".
...........

(kinh Bất đoạ - 111 TRUNG BỘ)
hihi, quá rõ ràng và chi tiết phải hông đạo hủ :D

tóm lại:
(XI) (31) Chín Thứ Ðệ Diệt
1. - Này các Tỷ-kheo, có chín thứ đệ diệt. Thế nào là chín?

2. Thành tựu sơ Thiền, các dục tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu đệ nhị Thiền, các tầm tứ bị đoạn diệt. Thành tựu đệ tam Thiền, hỷ bị đoạn diệt. Thành tựu đệ tứ Thiền, hơi thở vào, hơi thở ra bị đoạn diệt. Thành tựu Không vô biên xứ, sắc Tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu Thức vô biên xứ, không vô biên xứ Tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu Vô sở hữu xứ, thức vô biên xứ Tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vô sở hữu xứ Tưởng bị đoạn diệt. Thành tựu Diệt thọ tưởng định, các TƯỞNG và các cảm THỌ bị đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, đây là chín thứ đệ diệt.

(phẩm Chỗ Cư Trú Của Hữu Tình - TĂNG CHI 9 PHÁP)
như vậy, nếu như không trú vào Diệt thọ tưởng (định) thì bất kể là ở trạng thái nào các loài hữu tình cũng đang trú trong THỌ và TƯỞNG :D

bình thường khi trích kinh Phật thì ngu tui cũng thường hay trích ngang vài đoạn hay để mà phân tích, nhưng mà nhớ tới lời Phật cảnh báo ở trên thấy 'ghê ghê' nên tui chỉ vào gỡ cái chỗ của đạo hủ CHT nói là "khi đọc kinh Nguyên Thủy chưa thấy Đức Phật dạy điều này". Thôi, ngu tui chạy trước đấy :D

Thân ái !


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Không biết đã viết: CHT nói là "khi đọc kinh Nguyên Thủy chưa thấy Đức Phật dạy điều này". Thôi, ngu tui chạy trước đấy :D
HI HI.... Chân thành cám ơn đh có bài viết hữu ích về "tưởng định", khi đọc kinh nguyên thủy em có nói là chưa thấy cũng có nghĩa là chưa đọc được điều này không phủ định hoàn toàn. Vì kinh NT quá nhiều em không thể đọc hết, nên dùng từ chưa thấy hoàn toàn khác với không có .Vài hàng phân trần... kính chúc cả nhà an vui


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

chanhhoitrong_123 đã viết:
Không biết đã viết: CHT nói là "khi đọc kinh Nguyên Thủy chưa thấy Đức Phật dạy điều này". Thôi, ngu tui chạy trước đấy :D
HI HI.... Chân thành cám ơn đh có bài viết hữu ích về "tưởng định", khi đọc kinh nguyên thủy em có nói là chưa thấy cũng có nghĩa là chưa đọc được điều này không phủ định hoàn toàn. Vì kinh NT quá nhiều em không thể đọc hết, nên dùng từ chưa thấy hoàn toàn khác với không có .Vài hàng phân trần... kính chúc cả nhà an vui
thì tui vào để giúp cho đạo hủ "thấy" chứ ngu tui có nói gì đâu :D

Thân ái!


DPN
Bài viết: 1
Ngày: 27/06/21 18:37
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: CÁI TƯỞNG TRONG CÁI ĐỊNH ???

Bài viết chưa xem gửi bởi DPN »

Thiền định hay còn gọi là thiền chỉ, thiền tưởng. Có vị gọi là thiền tưởng vì thiền này dùng sức mạnh cùa tưởng, ban đầu vị hành giả tu tập nhìn vào đề mục (ví dụ đề mục đất), đề mục ban đầu là án xứ đất thật gọi là sơ tướng, hành giả phải nhìn vào sơ tướng đó niệm "đất, đất,...", sau khi chi tầm sinh khởi thì nhắm mắt lại vẫn thấy hình ảnh án xứ đất đó gọi là trì tướng, và tiếp tục niệm "đất, đất,... đến khi nào trì tướng đó vững mạnh, rồi vẫn tiếp tục niệm "đất, đất,... " đến khi ấn tướng đó phát sáng gọi là quang tướng,...
Những cái "trì tướng", "quang tướng" đó do sức mạnh của tưởng nên dựa vào điều này thiền chỉ được gọi là thiền tưởng cũng không có gì là lạ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách