Xin quý vi. giãi đáp giùm

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính thưa quý vi. ĐH tangbong

Theo kiến thức ít õi về PG cũa tôi thì Phât. Giáo Nguyên Thũy không có hoc. thuyết về "thân trung ấm". :D

Hình như đây là môt. hoc. thuyết cũa PG Tây Tang. thì phãi???? :D

Tôi có đoc. qua môt. bô. kinh thuôc. hê. Nikaya (Nguyên Thũy) Agama (Phát Triễn) thì Đức Phât. có bác quan điễm cũa môt. vi. tỳ khưu cho rằng sau khi chết có môt. thần thức đôc. lâp. tồn tai. riêng biêt.

Theo chỗ tôi biết thì giáo lý Phât. Giáo từ trước tới giờ bác viêc. chấp thường vì nó không hơp. với luât. nhân quã và tam pháp ấn "Vô Thường" (Ông Nguyễn Văn X sau khi chết vẫn là ông Nguyễn Văn X mang thần thức đi tái sanh???? :D

Xin ĐH Hlich, Whale, Tqh009, và các ĐH khác giãi đáp giùm. kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Thần Thức Không Phải Là Một Vật Thể Thường Hằng Mà Là Dòng Thức Tâm Chuyển Biến Liên Tục Mang Chủng Tự Thiện Ác.

Về Nghĩa Thân Trung Ấm Cực Kỳ Vi Tế Nên Trong Các Kinh Điển Đại Thừa Đức Phật Nói Trừ Chư Phật Và Các Bậc Đại Bồ Tát Thì Không Ai Có Thể Hiểu Biết Đúng.

Đức Phật Nói Dù Bậc A La Hán, Duyên Giác Cũng Không Thể Hiểu Biết Nói Chi Là Phàm Phu

Đức Phật Có Dùng Phương Tiện Giảng Giải Về Nghĩa Thân Trung Ấm Trong Các Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Trung Ấm.

Như Trong Kinh Đại Thừa Đức Phật Nói Cõi Trời Vô Sắc Giới Cực Kỳ Vi Tế Cho Nên Các Bậc A La Hán, Duyên Giác Cũng Không Thể Thấy Vì Vậy Mà Gọi Là Vô Sắc Giới.

Tuy Nhiên Chư Phật Và Chư Đại Bồ Tát Thì Thấy Biết Rõ Ràng.

Thí Dụ Như Ngọn Đèn Cầy Cháy Thì Nhìn Bề Ngoài Như Là Một Nhưng Mà Ngọn Lửa Trước Và Ngọn Lửa Sau Không Phải Là Thuần Nhất.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vâng sau phật giáo khởi thủy mới có giáo thuyết này nhưng nó không phải riêng của phật giáo Tây Tạng; xin trích "Đại Cương Câu Xá Luận",

Trung hữu: Là giai đoạn sau khi xả bỏ báo thân cho đến khi đủ duyên đầu thai, sự hiện hữu của hữu tình giữa khoảng thời gian đó, gọi là trung hữu. Song đối với vấn đề trung hữu này, Ðại chúng bộ và Hóa địa bộ không thừa nhận có. Vì họ dựa theo kinh chỉ nói đến "thuận tam thọ nghiệp", chứ không nói đến trung hữu nghiệp và kinh cũng chỉ nói đến hữu tình Dự lưu chỉ phải trải bảy phen sanh (bảy hữu) là chứng A-la-hán chứ không nói đến trung hữu. Trái lại Tát-bà-đa-bộ thì dẫn kinh và lý để chứng minh có thân trung hữu. Kinh nói: Có năm quả vị Bất hoàn (trong đó có Trung ban Bất hoàn) và kinh cũng nói: "Khi nhập thai có ba sự hiện hữu là tinh cha, huyết mẹ và Càn-thạc-phước", Tát-bà-đa còn chủ trương thân trung ấm của loài người cỡ như con nít năm sáu tuổi, đủ cả sáu căn nhưng vì đó là tịnh sắc cực vi tế, mắt thịt không thấy được, chỉ có thiên nhãn cực tịnh và những hữu tình cùng ở giai đoạn trung hữu mới trông thấy được. Và thời gian tồn tại của thân trung hữu cũng có bốn nhà chủ trương khác nhau: Tỳ-bà-sư cho rằng nó chỉ có trong khoảnh khắc, chết liền đầu thai. Luận sư Thế Hữu cho rằng nó tồn tại lâu nhất bảy ngày. Luận sư Thiết-mat-đạt-đa cho rằng nó có thể tồn tại trong bảy bảy bốn mươi chín ngày. Còn Luận sư Pháp Cứu thì cho rằng không nhất định vì tùy theo nhân duyên thọ sanh bất thường. Do nghiệp lực rất mạnh thúc đẩy trung hữu đáng thọ sanh vào loài người thì hội đủ duyên liền sanh vào loài người, trung hữu đáng thọ sanh vào loài súc thì hội đủ duyên liền sanh vào loài súc.
thần thức đôc. lâp. tồn tai. riêng biêt.
thân trung ấm không phải là một thức độc lập riêng biệt mà là một giai đoạn của nghiệp thức
Ông Nguyễn Văn X sau khi chết vẫn là ông Nguyễn Văn X mang thần thức đi tái sanh????
đây là do chấp ngã tướng cá nhân thôi; cũng như năm uẩn này giả gọi là hlich nhưng thật ra là chẳng có ai ngoài năm uẩn, năm uẩn do nhân duyên mà có như vậy như vậy
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Cũng không chấp thật là ngã hay vô ngã.

Chấp Ngã là chấp có ngã cho nên nói Vô Ngã để phá trừ cái chấp ngã đó.

Vì trên tướng trạng cái thân không tự tánh hay không tự thể chỉ do duyên sinh nên nói vô ngã, nói là Không.

Nhưng nói như thế không có nghĩa là khi thân nầy tan rả trở về tứ đại nghĩa là hết, nếu cho rằng thế thì sanh ra "đoạn diệt" hay "đoạn kiến".

Cho có Linh Hồn thì cũng không đúng. Vì Tánh Giác xưa nay "không một vật". Cái gọi là cái thân linh hồn cũng chỉ là do chấp trước mà sanh ra, do mê muội mà sanh ra, cũng như sanh ra các loài chúng sanh và thế giới trời, người, a tu la, súc sanh, ngả quỷ, địa ngục. Vậy chấp thân linh hồn, thì cũng không khác gì chấp thân con người, con vật các loài v.v...

Kinh Lăng Nghiêm nói: "Tính hỏa chân không, tính không chân hỏa, thanh tịnh bản nhiên, châu biến pháp giới, tùy chúng sanh tâm, ứng sở tri lượng, tuần nghiệp phát hiện".

Ví dụ:

Tánh lửa vốn đầy khắp mười phương, hiện giờ mình không thấy gì, nhưng khi đủ duyên "tùy theo tâm chúng sanh mà lượng biết, và cũng tùy theo nghiệp của mỗi chúng sanh mà hiện".

Thí như loài người đập đá lửa với nhau thì xẹt ra lửa. Bên Việt Nam một người làm thế thì lửa xẹt ra một chỗ như thế, nhiều người làm như vậy thì lửa cũng xẹt ra nhiều như vậy, cho đến toàn người trên thế giới đều làm như vậy thì toàn thế giới đều xẹt lửa như vậy. Cho nên biết Tánh Lửa cùng khắp mười phương.

Còn các loài cá, loài chim v.v... đâu thể đập đá ra lửa như loài người được do vậy nên mới nói "tùy theo tâm của chúng sanh và sự hiểu biết, cũng như tùy theo nghiệp mà phát hiện" thôi.

Tánh Giác của mình cũng ở khắp mười phương do mê muội tâm vọng tưởng, do nghiệp mà vào bụng người, bụng thú, hóa sanh cõi trời, thác vào địa ngục, sanh làm ngạ quỷ v.v...

Tánh Giác cùng một thể tánh, mà hiện ra bao nhiêu vật, bao nhiêu chúng sanh. Như tánh lửa cùng khắp đồng nhau một thể, vậy mà người nào xẹt lửa thì lửa hiện ngay nơi đó, nhiều người toàn khắp thế giới xẹt lửa thì toàn cả thế giới xẹt lửa.

Vài lời góp ý, có sai xin chỉ dạy thêm.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

kinhle

Kính thưa các vi. ĐH tangbong

Xin cho hõi thêm "Đai. Cương Câu Xá Luân." là môt. bô. luân. cũa PG Nguyên Thũy??? :D

Cái mà ĐH Kimcang nói là dòng tâm thức không biết có phãi là "Kiết sanh thức" cũa bên PG Nguyên Thũy và "A Lai. Da Thức" cũa PG Phát Triễn????? :D

kinhle


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Kinh Bát Nhã Tâm nói: "Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc".

Trước hết hãy quán "sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc".

Bước đầu là phải quán theo Nam Tông như Tứ Niệm Xứ vậy. Tức nghĩa là mọi cái sắc nó chẳng khác gì không, mọi cái không chẳng khác gì sắc.

Như cái thân con người, tóc long móng da răng thịt xương tủy thận tim gan phèo phổi đàm đải v.v... hợp lại mà thành cái thân.

Nói sâu hơn thì toàn những thứ đó đều do Tứ Đại mà thành.

Nói theo khoa học sâu hơn nữa thì toàn những thứ đất nước gió lửa đó đều là "nguyên tử".

Cho nên cái thân cái sắc nầy chẳng khác gì không vì là do hòa hợp mà tạm có, khi không hòa hợp thì không còn.

Tuy vậy, khi các nguyên tử gom lại thì thành ra có đất nước gió lửa, đất nước gió lửa gom lại thì thành có cái thân. Do vậy nói "không chẳng khác gì sắc" vì từ không mà thành có.

Cái Không của Nam Tông nghĩa là do "duyên hợp" mà có "duyên ly" thì không. Tức là do Duyên Sinh cho nên Không.

Do vậy không có một cái gì là "ta" cả.

---------------------
Đại thừa thì đi sâu hơn nữa.

Cái Không của Đại Thừa nghĩa là Chân Không, tức nói về Tâm Tánh. Tánh Giác của mình không hình không tướng, nhưng nó có thật thể cho nên khác với cái không bình tường nên gọi là Chân Không.

Ngay cả cái "đất nước gió lửa" tạo thành cái thân đó, chính là Tâm Tánh của mình biến hiện ra, do vậy Kinh Lăng Nghiêm dạy "Bảy Đại là Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh"

Do vậy gọi "Sắc tức là Không". hay Kinh Lăng Nghiêm gọi là "Tính Sắc Chân Không".

Kinh Lăng Nghiêm dạy: "Do hối muội thành không, không kết ám thành sắc"

Tức là có Tánh Giác mà do mê cho nên thấy là hư không, rồi lại kết ám mà thành sắc. Có các sắc như đất nước gió lửa rồi thì hợp lại thành cái thân hư vọng nầy. Rồi theo Nghiệp mà biển đổi, đời nầy làm thân người, đời khác làm thân súc sinh, thân trời, a tu la, ngạ quỷ, địa ngục. Cứ mãi xoay vần chỉ vì do mê muội mà ra.

Tức là từ cái không mà thành ra có sắc. Do vậy gọi "Không tức là sắc."

Nhưng cái bản thể chỉ có một tức là cái Tánh Giác mà thôi. Do mê muội mà thành bao nhiêu thứ hiện tượng. Nhưng bản thể của các hiện tượng đó chỉ là một Tánh Như Lai Tạng đó thôi.

Vài hàng chia sẽ. Mong mọi người hiểu được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
"Đai. Cương Câu Xá Luân." là môt. bô. luân. cũa PG Nguyên Thũy???
không phải; Câu Xá Luận là một bộ luận do ngài Thế Thân biên soạn; bộ luận này tổng kết và phê bình những luận thuyết của phái Nhất Thiết Hữu, trưng dụng luận thuyết của phái Kinh Luận ở những nơi ngài không đồng ý

phái Nhất Thiết Hữu, phái Kinh Luận, và PG Nguyên Thủy đều từ Thượng Tọa Bộ (hay Trưởng Lão Bộ) ban đầu mà ra; PG Nguyên Thủy là Thượng Tọa Bộ phái truyền qua Tích Lan và ở đây lần đầu tiên tam tạng được ghi chép bằng ngôn ngữ Pali thay vì truyền khẩu khoảng 500 năm sau khi Phật nhập diệt; tam tạng bằng chữ đầu tiên này cũng là tam tạng của phái này cho nên phái này được gọi là PG Nguyên Thủy

ngài Thế Thân sau này chuyển qua "đại thừa" và củng cố phái Duy Thức; Câu Xá Luận có ảnh hưởng nhiều đến các ý tưởng của Duy Thức; cho nên có nhiều tư tưởng của Thượng Tọa Bộ, bị coi là "tiểu thừa", được trưng dụng bởi "đại thừa"; cũng là lý do có những ý kiến bài bác cho Duy Thức không phải "đại thừa"

trong PG Nguyên Thủy thì từ "hữu phần thức" tương đương với "a lại da thức" của Duy Thức; "kiết sanh thức" là thức tái sanh, không hẳn là "hữu phần thức" hay "a lại da thức"
:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

kinhle kinhle kinhle

Lành thay!!!

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbuddhasa


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Muốn Hiểu Nghĩa Thức A Lại Da Chuyển Biến Thì Tạm Dùng Hình Ảnh Ngọn Đèn Cầy Đang Cháy.

Ngọn Lửa Trước Ngọn Lửa Sau Tuy Nhìn Như Chẳng Khác Nhưng Chẳng Phải Là Một Nhưng Cũng Chẳng Phải Là Khác.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

A Lại Da Thức là Vọng Tưởng


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

nguynlinhtam đã viết:A Lại Da Thức là Vọng Tưởng
CẨN THẬN! Chỗ này chẳng phải cái thấy bình thường, lý luận hay ngôn từ, tư duy.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Xin quý vi. giãi đáp giùm

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

A Lại Da Thức là Vọng Tưởng
Vọng Tưởng Khởi Từ Thức A Lại Da Chứ Thức A Lại Da Không Phải Là Vọng Tưởng.

Như Sóng Từ Nước Dấy Nhưng Nước Chẳng Phải Là Sóng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách