Lời Phật dạy trong Kinh Trung bộ

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Ngọa vân
Bài viết: 8
Ngày: 11/11/20 07:59
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 6 time

Lời Phật dạy trong Kinh Trung bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngọa vân »

MN 1 Kinh pháp môn căn bản
MN.1 Kinh pháp môn căn bản.jpg
MN.1 Kinh pháp môn căn bản.jpg (91.53 KiB) Đã xem 865 lần
Dục hỷ: ham muốn, ham thích, ưa thích, chỉ cho các pháp bất thiện, tiêu cực; có sự tham đắm vd: ưa thích ái dục, ham muốn ái dục
Hữu (bhavā) : dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu xem định nghĩa trong 12 nhân duyên.
Sửa lần cuối bởi Ngọa vân vào ngày 04/12/20 11:01 với 1 lần sửa.


Ngọa vân
Bài viết: 8
Ngày: 11/11/20 07:59
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 6 time

Re: MN 2. Kinh tất cả lậu hoặc

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngọa vân »

MN 2. Kinh tất cả lậu hoặc

2. Kinh tất cả lậu hoặc.jpg
2. Kinh tất cả lậu hoặc.jpg (224.99 KiB) Đã xem 865 lần

Như lý tác ý (yoniso-manasikāra): tư duy, hiểu và hướng tâm đúng chánh pháp. Các bạn nên từ tìm học thêm về cụm từ này. Khi đọc Kinh trung bộ nói riêng và Nikaya nói chung hành giả sẽ gặp cụm từ như lý tác ý lập đi lập lại rất nhiều lần, nếu không hiểu đúng cụm từ này hành giả sẽ không bao giờ hiểu đúng lời Phật dạy.


Ngọa vân
Bài viết: 8
Ngày: 11/11/20 07:59
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 6 time

MN 3 Kinh thừa tự Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngọa vân »

MN 3. Kinh thừa tự Pháp

MN 3 Kinh thừa tự Pháp.jpg
MN 3 Kinh thừa tự Pháp.jpg (154.12 KiB) Đã xem 858 lần
Thừa tự pháp: Học và hành đúng theo chánh pháp, đúng với lời Phật dạy.
Thừa tự tài vật: thừa kế gia tài vật chất theo cách của thế gian, vốn bị chi phối bởi vô thường.

MN 3 Kinh thừa tự Pháp 2.3.jpg
MN 3 Kinh thừa tự Pháp 2.3.jpg (218.3 KiB) Đã xem 858 lần
MN 3 Kinh thừa tự Pháp 3.4.jpg
MN 3 Kinh thừa tự Pháp 3.4.jpg (305.89 KiB) Đã xem 854 lần
MN 3 Kinh thừa tự Pháp 4.4.jpg
MN 3 Kinh thừa tự Pháp 4.4.jpg (224.83 KiB) Đã xem 858 lần


Hình làm không được đẹp lắm, nên mình sẽ gởi những đoạn trích dẫn lên đây, nếu bạn nào thích có thể làm hình trích dẫn kinh Trung bộ.
Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật… nếu các Người là những người thừa tự pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật, thời không những các người trở thành những người mà người ta nói: “Cả Thầy và trò là những người thừa tự pháp, không phải là những người thừa tự tài vật. MN 3”
Này chư Hiền, ở đây vị Đạo Sư sống viễn ly các đệ tử không tùy học viễn ly. Những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ, và họ sống trong sự đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Này chư Hiền, …Tỷ-kheo có ba trường hợp, đáng bị quở trách. Vị Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử không tùy học viễn ly. Đó là trường hợp thứ nhất… Và những pháp nào vị Đạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ không từ bỏ. Đó là trường hợp thứ hai... Và họ sống đầy đủ, lười biếng, dẫn đầu về đọa lạc, bỏ rơi gánh nặng sống viễn ly. Đó là trường hợp thứ ba. MN 3
Này chư Hiền, tham là ác pháp và sân cũng là ác pháp, có một con đường Trung đạo diệt trừ tham và diệt trừ sân, khiến tịnh nhãn sanh, khiến chân trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền con đường Trung đạo ấy là gì? … Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. MN 3
Này chư Hiền, phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp. Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến tịnh nhãn sanh, khiến chân trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Đó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. MN 3
MN 3: Majjhima Nikaya (Kinh Trung bộ) nghĩa là trích dẫn từ "Kinh Trung bộ, bài số 3", có 1 cách trích dẫn khác vd: MN 3.2 "Kinh Trung bộ, bài kinh số 3, đoạn số 2" đây là chuẩn quốc tế khi trích dẫn kinh điển Pali. Tuy nhiên, cách thứ 2 của tiếng Việt không thể sử dụng vì hiện tại 5 bộ nikaya tiếng Việt chưa ai phân đoạn như vậy. Hiện tại mình và một nhóm bạn đang phân đoạn dựa trên bản dịch của Ngài Minh Châu.

Cũng còn nhiều cách khác chi tiết hơn nhưng ở đây không dẫn sợ phiền.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách