Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Các bạn thảo luận rất hay
Minh xin xen vô một chút , có thể nói theo một cách nào đó thì kô có gì tự nhiên mà có , kô có gì do 1 nguyên nhân mà có .
Đây có phải là nhân duyên kô ban?


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

Chanhientam đã viết: Xin hỏi các bạn hai câu :
1. Từ vô minh có hành, từ hành có thức v.v... đúng không? Ý Ht muốn hỏi : Có phải vô minh có trước rồi mới có hành, có hành rồi mới có thức phải không?

2. lục nhập có phải là 6 căn căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý căn không? Thức nói đây có phải là 6 thức không?
Các câu hỏi của bạn sẽ được trả lời nhưng đợi xong phần nhân duyên. Nếu phần này không rõ ràng chúng ta sẽ rất khó thể hội sự vận hành của 12 vòng mắt xích nhân duyên này.

@ Thu tử bạn trích đoạn đó rất hay nếu có thể bạn tìm thêm những đoạn liên quan về thập nhị nhân duyên trong Nikaya để mọi người nghiên cứu thêm. Chúng ta cùng nhau học hỏi.

@zelda - vâng tất cả các pháp hữu vi đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Nói dể hiểu thì bất cứ sự vật nào cũng đều cần có một số điều kiện hoặc yếu tố để tồn tại và biến đổi
****
Cũng vẫn nói về nhân và duyên nhé: Nhân là nguyên nhân bên trong, trực tiếp sanh ra kết quả, duyên là những sự tác động bên ngoài hỗ trợ gián tiếp để hạt nhân đó khai hoa kết quả trọn vẹn.

Vd: ta gieo hạt ớt xuống một mảnh đất nào đó, hạt ớt sẽ là nhân trực tiếp (chánh nhân) để sanh ra cây ớt, gọi là chánh nhân và trực tiếp vì nó chỉ có thể sanh ra cây ớt mà không thể là cây cam hay cây mận... mãi mãi chỉ là cây ớt thôi. dù anh có dùng phương pháp ghép cành cây ớt đó lên thân cây cam đi nữa nếu nó sống thì nó cũng chỉ cho anh những trái ớt cay xè.

Để cây ớt được sanh ra và lớn lên cho ta trái ớt thì phải có sức lao động của con người như: tưới nước, bón phân, bắt sâu... và đuổi chào mào... đi đây gọi là duyên và gián tiếp. nếu thiếu các duyên này thì chánh nhân có thể chết đi hoặc sanh trưởng nhưng sanh trưởng một cách què quặc.

Nếu nhìn theo lý nhân quả thì ta có: nhân là hạt giống; duyên là kết quả. lấy phiền não làm nhân, lấy nghiệp làm duyên thì chiêu cảm quả của cánh giới mê - luân hồi trong ba cõi sáu đường. Nếu lấy trí làm nhân, định làm duyên thì chiêu cảm lấy quả của người giác ngộ- siêu xuất tam giới nhập thánh cảnh thanh văn, duyên giác, bồ tát và Phật.

Vạn pháp ở đời (nói vạn pháp/pháp hữu vi khó hiểu quá, thôi nói đại mọi thứ trên đời này) đều do nhân duyên hòa hợp mà thành chứ thật không có tự tánh, ta gọi là nhân duyên tức không.

bạn không chịu ? rõ ràng là thật chứ! có không bao giờ đâu ? nhà này của tôi, xe này của tôi, tiền này của tôi... cô vợ đẹp này cũng của tôi! tất cả đều thật 100% đó chứ ?

Ối rõ là tự gạt mình! Tại mình cố ý gạt mình đó thôi. Không cần phân tích dây dưa gì cả! Chỉ nói đơn giản thôi. Bây giờ tôi đang mạnh khỏe cùng các bạn học hỏi giáo lý phải không nào ? Thật quá đi chứ! Người sờ sờ ra đấy mà bảo là không?

Viết xong bài này tôi vát bình bát ra đường khất thực, mắt nhìn xuống phía trước ba mét chánh niệm. Bỗng đâu ma men nào đó, phóng ra như bay hun vào sau lưng tôi. Rầm!!! Trời! Xe 18 bánh! Thôi rồi ông sư! Còn gì nữa ? Tội nghiệp ông sư! thịt xương bấy nhừ! đời giả tạm đến thế là cùng! Thiêu là thượng sách càng sớm càng tốt chứ để nó sình lên thì khổ cho người khác! Đời chỉ là con số không ! là giả phải không nào ?


Kính mời....


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Hoc trò oi! Từ từ chút nghe. Đang tìm coi lại ý nghĩa của mấy thứ đó. bởi hơi ... dốt thôi. Nghe thầy Thiền Minh nói Duyên khởi kìa. "Ổng" viết hay quá không vạch lá tìm sâu được. Hôm nay mới đọc qua một lượt, thấy cũng hay quá. Nhưng hình như "ổng" có viết lộn ... một chữ. Học trò tìm thử coi! Có ra không? Một chữ thôi. Ht phải đi chùa rồi! Đợi về đọc kỹ lại đã nghe.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thienminh đã viết:bạn không chịu ? rõ ràng là thật chứ! có không bao giờ đâu ? nhà này của tôi, xe này của tôi, tiền này của tôi... cô vợ đẹp này cũng của tôi! tất cả đều thật 100% đó chứ ?

Ối rõ là tự gạt mình! Tại mình cố ý gạt mình đó thôi. Không cần phân tích dây dưa gì cả! Chỉ nói đơn giản thôi. Bây giờ tôi đang mạnh khỏe cùng các bạn học hỏi giáo lý phải không nào ? Thật quá đi chứ! Người sờ sờ ra đấy mà bảo là không?

Viết xong bài này tôi vát bình bát ra đường khất thực, mắt nhìn xuống phía trước ba mét chánh niệm. Bỗng đâu ma men nào đó, phóng ra như bay hun vào sau lưng tôi. Rầm!!! Trời! Xe 18 bánh! Thôi rồi ông sư! Còn gì nữa ? Tội nghiệp ông sư! thịt xương bấy nhừ! đời giả tạm đến thế là cùng! Thiêu là thượng sách càng sớm càng tốt chứ để nó sình lên thì khổ cho người khác! Đời chỉ là con số không ! là giả phải không nào ?[/color] Kính mời....
:D Dạ thưa, may là không thật. Nếu không, đụng như thế mà còn có bài để trình diễn đàn thi thật là ... chuyện không tưởng. :lol: May quá! nó mà thật một cái thì không còn ai viết bài duyên khởi không tánh này cho mình nghe! Đúng là không thật! :D
Bới Học Trò! Tìm ra chưa?


Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

@chanhientam bạn thấy sai chổ nào vậy chỉ với nào...

Xe đụng một phát tưởng chết rồi, nhưng vì không ai chịu tiếp sức cho nhân duyên cho nên "cần quay trở lại để làm việc cần làm".

Đúng là giả rồi vạn sự trên đời này đều giả huyễn cả. Đủ nhân đủ duyên thì vợ vợ chồng chồng, nhà này của tôi vợ đẹp của tôi (chồng đẹp con yêu này của tôi)... hết nhân hết duyên (hay hết nợ nần) thì Vong hồn ơi hởi vong hồn! Cuộc đời nay biển mai cồn tĩnh chưa ? Tĩnh rồi một giấc say xưa giờ xin niệm Phật mà đưa hồn về...

Trở về với nhân duyên, như đã nói tất cả mọi hiện tượng có mặt, xảy ra trên cõi đời này đều là kết quả của lý nhân duyên vd: ngọn đèn dầu, để ngọn đèn được cháy sáng chúng ta phải hội đủ ít nhất là 2 yếu tố (nói đơn giản là 2 nhưng thật thì nhiều lắm) đó là dầu và tim đèn, nếu thiếu một trong 2 yếu tố này thì ngọn đèn sẽ tắt. vd: thứ 2 để có một tô phở, khói thơm nghi ngút chúng cần phải hội đủ các yếu tố (nhân duyên) bánh phở, gia vị, lửa và nước... lẽ dĩ nhiên bạn cũng phải là tay đầu bếp giỏi. Nếu không hội đủ các nhân duyên (yếu tố) thì tô phở sẽ không ngon như nhà hàng nấu. ;) (đói bụng) Đó bạn thấy thế nào hằng ngày chúng ta va chạm với lý nhân duyên nhưng chúng ta không tự biết. Chân lý (như) thật tướng bao giờ cũng có mặt khắp mọi nơi dù bạn có ý thức hay không sự hiện diện của nó, cũng vậy Phật tánh luôn hiện diện trong ta nhưng vì ta mê nên quay đầu với giác ngộ hòa hiệp với trần lao. Thế nào bạn thấy giáo lý nhân duyên đâu đến nổi khó phải không ?

Như vậy tất cả các pháp hữu vi đều do nhân duyên tạo thành, cùng một tên gọi là duyên khởi, duyên sinh, duyên sinh pháp, duyên dĩ sinh pháp... Tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng duyên khởi và duyên sinh khác nhau. Nếu nói theo nhân thì gọi là duyên khởi, nói theo quả thì gọi là duyên sinh. Cá nhân tôi vì chưa đủ trí tuệ phân biệt nên thấy đồng không khác.

Về cơ bản, giáo lý nhân duyên là nền tảng của tất cả các tông phái: Phật giáo nguyên thủy lấy thập nhị nhân duyên làm gốc, Duy thức và du già thì có A lại da duyên khởi, Hoa nghiêm thì có pháp giới duyên khởi, Mật tông thì có Lục đại duyên khởi... nói chung là đại đồng mà tiểu dị: Tất cả đều xoay vần bên nhân duyên để giải thích sự kiện.

Phật trong đêm thành đạo cũng chứng nhập lý nhân duyên. Giáo lý duyên khởi hay giáo lý nhân duyên là do chính đức Phật chứng ngộ, giáo lý này các tôn giáo và triết học khác chưa từng có, và nền tảng giáo lý nhân duyên hoàn chỉnh từ lúc Phật còn tại thế, về sau các nhà tư tưởng Phật giáo lấy đó làm nền tảng và phát triển thành hệ thống duyên khởi luận như sau:

1. Nghiệp cảm duyên khởi theo luận câu xá
2. A lại da duyên khởi. theo tông pháp tướng (kinh giải thâm mật, du già sư địa luận, duy thức luận)
3 Chân như duyên khởi theo đại thừa khỏi tín
4 Pháp giới duyên khởi theo Hoa Nghiêm Tông
5. Lục đại duyên khởi theo mật tông 6 đại: địa, thủy hỏa, phong, không, thức gặp duyên sinh khởi...

Các bạn muốn nghiên cứu thêm có thể tìm sách của các tông phái đó mà nghiên cứu. ở đây chỉ xin học hỏi về giáo lý thập nhị nhân duyên nguyên thủy.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

thienminh đã viết: ... Nhân là nguyên nhân bên trong, trực tiếp sanh ra kết quả, duyên là những sự tác động bên ngoài hỗ trợ gián tiếp để hạt nhân đó khai hoa kết quả trọn vẹn.

Nếu nhìn theo lý nhân quả thì ta có: nhân là hạt giống; duyên là kết quả.
.

Đã nói "Duyên là sự tác động bên ngoài hổ trợ gián tiếp nhân đó khai hoa kết quả". Mà dưới lại nói "duyên là quả" thành con phải ... cự.

Nếu phân theo nhân, duyên, quả thì như câu trên Thầy đã nói.
Nếu chỉ phân theo nhân quả, thì nhân và duyên tạo ra quả, đều gọi là nhân. Còn quả thì vẫn là quả của nhân.
Như cây ớt, giống ớt là nhân, các thứ hổ trợ cho giống ớt thành cây ớt là quả. Muốn cho quả thành hình thì nhân và duyên phải đủ, quả mới thành hình. Vì thế khi nói ở mặt Nhân Quả, thì các duyên giúp hình thành quả cùng với duyên chính (nhân) đều gọi là Nhân. Còn quả vẫn là quả.

Ai thấy duyên sinh khác duyên khởi, thì người đó không phải là ... Thiền Minh và Chanhientam. :D

Thầy! làm sao con có thể in những phần về Duyên khởi của Thầy ra phổ biến cho những người bạn "không dùng vi tính" của con đây! Thầy chỉ dùm con đi.


Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

Vâng, mình cũng chấp nhận ý của bạn và ý chính mình đã giải thích như trên, nhưng cũng có người cho rằng "nhân là hạt giống; duyên là kết quả." cá nhân mình cũng lờ mờ nhận thấy như vậy những không rõ lắm. Cho mình một đêm nghiềm ngẫm thử ngày mai sẽ trả lời.

Cùng một pháp nhưng mỗi người kiến giải khác nhau, bởi vì căn tánh không đồng, với nguyên thủy thì gọi là nhân duyên với phát triển thì duyên khởi... duyên khởi của mật tông giải thích khác với duyên khởi của Hoa Nghiêm tông, đấy tại vì tông chỉ không đồng. Nhưng nói chung là đại đồng tiểu dị nên không phải là vấn đề lớn, nhìn chung không có sự đối nghịch đáng kể nào, trong giáo lý nhân duyên.

Thế nên "Phật thuyết nhất âm, chúng sinh tùy loại các đắc giải" đó là vì tri kiến, căn cơ không đồng, cũng nhìn thấy lá ngô đồng rơi nhưng các vị duyên giác thì chứng ngộ lý nhân duyên siêu xuất tam giới, nhưng nhà thơ thì đó là mùa thơ... đối với mọi người nhìn chung "Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ cộng tri thu" nhưng đối với những người quét chợ và mấy chú điệu thì ối thật vất vã, lá đâu mà nhiều dữ vậy...

@ Chanhientam cậu đừng có chơi cắt cớ nhé, sách của chư tôn hòa thượng, các đại học giả nhiều như rừng, mỗi bài viết đều có nghiên cứu và có kiến giải, không in ra cho người ta đọc, lại đòi in bài của tôi cho người ta đọc. Kiểu này chắc người ta lại chọc quê là "mèo khen mèo dài đuôi" hay phe ta lăng-xê nhau nữa.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Các các ĐH trao đổi hay quá. Thân lam mod Zelda cung xin góp chut it ý kiến.

Vận vật trên thế gian này là có thật nên Đưc Phật có dạy 3 pháp" Vô thường , Khổ não , Vô ngã " chứ chưa hề có dạy thêm" không" .
Vạn vật ấy có thật do nhân quả mà ra nếu bạn vật kô thật tức ta kô tin nhân quả. Với lại nếu xem vạn vật là " không" thi ta chi la người mù chí sống trong bóng tối kô biết đâu thật đâu giả để cho tham ái nó kéo đi đâu thì đi vì lẽ ta tự nhận tham ái là " không".

Mọi chúng sinh đều có vô số" thiện nghiệp và bất thiện nghiệp" Nhưng cái nào ra trước cái nào ra sau là phải nhờ đến " Duyên" .
Nhân = Nghiệp
Quả sẽ phát sinh khi có sự hổ trợ của Duyên.
Tuy nhiên khi các bậc Thánh đã giải thoát tuy các ngài kô khả năng sinh nghiệp trong hiện tại và cũng kô phát sinh quả o hiện tại luôn. NHưng có một số quả tự nhiên gần như kô cần duyên mà có đó là " Cực Trọng Nghiệp" mà thành.
Mọi việc đều có nguyên nhân và kô phải chỉ 1 nguyên nhân mà thôi.


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
hoctro
Bài viết: 48
Ngày: 27/08/07 15:54
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: Đợi suy nghĩ đã.

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi hoctro »

Phật vốn đâu dạy người chấp có, lại càng không khuyến người chấp không, bởi vì chấp có thì như người mượn bè qua sông, khi qua sông rồi lại muốn không muốn bỏ bè, mà cứ khiên luôn chiếc bè chạy marathon trên lộ, làm chướng ngại đủ điều. Cho nên "pháp thượng hữu xả hà huống phi pháp ?"

Kẻ chấp không thì đi vào chốn đoạn diệt. người chấp có còn biết tin nhân quả kẻ chấp không thì bát vô nhân quả, người chấp có thì tự hại mình, kẻ chấp không thì vừa hại mình lại hại thêm người khác. Cho nên "thà chấp có như không còn hơn chấp không như hạt cải"


Ly tịch phương ngôn tịch diệt. Khứ sinh hậu thuyết vô sinh. Nam nhi tự hữu xung thiên chí. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Ngô Tất Tố dịch:
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt. Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh. Tài trai có chí xông trời thẳm. Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình.
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây, Việt Nam.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Chào Học trò ý nghĩa của câu "thà chấp có như không còn hơn chấp không như hạt cải" có nghĩa là gì ?
và đoạn bởi vì chấp có thì như người mượn bè qua sông, khi qua sông rồi lại muốn không muốn bỏ bè, mà cứ khiên luôn chiếc bè chạy marathon trên lộ, làm chướng ngại đủ điều. Cho nên "pháp thượng hữu xả hà huống phi pháp ?"

Nếu bạn thật sự hiểu mong bạn giảng giải cho Zelda . Với Zelda cái gì có thì là có cái gì kô là thì kô , khi xài xong nó tự mất kô có chuyện nó chạy theo bạn hay bạn muốn đem theo nó đâu . Có lẽ bạn có gì đó còn mập mờ .


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

ha ha ... ha ha ...
Đúng là bó tay!
:)) Bên diễn đàn Tuổi Trẻ Phật giáo, mỗi lần đọc bài của một người tên Babyboy, Ht cười không nín được. Bên đây thì có ... Zelda. Có vài lúc đọc bài của Zelda, Ht cũng cười không nín được. :))

Zelda ơi! Ht nói cái này Zelda đừng giận, nhưng ... hình như phần lớn các bài phê bình của Zelda, đều là phê bình ý của Zelda chứ không phải là ý của monggiac, thienminh hay hoc tro v.v... Zelda chiu khó chú tâm đọc kỹ hơn chút nữa những bài mình muốn góp ý được không? Nếu ít thời gian quá thì để từ từ góp ý sau cũng được. Nhưng chủ yếu là phải đọc kỹ ý họ muốn nói gì, thì lời phê bình của mình mới có giá trị. Không thì người nói đông, kẻ nói tây ... có dính dáng gì? Chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.


Hình đại diện của người dùng
thienminh
Bài viết: 68
Ngày: 16/06/07 20:31

Re: Thập Nhị Nhân Duyên ( Mười hai nhân duyên )

Bài viết chưa xem gửi bởi thienminh »

Đức Phật mà không có bồ tát Đề-bà-đạt-đa thì chắc còn lâu mới thành Phật ? Diễn đàn mà không có người tu nghịch hành còn lâu mới ... thạnh.
Bởi vậy, Phật dạy lấy bịnh khổ làm thuốc thần, lấy hoạn nạn làm giải thoát, lấy khúc mắc làm thú vị, lấy ma quân làm bạn đạo, lấy khó khăn làm thích thú, lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy người chống đối làm nơi giao du, coi thi ân như đôi dép bỏ, lấy sự xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh. Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thế Tôn thực hiện tuệ giác Bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương Quật hành hung, Đề Bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả. Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi, và sự phá hoại lại làm sự tác thành, hay sao?

Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào?
http://daitangkinhvietnam.org/content/view/581/63/
Câu nói mình hứa với mọi người, mình nghiềm ngẫm mấy bữa rồi mà cũng chẳng thấy sáng hơn chút nào cả. Cứ lờ mờ như đèn trước gió. Nếu mình mà sáng được, thì "việc cần làm đã làm xong" đó nghe. Chứng được lý thập nhị nhân duyên chứ ít gì.
hoctro đã viết:""thà chấp có như không còn hơn chấp không như hạt cải"
câu này của hoctro bị thiếu mất chữ nguyên văn phải vầy nè "thà chấp có như không còn hơn chấp không như hạt cải"

ai tiếp hơi cho thập nhị nhân duyên chút nào. thầy cô hay Phật tử... mỗi người viết một đoạn. chuẩn bị đào bứng gốc anh giặc vô minh được rồi.

Nếu không ai viết thienminh bốc thăm à nghe. lúc đó trúng ai ráng chịu.


Không làm các điều ác, thường làm các điều lành, giữ thân ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.
Nội quy sinh hoạt của diễn đàn: 1. Thân hòa cùng chung ở. 2. Khẩu hòa không tranh cãi. 3. Ý hòa cung hoan hỷ. 4. Giới hòa cùng tu tập. 5. Kiến hòa cùng giải bày. 6. Lợi hòa cùng chia sẻ. Mong mọi người sinh hoạt trong trong tinh thần lục hòa.
- Nhấn F12 để bật hay tắt chương trình gõ tiếng Việt của diễn đàn.
http://daitangkinhvietnam.org | http://tudien.daitangkinhvietnam.org | http://diendan.daitangkinhvietnam.org
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.39 khách