THẺ NHỚ ĐÓ CÓ TỒN TẠI......?

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

THẺ NHỚ ĐÓ CÓ TỒN TẠI......?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Chư hiền hữu NT kính !
Cấu trúc 5 uẩn được Đức Thế Tôn giảng dạy là Vô thường, Khổ, Vô ngã. Vậy thì những kinh nghiệm,kiến thức,thông tin, từ học hỏi, tư duy được cất chứa ở đâu trong Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức trong khi bản chất của Ngũ uẩn là sinh diệt trong từng sát na.Truyền thống của Phật giáo BT có A LẠI DA thức như là cái kho để cất chứa các dữ liệu, thông tin....Cái kho lưu trữ tạm gọi là "thẻ nhớ" đó có tồn tại trong tấm thân Ngũ uẩn này hay không ? kính mong chư hiền hữu giảng trạch cho tôi hiểu thêm về điều này xin cám ơn


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: THẺ NHỚ ĐÓ CÓ TỒN TẠI......?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

Đạo hữu Chanhhoitrong kính,
Với một người quán sát thân tâm, không tìm thấy một pháp nào mà không sinh lên rồi diệt đi, sự kiện người ấy cho rằng có một thức (hay một tên gọi gì khác) tồn tại vĩnh viễn, sự kiện ấy không thể xảy ra.
Với một người không quán sát thân tâm, người ấy không thấy các pháp sinh lên rồi diệt đi, sự kiện người ấy cho rằng có một thức (hay một tên gọi gì khác) tồn tại vĩnh viễn, sự kiện ấy có thể xảy ra.

Như thế nào là một người quán sát thân tâm?

Ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Như vậy vị ấy thực hành pháp và kinh nghiệm sự thật.

Như thế nào là một người không quán sát thân tâm?

Ở đây vị ấy suy tư: Thế giới này là thường còn hay không thường còn? Thế giới là hữu biên hay vô biên? Mạng sống và thân thể là một hay là khác? Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết?
Như vậy vị ấy chỉ suy tư và chấp nhặt các quan kiến.

Thế Tôn, bậc Chánh đẳng giác tán thán các vị có quán sát thân tâm, không tán thán các vị không quán sát thân tâm. Do vậy, với lòng tôn kính Thế Tôn hãy là người có quán sát thân tâm, đừng là người không quán sát thân tâm. Do duyên không quán sát thân tâm, những người mong mỏi trong thân tâm có một pháp không biến hoại, không sinh diệt, thời sẽ không được thỏa mãn, sẽ phẫn nộ, cuồng loạn và thống khổ.

Thiện tri thức Chanhhoitrong, tuy những câu hỏi đạo hữu thoạt nghe không khế hợp, nhưng trên diễn đàn này, với TMH, đạo hữu là người hộ trì chân lý. Nguyện duyên lành từ quá khứ sẽ tiếp tục giúp đạo hữu tiến bước trên con đường đạo.
Đạo hữu kính,
TMH muốn được nghe đạo hữu trình bày lời dạy của Thế tôn về hộ trì chân lý? Và có những pháp nào cao hơn hộ trì chân lý hay không? Lành thay nếu được đạo hữu chỉ bày.


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: THẺ NHỚ ĐÓ CÓ TỒN TẠI......?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

Thongminhhon đã viết:Đạo hữu Chanhhoitrong kính,
Với một người quán sát thân tâm, không tìm thấy một pháp nào mà không sinh lên rồi diệt đi, sự kiện người ấy cho rằng có một thức (hay một tên gọi gì khác) tồn tại vĩnh viễn, sự kiện ấy không thể xảy ra.
Với một người không quán sát thân tâm, người ấy không thấy các pháp sinh lên rồi diệt đi, sự kiện người ấy cho rằng có một thức (hay một tên gọi gì khác) tồn tại vĩnh viễn, sự kiện ấy có thể xảy ra.

Như thế nào là một người quán sát thân tâm?

Ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Như vậy vị ấy thực hành pháp và kinh nghiệm sự thật.

Như thế nào là một người không quán sát thân tâm?

Ở đây vị ấy suy tư: Thế giới này là thường còn hay không thường còn? Thế giới là hữu biên hay vô biên? Mạng sống và thân thể là một hay là khác? Như Lai có tồn tại hay không tồn tại sau khi chết?
Như vậy vị ấy chỉ suy tư và chấp nhặt các quan kiến.

Thế Tôn, bậc Chánh đẳng giác tán thán các vị có quán sát thân tâm, không tán thán các vị không quán sát thân tâm. Do vậy, với lòng tôn kính Thế Tôn hãy là người có quán sát thân tâm, đừng là người không quán sát thân tâm. Do duyên không quán sát thân tâm, những người mong mỏi trong thân tâm có một pháp không biến hoại, không sinh diệt, thời sẽ không được thỏa mãn, sẽ phẫn nộ, cuồng loạn và thống khổ.

Thiện tri thức Chanhhoitrong, tuy những câu hỏi đạo hữu thoạt nghe không khế hợp, nhưng trên diễn đàn này, với TMH, đạo hữu là người hộ trì chân lý. Nguyện duyên lành từ quá khứ sẽ tiếp tục giúp đạo hữu tiến bước trên con đường đạo.
Đạo hữu kính,
TMH muốn được nghe đạo hữu trình bày lời dạy của Thế tôn về hộ trì chân lý? Và có những pháp nào cao hơn hộ trì chân lý hay không? Lành thay nếu được đạo hữu chỉ bày.
Hiền hữu Thongminhhon kính mến
Lành thay hiền hữu Thongminhhon đã khéo léo quan sát, khéo léo trả lời với Chánh kiến của người đang thực hành Tứ niệm Xứ. Thật vậy nếu một người thường xuyên trải nghiệm quán sát thân tâm bằng con đường tuệ quán sẽ thấy và biết bản chất năm uẩn là duyên hợp, là sinh diệt không có cái ta và cái của ta, không có cái chủ thể và khách thể tất cả chỉ là một trạng thái trôi chảy lên tục theo lộ trình duyên khởi.Bởi thế trong kinh pháp cú Đức Thế Tôn có day rằng:
.
“Ai sống một trăm năm,
Không thấy pháp sinh diệt,
Tốt hơn sống một ngày,
Thấy được pháp sinh diệt.”
Đạo hữu chỉ nói được một vế của câu hỏi không có cái thường hằng, thường trú tồn tại vĩnh viễn trong ngũ uẩn mà không sinh diệt.Nhưng câu hỏi ở đây được đặt ra những kiến thức, kinh nghiệm, do tư duy học hỏi có được tích chứa trong tấm thân ngũ uẩn này hay không? hay là nó cũng sinh diệt theo định luật duyên khởi, nếu như vậy thì cái thấy biết từ kinh nghiệm trong cái kho tri thức được lấy ra từ đâu? trong tấm thân ngũ uẩn. Còn vấn đề đạo hữu hỏi thế nào là hộ trì chân lý trong bài Kinh số 95 Canki(Cankìsuttam )Trung Bộ Kinh Đức Thế Tôn có dạy rằng thái độ hộ trì chân lý trước tiên phải có niềm tin trên nền tảng của trí tuệ. Sau khi tin tưởng, phải tự mình sống, tu tập thực hiện cho kỳ được điều mình tin cho đến khi tự mình biết, tự mình thấy sự thật tin tưởng với trí tuệ: đây là ý nghĩa và nội dung "chứng ngộ chân lý" hay "chân lý được chứng ngộ". Nếu chân lý không thể được chứng ngộ, biết rằng không thể được chứng ngộ, thì cần rời khỏi niềm tin ấy. Vấn đề là phải tự mình thấy tự mình biết chứng ngộ sự thật, mà không dừng lại ở sự tin tưởng về sự thật một cách mù quáng không suy xét chỉ được nghe nói hoặc từ những kinh dởm kinh ngụy tạo. Sự thực hành đi đến "chứng ngộ chân lý" cần được tu tập nhiều lần thì sẽ "chứng đạt chân lý".
Vài hàng chia sẽ thân ái kính chúc hiền hữu luôn tăng thượng pháp của Thế Tôn tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: THẺ NHỚ ĐÓ CÓ TỒN TẠI......?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Nếu bạn nhìn thế gian như các chuỗi động tác, kết quả, động tác, kết quả ... thì con người chỉ là cái trung gian trong thế gian của động tác. Vì con người chỉ là trung gian nên những cảm nhận (kinh nghiệm và kiến thức) riêng biệt của một người không có tồn tại.

Cảm nhận của một người đến từ môi trường chung quanh. Từ cảm nhận mà một người hành động; kết quả lại ảnh hưởng vào môi trường. Như vậy mà dòng kinh nghiệm kiến thức cứ tiếp tục tồn tại tiếp tục thay đổi.

Kiến thức mà chúng ta học hỏi qua sách vở có thể nói là qua lục thức. Có những kinh nghiệm mà chúng ta không cảm nhận qua lục thức thì nó đang diễn biến ở dạng DNA chẳng hạn. Tỉ dụ hành động ném bom cam độc của người Mỹ trong cuộc chiến ảnh hưởng đến DNA của nạn nhân Việt Nam, đến con cháu các đời sau nữa. Chúng ta có thể nói DNA của con cháu các nạn nhân còn "nhớ" cái hành động ném bom cam độc đó.

Cho nên dòng a lại da thức thấy cũng giống như dòng thức ở dạng DNA vậy. Nó là cái nhớ dai nhất nên có thể nói nó tàng trữ mọi kết quả kinh nghiệm thế gian. Ngày nay người ta có thể phân tích trình độ văn minh qua DNA. DNA có thể nói là nguồn thông tin về lịch sử con người.

Bàn cho vui vậy thôi vì mình không nhất thiết đề cao a lại thức. Cái quan trọng là Đức Phật Thích Ca dạy chúng ta về vô ngã, và mình nghĩ những gì có tính cách cá biệt của một người thì không còn khi người đó qua đời. Tuy nhiên những gì người đó đã làm, các kết quả vẫn đang hình thành trong môi trường.

kinhle


Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: THẺ NHỚ ĐÓ CÓ TỒN TẠI......?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

chanhhoitrong_123 đã viết: Còn vấn đề đạo hữu hỏi thế nào là hộ trì chân lý trong bài Kinh số 95 Canki(Cankìsuttam )Trung Bộ Kinh Đức Thế Tôn có dạy rằng thái độ hộ trì chân lý trước tiên phải có niềm tin trên nền tảng của trí tuệ. Sau khi tin tưởng, phải tự mình sống, tu tập thực hiện cho kỳ được điều mình tin cho đến khi tự mình biết, tự mình thấy sự thật tin tưởng với trí tuệ: đây là ý nghĩa và nội dung "chứng ngộ chân lý" hay "chân lý được chứng ngộ". Nếu chân lý không thể được chứng ngộ, biết rằng không thể được chứng ngộ, thì cần rời khỏi niềm tin ấy. Vấn đề là phải tự mình thấy tự mình biết chứng ngộ sự thật, mà không dừng lại ở sự tin tưởng về sự thật một cách mù quáng không suy xét chỉ được nghe nói hoặc từ những kinh dởm kinh ngụy tạo. Sự thực hành đi đến "chứng ngộ chân lý" cần được tu tập nhiều lần thì sẽ "chứng đạt chân lý".
Vài hàng chia sẽ thân ái kính chúc hiền hữu luôn tăng thượng pháp của Thế Tôn tangbong
Thiện tri thức Chanhhoitrong kính mến,

Thiện hữu đã chỉ dẫn hoàn toàn hợp pháp từ hộ trì chân lý đến các pháp cao thượng hơn là giác ngộ chân lýchứng đạt chân lý. http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung95.htm
Với người hộ trì chân lý, dù có tranh luận do khác quan điểm, cũng không vì vậy mà dẫn đến xung đột, bất hòa, do vậy người hộ trì chân lý là người đáng tán thán trong cộng đồng.
Với người hộ trì chân lý đã khả ái như vậy, thì còn nói gì đến những vị đã giác ngộ chân lý hay đang thực hành giác ngộ chân lý, đã chứng đạt chân lý hay đang thực hành chứng đạt chân lý.

Về vế tiếp theo trong câu hỏi của đạo hữu.
những kiến thức, kinh nghiệm, do tư duy học hỏi có được tích chứa trong tấm thân ngũ uẩn này hay không? hay là nó cũng sinh diệt theo định luật duyên khởi, nếu như vậy thì cái thấy biết từ kinh nghiệm trong cái kho tri thức được lấy ra từ đâu? trong tấm thân ngũ uẩn
Những câu hỏi dạng này chắc chắn đôi lúc khởi sinh nhưng hãy để chúng nhanh chóng biến mất. Vì đây là dạng phiền não, nếu khéo quán sát chúng ta sẽ không làm khởi sinh những câu hỏi như thế này. Chúng không đưa đến ly tham, xả ly.
Tuy vậy, ở đây TMH có thể trả lời riêng cho đạo hữu và chúng ta sẽ không đi qua xa.

Ví như một vườn bông hồng được trồng, được khéo bón phân, được tưới cây, được khéo chăm sóc, thì khi hoa nở vườn hoa sẽ có một màu hồng. Người cha vì bón phân vì tưới cây vì chăm sóc nên người cha thấy một vườn hồng. Khi người cha mất đi, người con vì bón phân vì tưới cây vì chăm sóc nên người con thấy một vườn hồng. Ở đây, người cha và người con được ví như các tưởng (uẩn) trước và sau, vườn hồng được ví như kinh nghiệm của người ấy, bón phân tưới cây... được ví như các duyên cho kinh nghiệm ấy. Dù rằng vườn hồng có thay đổi, tưởng có thay đổi, nhưng kinh nghiệm được truyền lại từ lúc này sang lúc khác.

Đạo hữu cũng có thể tham khảo thêm câu trả lời của đạo hữu Hlich.
TMH kính,


chanhhoitrong_123
Bài viết: 205
Ngày: 13/08/13 01:13
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: BẾN TRE

Re: THẺ NHỚ ĐÓ CÓ TỒN TẠI......?

Bài viết chưa xem gửi bởi chanhhoitrong_123 »

hlich đã viết:tangbong

Nếu bạn nhìn thế gian như các chuỗi động tác, kết quả, động tác, kết quả ... thì con người chỉ là cái trung gian trong thế gian của động tác. Vì con người chỉ là trung gian nên những cảm nhận (kinh nghiệm và kiến thức) riêng biệt của một người không có tồn tại.

Cảm nhận của một người đến từ môi trường chung quanh. Từ cảm nhận mà một người hành động; kết quả lại ảnh hưởng vào môi trường. Như vậy mà dòng kinh nghiệm kiến thức cứ tiếp tục tồn tại tiếp tục thay đổi.

Kiến thức mà chúng ta học hỏi qua sách vở có thể nói là qua lục thức. Có những kinh nghiệm mà chúng ta không cảm nhận qua lục thức thì nó đang diễn biến ở dạng DNA chẳng hạn. Tỉ dụ hành động ném bom cam độc của người Mỹ trong cuộc chiến ảnh hưởng đến DNA của nạn nhân Việt Nam, đến con cháu các đời sau nữa. Chúng ta có thể nói DNA của con cháu các nạn nhân còn "nhớ" cái hành động ném bom cam độc đó.

Cho nên dòng a lại da thức thấy cũng giống như dòng thức ở dạng DNA vậy. Nó là cái nhớ dai nhất nên có thể nói nó tàng trữ mọi kết quả kinh nghiệm thế gian. Ngày nay người ta có thể phân tích trình độ văn minh qua DNA. DNA có thể nói là nguồn thông tin về lịch sử con người.

Bàn cho vui vậy thôi vì mình không nhất thiết đề cao a lại thức. Cái quan trọng là Đức Phật Thích Ca dạy chúng ta về vô ngã, và mình nghĩ những gì có tính cách cá biệt của một người thì không còn khi người đó qua đời. Tuy nhiên những gì người đó đã làm, các kết quả vẫn đang hình thành trong môi trường.
kinhle
Đạo hữu Hlich kính mến
Lâu quá không thấy đạo hữu đăng đàn lúc này vẫn khỏe chứ
chân thành cám ơn đạo hữu đã có vài lời trao đổ rất bổ ích cho tôi về chủ đề "thẻ nhớ có tồn tại" đoạn đầu đh nói tôi đồng ý nhưng tới chổ đoạn này
Có những kinh nghiệm mà chúng ta không cảm nhận qua lục thức thì nó đang diễn biến ở dạng DNA chẳng hạn. Tỉ dụ hành động ném bom cam độc của người Mỹ trong cuộc chiến ảnh hưởng đến DNA của nạn nhân Việt Nam, đến con cháu các đời sau nữa. Chúng ta có thể nói DNA của con cháu các nạn nhân còn "nhớ" cái hành động ném bom cam độc đó.
Có vài điểm tôi không đồng ý cho lắm vì nếu nói rằng DNA nó giống như A Lai Da thức thì không đúng với tinh thần khoa học và những lời Phật dạy, vì sao trứơc tiên mình phải hiểu công năng của DNA.Theo sinh học DNA là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các dạng sống. DNA thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử DNA được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau. Như vậy rõ ràng là DNA không phải là nơi cất chứa thông tin tư liệu kiến thức kinh nghiệm.... còn nếu nói theo y học vùng chứa thông tin, trí nhớ, ký ức, là vùng Hippocampal formation(Đồi hải mã): Khoa học cho đây là một cạ́i kho chứa thông tin thật ra nó cũng chỉ tương đối .Về cơ bản, ký ức được định nghĩa là những gì não bộ lưu trữ thông tin tiếp nhận được trong cuộc sống.Nhưng ký ức của bạn là do nhiều yếu tố xây dựng, cách não bộ tiếp nhận thông tin thì không hề đơn giản một chút nào. Nó phải trải qua một quá trình xử lý rất phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của cả 5 giác quan trong cơ thể. Đó cũng chính là lý do vì sao ký ức của bạn không hề giống như những gì bạn đang tưởng tượng đâu, bao gồm cả ký ức của những người khác nữa. Qua đó cho chúng ta thấy rằng nơi mà được gọi là "cái kho" chứa thông tin chính tự thân của nó cũng không phải là nguyên khối thường hằng, thường trú tồn tại bất biến mà nó luôn sinh diệt theo lộ trình duyên khởi. Nếu cho rằng có một cái kho thường hằng thường trú bất sinh bất diệt thì sẽ rơi vào Thường kiến trái với lời Phật dạy trong bài kinh Vô Ngã Tướng không có cái chủ thể bất biến tồn tại trong tấm thân Ngũ uẩn này. Ngay cả như một vùng não bộ là cái kho chứa những thông tin ký ức thì cái kho đó bản thân nó cũng luôn sinh diệt theo thời gian do quá trình tương duyên tương thuộc khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần.Hơn nữa trong bài kinh Vô Ngã Tướng Đức Thế Tôn đã dạy ngũ uẩn là Vô thường, Khổ,và Vô ngã thì làm gì có cái kho chứa, giả sử như nếu có một cái kho chứa bất sinh bất diệt trong Ngũ uẩn thì trí nhớ của con người phải luôn thường hằng không bao giờ quên nhưng thực tế trong cái kho tri thức đó nó không bền vững luôn chịu sự thay đổi tác động của ngoại cảnh và nội căn tương tác với nhau không ngừng trên hệ nhân quả bất biến tùy duyên từ đó đưa đến những phản ứng tâm lý khôn lường theo tiến trình tâm : xúc, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn, tác ý.Đây là một tiến trình tâm sinh và diệt nối tiếp nhau rất nhanh đồng sinh đồng diệt với tâm được tích lũy từ sát na tâm này sang sát na tâm khác. Mỗi tâm sinh và diệt rất nhanh được tiếp nối bởi tâm tiếp theo và vì vậy những tích lũy của tâm trước sẽ được chuyển sang tâm tiếp theo. Dù tâm là thiện (kusala citta) hay bất thiện (akusala citta), mỗi tâm sinh và diệt lại làm duyên cho tâm tiếp theo sinh khởi ngay sau nó. Chính vì vậy, những xu hướng được tích lũy từ tâm trước có thể chuyển sang tâm tiếp nối và luôn có sự tương tục. Tóm lại không hề có cái thường hằng hay một cái kho chứa như một số trường phái phật giáo lầm tưởng hiểu như thế sẽ rơi vào tà kiến
Vài hàng trao đổi cùng đạo hữu kính chúc đạo hữu thân tâm an lạc


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Chào bạn chanhhoitrong_123,
DNA nó giống như A Lai Da thức thì không đúng với tinh thần khoa học và những lời Phật dạy,
Đức Phật đâu có dạy về a lại da thức. DNA thì rõ ràng là vô thường vì chúng có thay đổi và vô ngã vì là "danh sắc" ở dạng tinh vi nhất. Còn mình nói a lại da thức giống DNA là bởi thấy vậy thôi và cũng gián tiếp cho nó là vô thường vô ngã như DNA.
Mỗi tâm sinh và diệt rất nhanh được tiếp nối bởi tâm tiếp theo và vì vậy những tích lũy của tâm trước sẽ được chuyển sang tâm tiếp theo. Dù tâm là thiện (kusala citta) hay bất thiện (akusala citta), mỗi tâm sinh và diệt lại làm duyên cho tâm tiếp theo sinh khởi ngay sau nó. Chính vì vậy, những xu hướng được tích lũy từ tâm trước có thể chuyển sang tâm tiếp nối và luôn có sự tương tục.
Tiến trình tâm có sự tương tục nhân quả nghiệp quả nhưng không có sự tương tục thời gian vì có những lúc không có sự sinh khởi của tiến trình tâm. Những lúc đó thì thắng luận (nam truyền) nói là dòng tâm hữu phần và không triển khai chi về tâm hữu phần cả. Nhóm Du già triển khai chi tiết hơn về khía cạnh này với lý thuyết về mạt na thức và a lại da thức. Mạt na thức giải thích sự chấp ngã của chúng ta và a lại da thức giải thích những nghiệp quả không có tính cách tức khắc.

Về phương diện ngôn ngữ thì từ "kho chứa" cũng không khác chữ "uẩn". Cho nên nói DNA hoặc a lại da thức là kho chứa (những thông tin đặc thù nào đó) thì cũng được mà?
Có những kinh nghiệm mà chúng ta không cảm nhận qua lục thức thì nó đang diễn biến ở dạng DNA chẳng hạn.
Cho nên DNA không "nhớ" những kinh nghiệm ở dạng lục thức nhưng trong nhiều chuyện nó sẽ "nhớ" dai kinh nghiệm của một người. Mình đã tỉ dụ chuyện bom cam độc. Tỉ dụ khác về một người nghiện rượu. Sau này tuy bỏ thuốc bỏ rượu nhưng DNA của họ có thể đã thay đổi, hay là ảnh hưởng đến DNA của con sinh ra trong thời gian nghiện rượu.

kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách