Niết Bàn: Trạng Thái Của Bản Chất Vạn Hữu

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
lannguyen
Bài viết: 3
Ngày: 05/09/10 18:35
Giới tính: Nam
Đến từ: United States

Niết Bàn: Trạng Thái Của Bản Chất Vạn Hữu

Bài viết chưa xem gửi bởi lannguyen »

Niết Bàn: Trạng Thái Của Bản Chất Vạn Hữu
Kinh Niết Bàn
Tịnh Thất Hiệp Giác

I. Ðại Cương

Giác ngộ Niết Bàn là một quá trình tu tập lắm chông gai với nổ lực và kiên nhẫn liên tục cho đến chí đạo. Những sự hành trì giới luật nghiêm minh, đoạn trừ những tham dục của tự ngã, diệt tận các lậu hoặc và phải rèn luyện trí tuệ để soi sáng sự vô minh che mờ tâm trí là gốc sanh tử luân hồi. Chứng đắc niết bàn là một kỳ tích mà đức Phật mở ra con đường sáng để chúng sanh noi theo đó tu tập. Duyên khởi từ niết bàn tập được giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục trong cõi dục giới và sắc giới vốn làm cho chúng sanh lặn ngụp trong chốn trầm luân của thế giới vô thường. Muốn đạt được trạng thái Chân Không theo ngài Long Thọ gọi là “Trung Không Diệu Hữu” nghĩa là trong nguyên lý Chân Không, thế giới Niết Bàn hiện diện một cách mầu nhiệm, phải học kỹ lời dạy của đức Phật trong Kinh Niết Bàn mà hành trì không thối chuyển ắt không thất vọng.

II. Nội Dung Kinh

55. KINH NIẾT-BÀN

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Niết-bàn có tập chứ không phải không tập. Tập của Niết-bàn là gì? -Giải thoát là tập.

“Giải thoát cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của giải thoát là gì? Vô dục là tập.

“Vô dục cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của vô dục là gì? Yếm ly là tập.

“Yếm ly cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của yếm ly là gì? Thấy như thật, biết như chơn là tập.

“Thấy như thật, biết như chơn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thấy như thật, biết như chơn là gì? Định là tập.

“Định cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của định là gì? Lạc là tập.

“Lạc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của lạc là gì? Chỉ là tập.

“Chỉ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chỉ là gì? Hỷ là tập.

“Hỷ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hỷ là gì? Hân hoan là tập.

“Hân hoan cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hân hoan là gì? Không hối hận là tập.

“Không hối hận cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không hối hận là gì? Hộ giới là tập.

“Hộ giới cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hộ giới là gì? Thủ hộ các căn là tập.

“Thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ hộ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là tập.

“Chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là tập.

“Chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh tư duy là gì? Tín là tập.

“Tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tín là gì? Khổ là tập.

“Khổ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của khổ là gì? Già chết là tập.

“Già chết cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của già chết là gì? Sanh là tập.

“Sanh cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sanh là gì? Hữu là tập.

“Hữu cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hữu là gì? Thủ là tập.

“Thủ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ là gì? Thọ là tập.

“Thọ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thọ là gì? Xúc là tập.

“Xúc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của xúc là gì? Sáu xứ là tập.

“Sáu xứ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sáu xứ là gì? Danh sắc là tập.

“Danh sắc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của danh sắc là gì? Thức là tập.

“Thức cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thức là gì? Hành là tập.

“Hành cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hành là gì? Vô minh là tập.

“Như vậy, duyên vô minh có hành; duyên hành có thức; duyên thức có danh sắc; duyên danh sắc có sáu xứ; duyên sáu xứ có xúc; duyên xúc có thọ; duyên thọ có ái; duyên ái có thủ; duyên thủ có hữu; duyên hữu có sanh; duyên sanh có già chết; duyên già chết có khổ. Tập khổ mới có tín; tập tín mới có chánh tư duy; tập chánh tư duy mới có chánh niệm chánh trí; tập chánh niệm chánh trí mới có thủ hộ các căn, hộ trì giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Có tập giải thoát mới chứng đắc Niết-bàn”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

Lý Giải:

Từ duyên khởi Niết Bàn mà tu tập giải thoát. Muốn giải thoát thì phải tu tập vô dục. Muốn được vô dục thì phải tu tập yếm ly. Muốn có yếm ly thì phải tu tập thấy như thật biết như chân. Muốn được thấy như thật biết bhư chân thì phải tu tập định. Muốn được định thì phải tu tập lạc. Muốn có lạc thì phải tu tập chỉ. Muốn có chỉ thì phải tu tập hỷ. Muốn được chỉ thì phải tập hân hoan. Muốn có hân hoan thì hộ trì không hới hận. Muốn không hối hận thì phải tập hộ giới. Muốn có hộ giới thì phải tập thủ hộ các căn. Muốn được thủ hộ các căn thì phải tập chánh niệm chánh trí. Muốn được chánh niệm chánh trí thì phải tập chánh tư duy. Muốn có chánh tư duy thì phải tập tín. Từ tín lần lượt tu tập khổ, già chết, sanh, hữu, thủ, thọ, xúc, sáu xứ, danh sắc, thức, hành, vô minh. Rồi từ duyên vô minh lần lượt tu tập ngược lại theo các duyên trên cho tới tu tập giải thoát mới chứng đắc niết bàn.

III. Pháp Luận

Theo TÐPGVA, nghĩa của Niết Bàn; Nirvana gồm ‘Nir’ có nghĩa là ra khỏi, và ‘vana’ có nghĩa là khát ái. Nirvana có nghĩa lá thoát khỏi luân hồi sanh tử, chấm dứt khổ đau, và hoàn toàn tịch diệt, không còn ham muốn hay khổ đau nữa (Tịch diệt hay diệt độ). Niết Bàn là giai đoạn cuối cùng cho những ai đã dứt trừ khát ái và chấm dứt khổ đau. Nói cách khác, Niết Bàn là chấm dứt vô minh và ham muốn để đạt đến sự bình an và tự do nội tại. Niết Bàn với chữ “n” thường đối lại với sanh tử. Niết bàn còn dùng để chỉ trạng thái giải thoát qua toàn giác. Niết Bàn cũng được dùng theo nghĩa trở về với tánh thanh tịnh xưa nay của Phật tánh sau khi thân xác tiêu tan, tức là trở về với sự tự do hoàn toàn của trạng thái vô ngại. Trạng thái tối hậu là vô trụ Niết Bàn, nghĩa là sự thành tựu tự do hoàn toàn, không còn bị ràng buộc ở nơi nào nữa. Niết Bàn là danh từ chung cho cả Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa. Theo Kinh Lăng Già, Đức Phật bảo Mahamati: “Nầy Mahamati, Niết Bàn nghĩa là thấy suốt vào trú xứ của thực tính trong ý nghĩa chân thật của nó. Trú xứ của thực tính là nơi mà một sự vật tự nó trú. Trú trong chính cái chỗ của mình nghĩa là không xao động, tức là mãi mãi tĩnh lặng. Nhìn thấy suốt vào trú xứ của thực tính đúng như nó nghĩa là thông hiểu rằng chỉ có cái được nhìn từ chính tâm mình, chứ không có thể giới nào bên ngoài như thế cả.” Sau khi Đức Phật vắng bóng, hầu hết các thảo luận suy luận siêu hình tập trung quanh đề tài Niết Bàn. Kinh Đại Bát Niết Bàn.

(A). Đặc tính tổng quát của Niết Bàn:1) Thường Trụ: 2) Tịch Diệt:.3) Bất Lão: 4) Bất Tử: 5) Thanh Tịnh: 6) Giải Thoát: 7) Vô Vi: 8) Bất Sanh:.9) An lạc: 10) Diệt Độ (Diệt Sanh Tử; Diệt Tham Dục;Chấm dứt hết thảy khổ đau để đi vào an lạc.

(B) Đặc Tính riêng của Niết Bàn:

1) Niết Bàn có thể được vui hưởng ngay trong kiếp nầy như là một trạng thái có thể đạt được:.

2) Theo Kinh Niết Bàn thì Niết Bàn có đầy đủ những bản chất của cõi siêu việt sau đây: Thường, Lạc, Ngã,Tịnh: ..

Phân loại Niết Bàn: Theo Keith trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, có hai loại Niết Bàn:

1) Hữu Dư Niết Bàn: Saupadisesa-nibbana (p)—Hữu Dư Y—Những vị đã đắc quả Niết Bàn, cái nhân sanh tử luân hồi đã hết, nhưng quả khổ ngũ uẩn vẫn chưa hoàn toàn dứt hẳn. Vị Thánh nầy có thể nhập Niết Bàn ngay trong kiếp nầy, nhưng phải đợi đến lúc thân ngũ uẩn chết đi thì quả khổ mới thật sự chấm dứt

2) Vô Dư Niết Bàn: Anupadisesa-nibbana or Khandha-parinibbana (p)—Vô Dư Y—Nơi không còn nhân quả, không còn luân hồi sanh tử

Những vấn đề liên quan đến Niết Bàn:

Theo Kinh Pháp Cú, mỗi khi có người hỏi Phật còn tồn tại sau khi chết hay không, hay Ngài đi vào thế giới nào sau khi Niết Bàn, luôn luôn Ngài im lặng. Khi Phật im lặng trước một câu hỏi cần trả lời là “phải” hay “không,” thì sự im lặng của Ngài thường có nghĩa là thừa nhận. Nhưng sự im lặng của Ngài trước câu hỏi về Niết Bàn là bởi vì thính giả của Ngài không thể hiểu nổi cái triết lý sâu xa nằm trong đó:.

Theo Bồ Tát Long Thọ trong Triết Học Trung Quán, Niết Bàn hoặc thực tại tuyệt đối không thể là hữu (vật tồn tại), bởi vì nếu nó là hữu, nó sẽ bị kềm chế ở nơi sanh, hoại, diệt, vì không có sự tồn tại nào của kinh nghiệm có thể tránh khỏi bị hoại diệt. Nếu Niết Bàn không thể là hữu, thì nó càng không thể là vô, hay vật phi tồn tại, bởi vì phi tồn tại chỉ là một khái niệm tương đối, tùy thuộc vào khái niệm hữu mà thôi. Nếu chính ‘hữu’ được chứng minh là không thể áp dụng cho thực tại, thì vô lại càng không thể chịu nổi sự soi xét chi li, bởi vì ‘vô’ chỉ là sự tan biến của ‘hữu’ mà thôi.’ Như vậy khái niệm ‘hữu’ và ‘vô’ không thể áp dụng đối với thực tại tuyệt đối, lại càng không thể nghĩ tới chuyện áp dụng những khái niệm nào khác, bởi vì mọi khái niệm khác đều tùy thuộc vào hai khái niệm nầy. Nói tóm lại, tuyệt đối là siêu việt đối với tư tưởng, và vì nó siêu việt đối với tư tưởng nên nó không thể được biểu đạt bằng tư tưởng, những gì không phải là đối tượng của tư tưởng thì chắc chắn không thể là đối tượng của ngôn từ. (T ÐPHVA)

Cái Vô Sanh. tức Thực Tại Tuyệt đối

Từ cái Sanh hay bị sanh của thế gian, đức Phật (lúc còn là Bồ Tát} nhận rõ rằng con người với dòng tâm trí mê muội mãi chìm đắm trong cuộc sống xa hoa dục lạc, và cứ lăn trôi trong ngũ dục thì làm sao tránh khỏi thế giới sanh già bịnh chết, khổ, ô nhiễm. Sự vật trong thế giới hiện tượng là cái bi sanh, thì phải tìm đến cái vô sanh hay bản chất của thế giới này (hay Niết Bàn), cái luôn thường tồn bất biến. Khi con người đạt đến thế giới vô sanh thì không còn duyên sanh khởi, tức là thoát khỏi cảnh sanh già bịnh chết, ưu khổ. Tâm trí mê muộI của con người trong thế giới hiện tượng biến dị trong dòng bộc lưu sanh tử phải được vượt thoát ra khỏi nó để đến thế giới vô sanh, thường tồn, giải thoát khỏi duyên sanh diệt, tức là tìm về chân trí mà soi sáng vạn pháp để làm chủ cái bị sanh trong thế gian. D ùng chân trí (cái Vô Sanh) mới có thể mở ra con đường đi đến Niết Bàn. Như Phật đã thuật lại sự tìm cái Vô sanh và đã chứng được cái vô sanh trong kinh Thánh Cầu-26 (kinh Trung Bộ).

Thật vậy muốn chứng đắc niết bàn hay giác ngộ niết bàn, tu sĩ cần rèn luyện trí tuệ, trì giới nghiêm minh. Riêng giới luật từ sư yếm ly dâm nộ si đã là một việc khó khăn rồi, còn biết bao nhiêu điều luật khác nữa như thúc liễm thân khẩu ý v.v.cần phải giữ gìn cẩn cẩn...

IV. Thực Hành

1. Ðịnh Niệm Xứ

- Tuệ tri (biết) có chứng đắc niết bàn thì phải tu tập giải thoát;

- Tuệ tri đưọc giải thoát phải tu tập vô dục;

- Tuệ tri được vô dục thì phải tu tập yếm ly;

- Tuệ tri đ ược yếm ly th ì phải tu tập thấy như thật biết như chân;

- Tuệ tri được thấy như thật biết như chân thì phải tu tập định;

- Tuệ tri được định thì phải tu tập lạc;

- Tuệ tri có lạc thì phải tu tập chỉ.

- Tuệ tri có chỉ thì phải tu tập hỷ.

- Tuệ tri được chỉ thì phải tập hân hoan.

- Tuệ tri có hân hoan thì hộ trì không hới hận;

- Tuệ tri muốn đ ư ợc không hối hận thì phải tập hộ giới;

- Tuệ tri có hộ giới thì phải tập thủ hộ các căn;

- Tuệ tri muốn được thủ hộ các căn thì phải tập chánh niệm chánh trí;

- Tuệ tri muốn được chánh niệm chánh trí thì phải tập chánh tư duy;

- Tuệ tri muốn có chánh tư duy thì phải tập tín.

- Biết từ tín lần lượt tu tập khổ, già chết, sanh, hữu, thủ, thọ, xúc, sáu xứ, danh sắc, thức, hành, vô minh. Rồi từ duyên vô minh lần lượt tu tập ngược lại theo các duyên trên cho tới tu tập giải thoát mới chứng đắc niết bàn.
2. Ðịnh Niệm Hơi Thở

a). Ðịnh niệm hơi thở

Ðịnh niệm hơi thở đựợc tu tập từ sơ thiền đến tứ thiền theo pháp tu chứng chánh đẳng chánh giác của đức Phật.

*1). Nhẩm biết niệm hay đọc hơi thở (ngôn hành): Ðịnh niệm bằng tướng hơi thở (có lời, có tiếng): Ðịnh niệm bằng thể tướng hơi thở.

Ðịnh Niệm Hơi Thở bằng lời. Biết Nhẫm Ðọc hơi thở.

Khi thở vô, “Tôi biết tôi thở vô.”

Khi thở ra, “Tôi biết tôi thở ra”

Sơ định có tầm tứ và hỷ lạc có lời là có tầm, có tướng là có tứ và hỷ lạc.

Ðồng thời cũng dùng thiền định để luôn trao dồi giới lẫn định.

Từ bỏ sân, từ bỏ hôn trầm thụy miên, từ bỏ trạo hối, từ bỏ nghi, thành tựu tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất tâm.

*2) Thầm hội biết Thức Hơi Thở (Thức Hành). Ðịnh niệm bằng nhận thức luồng hơi thở (ý thức thầm hội hơi thở)

“Biết tôi thở vô

Biết tôi thở ra”

Chỉ dùng căn ý là chủ (lặng lẻ) để nhận thức (với ý tác động) hơi thở vô hơi thở ra là khách.

Ðó là cách Tĩnh Thức. Khi có định và chánh niệm thì tầm và tứ được đoạn diệt chỉ được nội tĩnh nhất tâm. Còn Thức là còn trạng thái hỷ lạc.

Diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm

*3). Ngộ nhập biết + ý trí Hơi Thở (Trí hay Tánh Hành). Ðịnh niệm bằng ý trí ngộ nhập hơi thở (tri nhận đối tượng trong trí: ngộ nhập luồng hơi thở vào cái biết). Biết tri nhận luống hơi thở. Ðịnh và chánh niệm hơi thở nên gọi là Trí Hành hay Tĩnh Giác.

“Biết Tri nhận thở vô

Biết Tri nhận thở ra.”

Biết rõ hơi thở vô hơi thở ra. Ðịnh và chánh niệm bằng ý trí (ý tác năng)

Ðó là Tĩnh Giác về hơi thở. Chỉ có thở vô thở ra được ý trí ý niệm hóa mà thôi.

Hành này dùng pháp tánh không (biết=định), dùng trí (tuệ tri) để tri nhận hơi thở. Còn đối tượng thì còn lạc thọ vì có định của trí (tĩnh giác), nên lạc thọ này không ảnh hưởng đến tâm.

Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba.

*4). Thể Nhập Cảm giác Vô Ra (Thân Hành: Vô Niệm: không niệm tướng niệm thức cả niệm trí): Pháp bổn như vô pháp: Như là không thở: Thể Nhập chốn tịch tĩnh như nhiên, biết cảm nhận luồng hơi thầm lặng Vô Ra. Năng sở song vong.

“Cảm giác vô,

Cảm giác ra.”

Cảm giác Vô Ra, vì khi nhận dạng cảm giác (bóng dáng) của một đối tượng mà chưa được nhận thức (chưa được đặt tên hay đọc tên) tên đối tượng là chỉ thể nhập nơi tịch tĩnh y nhiên, tức là cảm giác chỗ đối tượng chưa thành hình, chưa có tên (giả danh), đó cũng gọi là tri thức nguyên thủy hay tuệ giác của chân trí. Cảm nhận luồng hơi vô luồng hơi ra mà thôi. Khi không có mặt đối tượng thì làm gì có hỷ lạc trong tâm.

Khi xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, vị ấy chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Vô niệm: buông xả

Buông xả và ngưng động: Từng cảm giác ra vô tự nhiên tự động hiện hữu rõ ràng: nó-là-nó tại-đó và lúc đó mà thôi, một trạng thái trống rỗng: Vô Niệm

Trạng thái thân chứng nhờ thể nhập chốn tịch tĩnh như nhiên

V. Kết Luận

Muốn giải thoát khỏi bộc lưu sanh diệt,thì hư không hóa mọi hữu tồn dầu tâm hay vật để trong sạch dòng tâm thức, không còn duyên sanh diệt tức thì vạn hữu trở về tự tánh không. Hửu Dư Niết Bàn là trạng thái vô ngã vô dục, nên các nhân sanh tử đã dứt, còn quả khổ ngũ uẫn vẫn chưa hết; chỉ khi thân ngũ uẫn chết thì quả khổ mới thật sự chấm dứt và lức đó mới chứng đắc Vô Vi Niết Bàn, nơi không còn nhân quả, không còn sanh tử luân hồi.

Tham khảo:

55. Kinh Niết Bàn. thuộc Kinh Trung A -hàm. Do Thích Tuệ Sỹ Việt dich, trong website Quảng Ð ức: http://www.quangduc.com.

TÐPGVA. (Tự Ðiển Phật Giáo Việt Anh). Thiện Phúc trong website Quảng Ðức

Kinh Thánh Cầu-26 (kinh Trung Bộ). Trích trong website Quảng Ðức.

Phổ Nguyệt (phatgiao.vn cảm ơn Phổ Nguyệt đã gửi bài)


[url=http://www.thanhlapcongty.net.vn/]thanh lap cong ty[/url], [url=http://www.congtytnhh.com/]thanh lap cong ty tnhh[/url],[url=http://www.congtycophan.net/]thanh lap cong ty co phan[/url]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách