Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Xin quý ĐH Whale & Hlich & những ĐH nào đã nghiên cứu qua bô. kinh Vô Ngã Tướng triễn khai những gì các ĐH biết về kinh Vô Ngã Tướng đễ cho tôi đươc. hoc. hõi thêm.

Một thời Đức Phât. ở Bàrànasi (Ba la nại) tại Isipatana (Chư Tiên đoạ xứ), vườn Lộc Uyển.

Ở đây, Đức Phât. nói với đoàn năm vị Tỳ kheo: "Nầy các Tỳ kheo". - Thưa vâng, bạch Thế tôn." Các Tỳ kheo ấy vâng đáp lời Đức Phât.

Đức Phât. nói như sau:

Sắc, nầy các Tỳ kheo, là vô ngã. Nầy các Tỳ kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Và nầy các Tỳ kheo, vì sắc là vô ngã, do vậy, sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế nầy! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Thọ, nầy các Tỳ kheo, là vô ngã. Nầy các Tỳ kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế nầy! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Và nầy các Tỳ kheo, vì thọ là vô ngã, do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế nầy! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Tưởng là vô ngã...

Các hành là vô ngã, nầy các Tỳ kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế nầy! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Và nầy các Tỳ kheo, vì các hành là vô ngã, do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế nầy! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế nầy!"

Thức là vô ngã, nầy các Tỳ kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế nầy! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Và nầy các Tỳ kheo, vì thức là vô ngã, do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế nầy! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế nầy!"

Nầy các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế tôn.

- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

- Là khổ, bạch Thế tôn.

- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi?"

- Thưa không, bạch Thế tôn.

Thọ... Tưởng... Các hành...

Thức là thường hay vô thường?

- Là vô thường, bạch Thế tôn.

- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

- Là khổ, bạch Thế tôn.

- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cắi nầy là của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi?"

- Thưa không, bạch Thế tôn.

Do vậy, nầy các Tỳ kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí huệ như sau: "Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi."

Phàm thọ gì...

Phàm tưởng gì...

Phàm các hành gì...

Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí huệ như sau: "Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi."

Thấy vậy, nầy các Tỳ kheo, bực Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát." Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái nầy nữa."

Đức Phât. thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỳ kheo hoan hỷ, tín thọ lời Đức Phât. dạy. Trong khi lời dạy nầy được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỳ kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
để mình trích "Đức Phật Lịch Sử", Chương IV, Giáo Lý; hơi dài nhưng đây là một tư tưởng quan trọng của phật giáo; các đoạn kinh trích từ Kinh Tương Ưng (SN), hoặc Kinh Trung Bộ (MN):

III. ANATTA: VÔ NGÃ
Dĩ nhiên lý thuyết tái sanh nêu lên vấn đề chủ thể tái sanh: ai hay vật gì được tái sanh? Phần nào trong cá nhân vẫn trường tồn trong vòng sanh tử luân hồi để ta có thể thực sự nói đến tái sanh?

Những vị đi tìm linh hồn theo truyền thống Upanisad (Áo Nghĩa Thư) xuất đầu lộ diện ngay ở điểm này, và muốn đức Phật Gotama cho biết linh hồn hay bản ngã (Skt: àtman) gồm những gì, cái nào mang lấy các hình thức hiện hữu tái sanh khác nhau như con người mặc áo quần mới.

Câu giải đáp của ngài khiến chư vị ấy kinh ngạc. Ngài tuyên bố, giáo lý Áo Nghĩa Thư về bản ngã là một giáo lý ngu xuẩn. Bản ngã phải được định nghĩa là một cái gì vĩnh cửu. Nhưng không có một nhóm nào trong năm uẩn (khandha) tạo thành một con người sống thực là thường hằng cả. Không có thứ nào trong đó tiếp tục tồn tại sau khi mạng chung, và vì thế không có vật gì của ngũ uẩn có thể được xem là thực thể chuyển tiếp qua một hình thức hiện hữu mới như "linh hồn’ hay "bản ngã" cả. Có tái sanh nhưng không có một linh hồn luân chuyển đầu thai. Do đó, ngài dạy các đệ tử:

"Chư vị nghĩ thế nào, này các Tỳ-kheo, sắc (thân: nhóm thứ nhất trong ngũ uẩn) là thường hằng hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Vậy các thọ, tưởng, hành, thức (bốn nhóm kia) là thường hằng hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Nhưng cái gì vô thường thì tạo khổ hay lạc?
- Tạo khổ, bạch Thế Tôn.
- Thế những gì vô thường, khổ đau, chịu biến hoại, thì có hợp lý chăng khi suy nghĩ như vầy: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta"?
- Quả thực không, bạch Thế Tôn".
(MN 22; 1.138)

Tái sanh mà lại không có linh hồn chuyển tiếp đầu thai hình như là điều mâu thuẫn, song đức Phật giải thích chỉ có mâu thuẫn bao lâu ta còn suy nghĩ theo cách thông thường diễn tả cái thực thể. Ðối với ai cho rằng phải có một người gánh chịu tái sanh mãi mãi, hoặc đối với kẻ nào giả thiết rằng tái sanh phải có nghĩa là sự đồng nhất toàn diện về bản chất của người được tái sanhqua các hình thức hiện hữu khác nhau, thì các giáo lý về Nghiệp (Kamma) và Vô Ngã (anatta) hẳn có vẻ không phù hợp với quan niệm ấy.

Tuy nhiên, nếu ta thay thế cách tư duy liên hệ đến thực thể bằng cách tư duy liên hệ đến chức năng, thì tái sanh không có linh hồn chuyển tiếp đầu thai sẽ trở nên dễ hiểu. Các đời sống liên tục trong vòng luân hồi sanh tử không giống như các hạt ngọc trong xâu chuỗi đeo cổ, được nối với nhau bằng một sợi dây, tức là "linh hồn", xuyên suốt qua mọi hạt ngọc; mà đúng hơn, chúng giống như những con súc sắc chồng chất lên nhau. Mỗi con súc sắc là một thành phần riêng biệt, nhưng nó nâng đỡ con phía trên mà nó có liên hệ về mặt chức năng. Giữa các con súc sắc không có tính đồng nhất mà chỉ có tính duyên khởi hay sanh khởi tùy điều kiện.

Nếu vấn đề tính đồng nhất của bản ngã trong tái sanh gây lúng túng cho chính các đệ tử đức Phật, thì nó lại càng huyền bí hơn nhiều đối với môn đồ các giáo phái khác. Trong một chuyến đi khất thực ở Ràjagaha, du sĩ lõa thể Kassapa đón đường đức Phật với câu hỏi về vấn đề này: "Thưa tôn giả Gotama, khổ do tự mình làm ra hay do người khác làm ra?" (nghĩa là người tạo nghiệp và người về sau chịu nghiệp quả đã tạo ấy là một hay khác nhau?). Ðức Phật phủ nhận cả hai quan điểm trên và giải thích:

"Nếu ta bảo: "Một người hành động và chính người ấy hưởng thọ nghiệp quả", tức là ta xem con người thường hằng (vì như vậy là giả thiết có một linh hồn bất tử làm mối liên kết). Nếu ta bảo "một người hành động, một người khác hưởng thọ nghiệp quả, tức là ta xem con người đoạn diệt (vì như vậy là giả thiết cá nhân hoàn toàn hoại diệt khi mạng chung). Tránh cả hai cực đoan này, Như Lai đã thuyết Pháp theo Trung Ðạo" (tức là Lý Duyên Khởi). (SN 12. 17. 14)

Chân lý nằm ở giữa hai cực đoan, một phía đồng nhất toàn diện hai con người liên hệ tái sanh và phía kia cách ly hoàn toàn hai người ấy: mọi người đều tự tạo điều kiện cho sự tái sanh "của mình" bằng các hành động cố ý, có dự tính, nhưng không phải hoàn toàn đồng nhất với vị hữu tình sẽ tái sanh theo nghiệp ấy. Chúng ta không nên suy tưởng: "Ta sẽ tái sanh", nhưng đúng hơn, phải tư duy: "Vòng sanh tử này diễn tiến tùy theo nghiệp (kamma). Tất cả mọi cá thể hiện hữu trong vòng này sẽ cảm thọ về ngã tánh, song cái ngã sống thực này không phải là vật thường hằng, một linh hồn bất diệt, nó không đồng nhất với các đời sống quá khứ và hậu lai". Cái ngã chỉ là một hiện tượng cảm thọ sống động, không có căn bản nội tại, không phải là một thực thể bất biến.

Quá trình tái sinh không có linh hồn diễn tiến ra sao đã được đức Phật giải thích thật chính xác với đầy đủ chi tiết. Như chúng ta đã thấy, không phải các hành động thực sự (kamma) mà chính là các tư niệm, dự định (cetanà) làm nhân duyên cho tái sanh:

"Này các Tỳ-kheo, nếu một người còn vô minh dự định làm một thiện hành (sankharà) thì thức (viñ ñ àna) của người ấy sẽ đi đến hướng thiện. Nếu người ấy dự định một ác hành, thức của người ấy sẽ đi đến hướng ác: Nếu người ấy dự định một bất động hành, thức của người ấy sẽ đi đến hướng bất động".(SN 12. 51. 12)

Các dự định hành động chuyển đặc tính đạo đức qua thức.

Thức được tô điểm đặc tính như vậy giờ đây là yếu tố thành lập mối liên lạc làm điều kiện cho một đời sống mới: nó tạo nên trong lòng người mẹ sự phát triển một bào thai, tức một vị hữu tình mới, tuy thế, lại không phải luân chuyển vào bào thai này. Thuật ngữ dành cho vị hữu tình mới này là " nàma-rùpa ", danh-sắc, trong đó "danh" chỉ phương diện tinh thần, và "sắc" chỉ các thành phần vật chất.
kinhle


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Chư vị nghĩ thế nào, này các Tỳ-kheo, sắc (thân: nhóm thứ nhất trong ngũ uẩn) là thường hằng hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Vậy các thọ, tưởng, hành, thức (bốn nhóm kia) là thường hằng hay vô thường?
- Vô thường, bạch Thế Tôn.
- Nhưng cái gì vô thường thì tạo khổ hay lạc?
- Tạo khổ, bạch Thế Tôn.
- Thế những gì vô thường, khổ đau, chịu biến hoại, thì có hợp lý chăng khi suy nghĩ như vầy: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta"?
- Quả thực không, bạch Thế Tôn".
(MN 22; 1.138)
Vô Ngã Tướng, tức là không có tướng ngã.

Mọi người thường chấp thân nầy là thật, là ta. Cho nên Phật muốn phá cái chấp ấy mà nói là Tướng đó Vô Ngã.

Thân nầy được tạo thành không ngoài Năm Uẩn: Sắc, Thọ Tưởng Hành Thức, nên đem Ngủ Uẩn mà nói.

Sắc là phần vật chất
Thọ Tưởng Hành Thức là phần tinh thần

Sắc là vô thường vì luôn chuyển biến, như thân con người sanh, già, bệnh, chết. Rõ ràng là không cố định nên gọi là vô thường.

Thọ Tưởng Hành Thức là vô thường vì chúng cũng luôn chuyển biến theo Sắc hoặc Trần Cảnh bên ngoài, còn bên trong thì luôn theo Pháp Trần mà chuyển biến.

Những gì vô thường dĩ nhiên là Khổ như Sanh Già Bệnh Chết là Khổ.

Những gì đã vô thường và khổ thì chúng vô ngã (không có tự thể), tức chỉ do duyên sinh, duyên diệt mà ta không thể khống chế được.

Vậy những gì vô thường, khổ, vô ngã thì làm sao có thể nói rằng "nó là tôi, là của tôi, là tự ngã của tôi" được? Nếu cho là tôi, của tôi, sao tôi không thể khống chế điều khiển nó?

Vọng Thân, Vọng Cảnh, Vọng Tâm mà cho là mình thì làm sao được?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

kinhle kinhle kinhle

Cám ơn ĐH Hlich & Thánh Tri


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Vô Ngã chẳng phải là "không có NGÃ".
Nhưng Ngã chẳng phải sắc, chẳng phải thọ, chẳng phải tưởng, chẳng phải hành, chẳng phải thức, cũng chẳng phải do các thứ ấy trộn lẫn lại. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức tạo nên nhân linh sanh - lão - bệnh - tử; thế giới sanh - trụ - hoại diệt, chuyển biến không ngừng, tan hợp luân chuyển theo định luật nhân - quả, ... NGÃ chẳng phải như vậy. Tức là NGÃ chẳng phải được làm từ sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Vì cho rằng: sắc, thọ, tưởng, hành, thức là NGÃ nên mới móng tâm phân biệt một - hai, rượt đuổi hay trốn chạy, vọng tưởng tiếp nối vọng tưởng: duyên theo sự biến đổi mà chuốc lấy luân hồi.

NGÃ thật sự như thế nào?
Chẳng phải dùng: sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà thấy được; chẳng dùng ngôn từ hay lý luận mà làm cho thấy được xác đáng. Phân biệt nhị biên thì càng mê mờ NGÃ, vọng tưởng phóng tâm ra ngoài thì càng xa rời NGÃ.

Vì vậy phải tu hành, giảm bớt tâm tà kiến phân biệt, rèn dưỡng thiện căn, thanh tịnh ba nghiệp thân - khẩu - ý thì dần dần sự chấp nhất ngày càng nới lỏng, cho đến khi hoát nhiên chứng ngộ, tự mình thấu suốt.


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đ/H Vô Hữu Bất Không

Vô Ngã không phãi là "không có ngã"...ý đao. hữu muốn đề câp. giáo lý "Thường Lac. Ngã Tinh." trong kinh Đai. Bát Niết Bàn hê. Phât. Giáo Phát Triễn????

Xin triến khai thêm.

kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nói vô ngã là để đối với Ngã, trên mặt sự tướng. Vẫn còn đối đãi do vậy cũng đừng chấp vào vô ngã.

Phải lìa cả Ngã và Vô Ngã mới được.

Chân Ngã thì không thể dùng từ mà nói được. Vì vậy nói chân ngã là ngã hay vô ngã củng không được.

Chúng mình chưa được đâu, ta không nên bàn tới.

Nhưng chúng mình nên ngay Kinh Vô Ngã Tướng mà nhận nghĩa. Đừng xen vô việc gì cao siêu như Tâm Tánh Chân Ngã để làm gì.

Cũng đừng so sánh Kinh Niết Bàn với Kinh Vô Ngã Tướng, vì đối tượng khác nhau.

Ở đây là chủ đề bàn về Kinh Vô Ngã Tướng, thì chỉ ngay nơi Kinh Vô Ngã Tướng mà học hiểu thôi.

Tôi thấy nó thiết thực cho đời sống con người hằng ngày. Vì ai cũng cho rằng thân nầy là ta cả. Do nhờ học hiểu Kinh Vô Ngã Tướng mà mình mới biết thiệt thân nầy chẳng phải là ta, nó chỉ do nhân duyên hòa hợp, rồi do nhân duyên mà ly thôi. Bớt mê, bớt lầm, bớt chấp, bớt khổ!

Muốn lên cao nữa thì phải tự hỏi mình: "thân nầy chẳng phải ta, vậy ta là ai?"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
theo những đoạn kinh phật dạy ở trên thì ngủ uẩn chẳng là tôi, chẳng có gì liên hệ đến tôi

"tôi" ở đây là cá nhân do qui ước xã hội mà có; nhưng theo phật pháp thì "tôi" không có

theo phập pháp những gì có thì biến hoại; ngũ uẩn có vì ngũ uẩn biến hoại; còn "tôi" là một khái niệm trừu tượng không biến hoại; vì không biến hoại nên không có; cái có do qui ước xã hội phật pháp gọi là giả danh

nhập phật pháp thì mọi thứ có ở bình diện giả danh đều biến mất, theo phập pháp tất cả chỉ là các uẩn, các xứ, các giới, chẳng có gì liên hệ đến "tôi", vô ngã là vậy đó

cũng như một chuyên gia hóa học, khi đang nghiên cứu thì mọi vật có ở bình diện giả danh đều biến mất, đối với người đó lúc đó tất cả chỉ là những kết hợp và phân tán của các loại nguyên tử
:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

Bài Kinh nói về Vô Ngã Tưởng của đ/h hlich trích ra thật hay, biển tâm cũng xin góp ý.
Nếu để thẩm thấu về Vô Ngã thì cũng nên qua các phương pháp hành trì, từ đó mình mới không thể nào quên được -thế nào là Vô Ngã-
Thí dụ như quán Ngũ uẩn, quán từ Sắc uẩn cho đến Thức uẩn để tìm Tự Ngã, qua mỗi uẩn đều không thấy đâu là ta, đâu là của ta, đâu là tự ngã của ta, thì sẽ thấy vô ngã. Dĩ nhiên đó chỉ là trạng thái vô ngã lâm thời, nhưng nếu thành một thói quen, thì khoảng cách đạt được ngày càng khép lại gần.
Lúc ấy tự nhiên mà hiểu vô ngã.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh Vô Ngã Tướng ngắn, súc tích, cô động.

Muốn hiểu chi tiết cách Quán về Vô Ngã thì nên tìm đọc Kinh Tứ Niệm Xứ. Cả Thân, Thọ, Tâm, Pháp chi tiết rành mạch.

Khi ta chánh niệm tỉnh giác thì mới hay các vật kể cả thân nầy đều vô thường, khổ, vô ngã vì thấy chúng biến hoại không cố định. Và đồng thời cũng nhận biết ai hoặc cái gì đang chánh niệm tỉnh giác luôn luôn đó?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

kinhle kinhle kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin hõi về Kinh Vô Ngã Tướng

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hieule đã viết:kinhle kinhle kinhle
Tôi nghĩ ông đã học Kinh nầy rồi, cũng có sự hiểu biết, sao không trình ý giúp mọi người được hiểu thêm cái hiểu từ góc độ của ông?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách