CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Kính quý đạo hữu,
Kính đạo hữu Chanhhoitrong,

Lý giải Tứ niệm xứ là con đường độc nhất đem lại thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn được nêu ra với nhiều thông tin hay trong đoạn trích dẫn của đạo hữu Không Biết.
Ekayano-maggo: Con đường duy nhất?

Trong đoạn đầu của bài kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta, Trung Bộ 10, Trường Bộ 22), chúng ta thường đọc là:
Đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ (Hòa thượng Minh Châu dịch).
Hay:
Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (Tỳ khưu Khánh Hỷ dịch).
Đây là bài kinh quan trọng, thường được xem là bài kinh cẩm nang cho nhiều hành giả thực hành pháp thiền Minh Quán (Vipassana Bhavana). Các vị thiền sinh đó thường cho rằng pháp hành của mình là "con đường duy nhất" hay "con đường độc nhất" -- nghĩa là không có con đường nào khác -- để chứng ngộ Niết Bàn. Hiểu như thế, từ chữ "ekayano-maggo", có đúng theo tinh thần bài kinh không?
Mặc dù có nhiều dịch giả dùng cụm từ "con đường duy nhất / độc nhất" (the only way, the sole way) để dịch chữ "ekayano-maggo", nhưng cũng có những dịch giả khác không đồng ý như thế.
Giáo sư M. Walshe, dịch giả bản Anh ngữ Trường Bộ (The Long Discourses of the Buddha), dịch chữ ekayano-maggo là "this one way" (đây là một con đường) trong bài Đại Kinh Niệm Xứ (Trường Bộ 22).

[...]
Trong bản tiếng Anh của Trung Bộ Kinh, HT. Nanamoli và HT. Bodhi cũng có chú giải về vấn đề này. Bản dịch của 2 ngài là direct path - con đường thẳng hướng, đường trực tiếp. Một lý giải TMH cho rằng hợp lý là: Tứ niệm xứ là con đường thẳng hướng đến Niết Bàn vì dù rằng đâu đó trong các bài Kinh, Đức Phật có nói một số loại niệm có liên hệ đến chánh trí, giải thoát nhưng Tứ niệm xứ nổi bật lên hẳn vì phương pháp này sẽ dẫn người thực hành đi thẳng đến giải thoát. Trong khi một số loại niệm khác chỉ giúp đạt một số trạng thái thiền, và có thể phải dừng ở đó thôi.

Giá trị của bài kinh nằm ở phương pháp thực hành. Bài kinh thâu toàn bộ kỹ thuật thực hành để giải thoát mà Đức Phật truyền dạy. Chúng ta có thể biết giáo pháp gồm Giới Định Tuệ. Phần Giới các Tỳ Kheo đã giữ, Định Tuệ đạt được qua thực hành Tứ niệm xứ. Cho nên nói không cần thiền định mà thực hành Tứ niệm xứ vẫn được là vì ý này.
Định ở đâu trong Tứ niệm xứ? Ở ngay phần đầu tiên của phương pháp. Đối tượng giúp định là Hơi thở. Một đối tượng sẵn có, mọi lúc, mọi nơi, và vô cùng đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ càng định sâu, hơi thở càng vi tế và càng giúp định sâu hơn nữa. Thêm nữa, quán (niệm) hơi thở lại cũng là tuệ quán, vì thấy được sự sinh, diệt, sinh diệt của sắc pháp.
Phương pháp TMH đang thực hành là niệm thọ, nên hơi thở chỉ là đối tượng để định. Quý đạo hữu có thể theo các khóa của thầy S.N.Goenka để thực hành niệm thọ. Thông tin TMH đã đưa: http://www.diendan.daitangkinhvietnam.o ... 41&t=11474 .

Kính đạo hữu Không Biết,
Không Biết đã viết: chiết tự cụm chữ Ekāyano maggo theo từ điển Pali-Việt của HT Bửu Chơn:
EKA indif. article một (trong số ít), nếu dùng trong số nhiều có nghĩa là vài, một. --caka a. --cāri a. người ở một mình. --desa m. một phần, một khía cạnh. --paṭṭa a. độc đạo, chỉ có một đường lối duy nhất. --bhattika a. ăn một ngày một bữa (một lần). --vāraṃ ad. một lần. - http://budsas.org/uni/u-tudien-palviet/tdpv-07-e.htm

AYANA nt. con đường.

MAGGA m. con đường, đạo, đường đi. --kilanta a. mệt mỏi bởi đi bộ. --kusala a. người rành mạch về con đường. --kkhāỳi a. người chỉ con đường chân chánh, ngay thẳng. --ṅga nt. con đường gồm có nhiều nẻo (là bát chánh đạo). --ñāna nt. đắc đạo. --ññū, --vidū a. người biết rõ con đường. --ṭṭha a. người đang đắc đạo hay đang đi đến con đường đạo. --maggadūsī m. ăn cướp theo đường xa lộ. --desaka a. người chỉ đường. --paṭipanna a. người đi đường, người đã đi vào con đường. --bhāvanā f. sự tham thiền hay cho đắc đạo. --mūḷha a. người lạc đường. --sacca nt. đạo diệu đế. ( * magga là dạng Plural còn maggo là dạng Singular )

hihi, như vậy là con đường Độc nhất trong tiếng Việt translate sang Pali thì phải là Ekapaṭṭa chứ hông phải là Ekāyano :D Đây là cơ sở đầu tiên cho thấy cụm chữ Ekāyano maggo đã được HT Minh Châu dịch không đúng chuẩn theo từ điển Pali-Việt (không đúng chuẩn Từ điển không có nghĩa là sai, cần phải khảo sát thêm nhiều yếu tố nữa :D ). Cá nhân tôi nghĩ cụm chữ ấy được dịch như vậy là do định dạng số ít của chữ Maggo chứ không phải là do nghĩa của chữ Ekāyano
Việc đạo hữu nghiên cứu các từ Pali thật đáng quý. Nhưng đạo hữu cho rằng HT Minh Châu dịch không đúng chuẩn theo từ điển thì thật vội vã và sơ sót.
Trong phần đưa lại thông tin từ tự điển, đạo hữu copy luôn cả những phần sai sót. Đạo hữu cứ xem lại phần TMH đã trích dẫn của đạo hữu để xem sai sót ở những chỗ nào.
Ở đây, TMH xin được học hỏi thêm từ đạo hữu về một số căn bản mà TMH được biết.
- Ekaayano : đạo hữu có biết vì sao dùng ekaayano không dùng ekaayana?
- Maggo: đạo hữu có biết vì sao dùng maggo , không dùng magga? (mặc dù ở trên đạo hữu có nói plural, singular nhưng TMH xin phép hỏi lại xem đạo hữu có ý kiến khác nữa không)
- Ekapatta : đạo hữu có còn biết nghĩa khác nào của từ đó không?

Vài chia sẻ và xin lắng nghe,
Kính chúc quý đạo hữu an lạc, tinh tấn thực hành giải thoát!
TMH kính!


koa
Bài viết: 49
Ngày: 04/08/09 21:51
Giới tính: Nam
Đến từ: hanoicity

Re: CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ???

Bài viết chưa xem gửi bởi koa »

Kính thư quý đạo hữu . Tứ niệm xứ là con đường độc nhất , là con đường đưa đến hay con đường nhanh nhất trực diện nhất đưa đến giải thoát , thì tất cả ý nghĩa đó đều xác nhận một điều rằng Tứ Niệm Xứ được Đức Thế Tôn tán thán đặc biệt và xác nhận rằng đó là con đường đúng đắng đưa đến giải thoát . Vậy nên nó có là độc nhất hay hay thế nào mọi biện luận đều vô ích cho hành giả , mà chỉ là bàn luận chơi cho vui .

Riêng tôi thì cho rằng Tứ Niệm Xứ là phương pháp đường tuyệt vời và nhanh gọn nhất , cánh cửa cuối cùng , đoạn cuối cùng để đưa đến giải thoát .
Bát Chánh Đạo , 37 phẩm trợ đạo , Tứ Vô Lượng Tâm .v.v. nếu không có Tứ Niệm Xứ chắc chắn rằng không đưa đến giải thoát .
Bát Chánh Đạo mà không có Tứ Niệm Xứ thì không có Chánh Niệm . Nhưng trong Bát Chánh Đạo có Chánh Kiến , Chánh Tư Duy , Chánh Mạng , Chánh Ngữ , Chánh Nghiệp , Chánh Niệm , Chánh Định .
Tôi ví dụ thế này : Nếu bạn có Chánh Kiến , biết điều đó là đúng , là sai rồi đó . Nhưng tâm bạn không thanh tịnh , biết pháp vẫn phạm pháp thì chánh kiến ấy chẳng bao giờ đưa bạn đến sự giải thoát .
Tương tự với Chánh Mạng , bạn sống bằng nghề chơn chánh . Vậy chứ sống với nghề chơn chánh thôi là thanh tịnh rồi hay sao ?
Với các giai đoạn đầu của Bát Chánh Đạo như kể trên không bao gồm chánh niệm thì thật sự dễ dàng cho hành giả . Hành giả chỉ cần dốc sức vượt qua 7 con đường một cách nhanh gọn và đến đoạn đường cuối cũng vượt qua đoạn chánh niệm thì đắc Thánh Quả .
Có rất nhiều ví dụ về việc này , có các vị giữ giới tinh cần , thiền định siêng năng nhưng mãi vẫn chưa đắc Thánh Quả . Có vị là một người đơn giản như Châu Lợi Bằng Đằng hay Kẻ Cướp Sát Nhân dí theo Đức Phật xa 3 do tuần . Nhưng khi có Chánh Kiến liền Chánh Mạng .v.v. cho đến dùng những kinh nghiệm sống của bản thân mà vị ấy Chánh Niệm tỉnh giác thấu rõ Tam Tướng vậy ngay tức thì Đắc Thánh Quả .
Như ngài A nan suốt đời tinh cần với Bát Chánh Đạo , thậm chí Định ngài cũng khá tốt . Nhưng chỉ có Chánh Niệm quán sát sự tham ưu ở đời thì ngài lại bỏ quên , và rõ ràng chỉ có sự ra đi của Đức Thế Tôn mới làm ngài cảm nhận được nổi đau , và từ đó làm đề mục quán sát Tứ Niệm Xứ mà Đắc Thành Quả Alahan .
Vậy nên gọi Tứ Niệm Xứ là con đường độc nhất cũng không sai đâu , tất cả con đường đưa đến giác ngộ đèu phải tụ lại Tứ Niệm Xứ , nếu không vượt qua đây thì chẳng thể giác ngộ . Mà nếu gọi là Tứ Niệm Xứ là tất cả thì không hoàn toàn đúng , vì chẳng thể nào đến được với Tứ Niệm Xứ mà bạn không tu tập qua các Chánh Kiến , Chánh Tư Duy , Chánh Định , Chánh Mạng .v.v.
Hiểu nôm na là cuộc thi tốt nghiệp là con đường duy nhất đưa đến ra trường , nhưng nếu bạn học sinh kia không đi học , lười biếng thì đến ngày thi chẳng thể đậu được .
Rất mong được trao đổi cùng quý đạo hữu .


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách